Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tieu luan : Kiem tra - danh gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.85 KB, 30 trang )

Tiểu luận : Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ).
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................Trang 2
B. NỘI DUNG................................................................................................................................3
I. PHÂN LOẠI TRẮC NGHIỆM TRONG GIÁO DỤC ....................................................3
II. LÍ THUYẾT VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.......................................................5
1. Loại câu hỏi ghép đôi (matching item)........................................................................5
a. Cấu trúc .................................................................................................................5
b. Ưu điểm ................................................................................................................6
c. Nhược điểm ..........................................................................................................7
2. Loại câu hỏi điền khuyết (supply item) hay có câu trả lời ngắn ................................7
a. Cấu trúc .................................................................................................................7
b. Ưu điểm ................................................................................................................8
c. Nhược điểm ..........................................................................................................9
3. Loại câu hỏi “Đúng - sai”..........................................................................................10
a. Cấu trúc................................................................................................................10
b. Ưu điểm...............................................................................................................10
c. Nhược điểm.........................................................................................................10
d. Yêu cầu khi viết câu hỏi “Đúng - Sai”................................................................11
4. Loại câu hỏi nhiều lựa chọn (multiple choise question - MCQ)...............................12
a. Cấu trúc................................................................................................................12
b. Ưu điểm...............................................................................................................13
c. Nhược điểm.........................................................................................................14
III. KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN
(MCQ)..............................................................................................................................15
1. Kĩ thuật viết phần dẫn................................................................................................15
2. Kĩ thuật soạn các phương án chọn.............................................................................20
IV. MỘT VÀI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MCQ...................................27
C. KẾT LUẬN..............................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................32
A. ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và Đào tạo đã và đang tiếp tục chủ
trương đồng thời đổi mới toàn diện giáo dục từ mục tiêu chương trình, nội dung,
phương pháp đào tạo đến các hoạt động của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
Trang 1
Tiểu luận : Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ).
của người học. Các hoạt động nghiên cứu xung quanh các phương pháp trắc
nghiệm khách quan trong kiểm tra - đánh giá bước đầu đã phát huy được các ưu
điểm của trắc nghiệm khách quan như : điểm số có tính khách quan cao, chính
xác, nâng cao hiệu quả quá trình đào tạo (thời gian, kinh phí, phản hồi nhanh...)
tránh học tủ, học lệch, đối phó ... Trong những năm gần đây việc tổ chức kiểm
tra – đánh giá người học bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan đã trở nên
quen thuộc và phổ biến với các kì kiểm tra, thi học kì, thi tốt nghiệp và thi tuyển
sinh cao đẳng, đại học.
Trong tiểu luận này tôi xin trình bày khái quát nội dung một số loại câu hỏi
trắc nghiệm khách quan và kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều
lựa chọn (MCQ).
Trang 2
Tiểu luận : Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ).
B. NỘI DUNG
I. PHÂN LOẠI TRẮC NGHIỆM TRONG GIÁO DỤC
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng lực của các
đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục trắc nghiệm
được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập,
giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp
học; hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào học một khoá học.
Có thể phân chia các phương pháp trắc nghiệm ra làm 3 loại: loại quan sát,
loại vấn đáp và loại viết.
- Loại quan sát giúp xác định những thái độ, những kỹ năng thực hành hoặc
một số kỹ năng về nhận thức, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề…
- Loại vấn đáp thường được dùng khi tương tác giữa người chấm và người

được chấm là quan trọng.
Trang 3
CÁC PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM
Quan sát
Viết
Vấn đáp
Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận
Đúng - sai Điền khuyết Nhiều lựa chọn Ghép đôi
Tiểu luận Tóm tắt Tự diễn đạt Đoạn văn
Tiểu luận : Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ).
- Loại viết thường có hai hình thức chính là : trắc nghiệm tự luận và trắc
nghiệm khách quan. Loại viết được sử dụng nhiều nhất vì nó có những ưu điểm
sau :
 Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh một lúc.
 Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời.
 Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao.
 Cung cấp bản ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùng khi
chấm.
 Người ra đề không nhất thiết phải tham gia chấm bài.
+ Loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận là những câu hỏi có câu trả lời tự do
hay trả lời có giới hạn. Học sinh có thể trả lời bằng một bài viết mô tả, phân
tích, chứng minh và giải thích. Học sinh được tự do diễn đạt, trình bày tư tưởng,
suy nghĩ và cả phương pháp của mình nên phát huy được óc sáng tạo và suy
luận.
+ Loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đó đề kiểm tra thường gồm
rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết
sao cho học sinh chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu.
Bảng so sánh trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN
1. Chỉ có một phương án đúng ; tiêu

chí đánh giá là đơn nhất ; việc chấm
bài là hoàn toàn khách quan không phụ
thuộc vào người chấm.
1. Học sinh có thể đưa ra nhiều
phương án trả lời, tiêu chí đánh giá
không đơn nhất. Việc chấm bài phụ
thuộc vào chủ quan người chấm.
2. Câu trả lời là có sẵn hoặc nếu học
sinh phải viết câu trả lời thì đó là
những câu ngắn và chỉ có một số từ.
2. Các câu trả lời do học sinh tự viết và
có thể có nhiều phương án với mức độ
đúng sai khác nhau.
Trang 4
Tiểu luận : Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ).
Ưu điểm và hạn chế của trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
VẤN ĐỀ
ƯU THẾ
TNKQ TNTL
Ít tốn công ra đề. x
Đánh giá được khả năng diễn đạt, đặc biệt là tư duy
logic.
x
Dễ đánh giá khả năng sáng tạo ở mức độ cao. x
Đề phủ kín nội dung môn học. x
Ít may rủi do trúng hoặc không trúng tủ. x
Ít tốn công chấm thi. x
Giảm bớt quay cóp. x
Khách quan khi chấm thi. x
Áp dụng công nghệ hiện đại trong chấm thi và phân tích

kết quả.
x
II. LÍ THUYẾT VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Trắc nghiệm khách quan có thể chia làm 4 loại câu hỏi : loại câu hỏi ghép
đôi, loại câu hỏi điền khuyết, loại câu hỏi đúng – sai và loại câu hỏi nhiều lựa
chọn.
1. Loại câu hỏi ghép đôi (matching item)
a. Cấu trúc
Câu hỏi ghép đôi bao gồm hai dãy thông tin gồm những từ, cụm từ, biểu
thức…hay những câu. Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn đã định trước, học sinh
sẽ ghép những từ, cụm từ, biểu thức hay những câu của dãy này với các phần tử
tương ứng : từ, cụm từ, biểu thức… hay những câu của dãy kia.
Số phần tử ở hai dãy có thể bằng nhau hoặc khác nhau và cũng có thể một
phần tử trong một dãy (thường là dãy thứ hai bên phải) được dùng nhiều lần
hoặc không dùng lần nào.
Trường hợp mỗi phần tử cột bên phải chỉ được dùng một lần.
Ví dụ : Ghép nội dung cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải.
Trang 5
Tiểu luận : Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ).
1. Đơn vị của lực : A. Trọng lực
2. Nguyên nhân làm cho vật thay đổi vận tốc : B. Hợp lực
3. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật : C. Khối lượng
4. Lực hút của Trái Đất vào các vật : D. Niutơn
5. Đơn vị của khối lượng : E. Trọng lượng
F. Kg
G. Lực
Trường hợp phần tử cột bên phải có thể dùng nhiều lần hoặc không dùng đến.
Ví dụ : Ghép nội dung cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải.
1. Mặt phẳng tới
A. là đường phân giác của góc tạo bởi tia

phản xạ và tia tới.
2. Góc phản xạ B. đối xứng với nhau qua pháp tuyến.
3. Đường thẳng vuông góc với mặt
phản xạ tại điểm tới
C. là pháp tuyến.
4. Trong định luật phản xạ có thể
xem pháp tuyến
D. chứa pháp tuyến và tia tới.
5. Tia phản xạ và tia tới E. được tạo bởi pháp tuyến và tia phản xạ.
F. trục đối xứng.
b. Ưu điểm
Các câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng, đặc biệt rất thích hợp khi cần thẩm
định các mục tiêu ở mức nhận thức thấp.
Yếu tố đoán mò giảm đi nhiều nhất là khi ghép những cột có ít nhất 8 đến 10
phần tử với nhau.
Người ta thường dùng câu hỏi loại ghép đôi để đo các mức tư duy khác
nhau. Loại ghép đôi được xem là hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng
nhận biết các hệ thức hay xác lập những mối tương quan. Tuy nhiên, nếu được
khéo léo soạn thảo loại này có thể như loại MCQ để trắc nghiệm những mức tư
duy cao hơn.
c. Nhược điểm
Do muốn soạn câu hỏi để đo các mức thức cao hơn đòi hỏi nhiều công phu
nên thông thường các giáo viên chỉ dùng loại câu hỏi ghép đôi để trắc nghiệm
Trang 6
Tiểu luận : Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ).
các kiến thức về ngày tháng, tên, định nghĩa, biến cố, công thức, dụng cụ hoặc
để lập các hệ thức phân loại.
Trắc nghiệm loại ghép đôi cũng không thích hợp cho việc thẩm định các khả
năng như sắp đặt và áp dụng kiến thức, nguyên lí.
Nếu danh sách mỗi cột quá dài, học sinh sẽ mất nhiều thời gian đọc tất cả cột

mỗi lần muốn ghép đôi.
2. Loại câu hỏi điền khuyết (supply item) hay có câu trả lời ngắn
a. Cấu trúc
Loại câu hỏi điền khuyết (supply item) hay có câu trả lời ngắn thực ra là
một, nó chỉ khác nhau về hình thức trình bày. Nếu được trình bày dưới dạng câu
hỏi, gọi là loại có câu trả lời ngắn (short answer test). Nếu được trình bày dưới
dạng một câu phát biểu chưa đầu đủ, gọi là loại điền khuyết.
Nói chung, đây là loại trắc nghiệm khác quan có câu trả lời tự do. Gần đây,
các nhà nghiên cứu trắc nghiệm thường xen vào bài trắc nghiệm những câu hỏi
thuộc loại điền khuyết hay câu trả lời ngắn nhằm khảo sát mức độ tư duy sáng
tạo của học sinh. Như vậy, loại trắc nghiệm này không còn hoàn toàn khách
quan nữa, vì có yếu tố chủ quan xen vào. Hình thức này được xem như là sự
phối hợp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Tuy nhiên, loại câu
hỏi này đang được nghiên cứu và thử nghiệm nên vẫn chưa được áp dụng rộng
rãi. Theo nguyên tắc, không nên sử dụng loại câu này trong bài trắc nghiệm
khách quan, nhưng vì câu trả lời ngắn và cách cho điểm khách quan hơn so với
trắc nghiệm tự luận nên có thể xem như câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Ví dụ : Hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu dưới đây :
1. Các điện tích có thể dịch chuyển……………
2. Các điện tích không thể dịch chuyển qua ………………..
3. Kim loại là chất dẫn diện vì trong đó có các ……………… có thể dịch
chuyển có hướng.
Có thể hạn chế phạm vi tự do câu trả lời bằng cách cung cấp một số từ hay
cụm từ cho trước trong một bảng để học sinh chọn lựa.
Trang 7
Tiểu luận : Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ).
Ví dụ : Chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây và điền
vào các chỗ trống ở các câu sao cho đúng nghĩa :
Câu 1 : Dao động ………là chuyển động của một vật có li độ phụ thuộc vào
thời gian theo dạng cosin.

Câu 2 : Dao động ………… là dao động của một vật được duy trì với biên
độ không đổi nhờ tác dụng của lực ngoài tuần hoàn.
Câu 3 : Dao động ………… là dao động của một hệ chỉ chịu ảnh hưởng của
nội lực.
Câu 4 : Một vật khi dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng một đoạn x, chịu tác
dụng của lực F = - kx thì vật dao động ………………
b. Ưu điểm
Học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy óc sáng
tạo.
Phương pháp chấm điểm nhanh hơn và đáng tin cậy hơn so với loại tự luận,
mặc dù cho điểm có phần rắc rối hơn so với các loại trắc nghiệm khác quan
khác.
Học sinh không thể đoán mò câu trả lời mà phải nhớ và nghĩ ra câu trả lời,
thay vì chọn câu trả lời đúng trong số câu cho sẵn.
Loại này dễ soạn hơn loại ghép đôi và loại câu nhiều lựa chọn.
Loại trắc nghiệm điền khuyết thích hợp hơn so với loại luận đề khi dùng
kiểm tra những điều đòi hỏi trí nhớ. Nhờ có câu trả lời ngắn nên số câu hỏi kiểm
tra trong thời gian có hạn sẽ được nhiều hơn so với loại luận đề. Do đó, trắc
nghiệm loại điền khuyết có độ tin cậy cao hơn và việc chấm điểm cũng khách
quan hơn.
Loại này rất thích hợp với những vấn đề như : tính toán, đánh giá mức hiểu
biết các nguyên lí, định luật vật lí, giải thích dữ kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ.
Giúp học sinh rèn luyện trí nhớ khi học.
Trang 8
Điều hoà ; tự do ; tuần hoàn ; cưỡng bức
Tiểu luận : Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ).
c. Nhược điểm
Giáo viên thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu từ sách giáo
khoa.
Giáo viên có thể hiểu sai, đánh giá thấp giá trị của các câu trả lời sáng tạo,

khác ý giáo viên nhưng vẫn hợp lí, nhất là khi học sinh đọc thêm sách và tài liệu
ngoài sách giáo khoa.
Nhiều câu hỏi loại điền khuyết ngắn và gọn có khuynh hướng đề cập các vấn
đề không quan trọng hoặc không liên quan nhau. Phạm vi kiểm soát thường chỉ
giới hạn vào các chi tiết, các sự kiện vụn vặt.
Các yếu tố như chữ viết, lỗi chính tả có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá câu
trả lời.
Việc chấm bài mất nhiều thời gian hơn so với loại trắc nghiệm đúng – sai
hoặc trắc nghiệm có nhiều câu trả lời sẵn để chọn.
Khi có quá nhiều chỗ trống trong một câu hỏi, học sinh có thể rối trí. Kết quả
điểm số thường có độ tương quan cao với mức thông minh hơn là kết quả học
tập. Do đó, độ giá trị bài kiểm tra giảm vì thực ra câu hỏi đang đo lường mức độ
thông minh nhiều hơn thành quả học tập.
Loại câu hỏi này thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm. Tuy khác quan hơn
loại luận đề nhưng giáo viên vẫn gặp nhiều phiền phức hơn khi chấm vì giới
hạn câu trả lời đúng rộng rãi hơn. Giáo viên có thể cho điểm một phần hay toàn
phần cho một câu trả lời khác so với đáp án. Do vậy, các nhân viên phụ tá
không thể chấm giúp và cũng không thể dùng phương pháp chấm bằng máy.
3. Loại câu hỏi “Đúng - sai”
a. Cấu trúc
Loại này thường gồm một câu phát biểu để học sinh phải trả lời bằng cách
lựa chọn Đúng hay Sai. Cũng có thể thay chữ “Đúng - Sai” bằng chữ “giống
nhau – khác nhau”, “mạnh - yếu”, “lớn hơn - bằng nhau - nhỏ hơn”.
Ví dụ :
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Đ S
Trang 9
Tiểu luận : Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ).
Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đá đang tan. Đ S
Nhiệt không thể truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. Đ S
Quá trình truyền nhiệt là một quá trình thuận nghịch. Đ S

b. Ưu điểm
Là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện.
Giúp cho việc trắc nghiệm một lĩnh vực rộng lớn trong một khoảng thời gian
kiểm tra ngắn.
Giáo viên có thể soạn nhiều câu trong khoảng thời gian ngắn.
Loại câu hỏi trắc nghiệm “Đúng - Sai” có cấu trúc đơn giản hơn các loại câu
hỏi khác cho nên viết tương đối đơn giản hơn, do đó ít phạm lỗi hơn về mặt kĩ
thuật so với các loại câu hỏi trắc nghiệm khác.
c. Nhược điểm
Khuyến khích sự đoán mò, học sinh có may rủi 50% chọn đúng câu trả lời
hoàn toàn bằng lối đoán mò.
Khó dùng để thẩm định yếu điểm của học sinh.
Có độ tin cậy thấp.
Giáo viên thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu trong sách, do
đó học sinh sẽ tập thói quen học thuộc lòng hơn là tìm hiểu và suy nghĩ.
Việc phải quyết định chọn giữa đúng và sai có thể làm các học sinh khá giỏi
khó chịu hay thất vọng, khi họ thấy phải có điều kiện rõ ràng mới quyết định
xem câu phát biểu đúng hay sai, hoặc có thể có những trường hợp ngoại lệ chứ
không phải chỉ có hoàn toàn đúng hoặc sai.
Những câu phát biểu sai mà được trình bày như là đúng có thể khiến học
sinh học những điều sai lầm một cách vô ý thức.
d. Yêu cầu khi viết câu hỏi “Đúng - Sai”
Nên dùng những chữ chính xác và thích hợp để câu hỏi đơn giản và rõ ràng.
Câu hỏi chỉ nên mang một ý tưởng chủ yếu, tránh những câu phức tạp.
Đề phòng những từ khẳng định như “luôn luôn”, “tất cả”, “không bao giờ”,
“không thể được”, “chắc chắn” vì những câu có từ này thường có triển vọng sai.
Trang 10
Tiểu luận : Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ).
Ngược lại, những từ như “thường thường”, “đôi khi”, “ít khi” lại thường đi với
những câu trả lời đúng.

Nên cố gắng soạn câu hỏi để nội dung có nghĩa hoàn toàn đúng hoặc hoàn
toàn sai.
Những câu hỏi phải đúng văn phạm để học sinh nào cẩn thận không cho câu
ấy sai chỉ vì cách diễn đạt không chính xác.
Tránh dùng các câu ở thể phủ định, nhất là thể phủ định kép.
Nên viết những câu yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức đã học. Không
nên trích nguyên văn câu hỏi từ sách giáo khoa, vì làm như vậy chỉ khuyến
khích học thuộc lòng một cách máy móc. Nên diễn tả lại những điều đã học
dưới dạng những câu mới nhưng vẫn diễn đạt được nội dung cần kiểm tra, đánh
giá.
Không nên dùng những từ định lượng hơn định tính để chỉ các số lượng. (các
chữ lớn, nhỏ, nhiều, ít, giá, trẻ có thể có ý nghĩa khác nhau đối với các độc giả
khác nhau).
Tránh khuynh hướng dùng số câu đúng nhiều hơn số câu sai hay ngược lại
trong bài kiểm tra. Số câu đúng và số câu sai nên gần bằng nhau.
Tránh làm cho một câu trở nên sai chỉ vì một chi tiết vụn vặt hoặc một ý
tưởng nhằm lừa học sinh.
Đề phòng trường hợp mà câu trả lời đúng lại tuỳ thuộc vào một chữ, một từ
hay một câu tầm thường vô nghĩa.
4. Loại câu hỏi nhiều lựa chọn (multiple choise question - MCQ)
a. Cấu trúc
Cấu trúc của câu MCQ gồm có hai phần : phần đầu được gọi là phần dẫn và
phần sau là phần lựa chọn.
Phần dẫn (hay còn gọi là phần gốc) dùng để nêu ra vấn đề, cung cấp thông
tin cần thiết hoặc nêu lên một câu hỏi.
Phần lựa chọn có 4 hoặc 5 phương án để chọn, thường được đánh bằng các
chữ cái A, B, C, D… hoặc các con số 1, 2, 3, 4… Trong các phương án để chọn
Trang 11
Tiểu luận : Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ).
chỉ có một phương án đúng hoặc một phương án đúng nhất, các phương án khác

đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” (distactor) hay câu mồi. Các câu mồi (nhiễu)
phải là những câu sai nhưng trông có vẻ đúng, có vẻ hợp lí, thu hút sự lựa chọn
của học sinh có năng lực kém, còn đối với học sinh khá, giỏi thì nó chỉ có tác
dụng như là câu nhiễu mà thôi. Điều quan trọng là làm sao các câu mồi ấy đều
hấp dẫn ngang nhau đối với học sinh kém.
Phần dẫn có khi là một câu hỏi.
Ví dụ : Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Khi xe đang chạy, lực ma sát giữa vành xe và bụi bám vào vành xe là
ma sát lăn.
B. Khi đi bộ, lực ma sát giữa chân người và mặt đất là ma sát nghỉ.
C. Lực ma sát giữa xích (sên) và đĩa xe đạp khi xe đang chạy là mát lăn.
D. Lực ma sát giữa trục và bi khi bánh xe đang quay là ma sát trượt.
Phần dẫn có khi là một mệnh đề được dùng làm dữ kiện cho nhiều câu.
Ví dụ : Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R = R
0
= 100Ω = Z
L
, Z
C
= 300Ω ,
U
AB
= 200sin100πt (V). Các dữ kiện trên được dùng cho các câu 1, câu 2, câu 3.
Câu 1. Tổng trở của mạch điện là
A. 0 Ω
B. 100 Ω
C. 200 Ω
D. 200 Ω
Câu 2. Hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu tụ là
A. u

C
= 150 sin (100πt - 3π/4) V
B. u
C
= 150 sin (100πt - π/2) V
C. u
C
= 150 sin (100πt - π/4) V
D. u
C
= 300 sin (100πt - π/4) V
Câu 3. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là
A. 50 V
Trang 12
R
0
R, L
C
A
B

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×