Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương tai giữa trên bệnh nhân ung thư vòm mũi họng sau xạ trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.88 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
TỔN THƯƠNG TAI GIỮA TRÊN BỆNH NHÂN
UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG SAU XẠ TRỊ
Nguyễn Phi Long*; Đỗ Lan Hương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương tai giữa trên bệnh nhân
(BN) ung thư vòm mũi họng (UTVMH) sau xạ trị. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến
cứu mô tả trên 147 BN UTVMH điều trị bằng xạ trị tại Trung tâm Ung bướu và Y học Hạt nhân,
Bệnh viện Quân y 103 từ 2 - 2013 đến 9 - 2015. Kết quả: sau xạ trị, xuất hiện các tổn thương tai
giữa rõ rệt, biểu hiện qua triệu chứng cơ năng, thực thể, thính lực và quan trọng nhất là nhĩ lượng.
Lâm sàng gặp ù tai (61,67%), nghe kém (50,42%). Đây là 2 triệu chứng biến đổi rõ rệt nhất sau
xạ trị, ù tai tăng lên 26,56% và nghe kém tăng lên 72,6%. Thực thể màng nhĩ thay đổi rõ ràng,
cao nhất là đục mất nón sáng (58,82%). Nhĩ lượng đồ dạng II (26,96%), dạng III (26,89%);
dạng IV và thủng không đo được 11,76%. Thính lực giảm mức độ nhẹ (78,15%). Kết luận:
nhĩ lượng và thính lự đồ tương ứng với các triệu chứng lâm sàng, cho thấy biến đổi ở tai giữa
của BN sau xạ trị là do hậu quả của tắc vòi, nghe kém là dẫn truyền chứ không phải do tai
trong. Xạ trị gây ảnh hưởng tại chỗ lên chức năng vòi nhĩ. BN UTVMH điều trị bằng xạ trị cần
được theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các di chứng lên tai giữa do xạ trị.
* Từ khóa: Ung thư vòm mũi họng; Xạ trị; Tổn thương tai giữa thứ phát.

Study on Clinical and Paraclinical Characters of Secondary Middle Ear
Injuries in Patients with Nasopharyngeal Carcinoma after Radiotherapy
Summary
Objectives: To study clinical and paraclinical characters of secondary injuries of middle ear in
nasopharyngeal carcinoma patients after radiotherapy. Subjects and method: A cross-sectional
and descriptive study was carried out on 147 nasopharyngeal carcinoma patients treated by
radiotherapy in Cancer and Medical Radio Center, 103 Hospital from February, 2013 to September,
2015. Results: After radiation, the secondary middle ear injuries were clearly appeared by signs,
symptoms, tympanogram, audiogram, in this, typanogram was the most important. Clinical,


tinnitus was 61.67% and lost hearing was 50.42%. There were signs of clear change after radiation.
In symptoms, dull grey tympanic was the highest (58.82%). Tympanogram type II 26.96%; type
III 26.89% and type IV and no examination 11.76%. Audiogram lost hearing at middle (78.1%).
Conclusions: It shown that correspond with tympanic endoscopy, tympanogram and audiogram;
loss hearing was results of dysfunction Eustachian tube, was not cause of inner ear. Radiation
made some effects on Eustachian tube function. The doctors must to follow-up, exam and diagnose
patients in time which prevent complications.
* Key words: Nasopharyngeal carcinoma; Radiotherapy; Secondary middle ear injuries.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Lan Hương (
Ngày nhận bài: 17/04/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/06/2016
Ngày bài báo được đăng: 04/07/2016

194


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
ĐẶT VẤN ĐỀ

- BN có tổn thương tai giữa sau xạ.

Ung thư vòm mũi họng là ung thư hay
gặp nhất trong khối u ác tính đầu mặt
cổ ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông
Nam Á nói chung. Điều trị UTVMH hiện
nay là điều trị đa mô thức, trong đó xạ trị
là phương pháp điều trị chủ yếu. Tuy nhiên,
những di chứng do u vòm và xạ trị gây ra,
trong đó có tai đang là vấn đề cần phải
được quan tâm nghiên cứu. Việc điều trị

những di chứng do u và do xạ trị với tổn
thương thứ phát ở tai là cần thiết, điều
này không những góp phần đảm bảo
chất lượng cuộc sống và sinh hoạt cho
người bệnh, mà còn giúp hạn chế những
biến chứng như viêm tai giữa, suy giảm
thính lực, đặc biệt phòng tránh những
biến chứng nặng nề như viêm tai xẹp nhĩ,
cholesteatoma. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài này với mục tiêu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
tổn thương tai giữa trên BN UTVMH sau
xạ trị.

- BN có đầy đủ hồ sơ nghiên cứu (nội
soi tai mũi họng, nhĩ lượng, thính lực đồ,
phiếu điều tra, chỉ định can thiệp…).

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
147 BN được chẩn đoán UTVMH với
238 tai đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu,
điều trị tại Trung tâm Ung bướu và Y học
Hạt nhân từ tháng 2 - 2013 đến 9 - 2015.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:

- BN đồng ý hợp tác nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN UTVMH không được xạ trị bằng

phương pháp mô phỏng theo hình dạng
khối u.
- BN sau xạ trị không có tổn thương tai
giữa.
- BN không có đầy đủ hồ sơ nghiên cứu.
- BN không đồng ý hợp tác nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu mô tả từng trường
hợp.
* Không có tổn thương tai giữa: BN chỉ
có các biểu hiện sau:
- Ù tai và hoặc nghe kém.
- Màng nhĩ đục mất nón sáng.
- Nhĩ lượng dạng I hoặc II ( không có triệu
chứng lâm sàng kèm theo).
- Thính lực đồ ≤ 20 dB.
* Có tổn thương tai giữa:
- Xuất hiện thêm các triệu chứng cơ năng:
đau tai, chảy dịch tai, tiếng vang trong
tai và hoặc các triệu chứng đã xuất hiện
nặng lên.
- Màng nhĩ co lõm/có dịch, có túi co kéo,
thủng.

- BN được chẩn đoán xác định UTVMH
và xạ trị theo phương pháp xạ trị mô
phỏng theo hình dạng khối u tại Trung
tâm Ung bướu và Y học Hạt nhân.

- Nhĩ lượng dạng II, III, IV hay thủng

không đo được.

- BN không có tổn thương tai giữa trước
xạ trị.

Phương pháp xử lý số liệu: bằng phần
mềm SPSS 16.0.

- Thính lực > 20 dB.

195


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Tổn thương tai sau xạ.
Bảng 1: Thực trạng tổn thương tai giữa sau xạ trị (n = 147).
1 tai

Số BN

2 tai

Tai phải

Tai trái

n

37


19

91

%

25,1

12,9

61,9

Sau xạ trị, chọn được 147 BN với 238 tai đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Trong đó 91
BN (61,9%) có tổn thương ở cả 2 tai, 37 BN (25,1%) tổn thương tai phải và 19 BN
(12,9%) tổn thương tai trái.
2. Ảnh hưởng của xạ trị tới tình trạng tổn thương ở tai giữa.
* Triệu chứng cơ năng tai trước và sau xạ trị:
Bảng 2:
Triệu chứng cơ năng ở tai trước và sau xạ trị
Thời điểm

Bình
thường

Ù tai

Đau tai

Tiếng vang

trong tai

Nghe kém

Chảy dịch
tai

n

158

64

0

0

47

0

%

66.4

26,9

0

0


19,7

0

n

48

147

36

30

120

15

%

20,16

61,76

15,2

12,6

50,42


6,3

Trước xạ

Sau xạ

Sau xạ trị, số lượng BN có triệu chứng cơ năng về tai giữa tăng lên rõ rệt, cao nhất
là ù tai (61,7%), thấp nhất là chảy dịch tai (6,3%). Tiếng vang trong tai, đau tai và chảy
dịch tai cũng xuất hiện sau xạ trị. Ù tai và nghe kém là 2 triệu chứng thay đổi rõ ràng
nhất sau xạ trị.
Theo các tác giả ở Viện Gustave - Roussy, tỷ lệ nghe kém 1 năm sau xạ trị là 25%,
chủ yếu là nghe kém dẫn truyền [3]. Theo RF. Mould, khoảng 21% BN sau xạ có tình
trạng viêm tai ứ dịch [5]. Những BN này có biểu hiện ù tai, tiếng vang trong tai,
nghe kém hay đau tai. Sự khác biệt về tỷ lệ triệu chứng giữa các tác giả có thể do
khác nhau về phương pháp xạ áp dụng cho BN và thời điểm nghiên cứu.
196


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
* Triệu chứng thực thể ở tai trước và sau xạ:
Bảng 3:
Bình
thường

Đục mất
nón sáng

Co lõm/có dịch


Túi co kéo

Thủng

n

161

77

0

0

0

%

67,65

32,35

0

0

0

n


20

126

67

10

15

%

8,4

58,82

28,15

4,2

6,3

Màng nhĩ
Trước xạ

Sau xạ

Sau xạ trị, màng nhĩ đục mất nón sáng chiếm tỷ lệ cao nhất (58,82%); thấp nhất là
túi co kéo (4,2%). Sự biến đổi của màng nhĩ sau xạ trị chủ yếu theo hướng đục mất
nón sáng hoặc co lõm có dịch. Chỉ có 8,4% màng nhĩ sau xạ bình thường. Xạ trị làm

cho màng nhĩ biến đổi theo hướng bệnh lý là chủ yếu.
Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Vũ Trường Phong, với màng nhĩ
đục mất nón sáng 50%; co lõm có dịch 39,6% [1, 2].
* Nhĩ đồ của tai trước và sau xạ trị:
Bảng 4:
Dạng nhĩ đồ

Thời điểm
Trước xạ

Sau xạ

Dạng I

Dạng II

Dạng III

Dạng IV

Thủng

n

173

65

0


0

0

%

72,68

27,31

0

0

0

n

77

69

64

13

15

%


32,35

28,99

26,89

5,46

6,30

Sau xạ trị, nhĩ đồ chuyển nhiều sang
dạng II và III (28,99% và 26,89%), chỉ có
32,35% nhĩ đồ không có biến đổi sang
dạng khác.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên
cứu của Vũ Trường Phong với 9,5% BN có
biến đổi nhĩ đồ sang dạng II, dạng III có tỷ
lệ cao nhất (27,4%), dạng IV 11,9% [1].
Theo Ling Feng Wang và CS, tỷ lệ
viêm tai giữa ứ dịch sau xạ trị 29,6% [4].
Yi Ho Young gặp tỷ lệ viêm tai giữa ứ

dịch sau xạ trị 6 tháng là 25%, nhưng sau
5 năm lại tăng lên 40%, trong đó 15% là
viêm tai giữa mạn tính [9]. Trong nghiên
cứu của Viện Ung thư Gustave - Roussy
(Pháp), kết quả giảm sức nghe ước tính
25% trong 1 năm sau xạ trị UTVMH và
lên đến 46% sau 5 năm [3].
RF. Mould, THP Tai và CS tổng kết

kết quả của điều trị UTVMH trong thế
kỷ XX: viêm tai thanh dịch được tác giả xếp
vào nhóm biến chứng cấp tính với tỷ lệ
197


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
21% [5]. Các tác giả cũng đưa viêm tai
giữa vào nhóm biến chứng mạn tính với
tỷ lệ 21% và viêm xương chũm chỉ 0,8%,
nhưng biến chứng thủng màng nhĩ dao
động từ 2 - 8% [6, 7, 8, 9, 10, 11].

Chúng tôi thấy tổn thương tai giữa sau
xạ rất cao, đòi hỏi theo dõi chặt chẽ và có
biện pháp can thiệp điều trị kịp thời để
làm giảm mức độ tổn thương tai giữa thứ
phát cho BN.

* Thính lực của tai trước và sau xạ trị:
Bảng 5: Thay đổi thính lực trước và sau xạ trị (n = 238).
Thính lực trước và sau xạ trị - PTA* (dB)

Thời điểm
Trước xạ

Sau xạ

≤ 20


21 - 40

41 - 60

> 60

n

202

36

0

0

%

84,87

15,12

0

0

n

40


186

12

0

%

16,81

78,15

5,04

0

(*) PTA: Pure Tone Average: Ngưỡng nghe trung bình đường khí)
Sau xạ trị, thính lực chủ yếu giảm ở mức độ nhẹ, từ 20 - 40 dB (78,15%), phù hợp
với sự biến đổi nhĩ lượng và thực thể ở tai.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu tại Bệnh viện Gustave - Roussy, nghe kém do
điếc dẫn truyền xảy ra có hoặc không liên quan với tình trạng ứ dịch, mức độ suy giảm
thính lực chủ yếu thường từ 35 - 30 dB [3]. Theo Vũ Trường Phong, tỷ lệ suy giảm
thính lực chủ yếu từ ≤ 20 (12,6%) và 21 - 30 dB (47,3%); sự thay đổi rõ rệt nhất ở mức
31 - 40 dB [1].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của xạ trị
lên tai giữa sau xạ trị trên 147 BN, chúng
tôi thấy:
- Cơ năng ù tai 61,67%, nghe kém
50,42%; ù tai tăng lên 26,56% và nghe

kém tăng lên 72,6%.
- Thực thể màng nhĩ đục mất nón sáng
58,82%.
- 91,8% màng nhĩ sau xạ biến đổi
theo hướng bệnh lý trên nhĩ lượng đồ
(nhĩ lượng đồ dạng II [26,96%], dạng III
198

[26,89%]; dạng IV và thủng không đo được
11,76%).
- 65,65% tai có nhĩ lượng biến đổi theo
hướng bệnh lý (chuyển sang dạng II, III,
IV và thủng).
- Giảm thính lực mức độ nhẹ 78,15%.
KIẾN NGHỊ
- Cần có sự hợp tác giữa 2 chuyên
ngành Tai Mũi Họng và Ung thư trong
chẩn đoán tổn thương tai cho BN UTVMH.
- Nghiên cứu dự phòng và điều trị tổn
thương tai giữa cho BN UTVMH.


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
TÀI LIỆU THAM KHẢO

head and neck cancer. Radiation Therapy
Laryngoscope. 2000, Feb,110 (2), pp.217-221.

1. Vũ Trường Phong. Nghiên cứu ảnh hưởng
của ung thư vòm họng và xạ trị tới chức năng

thông khí vòi nhĩ, một số biện pháp khác phục.
Luận án Tiến sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội. 2007.

7. Alexander TK, Choy Tang NLS, D. Gareth
John, CA Van Hasselt. The ptological status
of patients with nasopharyngeal carcinoma after
megavoltage radiotherapy. The Journal of
Otolarynology & Otology. 1992, 106, pp.1055-1058.

2. Vũ Trường Phong. Bước đầu nghiên
cứu ảnh hưởng của xạ trị tới chức năng thông
khí vòi nhĩ ở người bệnh UTVMH. Tạp chí
Thông tin Y Dược. Bộ Y tế. Viện Thông tin Y học
Trung ương. 2007, 11, tr.23-26.
3. Bernard BO, Malley Bourhis JE.
Nasopharyngeal carcinoma head and neck
cancer. A Multidisciplinary Approach. 1999, 27,
pp.639-665.
4. Lin ZX et al. What is the significance of
nasal involvement in nasopharyngeal carcinoma?.
Int J Radiation Oncology Biol Phys. 1999, 45 (4),
pp.907-914.
5. Mould RF, THP. Tai. Nasopharyngeal
carcinoma: Treatments and outcomes in the
20th Century. The British Journal of Radioly.
2002,75, pp.307-339.
6. Ondrey FG, Herscher L. Greig JG.
Radiation dose to otologic sutructures during

8. Xu Z et al. Aplication of floating tube in

dilation of eustachian tube under nasal endoscopy
to treat post-iradiation secretory otitis media.
Department of Otolaryngology, First Affiliated
Hospital, Guangxi Medical University, Nanning,
530021, China., PMID: 15088345 [PubMed Indexed for MEDLINE]. 2004.
9. Yi Ho Young, Po Wencheng, Jeng Yuhko.
A 10 year longitudinal study of tubal function
in patients with nasopharyngeal carcinoma
after irradiation. Arch Otolaryngol Head and
Neck Surg. 1997, Sep, p.123.
10. Yi Ho Young. Eustachian tube function
of patients with nasopharyngeal carcinoma.
Otol Rhinol Laryngol. 1995, 104, pp.453-455.
11. Tzung Shiahn Sheen Yi Ho Young.
Preservation of tubal function in patient with
nasopharyngeal carcinoma postirradiation. Acta
Oto - Laryngologica. 1998, 118, pp.280-283.

199



×