Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

So sánh kết quả điều trị viêm quanh cuống răng mạn tính ở răng vĩnh viễn một chân bằng Protaper tay và file thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.92 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH CUỐNG RĂNG
MẠN TÍNH Ở RĂNG VĨNH VIỄN MỘT CHÂN
BẰNG PROTAPER TAY VÀ FILE THƢỜNG
Nguyễn Văn

hoa*

TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả điều trị tủy bằng Protaper tay với tổn thương viêm quanh cuống
răng mạn tính (VQCRMT). Đối tượng và phương pháp: 68 bệnh nhân (BN) có răng vĩnh viễn
một chân, chẩn đoán VQCRMT được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm 1: điều trị bằng
Protaper tay; nhóm 2: điều trị bằng file thường. Kết quả: thời gian điều trị bằng phương pháp
Protaper tay (trung bình 45,76 phút) nhanh hơn so với file thường (trung bình 91,82 phút); số
lần điều trị trung bình của Protaper tay ít hơn so với file thường; tai biến thủng chóp khi tạo hình
ống tủy bằng Protaper tay ít hơn file thường; kết quả lâm sàng và X quang của viêm quanh
cuống răng điều trị với Protaper tay tốt hơn so với file thường sau 6 tháng điều trị. Kết luận:
phương pháp điều trị bằng Protaper tay có nhiều ưu điểm so với file thường và ít gây tai biến hơn.
* Từ khóa: Viêm quanh cuống răng mạn tính; Protaper tay; File thường.

Comparison of Root Canal Therapy Using Manual Protaper versus
Conventional File in Non-Surgical Treatment of Chronic Apical
Periodontitis
Summary
Introduction: Chronic apical periodontitis is a disease which can be treated by a non-surgical
root canal therapy involving sterilizing, cleaning and shaping the root canal system. The
Protaper root canal preparation system allows shaping of the canal easily and effectively during
treatment. Subjects and methods: 68 patients with permanent single-rooted teeth were
diagnosed with apical periodontitis. These patients were randomly divided into 2 groups: in the
group 1, canal preparation was carried out using manual Protaper instrument and in the group


2, conventional file was used. Results: The time of treatment, success rate and complications
were much better in group 1 than those in group 2. In addition, general treatment outcome
(including post-treatment clinical and X-ray evaluations) in group 1 was better than that in group
2. Conclusions: Root canal therapy using manual Protaper instrument has many advantages
over conventional file with fewer complications in treatment.
* Key words: Chronic apical periodontitis; Manual Protaper; Conventional file.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm quanh cuống răng mạn tính là bệnh
lý thường gặp biểu hiện thầm lặng, ít hoặc

không có triệu chứng. VQRCMT thường
tiến triển trong một thời gian dài gây tiêu
xương ổ răng, làm lung lay răng và mất răng.

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn hoa ()
Ngày nhận bài: 01/12/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/01/2016
Ngày bài báo được đăng: 19/01/2016

166


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật,
hầu hết các trường hợp có thể điều trị
thành công bằng nội nha không phẫu
thuật. Điều trị nội nha cần tuân thủ ba
nguyên tắc cơ bản, còn được gọi là

nguyên tắc “tam thức nội nha”, bao gồm:
vô trùng, làm sạch và tạo hình ống tủy,
trám bít kín hệ thống ống tủy. Tạo hình
ống tủy liên quan đến việc mở rộng ống
tủy, tạo đường vào lý tưởng có dạng
thuôn liên tục với đường kính nhỏ nhất ở
giới hạn cuống răng, dễ dàng cho việc
làm sạch và hàn kín ống tủy theo ba
chiều không gian. Theo Shilder (1974), có
5 nguyên tắc cơ học và 5 nguyên tắc sinh
học được xem là tiêu chí cần đạt được
trong tạo hình và làm sạch hệ thống ống
tủy. Để thực hiện các nguyên tắc và đạt
được những tiêu chí nêu trên, các hệ
thống dụng cụ tạo hình và làm sạch ống
tủy có những bước phát triển nhanh
chóng và không ngừng. Hệ thống sửa
soạn ống tủy Protaper (Hãng Dentsply) ra
đời năm 2001 đã tạo một bước ngoặt
trong điều trị nội nha. Protaper cho phép
tạo hình ống tủy dễ dàng, hiệu quả hơn,
tiết kiệm thời gian và công sức của nha sĩ
cũng như của BN. Trên thế giới cũng như
ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên
cứu về kết quả điều trị tủy bằng Protaper
cầm tay; tuy nhiên, chưa có nhiều công
trình đi sâu đánh giá hiệu quả điều trị tủy
bằng Protaper tay với tổn thương
VQCRMT. Chúng tôi thực hiện đề tài này
nhằm: Đánh giá hiệu quả điều trị t y bằng

Protaper tay với tổn thương VQCRMT.

* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN có răng
vĩnh viễn một chân (từ răng số 1 đến răng
số 5 ở hai hàm, trừ răng số 4 hàm trên),
các răng đã đóng kín cuống được chẩn
đoán VQRCMT dựa trên lâm sàng và
X quang, có chỉ định điều trị bảo tồn (điều
trị nội nha); BN tự nguyện tham gia
nghiên cứu.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

- X quang kỹ thuật số Dr.Suni (Hãng
Suni Medical Imaging Inc).

1. Đối tƣợng nghiên cứu.
68 BN điều trị tại Khoa Răng Miệng,
Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 2 - 2011
đến 1 - 2012.

Tiến hành điều trị tủy với nhiều lần
hẹn, số lần phụ thuộc vào tình trạng hệ
thống ống tủy và triệu chứng lâm sàng.

* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Răng có tổn thương viêm quanh răng
lung lay độ 3, độ 4.
- Vùng quanh răng tiêu xương quá 1/2

chiều dài chân răng.
- Răng chưa đóng kín cuống.
- Răng đã điều trị nội nha lần đầu.
- BN có bệnh lý toàn thân nặng.
- BN không hợp tác điều trị.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu:
68 BN chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm:
nhóm 1: điều trị bằng bằng Protaper tay;
nhóm 2: điều trị bằng file thường.
* Dụng cụ và vật liệu điều trị:
- File K và H bằng thép không gỉ, chiều
dài 25 mm, với các trâm từ số 10 - 45.
- Trâm Protaper tay với các cây tạo
hình SX, S1, S2 và các cây hoàn thiện
F1, F2, F3 có chiều dài 25 mm.
- Các dụng cụ nha khoa thường dùng
khác.
- Máy định vị chóp Propex II (Hãng
Dentply).

* Phương pháp điều trị:

167


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

Trong quá trình điều trị: chụp phim cận
chóp ít nhất 5 lần: lần 1 ngay sau khi

khám lâm sàng, lần 2 xác định chiều dài
làm việc, lần 3 thử côn hàn ống tủy, lần 4
sau khi hàn ống tủy xong, lần 5 sau khi
hàn ống tủy 3 - 6 tháng.

- Nhóm 1: tạo hình ống tủy bằng trâm
xoay tay Protaper theo phương pháp
bước xuống (Crow-down).
- Nhóm 2: tạo hình ống tủy bằng File
K, H theo phương pháp bước lùi (Stepback).

* Đánh giá kết quả điều trị:
Bảng 1: Đánh giá kết quả lâm sàng và X quang trong, sau điều trị và sau 3 tháng.
Tiêu chí đánh giá

Tốt

Trung bình

Kém


năng

Đau

Không đau

Đau nhẹ khi ăn nhai


Đau tự nhiên, đau tăng khi
ăn nhai

Thực
thể

Ngách
lợi

Không sưng,

Đỏ, nề, ấn đau

Không có lỗ dò

Không sưng, không
có lỗ dò

Gõ răng

Không đau

Đau ít

Đau nhiều

Lung lay

Lung lay độ 1


Lung lay độ 2

Lung lay độ 3

Trám bít đúng đỉnh giải
phẫu. Khối vật liệu liên
tục sát thành ống tủy,
cách lỗ chóp 0,5 - 1 mm

Trám bít thiếu < 2 mm
so với đỉnh giải phẫu,
có khoảng trống trong
khối vật liệu

Trám bít quá mức, khối vật
liệu ra ngoài cuống răng,
trám bít không kín hoặc thiếu
> 2 mm đỉnh giải phẫu

X quang

* Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng:
Khám lâm sàng và chụp X quang để đánh giá. Kết quả đánh giá trên phim X quang
dựa vào tiêu chí của Bender và Seltzer (1966). Tốt: tổn thương cuống răng không tiến
triển, giảm hoặc hồi phục hoàn toàn. Trung bình: không đánh giá được tiến triển của
tổn thương. Kém: tổn thương nặng thêm, xuất hiện tổn thương mới hoặc răng phải nhổ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu.
* Phân bố BN theo nhóm tuổi và giới:
Bảng 2: Phân bố BN theo giới.

Nữ

Nam

Nhóm

Tổng

n

%

n

%

n

%

Nhóm 1

13

31,7

18

68,3


31

100

Nhóm 2

14

37,9

23

62,1

37

100

Tổng

27

41

68

Tỷ lệ nữ cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với nam. Tỷ lệ nam và nữ ở cả 2
nhóm nghiên cứu tương đương nhau (p > 0,05).
168



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

Bảng 3: Phân bố theo độ tuổi.
< 24 tuổi
Nhóm

24 - 45 tuổi

> 45 tuổi

n

%

n

%

n

%

Nhóm 1

7

22,58

17


54,84

7

22,58

Nhóm 2

3

8,10

26

70,30

8

21,60

10

14,71

43

63,24

15


22,05

Tổng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm
tuổi 24 - 45 chiếm tỷ lệ cao nhất
(63,24%), sau đó đến nhóm > 45 tuổi
(22,05%), thấp nhất là nhóm < 24 tuổi
(14,71%).
* Đặc điểm khác:

- Chấn thương và sâu răng không
được điều trị là hai nguyên nhân hàng
đầu (41,18% và 32,35%). 20,59% do điều
trị tủy thất bại; 4,40% do lõm hình chêm;
1,47% do núm phụ mặt nhai.
* Tình trạng tổn thương trước điều trị:

- Răng cửa hàm trên hay gặp nhất
(50%) trong số các răng được điều trị.

- Dấu hiệu lỗ rò quanh răng gặp cao
nhất (58,82%).

- Ở cả hai nhóm, lý do BN tới khám vì
đổi màu răng có tỷ lệ cao nhất (48,53%).
Lý do BN đến khám vì lung lay răng có tỷ
lệ đáng kể (20,59%). 30,88% BN đến
khám do răng có lỗ rò.


- Tổn thương cuống răng ranh giới
không rõ trên X quang xuất hiện ở
73,53% BN.
- 36,67% giãn dây chằng quanh răng
trên X quang.

2. Đánh giá kết quả điều trị trên lâm sàng và X quang.
* Đánh giá kết quả ngay sau điều trị:
Bảng 4:
Nhóm 1

Kết quả

Tổng

Nhóm 2

n

%

n

%

n

%


Không đau

27

87,10

30

81,08

57

83,82

Đau nhẹ khi ăn nhai

2

6,45

3

8,11

5

7,35

Đau khi gõ răng


2

6,45

3

8,11

5

7,35

Đau tự nhiên

0

0

1

2,70

1

1,48

Ngách lợi bình thường

26


83,87

25

67,57

51

75,00

Ngách lợi nề đỏ

5

16,13

12

32,43

17

25,00

Tỷ lệ BN không đau ở nhóm 1 (87,10%) cao hơn nhóm 2 (81,08%) có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).
169


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016


Bảng 5: Đánh giá tổn thương trên X quang ngay sau điều trị.
Nhóm 1

Kết quả

Nhóm 2

n

%

n

%

Hàn thiếu

0

0,00

1

2,70

Hàn đủ

29


93,55

33

89,19

Hàn thừa

2

6,45

3

8,12

Đồng nhất khối vật liệu

28

90,32

32

86,49

Không đồng nhất khối vật liệu

3


9,68

5

13,51

Hầu hết BN ở hai nhóm điều trị ống tủy đều được hàn đủ: nhóm 1: 93,55%, nhóm 2:
89,19%.
* Kết quả sửa soạn ống t y bằng Protaper tay và file thường:
Thời gian trung bình sửa soạn ống tủy của nhóm 2 (91,82 ± 5,65 phút) cao hơn
nhóm 1 (45,76 ± 3,84 phút) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Số lần hẹn điều trị tủy nhóm 1 chủ yếu là 2 lần (58,06%), không có BN nào phải
hẹn điều trị > 3 lần. Số lần hẹn điều trị tủy nhóm 2 hay gặp nhất 3 lần (43,24%), > 3 lần
chiếm 27,03%.
- Tai biến trong sửa soạn ống tủy (gãy file, thủng chóp): không xảy ra trường hợp
nào ở nhóm 1; 2 trường hợp (5,4%) ở nhóm 2 có tai biến thủng chóp và 1 BN (2,7%)
có răng bị tai biến gãy file.
* Đánh giá kết quả lâm sàng và X quang sau 3 tháng điều trị:
Bảng 6: Đánh giá kết quả lâm sàng sau 3 tháng.
Nhóm 1

Kết quả

Nhóm 2

p

n = 31

%


n = 37

%

Không đau

30

96,77

32

86,48

Đau nhẹ khi ăn nhai

0

0,00

2

5,41

Đau khi răng

1

3,23


3

8,11

Đau tự nhiên

0

0,00

0

0,00

Ngách lợi bình thường

31

100

35

94,59

Ngách lợi nề đỏ

0

0,00


2

5,41

< 0,05

> 0,05

Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ BN không đau ở nhóm 1 là 96,77% và nhóm 2: 86,48%;
khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ BN không đau ở 2 nhóm (p < 0,05). BN đau nhẹ
khi ăn nhai và đau khi gõ răng ở nhóm 1 lần lượt là 0% và 6,23%; thấp hơn nhóm 2
(5,41% và 8,11%).
170


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

Bảng 7: Đánh giá kết quả X quang sau 3 tháng điều trị.
Nhóm 1

Nhóm 2

Kết quả
n

%

n


%

Tốt

28

90,03

27

72,97

Trung bình

3

9,07

9

24,32

Kém

0

0

1


2,71

Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ tổn thương nhỏ đi ở nhóm 1 (90,03%) cao hơn nhóm 2
(72,97%); tỷ lệ tổn thương không thay đổi ở nhóm 2 (24,34%) cao hơn nhóm 1 (9,07%)
(p < 0,05).
* Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng:
Bảng 8: Đánh giá kết quả lâm sàng sau 6 tháng.
Nhóm 1

Nhóm 2

Kết quả
n

%

n

%

Không đau

30

96,77

33

89,19


Đau nhẹ khi ăn nhai

1

3,23

3

8,11

Đau khi gõ răng

0

0

0

0

Đau tự nhiên

0

0

1

2,70


Ngách lợi bình thường

31

100

35

94,59

Ngách lợi nề đỏ

0

0

2

5,41

Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ BN không đau ở nhóm 1 (96,77 %) cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm 2 (89,19%); tỷ lệ BN có ngách lợi bình thường ở nhóm 1 (100%)
cao hơn nhóm 2 (94,59%).
Bảng 9: Đánh giá kết quả X quang sau 6 tháng.
Nhóm 1

Kết quả

Nhóm 2


n

%

n

%

Tốt

29

93,55

29

78,38

Trung bình

2

6,45

6

16,21

Kém


0

0

2

5,4

171


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ răng có tổn thương nhỏ đi ở nhóm 1 (93,55%) cao hơn có
ý nghĩa so với ở nhóm 2 (78,38%).
Bảng 10: Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng.
Kết quả

Nhóm 1

Nhóm 2

n = 31

%

n = 37

%


Thành công

29

93,55

31

83,78

Thất bại

2

6,45

6

16,22

Tổng

31

100

37

100


Tỷ lệ thành công của nhóm 1 (93,55%) cao hơn nhóm 2 (83,78%) (p < 0,05). Tỷ lệ
bị thất bại ở nhóm 1 (6,45%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 2 (16,22%).
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN
nữ bị bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn BN nam.
Kết quả này tương tự nghiên cứu của một
số tác giả khác như Nguyễn Mạnh Hà
(2005), Nguyễn Hữu Long (2008). Sự
khác biệt này có thể do phụ nữ có ý thức
quan tâm đến chăm sóc vệ sinh răng
miệng hơn nam giới. Số BN đến điều trị
nhiều nhất từ 24 - 45 tuổi (63,23%). Kết
quả này tương tự như Vũ Thị Quỳnh Hà
(2009), có thể do lứa tuổi này đang trong
giai đoạn giao tiếp xã hội nhiều nhất, nên
chú ý quan tâm đến thay đổi ở nhóm răng
phía trước. Cũng trong nghiên cứu này,
chúng tôi nhận thấy các răng cửa hàm
trên bị bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (50%).
VQCRMT có biểu hiện lâm sàng nghèo
nàn, vì vậy, hình ảnh tổn thương trên
phim X quang rất có giá trị để chẩn đoán
xác định. Trong nghiên cứu này, tổn
thương cuống răng đa số là ranh giới
không rõ (73,53%).
Thời gian sửa soạn ống tủy bằng
Protaper tay trung bình 45,76 phút, trong
172

khi đó, thời gian sửa soạn bằng file

thường là 91,82 phút. Theo Gambill GM
(1996), thời gian sửa soạn ống tủy và hàn
kín một răng bằng Nitifile dùng tay chỉ mất
khoảng 30 phút đến một giờ. Như vậy,
với trâm tay Niti Protaper trong nhóm BN
nghiên cứu của chúng tôi, thời gian sửa
soạn ống tủy so với những dụng cụ cầm
tay truyền thống giảm 3/5 thời gian.
Protaper tay có độ thuôn phù hợp với
hình thái ống tủy và khả năng uốn dẻo tốt
hơn so với file thường, việc tạo hình ống
tủy hiệu quả hơn so với file thường, tiết
kiệm thời gian điều trị cho BN và thời gian
làm việc của nha sỹ.
Trong điều trị nội nha, có thể gặp một
số lỗi như làm thủng sàn do mở đường
tìm ống tủy, hoặc đi sai đường trong quá
trình sửa soạn ống tủy không đúng kỹ
thuật, dụng cụ có thể bị gãy và kẹt lại
trong ống tủy. Tất cả những vấn đề này
đều là nguyên nhân dẫn đến thất bại
trong quá trình điều trị nội nha. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 1 BN
gãy file ở trong ống tủy của răng số 4


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

hàm dưới, là file thường. Nhóm 1 (sử
dụng Potaper) không gặp tai biến thủng

chóp, trong khi đó, 2 BN (5,4%) ở nhóm 2
có tai biến thủng chóp. Đạt được kết quả
trên là do những đặc tính nổi bật của
Protaper: thứ nhất, diện cắt hình tam giác
lồi làm gia tăng hiệu quả cắt và giảm diện
tiếp xúc với thành ống tủy. Thứ hai, đầu
hướng dẫn của trâm biến đổi, không cắt,
có tác dụng hướng dẫn trâm tự tìm
đường xuyên qua các cản trở mô mà
không gây hại cho thành ống tủy.
Để đánh giá kết quả ngay sau điều trị,
chúng tôi dựa vào tiêu chí lâm sàng và
X quang, số BN không biểu hiện đau ở
nhóm 1 cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm 2. Tỷ lệ BN hàn đủ ở nhóm 1
(93,55%) cũng cao hơn so với nhóm 2
(89,19%). Triệu chứng lâm sàng và
X quang nhóm 1 tốt hơn nhóm 2. Có
nhiều ý kiến khác nhau về thời gian theo
dõi. Ingle JI (2002) cho rằng thời gian
theo dõi càng dài, tỷ lệ thành công càng
cao; trong khi đó Johnson BW (2002) lại
có quan điểm đối lập. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi chọn khoảng thời gian từ 3
- 6 tháng theo tiêu chí của Bender và
Seltzer, một trong những bộ tiêu chí được
nhiều tác giả ứng dụng nhất. Sau 6 tháng
điều trị, tỷ lệ thành công của nhóm 1
(93,55%) cao hơn nhóm 2 (81,10%), điều
này cho thấy Protaper tay có hiệu quả

điều trị tủy cao hơn so với file thường.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Bùi Thị Thanh Tâm (2004), Vũ Thị Quỳnh
Hà (2009) và Trần Lam Trà (2009).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 68 BN có răng một
chân được chẩn đoán VQCRMT, điều trị

nội nha tại Khoa Răng miệng, Bệnh viện
Quân y 103, chúng tôi rút ra một số
kết luận:
- Độ tuổi 24 - 45 chiếm tỷ lệ cao nhất
(69,35%). Răng cửa hàm trên là nhóm
răng hay gặp nhất (chiếm tới 50% tổng số
răng được điều trị).
- Thời gian điều trị bằng phương pháp
Protaper tay (trung bình 45,76 phút) ngắn
hơn so với file thường (trung bình 91,82
phút).
- Số lần điều trị trung bình của
Protaper tay ít hơn so với file thường.
- Tai biến thủng chóp khi tạo hình ống
tủy bằng Protaper tay ít hơn so với file
thường.
- Tỷ lệ thành công chung ở nhóm điều
trị bằng Protaper tay là 93,55%, cao hơn
nhóm sử dụng file thường (83,78%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mạnh Hà. Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng và điều trị viêm quanh cuống mạn

tính bằng nội nha. Luận án Tiến sỹ Y học.
Trường Đại học Y Hà Nội. 2005.
2. Vũ Thị Quỳnh Hà. Đánh giá kết quả điều
trị VQCRMT ở răng hàm hàm dưới bằng
phương pháp nội nha. Luận văn Bác sỹ Nội
trú. Trường Đại học Y Hà Nội. 2009.
3. Nguyễn Hữu Long. Nhận xét kết quả
điều trị nội nha của BN bị viêm quanh cuống
mạn tính với vật liệu hàn AH26 và cortisomol.
Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y
Hà Nội. 2008.
4. Trần Lam Trà. Nghiên cứu quy trình rút
ngắn số lần điều trị tủy răng hoại tử ở răng
vĩnh viễn một chân. Luận văn Bác sỹ Chuyên
khoa Cấp II. Học viện Quân y. 2009.

173


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016
5. Nguyễn Quốc Trung. Nghiên cứu điều trị
tủy nhóm răng hàm có chân cong bằng
phương pháp sửa soạn ống tủy với trâm xoay
máy và xoay tay Niti. Luận án Tiến sỹ Y học.
Đại học Răng Hàm Mặt. 2007, tr.40-67.
6. Cimis GM, Boyler TF, Pelleu JGR. Effect
of three files studies of canal curvatures in the
mesial roots of mandibular molars. J Endod.
1988, 14, pp.441-444.


174

7. Gambill JM, Alder M, del Rio CE.
Comparison of nikel titanium and stainless
steel
hand-file
instrumentation
using
computed tomography. J Endod. 1996, 22,
pp.369-375.
8. Ingle JI. Endodontic cavity preparation.
th
Endodontics. 5 edition. 2002, pp.450-570.
9. Johnson BW. Endodontics: What when
and why. Contemporary Endodontics. Hong
Kong. Dentsply Asia. 2002, pp.1-6.



×