Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm dịch tễ hoc tự tử tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.84 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TỰ TỬ TẠI KHOA CẤP CỨU
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2002
Nguyễn Lê Anh Tuấn(*), Bùi Quốc Thắng(**)

TÓM TẮT
Tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh từ 01/01/2001 đến 30/06/2002 chúng tôi
ghi nhận được 41 trường hợp tự tử. Trong số đó, nữ chiếm 61% và 65% ở độ tuổi 14-15 tuổi. Đa số các
trường hợp tự tử đến từ tỉnh (51.21%) và nội thành thành phố Hồ Chí Minh (31.72%).Các trẻ này sống trong
gia đình lao động chân tay (87.5%) và có trình độ học vấn thấp (Cấp 1 và 2, chiếm 79.4%). Nguyên nhân tự
tử phần lớn là do xung đột gia đình (87.8%). Số trẻ dùng hóa chất để tự tử chiếm 65.86% kế đó là dược
phẩm dùng trong gia đình. Hành động tự tử thường được thực hiện tại nhà. Có 4 trường hợp tử vong trong lô
nghiên cứu này.

SUMMARY
EPIDEMIOLOGIC FEATURE OF SUICIDE IN EMERGENCY DEPARTMENT OF
CHILDREN HOSPITAL N01 IN 2002
Nguyen Le Anh Tuan, Bui Quoc Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol.7 * Supplement of No 1: 85 - 90

At the Emergency department of the Children’s Hospital No1 in Ho Chi Minh (HCM) city, we had 41
cases of suicide from January 1st 2001 to June 30 th 2002. In which, 61% were females, 65% occurred in
children of age from 14 to 15 years. The most of cases came from the provinces (51.21%) and the districts of
HCM city (31.72%). The educational level of the parents is low (under high school level, 79.4 %), and most of
them are manual labourers (87.5%). The causes of suicide almost related to the parents’s scold (87.8%) due
to the failure in the school. The means of suicide were the chemical substances used in the agriculture
(65.86%) and the drugs used in the family. The action of suicide essentially happened at home. They were
only realized by the symptoms causing by the means of suicide. There were 4 cases of death (9.75%).
phương tiện sử dụng ngày càng nguy hiểm. Do đó


MỞ ĐẦU
cần hướng đến mục tiêu phòng ngừa tự tử (phòng
Theo báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS)
ngừa 3 cấp).
năm 1998(1), tự tử là một trong mười nguyên nhân
Tại Việt Nam, vấn đề tự tử chưa được quan tâm
tử vong hàng đầu trên thế giới. Năm 1993 tại Pháp,
thích đáng. Có một vài nghiên cứu về tự tử ở người
có 13.000 trường hợp trẻ em và trẻ dưới 25 tuổi tử
lớn có bệnh tâm thần (trầm cảm, tâm thần phân
vong do tự tử. Tại New Zealand, một nghiên cứu hồi
liệt...), nhưng chưa có một nghiên cứu nào về vấn
cứu (từ 1989-1998) trên 61 trường hợp trẻ tử vong
đề tự tử ở trẻ em được thực hiện. Tại BV Nhi Đồng
dưới 15 tuổi do tự tư cû ho thấy trẻ dưới 15 tuổi tự tử
1, chúng tôi ghi nhận nhiều trường hợp trẻ tự tử
rất hiếm nhưng có xu hướng gia tăng. Tỉ lệ tự tử tái
nhập viện trong tình trạng rất nặng do sử dụng
phát sau lần tự tử đầu thay đổi từ 10 đến
phương tiện tự tử rất độc hại hoặc được đưa đến BV
40%(2,5,6,7,8,9-12). 50 đến 66% các trường hợp tự tử tái
quá muộn, do đó hiệu quả điều trò không cao, tỉ lệ tử
phát xuất hiện ở năm kế tiếp sau lần tự tử đầu, với
vong và di chứng rất lớn, trong khi chi phí điều trò
nguy cơ cao nhất trong vòng 6 tháng đầu(4,13-14) và
rất tốn kém vì phải sử dụng nhiều loại thuốc đắt
(*) Sinh viên Y6, Trường ĐHYD Tp.HCM
(**) Thạc só, Giảng viên bộ môn Nhi, Trường ĐHYD Tp.HCM

Chuyên đề Nhi


85


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
tiền. Hơn nữa, các trẻ này sau khi xuất viện lại
không được theo dõi và giúp đỡ thường xuyên. Do đó
chúng tôi mạnh dạn thực hiện nghiên cứu này
nhằm xác đònh những đặc điểm sau:
Về dân số: tuổi, giới, nơi cư trú, trình độ học vấn
trẻ, tiền căn trẻ tự tử
Gia đình: trình độ học vấn và nghề nghiệp cha
mẹ, tiền căn gia đình, hoàn cảnh gia đình trẻ tự tử
Và xã hội: tình huống xung đột của trẻ, phương
tiện, thời điểm, đòa điểm trẻ dùng tự tử

Nghiên cứu Y học

Nơi cư trú
Nơi cư trú
Nội thành
Ngoại thành
Tỉnh
Tổng cộng

Số ca
13
7
21
41


(%)
31,72
17,07
51,21
100

Trẻ tự tử đến từ tỉnh chiếm một nửa các trường
hợp (51,21%).
Tình trạng học vấn và trình độ học
vấn trẻ tự tử

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

100% các trường hợp trẻ tự tử đều được đi học.
Hầu hết các trường hợp là học sinh cấp 2, chỉ một
trường hợp là học sinh cấp 1.

Đối tượng nghiên cứu

Trình độ học vấn của cha mẹ

Tất cả các trẻ tự tử nhập khoa cấp cứu bệnh
viện Nhi Đồng 1 từ 1/1/2001 đến 30/6/2002.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hồi cứu từ những hồ sơ bệnh án
Dữ kiện được thu nhập vào những biểu mẩu
soạn sẵn.
Xử lý và phân tích dữ kiện bằng chương trình

EPI-INFO 6.

KẾT QUẢ
Số ca
16
25
41

(%)
39,03
60,97
100

Đa số các trường hợp tự tử là nữ, chiếm 60,97%
các trường hợp.
Lứa tuổi
Tuổi
< 10
10
11
12
13
14
15

Số ca
1
27
27
12

1
0
68

(%)
1,47
39,7
39,7
17,64
1,47
0
100

Phần lớn cha mẹ trẻ tự tử có trình độ học vấn
thấp (cấp 1 và cấp 2 chiếm 79%). Chỉ có một trường
hợp có trình độ đại học.
Nghề nghiệp cha mẹ trẻ

Giới
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng sồ

Trình độ học vấn của cha mẹ
Mù chữ
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Đại học

Sau đại học
Tổng số

Số ca
0
1
2
3
8
14
13

TỶ LỆ (%)
0
2,43
4,87
7,31
19,51
34,14
31,70

Nghề nghiệp cha mẹ
Lao động trí óc
Lao động chân tay
Tổng số

Số ca
9
63
72


(%)
12,5
87,5
100

Trong phần lớn các trường hợp, cha mẹ trẻ tự tử
thuộc thành phần lao động chân tay (87,5%). Số
trường hợp trẻ tự tử có cha mẹ làm nghề lao động
trí óc thấp.
Hoàn cảnh gia đình trẻ tự tử
Hoàn cảnh gia đình
Mồ côi cả cha lẫn mẹ
Mồ côi cha hoặc mẹ
Cha mẹ ly dò
Sống với cha mẹ
Sống với người khác
Tổng số

Số ca
0
4
0
36
1
41

(%)
0
9,75

0
87,8
2,43
100

Trẻ 14-15 tuổi tự tử rất cao, chiếm 65,8% các
trường hợp.

86

Chuyên đề Nhi û


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

Nghiên cứu Y học

Phần lớn trẻ tự tử sống với cha mẹ (87,8%). Có
4 trường hợp mồ côi cha hoặc mẹ. Một trường hợp
sống với người khác dù cha mẹ vẫn còn.
Tiền căn gia đình và tiền căn cá nhân
Chúng tôi chỉ ghi nhận được 2 trường hợp có
tiền căn gia đình, một trường hợp có anh trai tự tử,
một trường hợp có mẹ tự tử. Về tiền căn cá nhân,
chúng tôi ghi nhận được một trường hợp nghiện
heroin, và một trường hợp chậm phát triển tâm
thần.
Tình huống xung đột cấp
Tình huống xung đột cấp
Gia đình

Nhà trường
Xã hội
Khác
Tổng số

Số ca
36
5
0
0
41

(%)
87.8
12,2
0
0
100

Nguyên nhân thường gặp nhất là tình huống
xung đột cấp trong gia đình
Phương tiện tự tử.
Phương tiện tự tử
Thuốc
Hoá chất
Khác
Tổng số

Số ca
14

27
0
41

(%)
34,14
65,86
0
100

Trong phần lớn các trường hợp (65,86%) trẻ sử
dụng hóa chất làm phương tiện tự tử. Thuốc chiếm
34,14% các phương tiện tự tử của trẻ.
Thời điểm trẻ tự tử
Thời điểm trẻ tự tử
Sáng (6h –12h)
Trưa (12h –16h)
Chiều (16h –19h)
Tối (19h – 6h)

Số ca
13
10
7
11

(%)
31,7
24,39
17.07

26,82

Thời điểm trẻ tự tử rải rác trong ngày, không
ghi nhận thời điểm trẻ tự tử nổi trội trong ngày.
Đòa điểm trẻ tự tử
Đòa điểm trẻ tự tử

Số ca

(%)

Nơi hoang vắng
Nơi dễ phát hiện
Khác
Tổng số

1
40
0
41

2,4
97,6
0
100

Chuyên đề Nhi

Phần lớn các trường hợp trẻ tự tử nơi dễ phát
hiện.

Hành vi trẻ sau tự tử
Hành vi trẻ sau tự tử

Số ca

(%)

Báo cho mọi người biết
Xa lánh mọi người
Không làm gì cả
Khác
Tổng số

0
6
35
0
41

0
14,6
85,4
0
100

Sau tự tử trẻ không làm gì cả cho đến khi có
triệu chứng thì được người nhà phát hiện.
BÀN LUẬN
Tuổi
Không có trẻ dưới 10 tuổi tự tử trong lô nghiên

cứu. Từ 10 tuổi trở đi, số trường hợp tự tử tăng dần
theo tuổinhất là nhóm tuổi 14-15 (34,14%
và31,70%).Kết quả này phù hợp với với các tác giả
tên thế giới và cũng phù hợp diễn tiến tâm lý học
của trẻ. Đối với trẻ dưới 10 tuổi, quan niệm về tự tử
của trẻ rất mơ hồ và khọng rõ ràng.
Giới
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ nam/nữ :2/3. So với
các tác giả khác tỉ lệ tự tử nam/nữ trong khoảng:1/31/2 (5).Các trẻ nữ dễ có nguy cơ tự tử hơn nam có thể
do các bé gái dậy thì sớm, dễ bò những rối loạn về
tâm sinh lý hơn nam. Trong khi đó các bé trai dậy
thì trể hơn, ít bò những rối loạn tâm lý nặng nề và
thường mạnh mẽ hơn nên các bé trai ít tự tử hơn
khi gặp những khó khăn của bản thân.
Tình trạng đi học và trình độ học vấn
của trẻ
100% trẻ tự tử đều đang đi học, trong đó 40
trường hợp là học sinh cấp 2, chỉ một trường hợp là
học sinh cấp 1. điều này phù hợp với lứa tuổi của trẻ
và không nói lên được mối tương quan giữa trình độ
học vấn của trẻ với tỉ lệ trẻ tự tử, trẻ được đi học
không có nghóa là sẽ tự tử ít hơn trẻ không đi học và
ngược lại.
Yếu tố gia đình
51,21% các trẻ tự tử sống ở tỉnh, các trẻ tự tử
thường sống trong những gia đình có đời sống kinh

87



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
tế thấp, trình độ dân trí không cao, do đó cha mẹ
không quan tâm đúng mức đối với con cái và không
thể giúp đỡ chúng thích đáng khi chúng gặp khó
khăn. Tỉ lệ trẻ tự tử rải rác khắp các tỉnh Miền Đông
Nam Bộ và Miền Tây.
Trẻ tự tử sống ở nội thành chiếm 31,72% các
trường hợp cho thấy ngoài mức sống và trình độ dân
trí, sự quan tâm đúng mức đến trẻ nhằm phát hiện
kòp thời những vấn đề của trẻ để giúp đỡ chúng kòp
thời là vấn đề quan trọng để có thể làm giảm tỉ lệ tự
tử ở trẻ. Tỉ lệ trẻ tự tử ở nội thành rải rác khắp các
quận, nhưng nổi bật nhất là quận 10 và quận Tân
Bình, có thể là do các quận này nằm gần với Bệnh
Viện Nhi Đồng 1, thuận tiện cho việc chuyển viện,
ngoài ra ở các quận này có một tỉ lệ lớn dân số có
đời sống kinh tế khó khăn, thường là dân nhập cư từ
các tỉnh đến kiếm sống so với các quận khác. Còn tỉ
lệ tự tử các huyện ven thành phố nổi bật là huyện
Bình Chánh, một huyện còn nghèo, đa số ngøi dân
sống bằng nghề nông, do đó đời sống có nhiều đặc
điểm giống với các tỉnh.
87,8% các trường hợp trẻ sống cùng cha mẹ,
nhưng vẫn chọn tự tử như là giải pháp để thoát khỏi
những bế tắc của bản thân. Điều này cho thấy đa
phần các bậc cha mẹ của trẻ tự tử đã không quan
tâm đúng mức đến con mình, họ không là chổ dựa
vững chắc cho trẻ, để khi cần chúng có thể nhờ đến
sự giúp đỡ của cha mẹ mình trước khi tìm những
giải pháp khác như tự tử để giải quyết sự bế tắc.

Ngoài ra nghiên cứu cũng ghi nhận 4 trường hợp
cha hoặc mẹ mất, 1 trường hợp sống với người khác
dù cha mẹ vẫn còn. Đối với các trẻ này, do có sự
thiếu vắng tình cảm của cha hoặc mẹ hoặc cả hai,
đã ảnh hưỡng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ,
trẻ không được quan tâm, thương yêu và giáo dục
đầy đủ, cũng như không được nuôi dưỡng tốt do khó
khăn về kinh tế vì cha mẹ chúng phải một mình lao
động kiếm sống.
Đa số các trẻ tự tử sống trong gia đình có trình
độ học vấn thấp (79% học cấp I và II) cha mẹ trẻ
không có đủ kiến thức cần thiết để có thể nuôi dạy
trẻ tốt, họ không có khả năng nhận biết những diễn
biến tâm sinh lý của con mình để nhận ra những

88

Nghiên cứu Y học

khó khăn của trẻ để giúp trẻ kòp thời và thích đáng
giải quyết sự việc.
87,5% trường hợp trẻ tự tử có cha mẹ làm
những nghề thuộc lao động chân tay. Chỉ có 12,5%
trẻ có cha mẹ làm những nghề thuộc lao động trí
óc. Điều này phù hợp với các đặc tính dân số khác
của trẻ tự tử, với trình độ học vấn thấp, hiểu biết
kém, họ chỉ có thể làm những nghành nghề thuộc
lao động chân tay, sử dụng chủ yếu là sức lao động
chứ không phải sử dụng trí thông minh, do đó họ sẽ
có ít thời gian hơn để quan tâm và chăm sóc con

mình.
Tiền căn
Chúng tôi ghi nhận được một trường hợp có mẹ
tự tử, một trường hợp có anh trai tự tử (chiếm
4,878%), một trường hợp trẻ có tiền căn nghiện
heroin, một trẻ có tiền căn chậm phát triển tâm
thần (chiếm4,878%). Trong khi đó, theo một số tác
giả tỉ lệ trẻ tự tử có tiền căn gia đình bệnh tâm thần,
nghiện rượu, chiếm khoảng 20% các trường hợp(40).
Điều này có thể do mẫu nghiên cứu nhỏ, các dữ liệu
được ghi nhận bằng phương pháp hồi cứu từ hồ sơ
bệnh án, có thể do người khai bệnh không phải cha
mẹ trẻ, hoặc cũng có thể là do bác só không chú ý
khai thác.
Tình huống xung đột cấp
Nguyên nhân tự tử thường gặp nhất do những
xung đột trong gia đình, chiếm 87,8%, nhất là do trẻ
bò cha mẹ la mắng (78,4%), kế đến là xung đột với
các thành viên khác trong gia đình như ông bà, anh
chò em. Điều này có thể giải thích do ở lứa tuổi từ 15
tuổi trở xuống, tất cả các trẻ đều sống cùng gia đình,
thời gian và đối tượng giao tiếp của trẻ chủ yếu là
các thành viên trong gia đình. Trong đó người mà
trẻ chòu ảnh hưởng nhiều nhất chính là cha mẹ trẻ,
từ đó các mâu thuẫn nếu có thường là với cha mẹ.
Các mâu thuẫn có thể là do cha-mẹ quá khắt khe với
trẻ thường hay la mắng trẻ khiến trẻ có thể hiểu lầm
là cha-mẹ không thương trẻ, ghét bỏ trẻ hoặc do cha
mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng con trẻ, mà không quan
tâm xem trẻ có khả năng hay không hoặc trẻ đòi hỏi

điều gì đó mà không được cha-mẹ đáp ứng. Do đó,

Chuyên đề Nhi û


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

trẻ rơi vào tình trạng căng thẳng và khi trẻ thất bại
lại bò cha mẹ dằn vặt mà không được an ủi hay động
viên, tạo cho trẻ cảm giác tự ti, luôn cảm thấy mình
yếu kém và bò mọi người chê bai, ruồng bỏ nên chọn
tự tử làm giải pháp.
Phương tiện trẻ dùng tự tử
65,86% trẻ tự tử bằng hóa chất. Trong đó, các
trẻ sống ở tỉnh và các trẻ sống ở các huyện ven
thành phố có khuynh hướng sử dụng hóa chất làm
phương tiện tự tử, có thể là do cuộc sống của một số
huyện ven thành phố gần giống với cuộc sống của
người dân ở tỉnh, đa số sống bằng nghề nông hat
trồng trọt, thường xuyên sử dụng các loại hóa chất
thuốc trừ sâu-rầy, các loại thuốc diệt cỏ, diệt côn
trùng, hoặc các hóa chất trò các bệnh cho cây trồng
… Các loại hóa chất này thường có sẵn trong nhà. Do
đó, trẻ rất dễ tiếp cận các loại hóa chất này và có thể
dùng cho việc tự tử. Trẻ thường sử dụng các loại hoá
chất như : thuốc trừ sâu rầy các loại (Endosulfan.
Thasodant, Bassa, Bassan, ect.), các loại thuốc diệt
cỏ (Paraquat, 2,4-D, Catanil, Ronstar, Glyphosate).

Ngược lại, các trẻ thành thò lại ít có cơ hội để
tiếp xúc với các loại hóa chất, do đó chúng thường
dùng các loại thuốc (chiếm 31,7%) có sẵn trong tủ
thuốc gia đình. Thường nhất là các loại thuốc giảm
đau-hạ nhiệt (Paracétamol, Décolgen, Aspirine,
Panadol), kế đến là các loại thuốc hướng tâm thần
(Temesta, Rotunda), và một số các loại thuốc thông
thường khác trong gia đình. Chỉ có 2 trường hợp trẻ
sử dụng hóa chất làm phương tiện tự tử (một trường
hợp sử dụng rượu, một trường hợp sử dụng thuốc
trừ sâu).
Thời điểm trẻ tự tử
Trong nghiên cứu này, thời điểm trẻ tự tử rải
rác trong ngày. Điều này cho thấy trẻ không có
khuynh hướng lựa chọn thời điểm tự tử, có thể trẻ
thực hiện các hành vi tự tử ngay sau những xung
đột xuất hiện cấp thời. Tuy nhiên trong nghiên cứu
này, ghi nhận hầu hết các trường hợp tự tử là do bò
cha mẹ la mắng (78,4%), và theo phần lớn các nhà
tâm lý bệnh học thì chính những xung đột như thế
kết hợp với ý tưởng tự tử đã tồn tại sẵn ở trẻ trong

Chuyên đề Nhi

một thời gian dài có thể dẫn đến hành vi tự tử, rất
hiếm khi một kích động nhất thời có thể dẫn đến
hành vi tự tử của trẻ.
Đòa điểm trẻ tự tử
97,6% trẻ tự tử ở nơi dễ phát hiện, thường là tại
nhà. Chỉ có một trường hợp trẻ tự tử nơi vắng người.

Trong khi đó, theo MF Le Heuzey et al (4), 80% trẻ tự
tử tại nhà. Điều này cho thấy trẻ không có ý lựa
chọn đòa điểm để thực hiện hành vi tự tử, có thể là
do kích động nhất thời khiến trẻ thực hiện hành vi
tự tử chứ trẻ không có sẵn dự đònh tự tử bởi vì nếu
đã có sẵn dự đònh tự tử trong đầu thì trẻ sẽ tìm cách
để thực hiện thành công ý đònh của mình, trẻ sẽ tìm
một nơi thuận lợi (có thể là một nơi kín đáo) để dễ
dàng thực hiện hành vi tự tử mà không bò phát hiện
và bò ngăn cản. Mặt khác, có thể do trong độ tuổi
của trẻ môi trường mà trẻ tiếp xúc và biết nhiều
nhất chính là tại nhà, cũng có thể là do trẻ muốn tự
tử tại nhà để kháng cự hoặc trả thù cho những xung
đột với cha mẹ mà trẻ luôn cảm thấy mình là người
thiệt thòi. Tuy nhiên, đây chỉ là những giả thuyết
cần phải được giải thích và chứng minh rõ ràng bởi
các nhà tâm lý học.
Hành vi trẻ sau tự tử
Sau tự tử (85,4%) trẻ không làm gì cả, cho đến
khi có triệu chứng thì được người nhà phát hiện.
Chỉ có 14,6% các trường hợp sau tự tử trẻ xa lánh
mọi người, thường là vào phòng riêng. Không có
trường hợp nào trẻ thông báo cho người nhà biết sau
khi thực hiện hành vi tự tử. Kết quả này cho thấy
tầm quan trọng trong việc phát hiện kòp thời những
dấu hiệu và hành vi tự tử của trẻ để có thể điều trò
và xử trí kòp thời, do đó có thể làm giảm tỉ lệ tử vong
và những di chứng có thể có về sau do việc sử dụng
những phương tiện tự tử mang tính xâm lấn đối với
cơ thể.


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy hầu
hết trẻ tự tử nằm trong lứa tuổi dậy thì, đặc biệt là
trẻ 14-15 tuổi. Trẻ nữ thường tự tử nhiều hơn trẻ
nam do sự khác biệt về phát triển tâm sinh lý.Trẻ

89


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
đến từ các tỉnh chiếm tỉ lệ khá cao, kế đó là các trẻ
đến từ các huyện ngoại thành. Hầu hết các trẻ đều
sống trong gia đình lao động chân tay có trình độ
học vấn thấp kém, cha mẹ suốt ngày làm việc không
có đủ thời gian quan tâm chăm sóc, dạy dỗ trẻ.
Phương tiện thường được dùng là hóa chất và thuốc
men vì đây là những loại hóa chất và thuốc dễ tìm
và hầu như nhà nào cũng có. Nếu trẻ tự tử sau khi
được cứu sống mà không nhận được những lời
khuyên của các BS tâm lý cũng như một chuyên gia
xã hội học nhằm giúp trẻ giải quyết những bế tắc
trong cuộc sống hay những xung đột với gia đình thì
khả năng trẻ tự tử lại là rất cao.
Do đó, vấn đề theo dõi trước mắt và lâu dài đối
với những trẻ tự tử đóng vai trò rất quan trọng trong
việc dự phòng tái tự tử. Chúng tôi mong rằng các
trường hợp tự tử nhập viện về sau sẽ được quan tâm
trước-trong và sau khi xuất viện không những của
các BS khoa cấp cứu, mà còn được sự phối hợp quan

tâm chăm sóc cuả các BS tâm lý và của toàn xã hội
vì trẻ em không những là thành viên của xã hội mà
còn là tương lai sau này của đất nước chúng ta.

5.

6.
7.

8.

9.

10.

11.

12.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

90

WHO – Primary prevention of mental, neurological and
psychosocial disorder, Geneva, 1998.

Pommereau X. Quelques repères statistiques. In:
L’adolescent suicidaire. Paris: Dunod; 1995. p :1-9.
Cremniter D. Les conduites suicidaires et leur devenir.
Congrès de psychiatrie et de neurologie de langue
français. Tours 16-20 juin 1997. Paris: Masson; 1997.
Bille-Brahe U, Schmidtke A. Conduites suicidaires des
adolescents: la situation en Europe. In: Ladame F,

13.

14.

Nghiên cứu Y học

Ottino J, Pawlak C, éditeurs. Adolescence et suicide.
Paris: Masson; 1995. p :18-38.
Courtecuisse V, Roche A. Tentative de suicide: analyse
de l’hospitalisation. In: Tentatives de suicide à
l’adolescence. Colloque du Centre International de
l’Enfance sur les comportements suicidaires des
adolescents. Paris: CIE; 1988. p : 119-35.
Pommereau X. L’acte suicidaire à l’adolescence. Ann
Pédiatr (Paris) 1998; 45: 354-62.
Fançoise Davidson. Le suicide chez l’enfant et
adolescent-Approche épidémiologique. Dans: Traité de
psychiatre de l’enfant et de l’adolescent. Presses
universitaires de France, 1985: 177-198.
D.
Marcelli
et

al.
Braconnier.
tude
psychopathologique des conduites-Le problème de l’agir
et du passage à l’act-Les tentatives de suicide.Dans:
Psychopathologie de l’adolescent. Troisième édition.
Masson, 1992: 100-117.
Angus H Thompson, Roger H Barnsley, Ronald J Dyck,
A New Factor in Youth Suicide: The relative Age
Effect. The Canadian Journal of Psychiatry, february
1999; Vol (44): 83-85.
Hawton K, Fagg J. Deliberate self-poisoning and selfinjury in adolescents. A study of characteristics and
trends in Oxford, 1976-89. Br J Psychiatry 1992; 161:
816-23.
Kienhorst CWM, de Wilde EJ, Van Den Bout J,
Diekstra RFW, Wolters WHG. Characteristics of
suicide attempters in a population-based sample of
Dutch adolescents. Br J Psychiatry 1990; 156: 243-8.
Rey Gex C, Narring F, Ferron C, Michaud PA. Suicide
attempts
among
adolescents
in
Switzerland:
prevalence, associated factors and comorbidity. Acta
Psychiatr Scand 1998; 98: 28-33.
Gunnell DJ, Brooks J, Peters TJ. Epidemiology and
patterns of hospital use after parasuicide in the south
west of England. J Epidemiol Community Health 1996;
50: 24-9.

Granboulan V, Rabain D, Basquin M. The outcome of
adolescent suicide attempts. Acta Psychiatr Scand
1995; 91: 265-70.

Chuyên đề Nhi û



×