Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hiệu quả của mupirocin sau phẫu thuật nội soi mũi xoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.29 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

HIỆU QUẢ CỦA MUPIROCIN SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG
Lê Nguyễn Diễm Thi*, Nguyễn Thị Ngọc Dung**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả Mupirocin sau phẫu thuật nội soi mũi xoang ở bệnh nhân viêm xoang mạn
tính lên sự cải thiện triệu chứng cơ năng, triệu chứng lâm sàng qua nội soi và kết quả cấy khuẩn.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng.
Kết quả: Tổng cộng có 64 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm; nhóm 1: 34 bệnh nhân sau phẫu thuật nội
soi mũi xoang có dùng Mupirocin và nhóm 2: 30 bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang không dùng
Mupirocin. Theo dõi 3 tháng sau phẫu thuật, chúng tôi nhận thấy: Tỉ lệ sạch vi khuẩn hố mổ nhóm dùng
mupirocin là 90,3% so chứng là 69%, p = 0,039, đặc biệt sạch tụ cầu (nhóm dùng mupirocin 92,9% và nhóm
chứng là 41,7%, p = 0,007). Ở nhóm dùng mupirocin, điểm trung bình các triệu chứng nghẹt mũi và chảy mũi
sau có sự cải thiện sớm hơn nhiều hơn nhóm chứng (p <0,05). Triệu chứng nội soi có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nhóm Mupirocin và nhóm chứng. Mức độ phục hồi niêm mạc, sạch dịch nhầy, sạch vẩy ở nhóm
mupirocin cao hơn nhóm chứng ở các thời điểm theo dõi (p < 0,05).
Kết luận: Sử dụng Mupirocin sau PTNSMX làm sạch khuẩn hố mổ, giúp niêm mạc hồi phục tốt, cải thiện
các triệu chứng cơ năng và nội soi sớm hơn, nhiều hơn và duy trì được sự cải thiện lâu dài.
Từ khóa: phẫu thuật nội soi mũi xoang, mupirocin.

ABSTRACT
EFFICACY OF TOPICAL MUPIROCIN AFTER ENDOSCOPIC SINUS SURGERY (ESS)
IN CHRONIC RHINOSINUSITIS PATIENTS
Le Nguyen Diem Thi, Nguyen Thi Ngoc Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 228 - 235
Objective: To assess objective outcomes: the clinical symptoms, nasalendoscopic findings by Lund-Kennedy
scores and microbiology results after ESS in patients with mupirocin.
Methods: A cross sectional descriptive studies, clinical trials with comparison.


Result: There were 64 patients divided into two groups, group 1: induded 34 patients after ESS with
mupirocin and 30 patients after ESS without mupirocin. We noticed that bacterial elimination rate of 90.3% in
group 1 was significantly higher than that of 69% in group 2 (p = 0.039), especially, S. aureus elimination rate
was 92.9% was higher in comparison with group 2 (p = 0.007). The mean score of nasal obstruction and
postnasal drip of group 1 were statistically higher than that of group 2 at 2- week, 1-, 2-, 3-month follow up.
Endoscopic scores were significantly better in group 1. Mucosal recovery rate, clear discharge and clear crusting
in group 1 were statistically higher than that of group 2 at interval time follow up.
Conclusion: Our data suggest that using mupirocin topically after ESS can eradicate bacteria especially S.
aureus. The consistent improvements of mucosal recovery rate, clinical symptoms and nasalendoscopic findings
have been observed.
Keywords: nasal endoscopic surgery, mupirocin
* Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện, ** Bộ môn Tai Mũi Họng – Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc : BS Lê Nguyễn Diễm Thi ĐT: 0903107109
Email : drthí

228

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho đến nay phẫu thuật nội soi mũi xoang
(PTNSMX) được công nhận có hiệu quả trong
điều trị bệnh viêm xoang mạn tính nhưng sự
tái phát sau mổ vẫn là vấn đề mà các thầy
thuốc và bệnh nhân quan tâm nhất(1,3,4,7).
Nghiên cứu trị liệu hổ trợ, nhằm giúp cho quá
trình lành thương diễn ra thuận lợi, hạn chế
viêm niêm mạc tái phát sau mổ có giá trị cấp

thiết. Và mới đây, thế giới đã có công trình báo
cáo về sự thành công khi rửa mũi bằng dung
dịch mupirocin 0,05% trong điều trị viêm
xoang mạn tính khó điều trị đã phẫu thuật(2),
song cho đến nay, hiệu quả của mupirocin sử
dụng cho những bệnh nhân sau phẫu thuật nội
soi mũi xoang để phòng ngừa và điều trị
nhiễm khuẩn sau mổ chưa được nghiên cứu cụ
thể. Điều đó thúc đẩy chúng tôi thực hiện công
trình nghiên cứu này với các mục tiêu: Đánh
giá sự sạch khuẩn hố mổ, sự thuyên giảm các
triệu chứng cơ năng và nội soi ở các bệnh nhân
có dùng mupirocin sau PTNSMX (có so sánh
với nhóm đối chứng).

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, thử nghiệm lâm
sàng có đối chứng.

Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên đến
khám và điều trị phẫu thuật nội soi mũi xoang
tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng TP.HCM trong
thời gian nghiên cứu từ 11/2008 – 8/2009.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân ≥ 16 tuổi, chẩn đoán viêm mũi
xoang mạn tính 2 bên không đáp ứng với điều
trị nội khoa, được phẫu thuật nội soi mũi

xoang 2 bên, có nhầy mủ trong hố mổ lúc phẫu
thuật để phết và cấy khuẩn làm kháng sinh đồ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Viêm xoang do nấm,U mũi xoang, lúc
phẫu thuật không có nhầy mủ để cấy khuẩn.

Tai Mũi Họng

Nghiên cứu Y học

Tiêu chuẩn đánh giá
Triệu chứng cơ năng
Bệnh nhân được đánh giá các triệu chứng
lâm sàng chính: nghẹt mũi, chảy mũi trước,
chảy mũi sau, đau vùng mặt, rối loạn khứu giác.
Mức độ nặng của mỗi triệu chứng được
đánh giá theo thang điểm 3: (0: Không có triệu
chứng; 1: mức độ trung bình (các triệu chứng
thường xuyên xảy ra nhưng không ảnh hưởng
đến hoạt động hoặc giấc ngủ hàng ngày); 2:
mức độ nặng (các triệu chứng xảy ra thường
xuyên có ảnh hưởng đến hoạt động hoặc giấc
ngủ hàng ngày).
Riêng đối với rối loạn khứu giác: (0 : không
có mất khứu giác; 1: giảm khứu; 2: mất khứu).
Tiêu chuẩn về nội soi
Đánh giá triệu chứng lâm sàng qua nội soi
mũi xoang theo thang điểm Lund- Kennedy(6).
Tiêu chuẩn về CT Scan
Dựa vào

Mackey(6).

thang

điểm

của

Lund



Tiêu chuẩn về cấy khuẩn
Tỷ lệ sạch khuẩn tức là tỷ lệ vi khuẩn cấy
âm tính không mọc sau dùng mupirocin.

Phương tiện nghiên cứu
Dụng cụ khám TMH thường quy, phương
tiện nội soi chẩn đoán, phẫu thuật nội soi mũi
xoang, dụng cụ chăm sóc hậu phẫu, thuốc mỡ
Mupirocin calcium 2%, ống, hàm lượng 3g.
Các bước tiến hành
Chọn bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn
nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu, được
64 ca, chia làm 2 nhóm: Nhóm sử dụng
mupirocin sau phẫu thuật (n1 = 34), Nhóm đối
chứng (n2 = 30).
- Nhóm dùng Mupirocin.
Kết thúc phẩu thuật: Bơm mỗi hố mổ 0,5g
mupirocin trước nhét merocel.

Sau mổ, kháng sinh toàn thân, rửa mũi
nước muối sinh lý.Thời điểm 2 tuần sau phẫu

229


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

thuật: bôi 0,5g mupirocin/hốc mũi/lần, ngày 2
lần trong 3 ngày.
- Nhóm chứng.
Kết thúc phẫu thuật: Chỉ nhét merocel,
không bơm mupirocin hố mổ.
Sau mổ, kháng sinh toàn thân, rửa mũi
nước muối sinh lý.
Cả 2 nhóm được cấy khuẩn trước dùng
mupirocin và được phết dịch nhầy hố mổ kiểm
tra lại sau can thiệp (ở lần tái khám tháng thứ 1
sau phẫu thuật).
Lịch tái khám vào tuần thứ 2, tháng thứ 1,
tháng thứ 2, tháng thứ 3 (có thể tái khám nhiều
hơn tùy theo tình trạng hố mổ mỗi lần tái
khám).

Thu thập và xử lý số liệu
Tất cả các bệnh nhân được thu thập vào
bảng số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 13.0.


Đánh giá tỷ lệ sạch khuẩn sau dùng
Mupirocin
Bảng 1: Tỷ lệ sạch khuẩn giữa 2 nhóm nghiên cứu
sau dùng mupirocin
Nhóm Mupirocin

Nhóm chứng

cấy

BN

Tỷ lệ %

BN

Tỷ lệ %

Cấy (-)

28

90.3

20

69

Cấy (+)


3

9.7

9

31

Tổng

31

100.0

29

100.0

(2 = 4.721, p = 0.039 (phép kiểm Fisher)

Bảng 2: So sánh tỷ lệ sạch tụ cầu giữa 2 nhóm
nghiên cứu
Tụ cầu

Đánh giá triệu chứng nghẹt mũi
Bảng 3: So sánh điểm trung bình triệu chứng nghẹt
mũi ở nhóm mupirocin và nhóm chứng
Nghẹt mũi


Trước
mổ

2 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng

Nhóm
Mupirocin

1,74 ±
0,67

1,03 ±
0,67

0,53 ±
0,61

0,26 ±
0,51

0,12 ±
0,32

Nhóm chứng 1,80 ±
0,61
T
-0,403
P
0,688


1,43 ±
0,63
-2,474
0,016

1,01 ±
0,59
-3,121
0,003

0,80 ±
0,55
-4,032
<0,001

0,47 ±
0,73
-2,413
0,021

Đánh giá triệu chứng chảy mũi trước
Bảng 4: So sánh điểm trung bình triệu chứng chảy
mũi trước ở 2 nhóm
Chảy mũi
trước
Nhóm
Mupirocin

Trước
mổ


2 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng

0,53 ±
0,75

0,15 ±
0,36

0,00 ±
0,00

0,00 ±
0,00

0,03 ±
0,17

Nhóm
chứng

0,67 ±
0,80
-0,708
0,482

0,47 ±
0,57
-2,638
0,011


0,23 ±
0,43
-2,971
0,006

0,10 ±
0,31
-1,795
0,083

0,11 ±
0,35
-1,121
0,269

T
P

KẾT QUẢ

Kết quả

Đánh giá triệu chứng cơ năng sau phẫu
thuật

Nhóm mupirocin

Nhóm chứng


BN

Tỷ lệ %

BN

Tỷ lệ %

Cấy (-)

13

92,9

5

41,7

Cấy (+)

1

7,1

7

58,3

Tổng


14

100,0

12

100,0

Đánh giá triệu chứng chảy mũi sau
Bảng 5: So sánh điểm trung bình triệu chứng chảy
mũi sau ở 2 nhóm
Chảy mũi
sau
Nhóm
Mupirocin

Trước
mổ

2 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng

1,85 ±
0,50

1,38 ±
0,55

1,03 ±
0,58


0,74 ±
0,62

0,24 ±
0,49

Nhóm
chứng

1,93 ±
0,37
-0,725
0,471

1,70 ±
0,53
-2,332
0,023

1,53 ±
0,51
-3,689
<0,001

1,30 ±
0,53
-3,881
<0,001

0,67 ±

0,75
-2,655
0,011

T
P

Đánh giá triệu chứng đau vùng mặt:
Bảng 6: So sánh điểm trung bình triệu chứng đau
vùng mặt ở 2 nhóm
Đau
vùng
mặt
Nhóm
Mupirocin
Nhóm
chứng
T
P

Trước
mổ

2
tuần

1
tháng

2

tháng

3
tháng

1,41 ±
0,82

0,91 ±
0,71

0,47 ±
0,56

0,32 ±
0,47

0,18 ±
0,38

1,27 ±
0,91
0,672
0,504

0,90 ±
0,80
0,242
0,809


0,70 ±
0,53
-1,665
0,101

0,57 ±
0,50
-1,986
0,052

0,33 ±
0,47
-1,447
0,153

(2 = 7.949, p = 0.007 (phép kiểm Fisher)

230

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Triệu chứng khứu giác
Bảng 7: So sánh điểm trung bình triệu chứng khứu
giác ở 2 nhóm
Khứu giác

Trước
mổ


2 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng

Nhóm
Mupirocin

0,56 ±
0,82

0,50 ±
0,79

0,18 ±
0,39

0,09 ±
0,29

0,03 ±
0,17

Nhóm
chứng

0,63 ±
0,85
-0,201
0,842

0,57 ±

0,82
-0,332
0,741

0,30 ±
0,47
-1,158
0,251

0,10 ±
0,31
-0,159
0,874

0,07 ±
0,25
-0,679
0,500

T
P

Đánh giá triệu chứng nội soi sau phẫu
thuật
Đánh giá triệu chứng phù nề (PN) niêm mạc
hố mổ qua nội soi
Bảng 8: So sánh tỷ lệ cải thiệu triệu chứng phù nề
qua nội soi ở nhóm mupirocin và nhóm chứng
Thời
điểm


Trước
điều trị
Sau
2 tuần
Sau
1 tháng
Sau
2 tháng
Sau
3 tháng

Phù nề

Nhóm
Mupirocin
Tỷ lệ
BN
%

Bình thường 4

Nhóm
chứng
BN

Tỷ lệ
%

11,8


2

6,7

PN ít

17 50,0

15

50,0

PN nhiều

13 38,2

13

43,3

Bình thường 17 50,0

7

23,3

13 38,2

11


36,7

4

11,8

12

40,0

Bình thường 27 79,4

14

46,7

PN ít
PN nhiều
PN ít

5

14,7

12

40,0

PN nhiều


2

5,9

4

13,3

Bình thường 30 88,2

18

60,0

10

33,3

2

6,7

24

80

6

20


PN ít

4

11,8

PN nhiều
Bình thường 31 91,2
PN ít
PN nhiều

3

8,8

Kiểm định

χ2 = 0,544
p = 0,762
χ2 = 20,162

Đánh giá triệu chứng nhầy mủ qua nội soi
Bảng 9: So sánh tỷ lệ cải thiệu triệu chứng nhầy
mủ (NM) ở nhóm dùng mupirocin và nhóm
chứng
Nhóm
Nhóm
Mupiroc
chứng

Thời
in
Nhầy mủ
điểm
Tỷ lệ
Tỷ lệ
BN
BN
%
%
Không NM 8 23,5
9
30,0
Trước
NM ít
15 44,1 12 40,0
điều trị
NM nhiều 11 32,4
9
30,0
Không NM 6 17,6
0
Sau
NM ít
26 76,5 21 70,0
2 tuần
NM nhiều 2 5,9
9
30,0
Không NM 19 55,9

1
3,3
Sau
NM ít
15 44,1 25 83,3
1 tháng
NM nhiều 0
4
13,3
Không NM 22 64,7
7
23,3
Sau
NM ít
12 35,3 23 76,7
2 tháng
NM nhiều
Không NM 28 82,4 18 60,0
Sau
NM ít
6 17,6 12 40,0
3 tháng
NM nhiều

p = 0,024
χ2 = 7,350
p = 0,025

Thời
điểm

Sau
2 tuần
Sau
1 tháng

χ2 = 3,655
p = 0,161

Sau
2 tháng
Sau
3 tháng

Tai Mũi Họng

Kiểm định

χ2 = 0,343
p = 0,842
χ2 = 10,777
p = 0,005
χ2 = 22,538
p < 0,001
χ2 = 11,009
p < 0,001
χ2 = 3,939
p = 0,047

Đánh giá triệu chứng vẩy hố mổ qua nội soi
Bảng 10: So sánh tỷ lệ cải thiệu triệu chứng vẩy

theo thời gian ở nhóm mupirocin và nhóm chứng

p = 0,000
χ2 = 7,450

Nghiên cứu Y học

Nhóm
Mupirocin
Vẩy
Tỷ lệ
BN
%
Không vẩy 15 44,1
Vẩy ít
19 55,9
Vẩy nhiều
Không vẩy 29 85,3
Vẩy ít
5 14,7
Vẩy nhiều
Không vẩy 32 94,1
Vẩy ít
2 5,9
Vẩy nhiều
Không vẩy 34 100,0
Vẩy ít
0
Vẩy nhiều


Nhóm
chứng
Kiểm định
Tỷ lệ
BN
%
1
3,3
χ2 = 20,179
21 70,0
p < 0,001
8
26,7
7
23,3
χ2 = 24,863
23 76,7
p < 0,001
20
10

66,7
33,3

28
2

93,3
6,7


χ2 = 7,883
p = 0,005
χ2 = 2,340
p = 0,126

231


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học
Đánh giá triệu chứng sẹo dính

Nhóm Mupirocin

2

Nhóm Chứng

1.56

1.5

1.17

1.43

1

0.77


0.85

0.5

0.43

0.56

0.35

0
2 tuần

1 tháng

2 tháng

3 tháng

Biểu đồ 1: So sánh điểm trung bình triệu chứng sẹo dính ở nhóm dùng mupirocin và nhóm chứng

Đánh giá triệu chứng polyp tái phát trong hố mổ
2.5

NhómNC

2.00

Nhómchứng


2
1.5

1.76

1

0.40

0.5
0.03

0
Tröôùc moå

0.03

0.32

2 tuần

1 tháng

0.57

0.60

0.50


0.50

2 tháng

3 tháng

Biểu đồ 2: So sánh điểm trung bình triệu chứng polyp mũi ở hai nhóm

Đánh giá điểm trung bình các triệu chứng nội soi sau phẫu thuật
8

7.40
5.90

5.53

6
4

5.74

2

3.40
4.62
2.35

0
Tröôù c moå


2 tu?n

1 tháng

2.20

1.71

1.21

2 tháng

3 thá ng

Biểu đồ 3: So sánh điểm trung bình các triệu chứng nội soi sau phẫu thuật

232

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Nghiên cứu Y học

Đánh giá điểm trung bình các triệu chứng nội soi sau phẫu thuật giữa 2 nhóm hố mổ sạch khuẩn
(n= 48)và không sạch khuẩn (n=12)
8.83

10

8

HM s?ch khu?n
HM có khu?n

5.52

5.67

6

3.83

3.46

4

2.46

2.50
1.50

2
0
2 tu?n

1 thán g

2 tháng


3 tháng

Biểu đồ 4: So sánh triệu chứng ĐTB nội soi giữa 2 nhóm hố mổ sạch khuẩn (n= 48) và không sạch khuẩn (n=12)
hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê
BÀN LUẬN
với (p < 0,05, T - test). do tác dụng của
Tỷ lệ sạch khuẩn giữa nhóm dùng
mupirocin diệt khuẩn tại hố mổ, làm giảm quá
mupirocin và nhóm chứng sau can thiệp
trình viêm do đó giảm phù nề, sung huyết,
xuất tiết tại niêm mạc mũi, vì thế triệu chứng
Tỷ lệ sạch khuẩn (tức tỉ lệ cấy khuẩn âm
nghẹt mũi được cải thiện sớm hơn và tốt hơn.
tính) của nhóm dùng mupirocin là 90,3% so
với nhóm đối chứng là 69%, có sự khác biệt và
Triệu chứng chảy mũi
mang ý nghĩa thống kê với p = 0,039 <
Sự thuyên giảm triệu chứng chảy mũi sau
0,05.Trong đó, tỷ lệ sạch tụ cầu (cấy
ở nhóm dùng mupirocin sớm hơn, nhiều hơn
Staphylococcus aureus âm tính) sau dùng
nhóm chứng sau phẫu thuật hai tuần (p =
mupirocin ở 2 nhóm nghiên cứu lần lượt là:
0,023 < 0,05), một tháng (p < 0.001), 2 tháng
nhóm dùng mupirocin 92,9% và nhóm chứng
(p<0.001), 3tháng (p < 0.05).Tương tự, qua
là 41,7%. (với p = 0,007 < 0,05). Như vậy, sử
bảng 4 cũng cho thấy có sự khác biệt về điểm
dụng Mupirocin nasal 2% với liều 0,5 g đặt vào
trung bình triệu chứng chảy mũi trước giữa

hố mổ trong thì kết thúc phẫu thuật và 3 ngày
nhóm dùng mupirocin và nhóm chứng có ý
sau mổ với liều lượng 0,5 g mỗi bên mũi, mỗi
nghĩa thống kê (p < 0,05 ở tuần thứ hai, p <
ngày 2 lần, có hiệu quả làm sạch vi khuẩn gây
0,001 ở thời điểm 1 tháng). Ở các mốc thời
bệnh nói chung cũng như tụ cầu nói riêng ở
gian 2 tháng, 3 tháng triệu chứng chảy mũi
nhóm dùng mupirocin so với nhóm chứng.
trước ở 2 nhóm nghiên cứu vẫn tiếp tục
Đặc điểm triệu chứng cơ năng của nhóm
thuyên giảm nhưng sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê p >0,05.
nghiên cứu sau phẫu thuật
Các triệu chứng cơ năng có sự cải thiện
khác nhau giữa nhóm dùng mupirocin và
nhóm chứng theo thời gian, cụ thể như sau:

Triệu chứng nghẹt mũi
Sau phẫu thuật hai tuần, một tháng, 2
tháng, 3 tháng, triệu chứng nghẹt mũi ở nhóm
dùng mupirocin cải thiện theo thời gian nhiều

Tai Mũi Họng

Như vậy, dùng mupirocin làm cải thiện
triệu chứng chảy mũi trước và chảy mũi sau
sớm hơn, nhiều hơn do làm giảm sự sung
huyết và xuất tiết của niêm mạc mũi và duy
trì được sự cải thiện triệu chứng hay làm hồi

phục niêm mạc mũi tốt hơn sau phẫu thuật
nội soi mũi xoang so với nhóm chứng.

233


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

Triệu chứng đau vùng mặt và khứu giác
Ở các mốc thời gian 2 tháng, 3 tháng triệu
chứng đau vùng mặt và khứu giác ở 2 nhóm
nghiên cứu vẫn tiếp tục thuyên giảm nhưng sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê p >0,05.
Tóm lại, Mupirocin gíúp cải thiện các triệu
chứng cơ năng nghẹt mũi, chảy mũi sau sớm
và duy trì được sự cải thiện triệu chứng lâu dài

Đặc điểm triệu chứng nội soi giữa 2
nhóm nghiên cứu sau phẫu thuật
Chúng tôi đánh giá hiệu quả của
mupirocin lên sự cải thiện các triệu chứng
lâm sàng qua nội soi theo tiêu chuẩn của
Lund-Kennedy. Trong đó, có các yếu tố phản
ánh mức độ viêm niêm mạc hố mổ là phù nề,
xuất tiết nhầy mủ và vảy sau phẫu thuật.
Ngoài ra còn có các yếu tố làm cho quá trình
viêm kéo dài như sẹo dính và polyp tái phát
sau mổ. Qua bảng 7,8,9 dùng mupirocin sau

phẫu thuật nội soi mũi xoang, làm cải thiện
các triệu chứng lâm sàng qua nội soi. Đặc biệt
mupirocin làm sạch dịch nhầy hố mổ và duy
trì được kết quả này. Tại thời điểm 3 tháng
sau mổ, tỉ lệ sạch dịch nhầy ở nhóm
mupirocin là 82,4% trong khi đó nhóm chứng
là 60% (p < 0,05).
Biểu đồ 4 cho thấy: bệnh nhân có hố mổ
sạch khuẩn thì ĐTB các triệu chứng nội soi
theo Lund-Kennedy cải thiên tốt hơn so với
bệnh nhân có hố mổ không sạch khuẩn.Điều
này chứng tỏNên Mặt khác, qua biểu đồ 3,
điểm trung bình các triệu chứng lâm sàng qua
nội soi cải thiện dần theo thời gian và có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm
Mupirocin và nhóm chứng.Tại thời điểm 3
tháng, điểm trung bình các triệu chứng nội soi
theo Lund-Kennedy của nhóm mupirocin là
1,21 ± 1,06 và nhóm chứng là 2,2 ± 1,44. Vẫn
còn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
So với kết quả nghiên cứu của Smith và
cộng sự(8) có điểm trung bình các triệu chứng
nội soi theo Lund-Kennedy trước mổ là 8,1±4,6
và sau mổ 4,5 ± 3,7, nghiên cứu của chúng tôi

234

có điểm trung bình các triệu chứng nội soi theo
Lund- Kennedy thấp hơn, có thể do thời gian
theo dõi của chúng tôi ngắn, mẫu nhỏ hơn. Kết

quả nghiên cứu của Brent Uren (2) có điểm
trung bình các triệu chứng nội soi trước và sau
can thiệp lần lượt là 8,0 và 3,0 cao hơn nghiên
cứu của chúng tôi do khác nhau về quần thể
nghiên cứu và phương thức sử dụng
mupirocin.
Tác dụng phụ của mupirocin
Dùng mupirocin an toàn và ít tác dụng
phụ(9). Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa
ghi nhận khó chịu nào ở nhóm dùng
mupirocin trong thời gian nghiên cứu.

KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu bước đầu đã ghi nhận
được hiệu quả của mupirocin sau PTNSMX lên
sự sạch vi khuẩn, sạch tụ cầu hố mổ, cải thiện
các triệu chứng cơ năng nghẹt mũi, chảy mũi
sau sớm và duy trì được sự cải thiện lâu dài,
cải thiện các triệu chứng lâm sàng qua nội
soi,giúp niêm mạc mau phục hồi, làm sạch
dịch nhầy, vẩy hố mổ,. Nhờ vậy, quá trình
chăm sóc sau mổ diễn ra dể dàng, ít tốn kém
thời gian, Mặt khác,dùng mupirocin an toàn và
ít tác dụng phụ.
Vì vậy chúng tôi nhận thấy cần phải tiếp
tục hướng nghiên cứu này với thời gian theo
dỏi lâu hơn, cỡ mẩu lớn hơn và bổ sung thêm
các nghiên cứu về sự đề kháng của vi khuẩn
đối với mupirocin để có thể áp dụng dùng
mupirocin rộng rãi cho tất cả các bệnh nhân

sau PTNSMX trong phòng ngừa và điều trị
nhiễm khuẩn sau mổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

Bailey B. J. (1998). Head and Neck surgery- Otolaryngology,
Lippincott Raven Publish,vol 1: 219-233.
Brent Uren, Psaltis A., Wormald P. J. (2008) “Nasal lavage
with Mupirocin for the treatment of surgically recalcitrant
chronic rhinosinusitis”. Laryngoscope, vol 118, pp 1677 _
1680.
Chambers D.W., et all (1997). “Long_ term outcome
Analysis of FESS: Correlation of Symptoms with
endoscopic examination Findings and Potential Prognostic
Variables”, Laryngoscope, vol 107, pp 504_ 510.

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
4.

5.

6.


Chow JM (2002) “Technical reasons for FESS failures”,
Current in otolangology Head and Neck surgery, vol 10, pp
33_35.
Ha K.R., Psaltis A.J., Butcher A.R., Wormald P.J., Tan L.W.
(2008). “In vitro activity of mupirocin on clinical isolates of
staphylococcus aureus and its potential implications in
chronic rhinosinusitis”. Laryngoscope, vol 118, pp 535–540.
Kennedy DW and Lund VJ (1995). “Quantification for
staging sinusitis”. International Conference on Sinus
Disease: Terminology, staging and therapy, pp17 -20

Tai Mũi Họng

7.

8.

9.

Nghiên cứu Y học

Senior B.A., Kennedy D.W.(1998)“Long- term results of
Functinal Endoscopic Sinus Surgery, Laryngoscope, vol 108
pp 151_156.
Smith T.L. et all(2005) “Predictive factors and outcomes in
endoscopic
sinus
surgery
for
chronicsinusitis”Laryngoscope,vol 115, pp 2199-2205

/>
235



×