Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu tình hình sót sỏi sau mổ cấp cứu sỏi đường mật trong ba năm 1998-2000 tại bệnh viện Trung ương Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.78 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SÓT SỎI 
SAU MỔ CẤP CỨU SỎI ĐƯỜNG MẬT TRONG BA NĂM 1998­2000
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Nguyễn Kim Hải
  Trường  Đại học Y khoa, Đại học  
Huế

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi mật là bệnh lý thường xuyên  ở  Việt Nam, trong khoảng 10 năm gần đây  
nhờ có siêu âm chẩn đoán nên bệnh sỏi đường mật hầu hết đều được phát hiện, tỷ 
lệ  bệnh nhân vào viện mổ  sỏi mật theo chương trình tăng dần 82%, tỷ  lệ  mổ  cấp 
cứu hạ xuống còn 18% (Luận văn Thạc sĩ Y khoa ­ Nguyễn Kim Hải 1998).
Trong vòng 3 năm, từ  tháng 01/1998 đến 10/2000 có 106 trường hợp được mổ 
cấp cứu đường mật do có biến chứng do sỏi trước mổ, chúng tôi nhận thấy vấn đề 
sót sỏi sau mổ vẫn còn là vấn đề cần quan tâm nhất trong mổ đường mật lấy sỏi nói  
chung, đặc biệt là sót sỏi sau mổ  cấp cứu sỏi đường mật. Vì vậy, nghiên cứu tình  
hình sót sỏi sau mổ cấp cứu sỏi đường mật chúng tôi nhằm 2 mục tiêu:
1­ Tìm hiểu một số nguyên nhân gây sót sỏi trong mổ cấp cứu.
2­ Phân tích kết quả  phẫu thuật, tìm giải pháp điều trị  ngoại khoa tốt hơn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng:
Gồm 106 trường hợp được mổ  cấp cứu sỏi đường mật tính từ  tháng 01/1998 
đến 10/2000 tại Bệnh viện Trung ương Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Nghiên cứu về chỉ định phẫu thuật cấp cứu, đánh giá và kiểm tra đường 
mật trong và ngoài gan sau phẫu thuật mở   ống mật chủ  (OMC) lấy sỏi, dẫn lưu  
Kehr.
2.2.2. Phân tích các nguyên nhân gây sót sỏi, các phương pháp chẩn đoán trước 
mổ:


­ Chẩn đoán lâm sàng.
­ Chẩn đoán hình ảnh siêu âm.
2.2.3. Xử lý số liệu: Theo luật toán thống kê Y học.
109


III.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi:   trẻ  nhất  8 tuổi,   cao  nhất  84 tuổi.   Tuổi  trung  bình  30­40  tuổi  60/106  
(chiếm 56,7%).
Giới: chênh lệch giữa nam và nữ không đáng kể (55/51).
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng trước mổ: Tam chứng Charcot

Triệu chứng
Đau bụng
Phản ứng hạ sườn phải
Phản ứng khắp bụng
Sốt
Sốt cao   390C
Sốt < 390C
Vàng da

n = 106
106
90
16
106
16
90

Tỷ lệ %

100
84,9
15,1
100
15,1
84,9

80

75,5

Túi mật căng to, ấn đau 71 trường hợp chiếm 66,9%.
Bảng 2: Xét nghiệm công thức máu, chỉ lưu ý số lượng bạch cầu

Số lượng bạch cầu
< 10.000
10.000 ­ 15.000
> 15.000

n = 106
45
42
19

Tỷ lệ %
42,5
39,6
17,9

Số lượng bạch cầu tăng cao 61 trường hợp (57,5%).


Bảng 3: Kết quả khám siêu âm trước mổ

Vị trí sỏi
Sỏi OMC đơn thuần
Sỏi OMC + túi mật
Sỏi OMC + sỏi ống gan
Sỏi OMC + túi mật + ống gan

n = 95
32
25
30
08

Tỷ lệ %
33,7
26,3
31,6
8,4

11 trường hợp khi vào cấp cứu có đủ  3 triệu chứng lâm sàng (Tam chứng 
Charcot) đồng thời bệnh nhân có mang kết quả  khám siêu âm trước đó hoặc khám  
siêu âm ở các phòng khám tư nhân.
95 trường hợp được khám siêu âm cấp cứu trước mổ đều có kết luận có sỏi  
đường mật 100%

110



Bảng 4: Chỉ định thời điểm mổ

Thời điểm mổ

n = 106

Tỷ lệ %

70
15
21

66
14
20

Mổ tức thì trước 6 giờ
Mổ muôn từ 6 giờ đến 24 giờ
Mổ trì hoãn từ 2 ngày đến 1 tuần

Bệnh nhân phải  được mổ  tức thì trước  6 giờ  kể  từ  giờ  nhập viện là 70 
trường hợp (66%) trong số này có 11 trường hợp bệnh bị choáng.
Bảng 5:  Khảo sát số lần đã mổ trước lần mổ cấp cứu đợt này

Số đã mổ OMC

n = 106

Tỷ lệ %


42
31
20
13

39,7
29,3
18,7
12,3

Chưa mổ lần nào
Đã mổ 1 lần
Đã mổ 2 lần
Đã mổ 3 lần trở lên

Như vậy, số trường hợp đã mổ trên 1 lần là 64 trường hợp chiếm 60,3%. Lần  
này được mổ  cấp cứu vì sỏi mật đã gây biến chứng. Trong 64 trường hợp này kể 
chung cho cả loại sỏi tái phát và loại do sót sỏi ở những lần mổ trước.
Bảng 6:  Loại hình mổ lần trước

Loại hình mổ
Mổ cấp cứu
Mổ phiên

n = 64

Tỷ lệ %

20 (*)
44


31,3
68,7

(*) 20 trường hợp chịu 2 lần mổ cấp cứu sỏi mật liên tiếp.
Bảng 7: Kết quả vị trí sỏi được phẫu thuật viên ghi nhận.

Vị trí sỏi

n = 106

Tỷ lệ %

Sỏi OMC đơn thuần

25

23,6

Sỏi OMC + túi mật

31

29,2

Sỏi OMC + ống gan

37

34,9


Sỏi OMC + túi mật + ống gan

13

12,3

Đối chiếu kết quả   ở bảng 7 vị trí sỏi được ghi nhận với kết quả  khám siêu  
âm trước mổ.  Ở  bảng 3 số lượng bệnh được khám siêu âm là 95/106. Trong đó, có  
30 trường hợp sỏi OMC+  ống gan nhưng khi mổ  phẫu thuật viên lấy sỏi mật từ 
OMC +  ống gan là 37 trường hợp. Vậy có 7 trường hợp khám siêu âm trước mổ  là  
không đúng, đây là lý do dễ gây sót sỏi sau mổ.
111


Bảng 8: Kết quả chụp kiểm tra đường mật qua Kehr

Kết quả
n = 106
Tỷ lệ %
­Tốt (không có bóng sỏi)
80
75,5
­Sót sỏi OMC đường kính > 1cm
4
3,8
­Sót sỏi OMC < 1cm
8
7,5
­Sót sỏi ống gan P; T và trong gan

14
13,2
Có 26 trường hợp sót sỏi sau mổ chiếm 24,5% đặc biệt lưu ý có tới 12 trường 
hợp sót sỏi ở OMC.
Bảng 9: Kết quả tỷ lệ sót sỏi sau mổ liên quan đến thời điểm mổ ở bảng 4

Thời điểm mổ
Mổ cấp cứu trước 24 giờ
Mổ trì hoãn

n = 106

Tỷ lệ 
%
80,0
20,0

85
21

Sót sỏi

Tỷ lệ %

24 (*)
2 (*)

28,2
9,5


(*) Tính tỷ lệ sót sỏi sau mổ theo số lượng mổ theo thời điểm (24/85 và 2/21).
IV. BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 106 trường hợp được mổ  cấp cứu sỏi đường mật tại Bệnh  
viện Trung  ương Huế  chúng tôi thấy: Sỏi đường mật gây nên một số  biến chứng  
ngoại khoa rất nguy hiểm như  viêm phúc mạc mật, choáng nhiểm trùng, chảy máu 
đường mật nặng...
Người bệnh cho dù đã biết là mình bị bệnh sỏi mật nhưng vì một lý do nào đó 
mà chưa đi mổ, đến khi viên sỏi đã gây ra biến chứng lại phải vào viện chịu mổ cấp  
cứu.
Bảng 10: Chỉ định mổ cấp cứu theo tác giả

Tác giả



Đỗ Kim Sơn             1986
Lê Trung Hải           1993
Nguyễn Thế Hiệp    1989
Nguyễn Kim Hải     1998

1139
 104
 709
 185

Chỉ định mổ %
Cấp cứu
Phiên
36,8
63,2

40,4
59,6
57,8
42,2
18,0
82,0

Mổ  cấp cứu chung các loại biến chứng thì sự  chênh lệch giữa các tác giả 
không cao. Tuy vậy,  ở Huế chúng tôi mới nghiên cứu những năm gần đây tỷ  lệ  này  
còn cao 18,0%.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ  tính mổ  cấp cứu sỏi đường dẫn mật 
chính. 106 trường hợp không lấy số liệu mổ cấp cứu do sỏi đường mật phụ.
Về  chẩn đoán trước mổ, với trang thiết bị  phục vụ  chẩn đoán bệnh lý sỏi  
mật tại Bệnh viện Trung ương Huế còn hạn chế, chủ yếu là khám lâm sàng và khám 
siêu âm. 106 trường hợp mổ  cấp cứu có tới 80/106 trường hợp đầy đủ  tam chứng 
112


Charcot chiếm 75,5%. Riêng 2 triệu chứng đau bụng và sốt có 106/106 trường hợp  
chiếm 100%. Như vậy, chẩn đoán lâm sàng sỏi ống mật chủ đặc biệt là tắc mật cấp 
tính là không khó và chính xác cao. Về  khám siêu âm thì 95/106 chiếm 89% và có 8  
bệnh nhân khi vào cấp cứu có mang kết quả siêu âm từ các phòng khám tư nhân tới,  
tỷ lệ khám siêu âm đường mật trước mổ là 103/106 chiếm 96%.
Chỉ  định mổ  cấp cứu: theo kết quả  của bảng 4 cho thấy mổ tức thì trước 6 
giờ là 70/106 và mổ muộn trước 24 giờ kể từ lúc bệnh nhân vào viện là 15/106. Tính  
chung cho thời điểm mổ cấp cứu sớm là 85 trường hợp chiếm 80%.
Phương  tiện  phẫu thuật  rất  nghèo  nàn,  chưa  có  máy  nội  soi   đường  mật. 
Trong mổ, chưa có xông Dormia và Fogarty để lấy sỏi trong gan. Duy nhất chỉ có kìm  
gắp sỏi Mirrizi và phối hợp kỹ thuật súc rửa đường mật trong gan để lấy sỏi nhỏ.
Chụp kiểm tra đường mật qua Kehr được tiến hành trước khi rút Kehr. Chúng  

tôi đã chụp 100% số  bệnh nhân có dẫn lưu Kehr. Thuốc cản quang để  chụp đường 
mật là Visotrat. Chất lượng hình  ảnh thuốc có trong đường mật nói chung là chưa  
tốt. Chúng tôi đã phát hiện 26/106 trường hợp còn sót sỏi.
Bảng 11: Tỷ lệ sót sỏi sau mổ theo các tác giả
Tác giả
Nguyễn Đức Ninh     1985
Đỗ Trung Hải            1991
Lê Trung Hải             1993
Nguyễn Cao Cương   1995
Nguyễn   Kim   Hải   1998­
2000

Số bệnh 
nhân
950
355
104
106

Tỷ lệ sót sỏi %
Cấp cứu
Phiên
28,2
11,9
24,5

21,4
 6,5

Tỷ lệ sót sỏi %

chung sau mổ
30
  24,5
  8,7
  15

Điều này cũng chưa nhận xét gì có ý nghĩa vì phương tiện phẫu thuật và phẫu 
thuật viên mỗi khu vực còn có sự  khác biệt nhau. Tại Bệnh viện Trung  ương Huế 
thiếu phương tiện phẫu thuật lấy sỏi và kiểm tra trong khi mổ. Gần đây, có thêm 
một số phẫu thuật viên mới chính thức tham gia mổ sỏi mật cấp cứu.
V. KẾT LUẬN
Qua khảo sát 106 trường hợp mổ  cấp cứu sỏi đường mật chúng tôi tìm hiểu  
vấn đề sót sỏi sau mổ và nhận thấy:
­ Số  lượng bệnh nhân phải mổ  cấp cứu còn rất nhiều dẫn đến kết quả  của  
phẫu thuật chưa cao. Sót sỏi chiếm 26/106 trường hợp (24,5%).
­ Tỷ lệ sót sỏi trong mổ cấp cứu tức thì 20/26 trường hợp.
­ Tỷ lệ sót sỏi trong mổ cấp cứu trì hoãn là 6/26 trường hợp.
­ Tỷ lệ như trên là chấp nhận được so với các trung tâm Hà Nội và thành phố 
Hồ Chí Minh.
113


Trang thiết bị  trong mổ  đường mật, phát hiện sỏi trên gan và lấy sỏi trên gan  
chưa có. Do đó, có một số trường hợp phẫu thuật viên biết các ống gan còn sỏi mà  
không có dụng cụ lấy sỏi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cao Cương, Văn Tần. Tình hình mổ cấp cứu sỏi mật tại Bệnh viện Bình  
Dân 1993. Hội nghị Ngoại khoa về cấp cứu bụng và cơ  quan vận động (09/1995)  
330.


2. Lê Trung Hải. Góp phần nghiên cứu một số chẩn đoán và điều trị  sỏi mật nhằm  
hạn chế sót sỏi sau mổ. Luận văn Phó Tiến sĩ  khoa học Y dược (1993) 58­71

3. Nguyễn Thế  Hiệp. Mổ  cấp cứu nhiễm trùng đường mật do sỏi.  Hội nghị  Ngoại 
khoa cấp cứu bụng và cơ quan vận động (09/1995) 325

4. Nguyễn Đức Ninh. Sỏi mật và biến chứng cấp cứu. Chuyên khoa Ngoại, Nhà xuẩt 
bản Y học (1985) 90­118

5. Đỗ Kim Sơn, Trần Gia Khánh và cs. Phẫu thuật sỏi đường mật tại Bệnh viện Việt  
Đức trong 10 năm (1976­1985) 1139 trường hợp.

6. Văn Tần, Hồ  Nam.  Sót sỏi và sỏi tái phát  ở  đường mật.  Hội thảo gan mật phía 
Nam (1991) 221 ­ 225.

7. Braillo.  G.Les   suites   des   interventions   les   boies   biliaires.L’EMC   foie­pancréas 
(11/1996)

8. Cornet J, Cuilleret, Guillein.G. Traitement de la lithiase des canaux biliaires intra et  
extra hépatiques. L’EMC foie­pancréas (11/1996)

TÓM TẮT
Từ  1998­2000, có 106 trường hợp sỏi  ống mật chủ  được mổ  tại Bệnh viện Trung  
ương Huế. Trong đó, 103 đã được mổ  sau một chẩn đoán phối hợp giữa khám lâm sàng và  
khám siêu âm gan mật. Có 3 trường hợp chỉ  định chẩn đoán hoàn toàn dựa vào lâm sàng.  
Nhưng 106 trường hợp (100%) mổ ra đều có sỏi đường mật.
85 trường hợp được mổ tức thì trước 6 giờ và trước 24 giờ chiếm tỷ lệ 80%.
Tỷ lệ sót sỏi sau mổ cấp cứu là 24,5%. Trong đó, 12 trường hợp bị sót sỏi trong ống  
mật chủ.
Kỹ  thuật mổ  là mở  OMC lấy sỏi bằng kìm gắp sỏi Mirrizi, phối hợp với súc rửa  

đường mật và kết thúc bằng dẫn lưu Kehr.
114


RETENSION OF CALCULI AFTER  LITHOTOMY 
AT HUE CENTRAL HOSPPITAL FROM 1998 ­ 2000
Nguyen Kim Hai
College of  Medicine, Hue University

SUMMARY
From 1998­2000, there were 106 cases with cholelith operated on in urgence at Hue  
Central Hospital, of which 103 cases were done after the clinico­echographic diagnosis. The  
three remaining cases were clinically diagnosed only. The surgery showed that all the cases  
had calculi.
85 cases were operated on immediately before 6 and 24 hours, accounting for 80%.
The percentage of calculus retention after emergency operation was 24.5%, of which  
there 12 cases in which calculi were neglected in the bile duct.
The surgical procedure was done by opening the bile duct and have the stones removed  
with   Mirrizi   forceps   in   combination   with   the   suction   of   the   duct   and   ends   with   the   Kehr  
drainage.

115



×