Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.31 KB, 7 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM - THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ
Trần Thị Ánh*; Trần Viết Tiệp**; Nguyễn Thành Hải*
TÓM TẮT
Kháng sinh là một trong những loại thuốc bị lạm dụng nhất, dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ
kháng kháng sinh (KS). Sử dụng hợp lý thuốc KS là giải pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tình
hình kháng KS. Mục tiêu: phân tích thực trạng sử dụng KS tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển
Uông Bí. Đối tượng và phương pháp: bệnh án của bệnh nhân (BN) kết thúc điều trị trong năm
2013 tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Kết quả: KS nhóm cephalosporin được sử
dụng rộng rãi nhất (46,37%); trong đó cefotaxim lựa chọn sử dụng nhiều nhất (36,03%). Mức
độ sử dụng KS của toàn bệnh viện là 275,86 DDD/100 ngày nằm viện, giảm nhiều so với 5 năm
trước đây. Kết luận: đã phân tích được thực trạng của việc sử dụng KS tại Bệnh viện Việt Nam
- Thụy Điển Uông Bí.
* Từ khóa: Kháng sinh; Nhiễm khuẩn; Phác đồ.

Survey on the Use of Antibiotics in Uongbi Vietnam - Sweden
Hospital
Summary
Anbiotics is one of the most abused drugs. Consequently, antibiotic resistance is growing
and becoming a concern to human. Rational use of antibiotics is the most effective solution to
control antibiotic resistance. Objectives: To research antibiotic use in Vietnam - Sweden Uongbi
Hospital in 2013. Subjects and methods: Medical records in 2013 at the Vietnam - Sweden
Uongbi Hospital. Results: Cephalosporin is the most widely used drugs (accounting for
46.37%); cefotaxim is the most selected antibiotics (accounting for 36.03%); the usage of the
entire hospital antibiotics is 275.86 DDD/100 days in hospital, down more than 5 years ago.
Conclusion: Analyzed the situation of the use of antibiotics in the Vietnam - Sweden Uongbi
Hospital.
* Key words: Antibiotics; Infections; Regimen.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc tìm ra KS được coi là phát minh
diệu kỳ nhất của thế kỷ XX, vì thuốc KS
đã cứu sống hàng triệu mạng sống của
con người. Tuy nhiên, hiện thuốc KS là
loại thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu

quả của việc sử dụng KS không hợp lý
dẫn đến gia tăng tính kháng KS trên toàn
cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang
phát triển. Bệnh viện Việt Nam - Thụy
Điển Uông Bí là một bệnh viện đa khoa
trung ương loại 1, trực thuộc Bộ Y tế,

* Trường Đại học Dược Hà Nội
** Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thành Hải ()
Ngày nhận bài: 24/06/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/09/2016
Ngày bài báo được đăng: 26/09/2016

184


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
do chính phủ và nhân dân Vương quốc
Thụy Điển giúp đỡ xây dựng tại thành
phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đã
được sự hỗ trợ đào tạo về y tế của các
chuyên gia Thụy Điển theo quy trình đánh
giá chuẩn tại những nước Bắc Âu. Bệnh

viện luôn được coi là bệnh viện trọng
điểm, được Bộ Y tế lựa chọn và đánh giá
chất lượng sử dụng thuốc hợp lý, trong
đó có sử dụng các thuốc KS. Tuy nhiên,
từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào
mô tả thực trạng tổng thể việc sử dụng KS
tại bệnh viện, nhằm góp phần cho các
nghiên cứu đánh giá tiếp theo, chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này nhằm: Phân
tích thực trạng việc sử dụng KS tại Bệnh
viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Bệnh án của BN kết thúc điều trị trong
năm 2013 tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy
Điển Uông Bí từ 01 - 01 - 2013 đến 31 12 - 2013.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Có thời gian nằm viện ít nhất 24 giờ
tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông
Bí trong thời gian nghiên cứu.
- Được kê đơn điều trị ít nhất một loại
KS.

* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh án của BN có thời gian điều trị
ngoại trú.
- BN được điều trị bằng các KS dùng
tại chỗ (bôi ngoài da hoặc tra mắt).
- BN HIV dương tính.

- BN đang điều trị hóa trị liệu.
- BN tử vong.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: theo phương
pháp hồi cứu mô tả dựa trên thu thập
thông tin từ bệnh án.
* Quy trình thu thập bệnh án nghiên cứu:
Theo khảo sát sơ bộ trên phần mềm
quản lý hồ sơ của bệnh viện từ 01 - 01 2013 đến 31 - 12 - 2013, bệnh viện có
24.428 bệnh án sử dụng các thuốc KS.
Tiến hành sắp xếp ngẫu nhiên bằng công
cụ chọn mẫu ngẫu nhiên trên Excel, ước
tính lấy ngẫu nhiên 240 bệnh án đầu tiên
để tiến hành nghiên cứu. Sau khi chọn
ngẫu nhiên 240 bệnh án, nhóm nghiên
cứu tiến hành sắp xếp lại các bệnh án đã
chọn theo mã lưu trữ bệnh án để thuận
tiện cho quá trình lấy bệnh án từ kho lưu trữ.
Trong quá trình thu thập thông tin, chúng
tôi đã loại bỏ 24 bệnh án không thỏa mãn
tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại
trừ. Cuối cùng, thu thập thông tin về sử
dụng kháng sinh của 216 bệnh án.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm chung của BN trong mẫu nghiên cứu (n = 216).
Đặc điểm
Tuổi (năm)
Giới tính


a

Số BN (%)
33,02 ± 22,23

Nam
Nữ

91 (42,13)
125 (57,87)

185


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
Chức năng thận theo độ thanh
thải creatinin

Không đánh giá được
Bình thường
Suy thận

92 (42,59)
108 (50,00)
16 (7,41)

Chẩn đoán ra viện theo phân
loại ICD


Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục
Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản
Chấn thương, ngộ độc và hậu quả của một
số nguyên nhân bên ngoài
Khác

40 (18,52)
30 (13,89)
17 (7,87)
70 (32,41)
15 (6,94)

Số bệnh mắc kèm

0
1
2
3

44 (20,37)
145 (73,98)
41 (20,92)
9 (4,59)
1 (0,51)

Thời gian nằm việna

7,97 ± 6,05 ngày


(a: Trung bình ± độ lệch chuẩn)
- Tuổi trung bình 33,02 ± 22,23. BN nữ (57,87%) nhiều hơn BN nam (42,13%).
- Về chức năng thận: 92 BN (42,59%) không đánh giá được chức năng thận, 16 BN
(7,41%) bị suy thận ở các mức độ khác nhau. 50% BN còn lại có chức năng thận bình
thường.
- Về bệnh chính: BN nhập viện liên quan đến thai nghén, sinh đẻ và hậu sản chiếm
tỷ lệ cao nhất (32,41%). Tiếp theo là các bệnh về hô hấp (18,52%), bệnh hệ tiêu hóa
(13,89%), hệ tiết niệu - sinh dục (7,87%), ngộ độc và một số nguyên nhân bên ngoài
(6,94%). Các nhóm bệnh lý còn lại chiếm 20,37%.
- Về bệnh mắc kèm: đa số BN (73,98%) không có bệnh mắc kèm.
2. Tỷ lệ phân bố KS và DDD/100 ngày nằm viện trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 2: Phân bố sử dụng các nhóm KS theo phân loại ATC.
DDD/100 ngày
nằm viện

46 (12,85)

30,78

Mã ATC

1

J01CA

Penicillin phổ rộng

2


J01CR

Penicillin kết hợp với chất ức chế betalactamase

4 (1,12)

3

J01DC

C2G

11 (3,07)

48,08

4

J01DD

C3G

155 (43,30)

49,00

5

J01EE


Phối hợp sulfonamid và trimethoprim

1 (0,28)

6

J01FA

Macrolid

8 (2,23)

7

J01GB

Aminoglycosid

186

Tên nhóm

Số lượt sử dụng
(%, n = 358)

STT

65 (18,16)

29,70



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
8

J01MA

Fluoroquinolon

25 (6,98)

9

J01BA

Amphenicol

1 (0,28)

10

J01XD

Dẫn chất imidazol

65,93

42 (11,73)

34,37


358

257,86

Tổng

Nhóm KS có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất là cephalosporin thế hệ 3 (C3G) (43,30%);
tiếp theo là nhóm aminoglycosid (18,16%). Đáng chú ý, không có KS nào thuộc nhóm
carbapenem xuất hiện trong mẫu nghiên cứu.
Khi tính DDD/100 ngày nằm viện cho KS/nhóm KS, chúng tôi chỉ tính được
DDD/100 ngày nằm viện của KS/nhóm KS có số lượt sử dụng > 10. Từ số liệu về sử
dụng KS, chúng tôi tính được tỷ lệ sử dụng KS trung bình của mẫu nghiên cứu là
257,86 DDD/100 ngày nằm viện.
3. Tỷ lệ sử dụng các KS tại bệnh viện.
Tiếp tục tiến hành phân tích dưới nhóm, nhóm nghiên cứu thống kê được tần suất
kê đơn của 5 hoạt chất có tần suất sử dụng nhiều nhất.

Hình 1: Tần suất sử dụng KS.
Kết quả cho thấy, cefotaxim là hoạt chất có tỷ lệ sử dụng lớn nhất với 129 lượt kê
đơn, chiếm hơn 1/3 tổng số lượt sử dụng KS.
4. Tỷ lệ bệnh án nghiên cứu theo khoa phòng.

Hình 2: Phân bố bệnh án trong mẫu nghiên cứu theo khoa phòng.
Bệnh án ở Khoa Sản chiếm tỷ lệ lớn nhất (30,56%), gần 1/3 tổng số bệnh án. Tiếp
theo là bệnh án thuộc Khoa Ngoại (21,30%).
187


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016

5. Tỷ lệ KS sử dụng trên mỗi BN theo khoa phòng.

Hình 3: Phân bố số lượng KS sử dụng trên mỗi BN theo khoa phòng.
Ở các Khoa Sản, Khoa Nội, Khoa Răng hàm mặt - Tai mũi họng, phần lớn BN được
kê đơn 1 KS. Trong khi đó, tại Khoa Nhi, Khoa Phụ, Khoa Ngoại, đa số BN sử dụng 2
loại KS khác nhau.
BÀN LUẬN
1. Thực trạng sử dụng KS trong quá
trình điều trị.
Trong nghiên cứu, nhóm KS sử dụng
nhiều nhất là nhóm cephalosporin với 166
lượt trên tổng số 358 lượt lựa chọn KS
cho BN thuộc mẫu nghiên cứu (46,37%).
Trong nhóm KS này, cephalosporin thế
hệ 3 là nhóm được lựa chọn nhiều nhất
(155/166 lượt sử dụng, tương đương
93,37%). Cefotaxim là KS được kê đơn
nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu (36,03%).
Khi so sánh với một số nghiên cứu
khác thực hiện tại Việt Nam, nhóm nghiên
cứu cũng thu nhận được kết quả tương
tự. T.A.Thu và CS nghiên cứu (2008) trên
7.571 BN tại 36 bệnh viện đa khoa Việt
Nam, cephalosporin là nhóm KS được kê
đơn nhiều nhất (70,2%) [1]. Kết quả từ
Chương trình Hợp tác toàn cầu về kháng
KS (GARP) tại Việt Nam năm 2008 cũng
188

ghi nhận cephalosporin là nhóm KS được

sử dụng nhiều nhất trong 15 bệnh viện
tham gia, trong đó cephalosporin thế hệ 3
có tỷ lệ kê đơn nhiều nhất, chiếm một
phần đáng kể trong tổng chi phí về thuốc
KS (39,5%) [2].
Tuy nhiên, khi so sánh với một số
nghiên cứu tại nước ngoài lại thấy có sự
khác biệt hoàn toàn. Kết quả từ nghiên
cứu về sử dụng KS và kháng KS ở Hà Lan
(NETHMAP) năm 2011 cho thấy ở khu vực
bệnh viện, penicillin là nhóm KS sử dụng
nhiều nhất (45%), trong đó amoxicillin/axít
clavulanic sử dụng nhiều nhất (20%) [3].
Tương tự, theo báo cáo Quốc gia về giám
sát sử dụng KS của Australia năm 2012 2013 (NAUSP), penicillin là nhóm KS sử
dụng nhiều nhất, tiếp theo là nhóm
cephalosporin, trong đó cephalosporin thế
hệ 1 sử dụng nhiều hơn 2,7 lần so với
cephalosporin thế hệ 3 [4].


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
Các kết quả thu nhận được từ chương
trình giám sát sử dụng KS tại châu Âu
(ESAC) cũng ghi nhận nhóm KS lựa chọn
đầu tay ở hầu hết các nước châu Âu vẫn
là nhóm penicillin [5, 6, 7, 8, 9].
Như vậy, việc sử dụng phổ biến nhóm
cephalosporin thế hệ 3 cũng như nhóm
cephalosporin tại Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí nói riêng và Việt Nam

nói chung khác biệt hoàn toàn với nhiều
nước trên thế giới. Điều này có thể do mô
hình bệnh tật, việc cung ứng nhiều dòng
KS cephalosporin thế hệ 3 của các công
ty dược, cũng như chủng loại vi khuẩn lây
nhiễm ở Việt Nam và các nước trên thế
giới khác nhau.
Theo tính toán từ nghiên cứu của
chúng tôi, mức độ tiêu thụ KS của bệnh
viện năm 2013 khoảng 257,86 DDD/100
ngày nằm viện. So sánh với báo cáo năm
2008 - 2009, mức độ tiêu thụ KS trung
bình của 15 bệnh viện tại Việt Nam là
274,7 DDD/100 ngày giường, của riêng
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
khoảng 270 DDD/100 ngày nằm viện [2].
Như vậy, mức độ tiêu thụ KS tại Bệnh
viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm
2013 giảm hơn nhiều so với thời điểm 5
năm trước (năm 2008 - 2009). Tuy nhiên,
khi so sánh với các nước trên thế giới,
mức độ tiêu thụ KS tại Bệnh viện Việt
Nam - Thụy Điển Uông Bí cao hơn nhiều
so với tại Hà Lan năm 2011 là 71,3
DDD/100 giường - ngày [3]. Nguyên nhân
của sự khác biệt này có thể do Việt Nam
là một nước đang phát triển, lại nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, gánh
nặng các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh
trùng cao hơn so với Hà Lan - một nước

thuộc châu Âu. Ngoài ra, Việt Nam là một
nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng của

các phòng mổ cũng như việc chăm sóc
sau mổ còn hạn chế so với các nước
châu Âu. Một số nguyên nhân khác có thể
liên quan đến vấn đề này là tâm lý của
người bệnh, thói quen sử dụng thuốc của
bác sỹ.
2. Đặc điểm sử dụng KS theo khoa
phòng.
Nghiên cứu tại bệnh viện, chúng tôi
thấy BN được chỉ định sử dụng KS nhiều
nhất thuộc Khoa Sản (30,6%), chiếm gần
1/3 tổng số BN. Tiếp theo là Khoa Ngoại
(21,3%), Khoa Nội (11,6%). So với kết
quả từ nghiên cứu cắt ngang trên 36
bệnh viện đa khoa tại Việt Nam năm 2008
của T.A.Thu và CS [2] thấy có sự khác
biệt về tỷ lệ sử dụng KS theo các khoa
phòng. Trong nghiên cứu của T.A.Thu và
CS (2008), tỷ lệ sử dụng KS chủ yếu tập
trung tại khoa nội (38,8%) và khoa ngoại
(34,9%), còn các khoa khác chiếm tỷ lệ
nhỏ. Ngược lại, tại Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí năm 2013, Khoa Sản
có tỷ lệ sử dụng kháng sinh nhiều nhất
(30,6%). Điều này có thể do trong số 216
BN thỏa mãn nghiên cứu, có tới 87 BN
(40,28%) được điều trị tại Khoa Sản với
mục đích là mổ đẻ, thai nghén.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cho thấy trong các
nhóm KS, cephalosporin là nhóm KS có
số lượt sử dụng nhiều nhất (46,37%),
trong đó cefotaxim là KS có tần suất sử
dụng nhiều nhất (36,03%). Mức độ sử
dụng KS của toàn bệnh viện là 275,86
DDD/100 ngày nằm viện, giảm hơn nhiều
so với 5 năm trước đây. Phần lớn bệnh
án thu thập được trong mẫu nghiên cứu
thuộc Khoa Sản (30,56%), tiếp theo là
Khoa Ngoại (21,3%). Ở các Khoa Sản,
189


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
Khoa Nội, Khoa Răng hàm mặt - Tai mũi
họng, phần lớn BN được kê đơn 1 KS.
Trong khi đó, tại Khoa Nhi, Khoa Phụ,
Khoa Ngoại, đa số BN sử dụng 2 loại KS
khác nhau trong quá trình nằm viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Global antibiotic resistance
partnership. Oxford University Clinical Research
Unit. Báo cáo sử dụng KS và kháng KS tại 15
bệnh viện Việt Nam năm 2008 - 2009. 2009.
2. Thu T. A, Rahman M, Coffin S, HarunOr-Rashid M, Sakamoto J, Hung N.V. Antibiotic
use in Vietnamese hospitals: a multicenter
point-prevalence study. Am J Infect Control.
2012, 40 (9), pp.840-4.

3. NETHMAP. Consumption of antimicrobial
agents and antimicrobial resistance among

190

medically important bacteria in the Netherlands.
2013.
4. Government of Australia. National
Antimicrobial Utilisation Surveillance Program
Annual Report 2012 - 2013. 2013.
5. European Surveillance of Antimicrobial
Consumption. Final Management Report.
2009 - 2010. 2010.
6. European Surveillance of Antimicrobial
Consumption. Final Management Report 2009.
2009.
7. European Surveillance of Antimicrobial
Consumption. Final Management Report 2008.
2008.
8. European Surveillance of Antimicrobial
Consumption. Final Scientific Report. 2007.
9. European Surveillance of Antimicrobial
Consumption. Final Implementation Report.
2004.



×