Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tình hình kháng thuốc kháng sinh của staphylococcus aureus phân lập ở bệnh viện Trung ương Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.41 KB, 4 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003

TÌNH HÌNH KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA STAPHYLOCOCCUS  
AUREUS PHÂN LẬP Ở BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ 

   Trần Văn Hưng
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế. 
    Trần Hữu Luyện, Nguyễn Thị Nam Liên
 Bệnh viện Trung ương Huế.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn được ghi nhận tại Bệnh viện Trung  ương Huế qua nhiều năm  
cho thấy căn nguyên vi khuẩn  Staphylococcus aureus (S. aureus)  luôn là một trong 
những căn nguyên thường gặp [5]. Tỷ  lệ  kháng thuốc cao và có tính chất đa kháng  
của S. aureus   đã làm cho việc  điều trị  các nhiễm khuẩn do chúng gây nên rất khó 
khăn [2], [4], [6].
Để giúp cho việc chọn lựa kháng sinh một cách hợp lý, góp phần điều trị  có  
hiệu quả  các nhiễm khuẩn do  S.aureus, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về  tính 
kháng thuốc của các chủng  S.aureus  gây nhiễm khuẩn  ở  Bệnh viện Trung  ương  
Huế.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu:
­ Chủng S. aureus: gồm có 2283 chủng S. aureus phân lập được từ  các bệnh 
phẩm của bệnh nhân nằm điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế.
­ Môi trường làm kháng sinh đồ: Thạch Mueller ­ Hinton của hãng OXOID  
(Anh).
­ Các đĩa giấy kháng sinh: Hãng AB ­ BIODISK (Thụy Điển) và hãng SANOFI 
(Pháp).
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng   S. aureus  phân lập 
được bằng kỹ  thuật đĩa giấy kháng sinh khuếch tán trong thạch theo phương pháp 
Kirby ­ Bauer [1], [3].


Đánh giá kết quả dựa vào bảng chuẩn của hãng sản xuất đĩa giấy kháng sinh 
để phân loại mức độ nhạy cảm với từng loại kháng sinh.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
35


3.1. Phân bố các chủng S.aureus theo nguồn bệnh phẩm:

Bảng 1: Phân bố các chủng S.aureus theo nguồn gốc bệnh phẩm

Nguồn bệnh phẩm
Mủ vết thương, vết bỏng
Nước tiểu
Đờm
Các chất dịch
Máu
Các bệnh phẩm khác
Tổng số

Số chủng
1315
538
256
62
55
57
2283

Tỷ lệ %
57,6

23,6
11,2
2,7
2,4
2,5
100

Qua bảng 1 cho thấy hơn 1/2 số chủng S.aureus được phân lập từ mủ vết 
thương, vết bỏng (chiếm 57,6%), sau đó đến các nhiễm khuẩn đường tiết niệu 
(23,6%), và nhiễm khuẩn đường hô hấp (11,2 %). 
3.2. Mức độ đề kháng kháng sinh của S. aureus.
Bảng 2: Mức độ đề kháng với các kháng sinh nhóm   ­ lactam của S.aureus.

Kháng sinh

Penicillin G
Cephalothin 
Ceftriaxon

Tổng 
số 
chủng
2090
2085
403

Đề kháng
Số 
Tỷ lệ 
chủng

%
1765
84,4
627
30,1
130
32,3

Trung gian
Số 
Tỷ lệ 
chủng
%
35
1,7
309
14,8
44
10,9

Nhạy cảm
Số 
Tỷ lệ 
chủng
%
290
13,9
1149
55,1
229

56,8

Kết quả ở bảng 2 cho thấy: 
­Trên 84% số lượng chủng S.aureus đề kháng với penicillin G.
­ Tỷ lệ đề kháng với cephalothin và ceftriaxon của các chủng S.aureus ở bệnh 
nhân tại Huế là trên 30%, trong khi đó ở Miền Bắc thì tỷ lệ đề kháng với cephalothin  
là 8,0% và với ceftriaxon là 15% [2].
Bảng 3: Mức độ đề kháng với gentamicin, erythromycin, co­ trimoxazol, 
norfloxacin và vancomycin của S.aureus.
Kháng sinh

Gentamicin
Erythromycin

Tổng 
số 
chủng
2283
1599

Co­trimoxazol
Norfloxacin
Vancomycin

1877
113
177

Đề kháng
Số chủng Tỷ lệ %


Trung gian
Số chủng Tỷ lệ %

Nhạy cảm
Số chủng Tỷ lệ %

649
878

28,4
54,9

245
105

10,7
6,6

1389
616

60,9
38,5

907
34
2

48,3

30,1
1,1

171
1
0

9,1
0,9
0,0

799
78
175

42,6
69,0
98,9

Kết quả ở bảng 3 cho thấy: 
­ Tỷ  lệ  đề  kháng gentamicin của các chủng S.aureus phân lập được từ  bệnh 
phẩm của chúng tôi là 28,4%. Theo báo cáo của Chương trình giám sát Quốc gia về 
36


tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp  ở Việt Nam (1998) cho biết tỷ 
lệ        kháng gentamicin của các chủng  S.aureus  ở  Miền Bắc là 20,0%, còn  ở  Miền 
Nam là        42,0% [2].
­ Tỷ  lệ  đề  kháng với erythromycin, co ­ trimoxazol và norfloxacin của các  
chủng S.aureus ở Huế cao hơn so với tỷ lệ đề kháng 3 kháng sinh này của các chủng  

S.aureus ởí Miền Bắc và Miền Nam [2].
­ Có 1,1% số chủng ở Huế kháng vancomycin. Theo báo cáo của Chương trình  
giám sát Quốc gia về  tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp  ở  Việt  
Nam năm 1998 thì cả  nước có 3,4% số  chủng kháng vancomycin, trong đó  ởí Miền 
Bắc là 5% còn ởì Miền Nam là 1% [2].
84.4%
54.9%
48.3%
32.3%
30.1% 30.1% 28.4%

1.1%
PEN

ERY

COT

CRO

CEP

FL U

GEN

VAN

Biểu đồ 1: Mức độ kháng thuốc của các chủng S.aureus


Ghi chú: PEN ­ penicillin G, ERY ­ erythromycin, COT ­ co­trimoxazol, CRO ­ 
ceftriaxon,   CEP   ­   cephalothin,   FLU   ­   fluoroquinolon,   GEN   ­   gentamicin,   VAN   ­ 
vancomycin.
4. KẾT LUẬN
Các   chủng  S.aureus  gây   nhiễm   khuẩn   ở   Bệnh   viện   Trung   ương   Huế   đề 
kháng cao với penicillin G (84,4%), với erythromycin (54,9%) và với co­ trimoxazol 
(48,3%).   Các   kháng   sinh   khác   có   tỷ   lệ   đề   kháng   thấp   là     ceftriaxon   (32,3%), 
cephalothin   (30,1%),   norfloxacin   (30,1%)   và   gentamicin   (28,4%).   Có   1,1%   chủng 
S.aureus kháng vancomycin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Lê Đăng Hà, Lê Huy Chính, Phạm Văn Ca, Lê Văn Phủng.  Kỹ thuật xác định mức độ  
kháng thuốc của vi khuẩn Kirby ­ Bauer.  Tài liệu tập huấn Vi sinh lâm sàng. Bộ  Y tế, Hà 
Nội, (2000) 43 ­ 79.
2. Lê Đăng Hà và các tác giả khác. Tình hình kháng thuốc kháng sinh hiện nay của 10 vi  
khuẩn thường gặp  ở  Việt Nam năm 1998. Một số  công trình nghiên cứu về  độ  nhạy cảm 
37


của vi khuẩn với thuốc kháng sinh (1997 ­ 1998). Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới,  
Hà Nội (1999) 3 ­ 18.
3. Nguyễn Hữu Hồng. Chẩn đoán vi sinh lâm sàng và thử nghiệm kháng kháng sinh của  
một số  vi khuẩn gây bệnh thường gặp.  Bộ  môn Vi sinh trường Đại học y Hà Nội,  
(1990) 1­ 9.
4. Lê Văn Phủng.  Cấy mủ  tìm tụ  cầu vàng gây bệnh. Tài liệu tập huấn Vi sinh lâm 
sàng. Bộ Y tế, Hà Nội (2000) 13 ­ 15.
5. Tập san nghiên cứu khoa học Bệnh viện Trung ương Huế (1998).
6. Baron E.J et al. Micrococcacae: Staphylococci, Micrococci and Stomatococci. Bailey 

and Scott’s diagnostic microbiology. 9th edition. Mosby ­ Year, Inc (1994) 321 ­ 330.

TÓM TẮT
2.283 chủng Staphylococcus aureus (S. aureus) phân lập từ bệnh nhân nằm điều trị  
tại Bệnh viện Trung  ương Huế đã được nghiên cứu mức độ  đề  kháng với các thuốc kháng  
sinh bằng kỹ thuật khoanh giấy khuếch tán trong thạch theo phương pháp Kirby ­ Bauer. Kết  
quả cho thấy:
 Các chủng S.aureus gây nhiễm khuẩn  ở Bệnh viện Trung  ương Huế đề  kháng cao  
với penicillin G (84,4%), với erythromycin (54,9%) và với co­ trimoxazol (48,3%). Các kháng  
sinh khác có tỷ  lệ  đề  kháng thấp là   ceftriaxon (32,3%), cephalothin (30,1%), norfloxacin  
(30,1%),ì gentamicin (28,4%) và vancomycin (1,1%).

SITUATION OF ANTIBIOTIC RESISTANCE OF STAPHYLOCOCCUS  
AUREUS ISOLATED AT HUE CENTRAL HOSPITAL
Tran Van Hung
College of Medicine, Hue University
Tran Huu Luyen, Nguyen Thi Nam Lien
 Hue Central hospital

SUMMARY
2.283 strains of Staphylococcus aureus (S. aureus) isolated from the patients in Hue  
Central Hospital were tested for antibiotic resistance using Kirby ­ Bauer. The results showed  
that:
S.aureus strains were highly resisted to penicillin G (84,4%),   erythromycin (54,9%)  
and   co­   trimoxazol   (48,3%).   The   antibiotics   with   low   resistance   were   ceftriaxon   (32,3%),  
cephalothin (30,1%), norfloxacin (30,1%), gentamicin (28,4%) and vancomycin (1,1%).

38




×