Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Gây tê màng giáp nhẫn để xử trí đường thở khó trong gây mê hồi sức: Báo cáo 20 trường hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.25 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

GÂY TÊ MÀNG GIÁP NHẪN ĐỂ XỬ TRÍ ĐƯỜNG THỞ KHÓ
TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC: BÁO CÁO 20 TRƯỜNG HỢP
Võ Thị Thúy Nga*, Đỗ Thanh Huy**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá bước đầu sử dụng kỹ thuật gây tê màng giáp nhẫn để đánh giá đường thở và đặt nội
khí quản trong các trường hợp có yếu tố tiên lượng đường thở khó trong gây mê hồi sức.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: với phương pháp tiền cứu mô tả cắt ngang, tại phòng mổ bệnh
viện Ung Bướu Cần Thơ, 20 trường hợp chỉ định phẫu thuật chương trình, có 1 hay nhiều các yếu tố dự báo
đường thở khó. Người bệnh được gây tê màng giáp nhẫn để đánh giá đường thở, và tiến hành đặt nội khí quản
(NKQ) trong khi người bệnh tỉnh, làm theo y lệnh và tự thờ (Awake Intubation; AI), gây mê được tiến hành sau
khi đặt thành công ống NKQ. Ghi lại số liệu lâm sàng bao gồm: đặc điểm người bệnh, loại phẫu thuật, các dạng
đường thở khó, kỹ thuật đặt NKQ, các thuận lợi và phiền nạn của kỹ thuật này. Số liệu được xử lý bằng phần
mềm SPSS.
Kết quả: từ tháng 6/2011 đến tháng 9/2011, có 20 bệnh nhân bao gồm 15(75%) trường hợp bướu cổ (bướu
giáp nhân, basedow, k giáp), 2(10%) trường hợp phẫu thuật tuyến mang tai, 2(10%) trường hợp phẫu thuật
vùng hầu họng, 1(5%) trường hợp phẫu thuật bụng. Các dạng NKQ khó ghi nhận được dưới đèn soi thanh quản
(Cormack và Lehane) gồm:10(50%) gadeIII, 1(5%) gradeIV còn lại là grade I và II, 2 trường hợp khí quản di lệch
do bướu to chèn ép. Có 19(95%) trường hợp đặt NKQ thành công sau khi gây tê, 1(5%) trường hợp phải cho
ngủ và đặt NKQ qua mặt nạ Fastrack. Có 2(10%) trường hợp tăng mạch và huyết áp sau khi đặt NKQ nhưng
ổn định ngay sau khi cho ngủ, 10(50%) trường hợp có chảy ít máu sau khi gây tê nhưng đều tự khỏi.
Kết luận: qua sử dụng kỹ thuật gây tê màng giáp nhẫn cho 20 trường hợp cho thấy: đây là kỹ thuật đạt hiệu
quả cao, giúp người gây mê chủ động hơn trong xử trí các trường hợp đường thở khó có tiên lượng trước, có thể
dùng kỹ thuật này với đèn soi thanh quản để đánh giá đường thở khó trước khi gây mê. Các biến chứng xảy ra
với mức độ nhẹ và đều khắc phục được.
Từ khóa:gây tê màng giáp nhẫn, đường thở khó, gây mê hồi sức


ABSTRACT
THE TRANSTRACHEAL NERVE BLOCK IN DIFFICULT AIRWAY: A REPORT OF 20 CASES
Vo Thi Thuy Nga, Do Thanh Huy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 296 - 299
Objectives: To evaluate the efficacity and safe of the translaryngeal block in prediction and managing
difficult airway.
Study design: prospective, crossection study.
Patients and methods: 20 patients who were received routine elective surgery, difficult airway was
expected, translarygeal block for awake intubation. Clinical information obtained included patient characteristics,
type of surgery, details of difficult airway, details of adverse events.
Results:75% thyroid surgery, 10% parotid gland surgery, 10% oral cavity surgery, 5% abdominal surgery.
Form of difficult airway: 50% gradeIII, 5%gradeIV. Moved airway track by tumor in 2 cases. Success rate was


Bệnh Viện Ung Bướu Cần Thơ ** Đại Học Y Dược Cần Thơ
Tác giả liên lạc: ThS. Đỗ Thanh Huy,
Đt: 0939625107
Email: ,

296

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

95%. One case was intubation under anesthesia through Fastrack LMA. 40% hemodynamic changes, 50%
minute bleeding, but all recovered themselves.

Conclusions: the translaryngeal block is safe and effective in expected difficult airway.There is less urgency
in difficult airway management. Minor complications completely recover.
Key words: the transtracheal nerve block, difficult airway
nhẫn. Người bệnh được giải thích và đồng ý
ĐẶT VẤN ĐỀ
thực hiện kỹ thuật.
Đặt NKQ với gây mê và thuốc dãn cơ là tình
Phương pháp tiến hành
huống quen thuộc trên lâm sàng. Tuy nhiên
Bệnh nhân được khám tiền mê, làm các xét
không phải tất cả các trường hợp đều dễ dàng,
nghiệm thường quy, chuẩn bị như các cuộc gây
Tần suất đặt NKQ thất bại là 1/1-2000, không
mê thông thường.
thông khí được qua mặt nạ mặt là 1/1500, tình
huống “không thể thông khí, không thể đặt
NKQ” (CICV) là 1/5000-10000 và CICV chiếm
đến 25% các rường hợp tử vong liên quan đến
gây mê(2). Nếu người bệnh được gây mê và dãn
cơ, khi gặp phải các tình huống này, người gây
mê trong tình huống phải tìm mọi biện pháp để
thông khí cho người bệnh, nếu không tính mạng
người bệnh sẻ nguy kịch. Theo phác đồ hướng
dẫn xử trí đường thở khó của hội gây mê Hoa
Kỳ (ASA), các kỹ thuật “tỉnh” (AI) là lựa chọn
trong các tình huống NKQ khó đã nhận biết
trước. Gây tê màng giáp nhẫn là một trong các
kỹ thuật này, bác sĩ Michael Bailin đã gây tê
màng giáp nhẫn và tự đặt NKQ cho chính mình
thành công năm 2009(1), ông đã chứng minh hiệu

quả và độ an toàn của kỹ thuật này. Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này với mong muốn tìm
hiểu về những thuận lợi và khó khăn của kỹ
thuật này, hy vọng có thêm một “vủ khí” nhằm
đối phó với các tình huống khó khăn gặp phải
hàng ngày.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu

Gây tê đặt NKQ: người bệnh nằm ngửa, xác
định vị trí màng giáp nhẫn, dùng kim luồn 20G
chọc qua màng giáp nhẫn, khi có cảm giác vừa
qua màng thì rút nòng kim loại của kim luồn ra,
lắp ống tiêm vào hút nhẹ thấy có khí ra xác định
đúng vị trí, khi người bệnh hít vào thì bơm 24ml lidocain 2%, người bệnh ho nhẹ, khi bơm
xong thuốc tê thì rút kim luồn ra, băng kín vết
thương. Dùng lidocain 10% Spray tê vùng hầu
họng, tiền mê 50 microgam Fentanyl, 1mg
midazolam. Đặt NKQ với đèn soi thanh quản,
sau khi chắc chắn đặt ống NKQ đúng vị trí thì
tiến hành gây mê bình thường. Thu thập các số
liệu: loại phẫu thuật, loại NKQ khó, các biến cố
trong và sau khi thực hiện thủ thuật. Nhập số
liệu vào phần mềm SPSS và xử lý thống kê.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n=20)
Giới (nam/nữ)
Tuổi (năm)

Cân nặng (kg)
Suy tim độ
Bệnh kèm theo
III
Bướu cổ

Tiền cứu mô tả cắt ngang

Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật chương
trình với phương pháp gây mê NKQ, có một
hay nhiều các yếu tố tiên lượng đường thở
khó (malampati 2,3,4; bướu cổ to, cứng cổ,
béo phì, cổ ngắn…). Xác định được màng giáp

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Loại phẫu thuật

Bụng
Hầu họng
Tuyến mang
tai

4/16
51.72±14.37(29-75)
53.53±11.52(31-76)
1
15(75%)
K giáp:1; Basedow: 4

1(5%)
2(10%)
2(10%)

Bảng 2: Các yếu tố tiên lượng NKQ khó
Loại
Malampati 3;4
Cứng cổ
Há miệng hạn chế

N
3;7
6
4

297


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học
Loại

N
7
5
6
10
1
2

1

Bướu cổ to

độ 3
độ 4
Khó xác định màng giáp nhẫn
Lehane và Cormack
Độ 3
Độ 4
Lệch khí quản do bướu cổ to
U khoang miệng

Bảng 3: Kỹ thuật và số lần đặt NKQ
Kỹ thuật đặt NKQ
Đặt “tỉnh”

N(%)
19(95%)

Số lần đặt
3

N(%)
2(15%)

Đặt “hai thì”

1(5%)


6

1(5%)

Đặt ngược dòng

4(20%)

Bảng 4: Biến cố
Biến cố
Chảy máu ít

N(%)
10(50%)

Tăng mạch

8(40%)

Tăng HA

8(40%)

BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Do đặc thù là bệnh viện chuyên khoa ung
bướu, chúng tôi thường gặp các loại u bướu ở vị
trí đầu mặt cổ, bướu to, chèn ép, làm thay đổi
cấu trúc bình thường của đường hô hấp, gây
khó khăn cho việc đặt NKQ trong gây mê hồi

sức. Theo Finucane tỷ lệ gặp NKQ khó từ 1,5%
đến 8,5%(2). Tuy nhiên theo chúng tôi tỉ lệ này
còn cao hơn trong gây mê ung bướu. Trong 3
tháng chúng tôi có 15 trường hợp bướu cổ trong
mẫu nghiên cứu, có 1 trường hợp K giáp, 4
trường hợp Basedow, trong đó có 2 trường hợp
khí quản di lệch do khối bướu quá to (phát hiện
được qua thăm khám và trên phim X quang
cổ),vì vậy việc thành thạo các kỹ năng tiếp cận
và xử trí đường thở khó là vô cùng cần thiết,
gây tê màng nhẫn giáp là một trong các kỹ thuật
này. Nhằm giúp chúng tôi tiên lượng chính xác
hơn, chủ động hơn trong xử trí đường thở khó.

Các yếu tố tiên lượng NKQ khó.
Có nhiều yếu tố giúp tiên lượng trước
đường thở khó, tuy nhiên không có yếu tố nào
có độ dặc hiệu và độ nhạy cao giúp tiên lượng
chắc chắn đường thở khó(2). Thông thường chỉ
sau khi gây mê, cho đèn soi thanh quản vào

298

miệng và quan sát được hình dạng thanh môn
mới có thể phát hiện được NKQ khó. Hình dạng
thanh môn được phân độ theo Cormack và
Lehane từ năm 1984, có 4 độ, từ Grade I đến
Grade IV, trong đó Grade III và IV là khó đặt
NKQ(2). Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng
quan sát được 10 trường hợp grade III và 1

trường hợp grade IV qua đèn soi thanh quản
bằng kỹ thuật gây tê màng giáp nhẫn. Điều này
cho thấy có thể dùng các kỹ thuật gây tê để
quan sát thanh môn giúp tiên lượng chính xác
đường thở khó thay vì phải gây mê như thường
lệ. Năm 2010, William Rosenblatt cho soi thanh
môn 138 trường hợp trước phẫu thuật, cho thấy
kỹ thuật này có thể giúp tiên lượng chính xác
đường thở khó, và nên thực hiện thường qui,
đặc biệt trong trường hợp có bệnh lý gây bất
thường cấu trúc đường thở kèm theo(4).

Kỹ thuật đặt NKQ và các biến cố.
Với 20 trường hợp, chúng tôi có 19 trường
hợp đặt thành công ống NKQ trước khi gây mê,
người bệnh tỉnh hoàn toàn, hợp tác theo y lệnh,
các biến cố như tăng mạch và HA ổn định ngay
sau được gây mê, và ổn định trong suốt cuộc
mổ. Trong một số trường hợp cuộc mổ ngắn,
chúng tôi nhận thấy người bệnh tỉnh mê nhẹ
nhàng hơn, không gây rối loạn huyết động như
các trường hợp tỉnh mê thông thường khác. Biến
cố tổn thương mạch máu xảy ra ở mức độ nhẹ
và tự khỏi. Một trường hợp thất bại trong
nghiên cứu, do mức tê không đạt, tuy nhiên
chúng tôi cũng quan sát được thanh môn và đặt
NKQ qua mặt nạ thanh quản fast-track sau khi
khởi mê. Theo Michael Bailin, các trường hợp
thất bại do có nhiều chất tiết trong đường thở(1),
có thể khắc phục bằng cách tiêm atropin tĩnh

mạch, điều này cũng giải thích 1 trường hợp
thất bại trong nghiên cứu của chúng tôi.
Khi gặp đường thở khó thường phải đặt
NKQ nhiều lần. Chúng tôi cũng gặp 2 trường
hợp đặt NKQ 3 lần, 1 trường hợp phải đặt đến
lần thứ 6, trường hợp này phải mất 60 phút để
đặt xong ống NKQ. Tuy nhiên không có giảm
ôxy máu trong suốt quá trình đặt, người bệnh

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

tỉnh và tự thở hoàn toàn. Điều này cũng chứng
minh ưu điểm của kỹ thuật gây tê so với gây mê
trong xử trí đường thở khó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

KẾT LUẬN

2.

Qua 20 trường hợp cho thấy kỹ thuật gây tê
màng giáp nhẫn đạt hiệu quả cao, an toàn, giúp
người gây mê chủ động hơn, có đủ thời gian để
chuẩn bị trong xử trí đường thở khó, hay có thể

“rút lui” an toàn khi không thể đặt được ống
NKQ. Ngoài ra còn có thể dùng kỹ thuật này để
“trinh sát” đường thở trước khi quyết định gây
mê cho người bệnh.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

1.

3.
4.

Bailin.M (2009). Awake needle cricothyrotomy, awake oral
endotracheal
intubation.
Nice
Bass
Production.
/>Cook.TM (2011). The introduction. In: Woodall N, Cook TM,
Frerk C. Major complications of airway management in the
United Kingdom, p13.
Jain.D (2005). Airway assessment: predictors of difficult airway.
Indian journal of anaesthesia, 49(4), 257-262.
Rosenblatt.W, et al. (2010). Preoperative Endoscopic Airway
Examination (PEAE) Provides Superior Airway Information and
May Reduce the Use of Unnecessary Awake Intubation.
Anesthesia and Analgesia, 112, 602-607.

299




×