Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.82 KB, 7 trang )

iểm số từ 0 đến 3, sản phụ chọn 1 câu đúng.
Tổng số điểm sẽ được ghi nhận (từ 0 đến 30
điểm). Những sản phụ nào có số điểm ≥ 15 được
chẩn đoán ban đầu là có trầm cảm trong khi
mang thai.

Nghiên cứu Y học

Nhận xét: Đa số thai kỳ lần này của các sản
phụ là có mong đợi (83,2%).
Đa số lần này các sản phụ có thai tự nhiên
(94,2%). Các bệnh thường gặp nhất trong thai kỳ
bao gồm: Dọa sẩy thai (6,5%), thiếu máu (5,8%),
viêm âm đạo (4,8%), nghén nặng (4%).

Tỷ lệ (%) trầm cảm trong thai kỳ của phụ
nữ mang thai 3 tháng đầu tại bệnh viện
Hùng Vương (n=400)

KẾT QUẢ
Đặc điểm xã hội - kinh tế của đối tượng
nghiên cứu (n=400)
Tần số
(n=400)
Tuổi
18- 35 tuổi
> 35 tuổi
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Trung cấp-CĐ-ĐH


Nhà riêng
Nhà ba mẹ chồng
Nhà ba mẹ ruột
Nhà thuê
Khác
Nghề ổn định
Nghề không ổn định
Khó khăn
Đủ sống

352
48
38
171
101
90
87
85
30
187
11
363
37
82
318

Tỷ lệ (%)

88,0
12,0

9,5
42,8
25,2
22,5
21,8
21,2
7,5
46,8
2,8
90,8
9,2
20,5
79,5

Nhận xét: Đa số những sản phụ mang thai 3
tháng đầu thuộc nhóm phụ nữ trẻ, tuổi trung
bình là 28,06. Các sản phụ thuộc nhóm tuổi 1835 chiếm tỷ lệ cao nhất (88%).
Hầu hết các sản phụ có trình độ học vấn ở
bậc phổ thông (77,5%). Nhóm các sản phụ có
trình độ học vấn sau đại học chiếm tỷ lệ rất
ít (0%).
Hầu hết các sản phụ đều có mối quan hệ hòa
hợp với chồng (93,2%). Tỷ lệ các sản phụ có mâu
thuẫn với gia đình chồng chiếm tỷ lệ rất ít (4%).

Sản Phụ Khoa

Mối liên quan giữa các yếu tố xã hội-kinh
tế với tình trạng TCTTK của đối tượng
nghiên cứu

>35 tuổi
18- 35t
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Trung cấp-CĐ-ĐH
Nhà riêng
Nhà ba mẹ chồng
Nhà ba mẹ ruột
Nhà thuê
Khác
Nghề ổn định
Không ổn định
Khó khăn
Đủ sống


TC
7
16
3
8
4
8
8
3
0
12
0
7

16
15
8

Không
p
OR
TC
(KTC 95%)
41
0,005
3,59
336
(1,25-9,98)
35
0,370
163
97
82
79
0,318
82
30
186
11
30
<0,001
5,06
347
(1,73-14,4)

67
<0,001
8,68
310
(3,2-23,42)

Nhận xét: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
thai kỳ > 35 tuổi có nguy cơ TCTTK cao gấp 3,59
lần so với nhóm 18-35 tuổi.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ có
nghề nghiệp không ổn định có nguy cơ TCTTK

253


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

cao gấp 5,06 lần so với nhóm có nghề nghiệp
không ổn định.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ có
hoàn cảnh kinh tế khó khăn có nguy cơ TCTTK
cao gấp 8,68 lần so với nhóm có hoàn cảnh kinh
tế đủ sống.

Mối liên quan giữa các yếu tố hôn nhângia đình với tình trạng TCTTK của đối
tượng nghiên cứu
Có Không
P

OR
TC
TC
(KTC 95%)
Sống chung với chồng 23
373
0,096
Ly thân/ Ly dị/ Không 1
3
chồng
Hòa hợp với chồng
20
353
0,222
Ít hòa hợp
3
21
Không
0
3
Mâu thuẫn với gia đình 6
10
0,001
12,95
chồng
(3,67-45,1)
Không
17
367


Nhận xét:
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ mâu
thuẫn với gia đình chồng có nguy cơ TCTTK
cao gấp 12,95 lần so với nhóm không mâu thuẫn
với gia đình chồng.

Mối liên quan giữa tiền căn sản khoa với
tình trạng TCTTK của đối tượng nghiên
cứu
> 2 con
< 2 con
Có mổ sanh
Không
Có bỏ thai
Không
Có hư thai
Không


TC
4
19
0
23
20
3
11
12

Không

TC
19
358
19
358
332
45
86
291

p

OR
(KTC 95%)
0,035
3,97
(1,03-14,1)
0,315
0,902
0,006

3,10
(1,22-7,8)

Nhận xét: phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai
kỳ có > 2 đứa con có nguy cơ TCTTK cao gấp
3,97 lần so với nhóm có < 2 con. Phụ nữ mang
thai 3 tháng đầu thai kỳ có tiền căn hư thai có
nguy cơ TCTTK cao gấp 3,1 lần so với nhóm
không có tiền căn hư thai.


Mong có thai
Không

254


TC
20
3

Không
p
OR
TC
(KTC 95%)
313
0,442
64

Có ĐT hiếm muộn
Không
Mắc bệnh lúc có thai
Không
Có dọa sẩy
Không
Có nghén nặng
Không
Có viêm ÂĐ
Không

Có bệnh tim
Không


TC
4
19
12
11
5
18
4
19
2
21
1
22

Không
TC
19
358
77
300
21
356
12
365
17
360

1
376

p
0,035
<0,001
0,011
0,009

OR
(KTC 95%)
3,97
(1,03-14,1)
4,25
(1,68-10,8)
4,71
(1,38-15,2)
6,4
(1,57-24,3)

0,299
0,111

Nhận xét: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
thai kỳ có điều trị hiếm muộn có nguy cơ
TCTTK cao gấp 3,97 lần so với nhóm có thai tự
nhiên.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ có
mặc bệnh trong thai kỳ lần này có nguy cơ
TCTTK cao gấp 4,25 lần so với nhóm không mắc

bệnh trong thai kỳ lần này.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ bị
dọa sẩy thai trong thai kỳ lần này có nguy cơ
TCTTK cao gấp 4,71 lần so với nhóm không bị
dọa sẩy thai.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ bị
nghén nặng trong thai kỳ lần này có nguy cơ
TCTTK cao gấp 6,4 lần so với nhóm không bị
nghén nặng.

Các yếu tố liên quan đến trầm cảm đối với
phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Yếu tố
p
OR
> 35t
0,020 2,95
KT khó khăn
<0,001 5,61
Có ĐT hiếm muộn
0,024 3,09
Mâu thuẫn với gia đình 0,013 1,58
chồng

KTC 95%
1,965-8,690
2,523-18,931
1,240-12,531
1,180-10,361


Nhận xét: Có 4 yếu tố làm tăng nguy cơ trầm
cảm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu (p<0,05).
Yếu tố kinh tế khó khăn có tương quan mạnh
nhất với TCTTK (OR=5,61).Yếu tố mâu thuẫn
với gia đình chồng có tương quan yếu nhất với
TCTTK (OR=1,58).

Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
BÀN LUẬN
Các nghiên cứu hiện tại về trầm cảm trong
thai kỳ trên những đối tượng, quốc gia khác
nhau lại thường sử dụng các bảng câu hỏi khác
nhau, hoặc cùng một bảng câu hỏi nhưng phiên
dịch thành các thứ tiếng khác nhau để phù hợp
với từng quốc gia. Vì vậy, khi so sánh kết quả
của các nghiên cứu này với nhau dễ bị thiếu
chính xác.
Có thể thấy các sản phụ đến khám thai tại
bệnh viện Hùng Vương có những đặc điểm
riêng so với các sản phụ đang sống tại thành
phố Hồ Chí Minh. Điều này một phần là do
bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện công,
thành phần đến khám chủ yếu là có bảo hiểm y
tế, thuận lợi cho những người có mức sống
trung bình. Thành phần các sản phụ thuộc tầng
lớp trí thức (đại học, sau đại học) có lẽ thích đến
khám thai tại các cơ sở y tế tư nhân hơn.

Tỷ lệ trầm cảm trong 3 tháng đầu thai kỳ
chúng tôi tìm được trên 400 sản phụ đến khám
thai tại bệnh viện Hùng Vương năm 2011 là
5,75% (23/400 sản phụ). Tỷ lệ này được sàng lọc
bước đầu bằng bảng câu hỏi EDS với ngưỡng
điểm là 15 điểm. Đây là điểm cắt có độ nhạy cao
và độ đặc hiệu cao, được khuyến cáo để chẩn
đoán ban đầu trầm cảm trong thai kỳ(12). Nghiên
cứu tại Úc kết luận EDS với đểm cắt 15, có độ
nhạy 100% và độ đặc hiệu 96% trong sàng lọc
TCTTK(3). 23 sản phụ chúng tôi nghi ngờ có trầm
cảm trong thai kỳ đã được chẩn đoán khẳng
định lại dựa trên thang điểm chẩn đoán trầm
cảm DSM-IV bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Tuy nhiên tỷ lệ trầm cảm trong thai kỳ của
phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại bệnh viện
Hùng Vương có thể cao hơn con số chúng tôi
tìm được do đặc điểm của những đối tượng từ
chối trả lời phỏng vấn như đã đề cập phần trên.
Một số lượng phụ nữ có nguy cơ trầm cảm
trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể đã bị bỏ sót.
Tỷ lệ chúng tôi tìm được cũng gần bằng với
tỷ lệ trầm cảm ở nhóm sản phụ từ 14-16 tuần
(6,1%) trong một nghiên cứu thực hiện năm 2009
tại Viện Trường ở Lithuania. Đây là một nghiên

Sản Phụ Khoa

Nghiên cứu Y học


cứu thiết kế cohort, sử dụng công cụ sàng lọc là
bảng câu hỏi của WHO: CIDI-SF và tiêu chuẩn
chẩn đoán là DSM-III-R.
So sánh với một số tỷ lệ trầm cảm trong thai
kỳ trong các nghiên cứu khác, chúng tôi thấy tỷ
lệ 5,75% ở mức độ tương đối thấp, gần bằng với
những số liệu từ các nghiên cứu ở châu Á (Nhật
Bản, Trung Quốc).
Nếu thử dời điểm cắt của thang điểm EDS từ
15 xuống 13 điểm (một ngưỡng điểm cũng được
chứng minh rằng có độ nhạy cao trong sàng lọc
trầm cảm trong thai kỳ) thì tỷ lệ trầm cảm trong
thai kỳ được chẩn đoán ban đầu trong nghiên
cứu của chúng tôi là 9%. So với số liệu từ các
nghiên cứu từ châu Mỹ, con số này vẫn còn ở
mức độ thấp.
Sau khi phân tích đơn biến chúng tôi có 9
yếu tố liên quan đến trầm cảm trong 3 tháng
đầu thai kỳ.
Nhìn chung, hầu hết các yếu tố có liên
quan với trầm cảm trong 3 tháng đầu thai kỳ
chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu này
giống với các yếu tố nguy cơ trong các nghiên
cứu khác trên thế giới.
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu tại
Lithuania, một quốc gia có nền kinh tế phát triển
thuộc Bắc Âu, năm 2009, TCTTK cao nhất trong
3 tháng đầu thai kỳ với các yếu tố có liên quan
là: thai kỳ ngoài mong đợi, học vấn thấp, thu
nhập thấp, tiền căn trầm cảm, có chứng loạn

thần(4), phần lớn chúng tôi không tìm thấy mối
liên quan với các yếu tố như nghiên cứu trên.
Đối với yếu tố trình độ học vấn: Chúng tôi
không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố này
với trầm cảm 3 tháng đầu thai kỳ có thể là do
đặc trưng về trình độ học vấn của đối tượng
nghiên cứu như đã bàn luận ở trên: các sản phụ
đến khám thai tại bệnh viện Hùng Vương tập
trung hầu hết ở bậc phổ thông.
Đối với yếu tố tiền căn trầm cảm và có
chứng loạn thần: Trong nghiên cứu của chúng
tôi, tiêu chuẩn loại trừ của đối tượng nghiên cứu
là không có tiền căn bệnh lý tâm thần nhằm tập
trung khảo sát các yếu tố riêng biệt của thai kỳ

255


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

lần này với bệnh lý TCTTK. Tuy nhiên, chúng
tôi cũng thực sự không an tâm vì trong tất cả các
trường hợp được phỏng vấn, chúng tôi đều
không ghi nhận được trường hợp nào có tiền
căn tương tự. Điều này có thể là do sức khỏe
tâm lý đối với người Việt Nam vẫn chưa được
chú trọng. Sản phụ có thể đã từng có biểu hiện
của các bệnh lý tâm thần trên nhưng có thể

không được phát hiện do ở mức độ nhẹ và
không đi khám. Hơn nữa, nếu đã từng được
chẩn đoán các sản phụ có thể không cho người
phỏng vấn biết vì đây dường như còn là những
bệnh lý tế nhị đối với người Việt Nam. Do đó,
chúng tôi nghĩ tại Việt Nam cần có thêm những
nghiên cứu khảo sát một các chuyên biệt hơn
liên quan giữa yếu tố tiền căn bệnh lý tâm thần
với TCTTK để có thể kết luận rõ hơn.

Phân tích đa biến
Sau khi phân tích đa biến (nhằm loại bỏ các
yếu tố gây nhiễu) chúng tôi tìm thấy 4 yếu tố
nguy cơ đối với trầm cảm 3 tháng đầu thai kỳ,
xếp theo thứ tự giảm dần của OR: Kinh tế khó
khăn (OR=5,61), có điều trị hiếm muộn
(OR=3,09), tuổi > 35 (OR=2,95)
Mâu thuẫn với gia đình chồng (OR=1,58).
Mặc dù đây là một rối loạn tâm thần nhưng yếu
tố kinh tế dường như vẫn giữa vai trò chủ đạo
với OR cao nhất. Ở những nước đang phát triển,
việc phụ nữ có thai, sinh con và nuôi dưỡng con
cái vẫn chưa có được sự hỗ trợ tích cực như ở
các nước phát triển. Do đó, đối với những gia
đình kinh tế khó khăn, việc chuẩn bị cho một
thành viên mới sắp ra đời có thể sẽ là mối quan
tâm, lo lắng rất lớn, đặc biệt cho người mẹ mang
thai.
Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm 3 tháng
đầu thai kỳ mà chúng tôi tìm được hầu hết phù

hợp với các yếu tố nguy cơ tìm được trong các
nghiên cứu có liên quan.
Điều trị hiếm muộn cho thai kỳ lần này có
tương quan mạnh với TCTTK (sau yếu tố kinh
tế). Tương quan này có thể được lý giải do
nhiều áp lực khi thực hiện điều trị hiếm muộn:
chi phí tốn kém, thời gian kéo dài, hiệu quả thấp

256

và khao khát mong muốn có con từ bản thân sản
phụ và gia đình. Vì vậy, những sản phụ này bên
cạnh việc điều trị hiếm muộn cũng cần được gia
đình và thầy thuốc quan tâm hơn đến sức khỏe
tinh thần, tình cảm để thai kỳ lần này có được
những kết quả trọn vẹn nhất.
Mâu thuẫn với gia đình chồng cũng góp
phần cho tình trạng TCTTK. Đây có lẽ là một
trong những yếu tố đặc trưng cho phụ nữ châu
Á, các dân tộc chịu ảnh hưởng nền xã hội phong
kiến, người phụ nữ lập gia đình phụ thuộc gia
đình chồng về kinh tế, chỗ ở...
Tuy nhiên, đối với yếu tố tuổi, nghiên cứu
của chúng tôi tìm được có mối tương quan
ngược lại so với tất cả các nghiên cứu mà chúng
tôi tổng quan được. Trong các nghiên cứu khác,
nguy cơ TCTTK sẽ tăng cao trong nhóm phụ nữ
trẻ, riêng trong nghiên cứu của chúng tôi,
TCTTK lại tăng trong nhóm có độ tuổi trung
niên (>35 tuổi). Có thể đây là điểm khác biệt

riêng đối với những phụ nữ Việt Nam hoặc đối
tượng nghiên cứu tại bệnh viện Hùng Vương.
Tuy nhiên để khẳng định điều này cần có sự
phân tích chi tiết hơn về các đối tượng trong các
nghiên cứu khác nhau và cần có thêm những
nghiên cứu khác về trầm cảm trong 3 tháng đầu
thai kỳ được thực hiện ở người Việt Nam.

KẾT LUẬN
Qua khảo sát trên 400 phụ nữ mang thai 3
tháng đầu khám thai tại bệnh viện Hùng Vương
từ 01/04/2011 đến 30/06/2011, chúng tôi có kết
luận sau:
Tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ mang thai 3
tháng đầu là 5,75%.
Bốn yếu tố ghi nhận liên quan đến trầm cảm
3 tháng đầu thai kỳ: Tuổi: Nhóm sản phụ > 35
tuổi tăng nguy cơ trầm cảm so với nhóm ≤ 35
tuổi (OR=2,95).
Hoàn cảnh kinh tế: Nhóm sản phụ có hoàn
cảnh kinh tế khó khăn tăng nguy cơ trầm cảm so
với nhóm kinh tế đủ sống (OR=5,61).

Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Điều trị hiếm muộn: Nhóm sản phụ có điều
trị hiếm muộn tăng nguy cơ trầm cảm so với
nhóm có thai tự nhiên (OR=3,09).

Mâu thuẫn với gia đình chồng: Nhóm sản
phụ có mâu thuẫn với gia đình chồng tăng nguy
cơ trầm cảm so với nhóm không có mâu thuẫn
với gia đình chồng (OR=1,58).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

Alami KM, Kadri N, Berrad S (2006), "Prevalence and
psychosocial correlates of depressed mood during pregnancy
and after childbirth in a Moroccan sample". Arch Womens Ment
Health, 9(6), pp 343-346.
Bennett HA, Einarson A, Koren G (2004), "Prevalence of
depression during pregnancy: sistematic review." Obstet
Gynecol, pp 103:698-709.
Boyce P, Stubbs J, Todd A (1993), "The Edinburgh Postnatal
Depression Scale: validation for an Australian sample". Aust N
Z J Psychiatry, 27(3), 472-476.
Bunevicius R, Kusminskas L, Bunevicius A, Nadisauskiene RJ,
Jureniene K, Pop VJ (2009), "Psychosocial risk factors for
depression during pregnancy". Acta Obstet Gynecol Scand,
88(5), 599-605.

Chandran M, Tharyan P, Muliyil J, Abraham S (2002), "Postpartum depression in a cohort of women from a rural area of
Tamil Nadu, India. Incidence and risk factors". Br J Psychiatry,
181, pp 499-504.

Sản Phụ Khoa

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.
13.

14.

Nghiên cứu Y học

Cox Ropper A Brockington IF. (1988). The nosology of
puerperal mental illness in Motherhood and Mental illness. In
Kumar R, B. IF (Eds.), Causes and Consequences. (Vol. 2)
Heron J, O'Connor TG, Evans J, Golding J,V,G, Team., AS.
(2004), "The course of anxiety and depression through

pregnancy and the postpartum in a community sample." J
Affect Disord, pp 80:65-73.
Maullik P, Patel V, (2005), "Depression and motherhood:
when does it start?" Abstracts of the XIII World Congress of
Psychiatry. Cairo: World Psychiatric Association, pp 114.
Orr, S. T., Miller, C. A. (1995), "Maternal depressive symptoms
and the risk of poor pregnancy outcome. Review of the
literature and preliminary findings". Epidemiol Rev, 17(1), 165171.
Patel V, DeSouza N, Rodrigues M (2003), "Postnatal
depression and infant growth and development in low income
countries: a cohort study from Goa, India". Arch Dis Child,
88(1), 34-37.
Patel V, Rodrigues M, DeSouza N (2002), "Gender, poverty,
and postnatal depression: a study of mothers in Goa, India". J
Psychiatry, 159(1), pp 43-47.
Pearlstein T (2008), "Perinatal depression: treatment options
and dilemmas". J Psychiatry Neurosci, 33(4), pp 302-318.
Rahman A, Iqbal Z, Harrington R (2003), "Life events, social
support and depression in childbirth: perspectives from a rural
community in the developing world". Psychol Med, 33(7),
1161-1167.
World
Bank.
Country
classification.
/>
257




×