Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh X quang và cắt lớp vi tính lồng ngực ở bệnh nhân chấn thương ngực kín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.58 KB, 6 trang )

ng sườn thường bỏ sót trên XQP do sự
chồng của các cấu trúc lên nhau hoặc do tia X không
đi tiếp tuyến với đường gãy; gãy không di lệch và vỏ
xương còn bảo tồn khó phát hiện [16]. CLVT không bị
18

JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

hạn chế trên nên khả năng phát hiện tốt hơn. Tương
tự như vậy, CLVT phát hiện thêm tổn thương gãy
xương vai 5,6%, tổn thương gãy xương đòn 1,4%.
Về vị trí gãy xương sườn, gãy nhóm IV-VIII phổ biến
nhất, phù hợp với các nghiên cứu khác, nhóm xương
sườn I-III cần lực tác động mạnh, nhóm xương sườn
IX-XII liên quan đến các tổn thương tạng tầng trên
ổ bụng [8], [10], [12]. CLVT phát hiện thêm 18,1%
tràn khí dưới da so với XQP, tràn khí dưới da vùng
cổ+ngực+bụng thường gặp ở trên XQP còn vùng
ngực đơn thuần gặp nhiều ở CLVT. Điều này được
giải thích do ở vùng ngực đơn thuần thường bị bỏ
sót trên XQP do trùng vào nhu mô phổi.
Về tổn thương màng phổi, tràn khí màng phổi
chủ yếu là lượng ít, đối với những trường hợp lượng
nhiều việc dẫn lưu không có kết quả, phổi không nở,
hoặc có kèm tràn khí dưới da và tràn khí trung thất,
thì ta cần nghi ngờ tổn thương khí phế quản, nên
tiến hành nội soi khí phế quản để quyết định mở
ngực [5]. Khi bệnh nhân chụp XQP tư thế nằm, dịch


Tạp chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 6 - tháng 1/2017



lan ra đều máu nằm loang mặt sau khoang màng
phổi, khó phân biệt dập phổi hoặc tụ máu nhu mô
phổi, lượng ít thì khó nhận ra [5]. Đối với những
trường hợp này thì ngoài CLVT thì siêu âm có thể
phát hiện bổ sung. Tràn khí màng phổi chủ yếu là
lượng ít, tỷ lệ phát hiện tràn khí màng phổi trên CLVT
so với XQP là 16,7%. Các nghiên cứu khác cũng cho
kết quả tương tự [11], [17]. Những trường hợp dẫn
lưu không có kết quả, phổi không nở, hoặc có kèm
tràn khí dưới da và tràn khí trung thất, thì ta cần nghi
ngờ tổn thương khí phế quản, nên tiến hành nội soi
khí phế quản để quyết định mở ngực [1]
Đối với tổn thương nhu mô phổi, tỷ lệ đụng dập
phổi trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn các tác
giả khác [11], [15], [17]. CLVT với độ phân giải cao
hơn cho kết quả phát hiện cao hơn XQP 12,5% tổn
thương đụng dập phổi. Tổn thương rách nhu mô

phổi trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ phát hiện
được trên CLVT mà không phát hiện được bằng
XQP, kết quả này phù hợp với Muzaffer E. [4]. Tràn
khí trung thất cho ta những nghi ngờ tổn thương
thực quản, khí-phế quản tuy khả năng không cao.
Việc phát hiện dấu hiệu này vì thế tuy ít nhưng rất có
giá trị. Gãy xương ức chỉ phát hiện được một trường
hợp trên CLVT, không phát hiện được XQP dù đã
xem xét lại sau khi chụp CLVT.
5. KẾT LUẬN
Tổn thương gãy xương sườn phổ biến nhất trên

X quang phổi và cắt lớp vi tính trong các tổn thương
chấn thương ngực. Cắt lớp vi tính có khả năng phát
hiện thêm nhiều tổn thương so với X quang phổi,
một vài tổn thương hoàn toàn chỉ có cắt lớp vi tính
phát hiện được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Lình (2008), “Chấn thương ngực kín và
vết thương ngực hở”, Ngoại bệnh lýtập 2, tr. 106-117
2. Trần Văn Sơn, Nguyễn Thanh Thuy (2011), “Kết quả
bước đầu chẩn đoán và điều trị tại khoa ngoại tổng quát
Bệnh viện Thống nhất”, Y dược Hồ Chí Minh, 15(2), tr. 259264
3. Al-Koudmani Ibrahim, Darwish Bassam, Al-Kateb
Kamal et al (2012), “Chest trauma experience over elevenyear period at al-mouassat university teaching hospital
Damascus: a retrospective review of 888 cases”, Journal
of Cardiothoracic Surgery, 7, pp. 35
4. Elmalı M., Baydın A., Nural M. S. et al (2007), “Lung
parenchymal injury and its frequency in blunt thoracic
trauma: the diagnostic value of chest radiography and
thoracic CT”, Diagn Interv Radiol, 13, pp. 179–182
5. El-Menyar A. et al (2013), “Age and traumatic chest
injury: a 3-year observational study”, Eur J Trauma Emerg
Surg, 39, pp. 397–403
6. Exadaktylos A. K., Sclabas G., Schmid S. W. et al
(2001) “Do we really need routine computed tomographic
scanning in the primary evaluation of blunt chest trauma
in patients with “normal” chest radiograph?”,  J Trauma
51, pp. 1173-1176
7. Eyo E. Ekpe, C. Eyo (2014), “Determinants of
Mortality in Chest Trauma Patients”, Niger J Surg, 20(1),

pp. 30–34
8. Kahraman Cemal, Tas¸demir Kutay, Akçali Yigit et al
(1998), “Blunt thoracic trauma: analysis of 1730 patients”,
Asian Cardiovasc Thorac Ann , 6, pp. 308–312
9. Kea B., Gamarallage R., Vairamuthu H. (2013),
“What is the clinical significance of chest CT when

the chest x-ray result is normal in patients with blunt
trauma?”, American Journal of Emergency Medicine, 31,
pp. 1268–1273
10. Magu S., Yadav A., Agarwal S. (2009), “Computed
Tomography in Blunt Chest Trauma”, Indian J Chest Dis
Allied Sci, 51, pp.75-81
11. Marts B., Durham R., Shapiro M. et al (1994),
“Computed Tomography in the Diagnosis of Blunt Thoracic
Injury”, The American journal of surgery, 168(12), pp.688692
12. Oikonomou A.  ,  Prassopoulos P.  (2011), “CT
imaging of blunt chest trauma”, Insights Imaging 2 , pp.
281-295.
13. Omert L., Yeaney W. W., Jack P. (2001), “Efficacy
of thoracic computerized tomography in blunt chest
trauma”, American Surgeon, 67(7), pp. 660-664.
14. Onan B., Demirhan R., Öz K. (2011), “Cardiac
and great vessel injuries after chest trauma: our 10-year
experience”, Ulus Travma Acil Cerrahi Derg, 17 (5), pp.
423-429
15. Soldati G., Testa A., Silva F. R. et al (2006),
“Chest Ultrasonography in Lung Contusion”, Chest 130(2),
pp.533-538
16. Stark P. (1990), “Radiology of thoracic trauma”,

Investigative ragiology, 25, pp. 1265-1275
17. Traub M., Stevenson M., McEvoy S. et al (2007),
“The use of chest computed tomography versus chest
X-ray in patients with major blunt trauma”, Injury, Int. J.
Care Injured , 38, pp. 43-47
18. Mancini M. C (2014), Blunt chest trauma,
Thoracic Surgery-eMedicine

JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

19



×