Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh và đột biến gen EGFR trong 116 trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.66 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM  GIẢI PHẪU BỆNH VÀ ĐỘT BIẾN GEN EGFR 
TRONG 116 TRƯỜNG HỢP UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ 
Trần Minh Thông*, Phạm Hùng Vân**, Đoàn Trọng Nghĩa*, Nguyễn Thúy Hằng*  

TÓM TẮT 
Tổng quan: Ung thư phổi chiếm tỉ lệ cao nhất và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong tất cả 
các bệnh ung thư. Phần lớn ung thư phổi là loại không tế bào nhỏ và loại tế bào nhỏ. Ung thư phổi thường 
cho di căn rất sớm đến các hạch trung thất và các cơ quan ngoài phổi khác, đặc biệt là não và tủy xương. 
Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ với hóa trị đơn thuần đã không đem lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, 
đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR, nếu được điều trị với các thuốc 
ức chế tyrosin kinase của EGFR sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị. Do đó, ngày này việc chẩn đoán phát 
hiện đột biến EGFR trong ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn phác đồ điều trị 
nhắm trúng đích phân tử cho bệnh nhân.  
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh và đột biến gen EGFR của ung thư phổi không tế 
bào nhỏ từ tháng 06‐2010 đến tháng 02‐2012 tại bệnh viện Chợ Rẫy. 
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả hàng loạt ca. 
Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ = 1,8/1. Khoảng tuổi mắc bệnh từ 30 đến 89, độ tuổi trung bình 55, trên 50 tuổi 
chiếm đa số (85,96%).Tỉ lệ đột biến gen EGFR là 54,3%. Đột biến thường gặp ở bệnh nhân nữ (66%), loại 
mô học carcinôm tuyến (54%). Hai loại đột biến thường gặp nhất là mất đoạn ở exon 19 (38%) và L858R ở 
exon 21 (27%). 
Kết  luận:  Xét  nghiệm  phát  hiện  đột  biến  EGFR  là  một  xét  nghiệm  quan  trong  và  nên  được  thực  hiện 
thường quy. 
Từ khóa: carcinôm phế quản phổi nguyên phát, ung thư phổi không tế bào nhỏ, đột biến gen EGFR. 

ABSTRACT 
RETROSPECTIVE STUDY OF HISTOPATHOLOGICAL FEATURES & EPIDERMAL GROWTH 
FACTOR RECEPTOR (EGFR) MUTATIONS OF 116 NON‐SMALL CELL LUNG CANCER CASES 


Tran Minh Thong, Doan Trong Nghia, Tran Thi Thuy Hang, Nguyen Thuy Hang  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 68 ‐ 71 
Background: Lung cancer is the most frequently diagnosed of all cancer and is the most common cause of 
death due to malignant tumors. There are two main type of lung cancer, including non‐small cell lung cancer 
(NSCLC)  and  small  cell  lung  cancer.  First‐line  treatment  of  first‐line  treatment  of  advanced  NSCLC  often 
involves platinum‐based combination chemotherapy but this treatment  continues  to  be  restricted.  However,  in 
patients  with  NSCLC  and  an  activating  mutation  of  the  epidermal  growth  factor  receptor  (EGFR),  targeted 
treatment has undergone a significant change. Testing for mutations in EGFR is therefore an important step in 
the treatment‐decision pathway. 
Objective: To evaluate the histopathological features and EGFR mutations of 116 bronchial non‐small cell 
carcinoma cases that were diagnosed at Cho Ray hospital between June 2010 and February 2012. 
Study methods: Descriptive cross sectional study 
* Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy; ** Đại học Y Dược TP. HCM  
Tác giả liên lạc: BSCKII. Trần Minh Thông,  
ĐT: 0918202941 
Email:  

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 

67


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Results: Our study group included male and female with ratio 1.8/1, patients aged between 40 to 69 years 
with mean age of 55 years. Percentage of EGFR mutations is 54.3%. Mutations were more frequently found in 
women (66%) and in those with adenocarcinomas (54%). The most common mutations were deletions in exon 19 
(38%) and L858R in exon 21 (27%). 

Conclusions: Testing for mutation in EGFR is crucial one and should be done routinely. 
Keywords: primary bronchial carcinoma, bronchial non‐small cell carcinoma, EGFR mutations 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung  thư  phổi  là  bệnh  lý  ung  thư  thường 
nhất và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu 
trong tất cả các bệnh ung thư(3). Theo Globocan 
2008, trên thế giới, hàng năm có 1,61 triệu bệnh 
nhân  ung  thư  phổi  chiếm  tỉ  lệ  12,7%  với  1,38 
triệu  bệnh  nhân  tử  vong(3).  Tại  Việt  Nam,  ung 
thư phổi có xuất độ cao với tỉ lệ 24,6 bệnh nhân 
/100.000  dân  TP.HCM  và  38,8  bệnh  nhân 
/100.000 dân Hà Nội.  
Về  mặt  mô  học,  ung  thư  phổi  được  chia 
thành hai nhóm chính là ung thư phổi không tế 
bào nhỏ (chiếm tỉ lệ 60%) và ung thư phổi tế bào 
nhỏ  (chiếm tỉ lệ 14%)(2). Ung thư  phổi  không  tế 
bào  nhỏ  là  một  tập  hợp  mô  học  không  đồng 
nhất gồm bất cứ carcinôm phổi nào xuất phát từ 
các tế bào biểu mô của các cuống phổi trung tâm 
cho đến các phế nang tận cùng. Các loại thường 
gặp  là  carcinôm  tuyến,  carcinôm  tế  bào  gai  và 
carcinôm  tế  bào  lớn.  Các  loại  này  thường  được 
xếp gộp vào vì việc chẩn đoán, xếp giai đoạn và 
điều  trị  là  tương  tự  nhau.  Nhóm  ung  thư  này 
nói  chung  thường  cho  di  căn  rất  sớm  đến  các 
hạch trung thất và các cơ quan ngoài phổi khác, 
đặc biệt là não và tủy xương. Điều trị bước một 
trong ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến xa là 
hóa  trị  với  phác  đồ  có  cisplatin.  Mặc  dù  đã  có 

nhiều nghiên cứu nhằm tối ưu hóa các phác đồ 
điều trị nhưng việc điều trị với hóa trị đơn thuần 
đã đem lại hiệu quả rất hạn chế(1). Tuy nhiên, đối 
với  những  bệnh  nhân  ung  thư  phổi  không  tế 
bào nhỏ có đột biến EGFR, nếu được điều trị với 
các thuốc ức chế tyrosin kinase của EGFR sẽ cải 
thiện đáng kể hiệu quả điều trị. Do đó, ngày này 
việc  chẩn  đoán  phát  hiện  đột  biến  EGFR  trong 
ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng trong 
việc lựa chọn phác đồ điều trị nhắm trúng đích 
phân tử cho bệnh nhân.  

68

Đột  biến  gen  EGFR  trong  ung  thư  phổi 
không tế bào nhỏ được báo cáo lần đầu tiên năm 
2004  trên  nhóm  bệnh  nhân  có  đáp  ứng  với  trị 
liệu gefitinib(4). Đột biến xảy ra tại các exon 18 – 
21. Trong đó, hai loại đột biến thường gặp nhất 
là đột biến mất các nucleotid tại exon 19 (chiếm 
48,2%)  và  đột  biến  thay  thế  các  nucleotid  tại 
exon 21 (chiếm 42,7%)(8). Do các đột biến rất đa 
dạng,  kỹ  thuật  giải  trình  tự  chuỗi  DNA  được 
xem là tốt nhất để khảo sát các đột biến EGFR. 
Việc  lựa  chọn  và  chuẩn  bị  mẫu  cho  xét 
nghiệm  phát  hiện  đột  biến  EGFR  đóng  vai  trò 
rất quan trọng để có kết quả chính xác. Phương 
pháp  lấy  mẫu,  vận  chuyển  mẫu  rất  khác  nhau 
đối  với  từng  loại  bệnh  phẩm  và  cần  phải  được 
thực hiện một cách bài bản để có được kết quả 

xét nghiệm chính xác. Vai trò của giải phẫu bệnh 
trong  việc  phát  hiện  đột  biến  EGFR  cũng  rất 
quan trọng. Giải phẫu bệnh giúp chẩn đoán xác 
định có phải là ung thư phổi không tế bào nhỏ 
hay  không  và  khoanh  vùng  có  tế  bào  ung  thư 
trên lame hay chọn đúng bloc FFPE. 

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Khảo  sát  đặc  điểm  giải  phẫu  bệnh  và  đột 
biến  gen  EGFR  của  ung  thư  biểu  mô  phế  quản 
phổi  từ  tháng  06‐2010  đến  tháng  02‐2012  tại 
bệnh  viện  Chợ  Rẫy.  Các  bệnh  phẩm  lấy  từ  3 
đường:  sinh  thiết,  phẫu  thuật  và  dịch  màng 
phổi, tất cả các mẫu bệnh phẩm đều được chẩn 
đoán  xác  định  bằng  nhuộm  HE  thường  qui  và 
hóa  mô  miễn  dịch,  sau  đó  xác  định  đột  biến 
EFGR  ở  nhóm  ung  thư  phổi  không  tế  bào  nhỏ 
bằng  phương  pháp  RT  PCR  với  bộ  kit  EGFR 
RGQ PCR dựa trên kỹ thuật Scorpion ARMS cua 
Qiagen. 

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

Phương pháp nghiên cứu 

Hồi cứu mô tả hàng loạt ca. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm dịch tễ học 
Trong 116 bệnh nhân, khoảng tuổi mắc bệnh 
là  từ  30  đến  89,  độ  tuổi  trung  bình  55,  trên  50 
tuổi chiếm đa số (85,96%). Tỉ lệ nam/nữ là 1,8/1 
(p=0,000).  

 

Bảng 1. Tỉ lệ đột biến EGFR theo giới và theo mô học 

Biểu đồ 1. Tỉ lệ các loại mô học trong mẫu nghiên 
cứu 

Tổng

Giới tính
Mô học
Nam Nữ Carcinôm Carcinôm Carcinôm
gai
gai tuyến tuyến
75
41 5 (4,3%) 5 (4,3%)
106
Tổng 116
(65%) (35%)
(91,4%)
36

27 2 (40%) 4 (80%) 57 (54%)
EGFR 63
dương (54,3%) (48%) (66%)
tính
39
14 3 (60%) 1 (20%) 49 (46%)
EGFR 53
(52%) (34%)
âm
tính

Đột biến EGFR 
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  63/116 
bệnh  nhân  ung  thư  phổi  không  tế  bào  nhỏ  có 
mang  đột  biến  EGFR,  chiếm  tỉ  lệ  54,3%.  Trong 
đó, 24/63 trường hợp (38%) đột biến ở exon 19, 
12/63  trường  hợp  (19,0%)  đột  biến  ở  exon  20, 
19/63 trường hợp (30,1%) đột biến ở exon 21 và 
8/63 trường hợp (12,7%) đột biến ở 2 exon 

Đặc điểm giải phẫu bệnh 
Về mặt mô học, loại giải phẫu bệnh thường 
gặp nhất là carcinôm tuyến, chiếm tỉ lệ 91,4%. 

Bảng 2. Các loại đột biến trong mẫu nghiên cứu theo mô học 
Đột biến Del
Mô học
22
Carcinôm tuyến
0

Carcinôm gai
2
Carcinôm gai tuyến

Del, S768I, Ins. G719

S768I

L858R

L861Q

T790M

INS

TỔNG

7
0
1

3
1
0

16
0
1


2
0
0

2
0
0

5
1
0

57
2
4

Xét theo mô học, carcinôm gai tuyến có tỉ lệ 
đột  biến  EGFR  cao  nhất  (80%  so  với  40%  của 
carcinôm  gai  và  54%  của  carcinôm  tuyến).  Tuy 
nhiên, do số mẫu của carcinôm gai và carcinôm 
gai  tuyến  quá  ít  nên  các  sự  khác  biệt  này  là 
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Và cũng do 
số bệnh nhân trong hai nhóm còn lại quá ít nên 
trong  nghiên  cứu  của  mình,  chúng  tôi  chỉ  tập 
trung  phân  tích  nhóm  các  bệnh  nhân  carcinôm 
tuyến.  Trong  carcinôm  tuyến,  các  đột  biến  ở 
exon  19  và  21  vần  là  những  vị  trí  thường  gặp 
nhất với tỉ lệ lần lượt là 38,6% và 31,6%. 

BÀN LUẬN 

Các  nghiên  cứu  hiện  nay  trên  thế  giới  cho 
thấy  tỉ  lệ  đột  biến  EGFR  trong  ung  thư  phổi 

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 

không tế bào nhỏ rất khác nhau giữa các nghiên 
cứu  (tỉ  lệ  này  có  thể  từ  8%  đến  60%  tùy  theo 
nghiên cứu)(1). Nguyên nhân là do tỉ lệ đột biến 
này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chủng tộc, 
giới  tính,  tiền  căn  hút  thuốc  và  loại  mô  học. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận 
được yếu tố tiền căn hút thuốc nên chúng tôi sẽ 
tập trung bàn luận vào ba yếu tố còn lại. 
Trong  nghiên  cứu  chúng  tôi,  tỉ  lệ  có  đột 
biến EGFR trong 116 bệnh nhân ung thư phổi 
không  tế  bào  nhỏ  là  54,3%.  Kết  quả  này  phù 
hợp  với  nhiều  nghiên  cứu  được  tiến  hành  ở 
châu  Á(5,6).  Tỉ  lệ  này  cao  hơn  nhiều  so  với  các 
nghiên cứu ở châu Âu. Theo Christian Boch và 
cộng  sự,  tỉ  lệ  đột  biến  EGFR  trong  các  bệnh 
nhân  ung  thư  phổi  không  tế  bào  nhỏ  ở  châu 

69


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Âu là chỉ khoảng 4,9%(1). Theo một nghiêu cứu 

khác  được  tiến  hành  trên  2105  bệnh  nhân  ở 
Tây  Ban  Nha,  tỉ  lệ  này  cũng  chỉ  là  16,6  %(7). 
Điều này càng cho thấy vai trò quan trọng của 
xét nghiệm phát hiện của xét nghiệm phát hiện 
đột biến EGFR ở bệnh nhân Việt Nam. Vì khác 
với  các  bệnh  nhân  ở  châu  Âu,  tỉ  lệ  đột  biến 
EGFR  ở  bệnh  nhân  châu  Á  nói  chung  và  Việt 
Nam  nói  riêng,  tuy  cao  nhưng  cũng  chỉ  nằm 
trong  khoảng  50‐60%,  do  đó  nếu  không  thực 
hiện  xét  nghiệm  này  thì  khoảng  50%  bệnh 
nhân  sẽ  không  nhận  được  kế  hoạch  điều  trị 
phù hợp với các thuốc nhắm trúng đích. 
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  tỉ  lệ  bệnh 
nhân  nam/nữ  là  1,8/1  (p=0,000).  Nhưng  ngược 
lại, tỉ lệ bệnh nhân nữ có đột biến EGFR lại cao 
hơn  so  với  bệnh  nhân  nam  (66%  so  với  48%, 
p=0,0628). Mặc dù sự khác biệt này chưa đạt đến 
mức có ý nghĩa thống kê (có thể do ảnh hưởng 
của  cỡ  mẫu  nhỏ)  nhưng  nhiều  nghiên  cứu  đã 
xác nhận sự khác biệt này giữa hai giới(1,6). 
Một  yếu  tố  khác  ảnh  hưởng  đến  tỉ  lệ  đột 
biến EGFR trong ung thư phổi không tế bào nhỏ 
là loại mô học. Trong nhiều nghiên cứu, tỉ lệ đột 
biến EGFR của carcinôm tuyến cao hơn nhiều so 
với các loại mô học khác không phải là carcinôm 
tuyến.  Theo  y  văn,  tỉ  lệ  đột  biến  EGFR  trong 
carcinôm  tuyến  là  khoảng  32%‐54%(1).  Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ này là 54% nghĩa 
là rất phú hợp các y văn. 
Về vị trí xảy ra đột biến thì exon 19 và exon 

21 là hai vị trí thường gặp nhất. Cụ thể, hai loại 

đột biến thường gặp nhất là mất đoạn ở exon 19 
và đột biến điểm L858R với tỉ lệ lần lượt là 38% 
và 27%. Kết quả này cũng phù hợp với rất nhiều 
nghiên cứu tương tự trên thế giới(1,7).  
KẾT LUẬN 
Xét  nghiệm  xác  định  EGFR  trong  ung  thư 
phổi  không  tế  bào  nhỏ  là  xét  nghiệm  rất  quan 
trong  vì  nó  giúp  lựa  chọn  phù  hợp  cho  bệnh 
nhân.  Do  đó,  xét  nghiệm  này  nên  thực  hiện 
thường quy. Đột biến thường gặp ở những bệnh 
nhân nữ, loại mô học carcinôm tuyến. Vị trí đột 
biến thường gặp là exon 19 và 21. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.
3.
4.

5.

6.

7.

8.


Boch  C,  Kollmeier  J,  Roth  A,  et  al  (2013)  “The  frequency  of 
EGFR  and  KRAS  mutations  in  non‐small  cell  lung 
cancer(NSCLC):  routine  screening  data  for  central  Europe 
from a cohort study”; BMJ Open 2013 
File://seer.cancer.gov/csr/1975_2004/results_merged/sect_15_l
ung_bronchus.pdf 
GLOBOCAN 2008.  />Lynch  TJ,  Bell  DW  et  al  (2004)  “Activating  Mutations  in  the 
Epidermal 
Growth 
Factor 
Receptor 
Underlying 
Responsiveness of Non–Small‐Cell Lung Cancer to Gefitinib”; 
N Engl J Med,350, pp. 2129‐2139 
Mitsudomi  T,  Kosaka  T,  Yatabe  Y  (2006)  “  Biological  and 
clinical implications of EGFR mutations in lung cancer”. Int J 
Clin Oncol; 11; pp.190 –198 
Mitsudomi  T,  Yatabe  Y  (2007)  “Mutations  of  the  epidermal 
growth  factor  receptor  gene  and  related  genes  as 
determinants  of  epidermal  growth  factor  receptor  tyrosine 
kinase  inhibitors  sensitivity  in  lung  cancer”;  Cancer  Sci;  vol. 
98; pp. 1817–1824 
Rosell  R,  Moran  T,  Queralt  Cet  al  (2009)  “Screening  for 
epidermal growth factor receptor mutations in lung cancer”; 
N Engl J Med;361; pp. 958–67 
Yamamoto  H,  Toyooka  S,  Mitsudomi  T  (2008).  “Impact  of 
EGFR mutation analysis in non‐small cell lung cancer”; Lung 
Cancer, Volume 63, Issue 3, pp. 315–321 

 


70

Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  



×