Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá hiệu quả cắt amiđan bằng dao kim điện đơn cực tại Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.75 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017

ĐÁNH GIÁ HI U CẮT AMIĐAN BẰNG DAO KIM ĐI N ĐƠN CỰC
TẠI B NH VI N QUÂN Y 103
Quản Thành Nam*; Vũ Văn Minh*; Đỗ Trâm Anh*; Từ Quang*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả cắt amiđan bằng dao kim điện đơn cực tại Bệnh viện Quân y
103. Đối tượng và phương pháp: 62 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật cắt amiđan bằng dao kim
điện đơn cực tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 02 - 2016 đến 12 - 2016. Kết quả: triệu chứng
lâm sàng hay gặp nhất là đau họng (85,5%), số lần viêm amiđan > 5 lần chiếm đa số (83,9%).
Thời gian cắt trung bình 10, 6 ± 3,4 phút. Lượng máu mất trung bình 3,63 ± 1,98 ml. Điểm đau
trung bình ngày 1 và ngày 2 tương ứng 6,5 ± 1,1 và 4,7 ± 1,1 điểm. Ngày thứ 7, điểm đau
trung bình 2,6 ± 1,0. Thời gian nằm viện trung bình 7,2 ± 1,7 ngày. Thời gian trung bình ăn
uống trở lại như bình thường 8,6 ± 2,9 ngày. Tỷ lệ biến chứng chảy máu thấp (9,7%). 100% BN
có hốc mổ ngày 1 và ngày 14 diễn biến tốt. 93,5% cảm thấy hài lòng sau mổ 3 tháng. Kết luận:
phương pháp cắt amiđan bằng dao kim điện đơn cực dễ tiến hành, tỷ lệ tai biến, biến chứng
thấp, giá thành rẻ, đầu tư ban đầu thấp, tương đối an toàn.
* Từ khóa: Cắt amiđan; Dao kim điện đơn cực.

Assessing the Effectiveness of Tonsillectomy by Mono-Polar
Eletrocautery at 103 Military Hospital
Summary
Objectives:
To assess the effectiveness of tonsillectomy by
mono-polar electrocautery at
103 Military Hospital. Subjects and method: 62 patients was performed tonsillectomy by monopolar electrocautery at 103 Military Hospital from February, 2016 to December, 2016. Results: The most
common clinical symptom was sorethroat, odynophagia (85.5%), the majority of patient had recurrent
tonsillitis more than 5 times (83.9%), average operation time was 10.6 ± 3.4 minutes. Average amount
of blood lost during surgery was 3.63 ± 1.98 mL. Average of VSA on the first day was 6.5 ± 1.1, second day
was 4.7 ± 1.1, and seventh day was 2.6 ± 1.0. Hospitalized time was 7.2 ± 1.7 days. Average time of
being able to get normal diet was


8.6 ± 2.9 days. The rate of bleeding complication was 9.7%. 100%
of patients had the good recovery at the first and the fourteenth day. 93.5% of patients
feel satisfied after 3 months. Conclusions: Tonsillectomy by mono-polar electrocautery is simple, low
complication rate, and high economic efficiency.
* Keywords: Tonsillectomy; Mono-polar electrocautery.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Quản Thành Nam ()
Ngày nhận bài: 01/08/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 23/11/2017

119


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phương pháp phẫu thuật cắt amiđan
bằng dao kim điện đơn cực (Mono-polar
microdissection needle) được thực hiện
lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1997.
Phương pháp này được áp dụng vào
Việt Nam những năm 2000. Đây là phương
pháp có thời gian phẫu thuật ngắn, giảm
lượng máu mất khi phẫu thuật, độ bỏng
nông, đỡ đau, tỷ lệ chảy máu sau phẫu
thuật thấp, dễ thực hiện và chi phí thấp
nên trở thành phương pháp phổ biến ở
tuyến bệnh viện trung ương. Tuy nhiên,
tại Bệnh viện Quân y 103 những năm gần
đây mới tiến hành phẫu thuật amiđan
bằng dao kim điện đơn cực, các báo cáo

hiệu quả cắt amiđan bằng dao kim điện
đơn cực chưa đầy đủ. Với mục đích tim
hiểu sâu hơn về hiệu quả cắt amiđan bằng
dao kim điện đơn cực để cung cấp thêm
cơ sở khoa học cho phương pháp này,
chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
bệnh viêm amiđan mạn tính.
- Đánh giá kết quả của phương pháp
cắt amiđan bằng dao kim điện đơn cực tại
Bệnh viện Quân y 103.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
62 BN được phẫu thuật cắt amiđan bằng
dao kim điện đơn cực tại Bệnh viện Quân
y 103 từ tháng 02 - 2016 đến 12 - 2016.
120

* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:
- BN bị viêm amiđan có chỉ định phẫu
thuật và được phẫu thuật bằng phương
pháp dao kim điện đơn cực, có đầy đủ hồ
sơ bệnh án.
- BN đồng ý hợp tác nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN không hoàn chỉnh về hồ sơ bệnh
án nghiên cứu.
- BN không hợp tác nghiên cứu hoặc
không theo dõi đầy đủ.

- BN không gây mê nội khí quản được.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tiến cứu, mô tả từng trường
hợp có can thiệp.
- Thời gian phẫu thuật: tính từ lúc mở
miệng đến khi cắt xong amiđan 2 bên và
cầm máu xong.
- Lượng máu mất trong phẫu thuật được
tính bằng thể tích dịch trong bình hút trừ
đi lượng nước muối đã sử dụng. Trong
trường hợp lượng máu mất quá ít, tính
theo lượng máu thấm ướt gạc (1 - 5 ml).
- Đánh giá mức độ đau: dùng thang điểm
Wong-Baker để đánh giá BN < 12 tuổi,
với BN > 12 tuổi theo thang điểm VAS
(Visual Analoge Scale).
- Đánh giá tiến triển của hốc mổ:
+ Ngày thứ nhất: tốt: giả mạc đều khắp
hốc mổ, không có điểm chảy máu; không
tốt: giả mạc không đều, có điểm rỉ máu.
+ Ngày thứ 7: tốt: giả mạc bong một
phần hoặc bong hết, không chảy máu,
không nhiễm khuẩn hốc mổ; không tốt:
bong giả mạc có chảy máu hoặc có nhiễm
khuẩn hốc mổ).


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
+ Ngày thứ 14: tốt: giả mạc bong hết,
không chảy máu, không sẹo co kéo hốc mổ;

không tốt: giả mạc chưa bong hết hoặc
bong hết có chảy máu hoặc sẹo co kéo
hốc mổ.
- BN được theo dõi 3 thời điểm: ngày
thứ nhất sau phẫu thuật, ngày thứ 7 và
ngày thứ 14, phỏng vấn qua điện thoại
sau mổ 3 tháng.
- Sử dụng dao kim điện đơn cực
(Hãng Stryker-Leibinger, Đức). Đầu dao
kim điện làm vonfram, có độ bền rất cao,
chịu được nhiệt độ 1.0000C, kích thước
mũi dao khoảng 3 - 5 micromet, dao cấu
tạo đơn giản, dễ sử dụng, bảo quản, vô
khuẩn và tái sử dụng phù hợp với điều
kiện Việt Nam.
- Phương pháp xử lý số liệu: theo phần
mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN UẬN
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
viêm amiđan mạn tính.
* Triệu chứng lâm sàng:
Đau họng là triệu chứng gặp nhiều
nhất: 53 BN (85,5%), sau đó triệu chứng
ngủ ngáy (7 BN = 11,3%) và 2 BN (3,2%)
có triệu chứng nuốt vướng.
* Số lần viêm amiđan trong 1 năm:
4 lần: 10 BN (16,1%); 5 lần: 26 BN
(41,9%); 6 lần: 15 BN (24,2%); 7 lần: 5 BN
(8,1%); 8 lần: 4 BN (6,5%); 10 lần: 2 BN

(3,2%); trung bình 5,6 ± 1,3 lần; ít nhất 4 lần,
cao nhất 10 lần. Kết quả này tương tự
nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Sơn [4]
là 70%.

* Triệu chứng cận lâm sàng:
Bảng 1: Số lượng bạch cầu trước mổ.
Số lƣợng
bạch cầu

Trƣớc phẫu thuật
Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

9

55

88,7

> 10.10 /l

9

7

11,3

Tổng


62

100,0

< 10.10 /l

Kết quả của chúng tôi khác với nghiên
cứu của Nguyễn Tuấn Sơn [4], tỷ lệ bạch
cầu < 10.109/l là 45% và > 10.109/l là
55%. Đa số BN khi bị viêm amiđan đã tự
điều trị thuốc tại nhà hoặc được bác sỹ
điều trị ổn định mới nhập viện để cắt
amiđan. Một số BN bạch cầu cao hơn
mức bình thường là do BN bị viêm liên
tục, khoảng cách giữa hai lần viêm gần
như không có. Vì vậy, chúng tôi vẫn tiến
hành cắt amiđan cho những BN này mặc
dù bạch cầu còn cao.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt
amiđan.
* Thời gian phẫu thuật:
Bảng 2: Phân bố thời gian phẫu thuật
(phút).
Số lƣợng

Tỷ lệ

< 10 phút


27

43,54

10 - 15 phút

32

51,61

> 15 phút

3

4,83

Tổng

62

100,0

Trung bình ± độ lệch chuẩn

Thấp nhất

Cao nhất

7


25

Thời gian phẫu thuật

10,6 ± 3,4

121


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
Theo Rideout, Benjamin MSIV và Shaw, Gary Y (2003) [8], thời gian cắt trung bình với
trẻ em 8 phút và người lớn 10 phút. Al-Qahtani A.S [7]: thời gian cắt trung bình 3,2 phút.
Như vậy, xét về mặt thời gian, phương pháp dao kim điện có ưu thế hơn so với một số
phương pháp khác.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amiđan.
* Thời gian phẫu thuật:
Bảng 2: Phân bố thời gian phẫu thuật (phút).
Số lƣợng

Tỷ lệ

< 10 phút

27

43,54

10 - 15 phút

32


51,61

> 15 phút

3

4,83

62

100,0

Thấp nhất

Cao nhất

7

25

Thời gian phẫu thuật

Tổng
Trung bình ± độ lệch chuẩn
10,6 ± 3,4

Theo Rideout, Benjamin MSIV và Shaw, Gary Y 2003 [8], thời gian cắt trung bình
với trẻ em 8 phút và người lớn 10 phút. Al-Qahtani AS [7]: thời gian cắt trung bình
3,2 phút. Như vậy, xét về mặt thời gian, phương pháp dao kim điện có ưu thế hơn so

với một số phương pháp khác.
* Lượng máu mất trong phẫu thuật:
80

77.4

60
40
21
20
1.6
0
< 5 ml

5 - 10 ml

> 10 ml

Biểu đồ 1: Lượng máu mất trong phẫu thuật (ml).
Lượng máu mất trung bình 3,6 ± 1,9 ml, 48/62 BN (77,4%) mất < 5 ml máu, 13/62 BN
(21%) mất 5 - 10 ml máu, 1/62 BN (1,6%) mất > 10 ml. So sánh với các phương pháp
khác chúng tôi thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quỳnh (2003) [3] là 9 ml và
122


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
18,33 ml tương ứng với dao kim điện đơn cực thường và dao lạnh, theo Nguyễn Thị
Ngọc Dung (2009) [2], lượng máu mất từ 5 - 10 ml chiếm 68,8% khi cắt bằng Coblator.
Cắt bằng dao siêu âm, Lý Xuân Quang (2007) [5] gặp lượng máu mất 5 ± 2 ml.
Như vậy, dao kim điện có ưu thế hơn dao lạnh về lượng máu mất trong mổ và

tương đương với các phương pháp cắt amiđan bằng Coblator và dao siêu âm.
* Mức độ đau sau mổ:
Điểm đau TB ( ngày)
7
6
5
4
3

Điểm đau TB ( ngày)

2
1
0
Ngày 1

Ngày 2

Ngày 7

Ngày 14

Biểu đồ 2: Điểm đau trung bình theo ngày.
Điểm đau trung bình giảm rất mạnh sau
các ngày sau mổ. Điểm đau trung bình
ngày 1 và ngày 2 tương ứng 6,5 ± 1,1
và 4,7 ± 1,1. Ngày thứ 7, điểm đau trung
bình 2,6 ± 1,0. Đa số hết đau hoàn toàn
sau 14 ngày với điểm đau 0,2 ± 0,6.
Dùng phương pháp dao kim điện

(microdissection needle), kết quả của
Rideout, Benjamin MSIV và Shaw, Gary Y
(2003) [8]: mức độ đau trở về thang
điểm 5 sau 3 ngày với trẻ em, 6 ngày với
người lớn.
* Thời gian hồi phục:
Thời gian nằm viện trung bình 7,2 ±
1,7 ngày. Thời gian trung bình ăn uống

trở lại như bình thường 8,6 ± 2,9 ngày.
Thời gian trung bình học tập và lao động
trở lại như bình thường 8,5 ± 2,8 ngày.
Nghiên cứu của Rideout, Benjamin MSIV
và Shaw, Gary Y (2003) [8] dùng phương
pháp dao kim điện: chế độ ăn trở lại bình
thường: 6 ngày với cả trẻ em và người
lớn, trẻ em vắng mặt ở trường 2 ngày,
người lớn vắng mặt 5 ngày.
Như vậy, thời gian BN hồi phục sau
mổ của phương pháp dao kim điện tương
tự như các phương pháp khác.
* Các tai biến và biến chứng sau phẫu
thuật:
- Chảy máu:
123


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
Bảng 3: Mức độ chảy máu sau mổ.
Mức độ

Chảy máu
Nặng

Trung bình

Nhẹ

Chảy máu sớm

0

0

2

Chảy máu muộn

0

0

4

n

0

0

6


%

0

0

9,7

Tỷ lệ biến chứng chảy máu thấp

chỉ gặp chảy máu muộn khi bong giả mạc ở

(6/62 BN = 9,7%). Theo nghiên cứu gần

mức độ nhẹ, không cần can thiệp y tế hoặc

đây của Phạm Trần Anh về chảy máu sau

chỉ can thiệp ở mức độ tối thiểu.

cắt amiđan tại Bệnh viện Tai Mũi Họng

- Các loại biến chứng khác:

Trung ương (2007) [1], tỷ lệ chảy máu
sau mổ trung bình 2,16%. Theo Nguyễn
Hữu Quỳnh (2003) [3], tỷ lệ chảy máu
sớm của dao lạnh và dao điện đơn cực
thường lần lượt là 16,7% và 13%, chảy

máu muộn (sau 24 tiếng) 3,3% và 0%.
Theo chúng tôi, về mức độ chảy máu
sau mổ, phương pháp dao kim điện tương
đối an toàn, mặc dù tỷ lệ chảy máu sau mổ
cao hơn một số phương pháp khác, nhưng

Nuốt vướng, sặc: 0 BN; thay đổi vị giác:
0 BN; thay đổi giọng nói: 0 BN; đau lên
tai: 0 BN. Tổn thương mô xung quanh
gồm tổn thương trụ trước, trụ sau, màn
hầu, lưỡi gà là biến chứng hay gặp nhất
(5/62 BN = 8%). Không gặp tổn thương
răng, lợi, khớp cắn. Theo Trịnh Đình Hoa
và Nguyễn Đình Bảng (2004) [6], tỷ lệ tổn
thương mô xung quanh ở trẻ em khi dùng
bipolar là 1,2%.

* Đánh giá tình trạng tiến triển của hốc amiđan sau phẫu thuật:
Bảng 4:
Tốt (n)

Không tốt (n)

Đánh giá
Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng


Tỷ lệ %

Ngày thứ 1 sau phẫu thuật

62

100

0

0

Ngày thứ 7 sau phẫu thuật

52

83,9

10

16,1

Ngày thứ 14 sau phẫu thuật

62

100

0


0

100% BN có hốc mổ ngày 1 và ngày 14 diễn biến tốt, phù hợp với Nguyễn Thị Ngọc
Dung (2009) [2]: 100% hốc mổ diễn biến tốt sau 14 ngày.
124


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
* Đối chiếu tiến triển các triệu chứng
lâm sàng 3 tháng sau phẫu thuật so với
trước phẫu thuật:
Bảng 5:
Trƣớc mổ

Sau mổ

Đau họng

53 (85,5)

4 (6,5%)

Ngủ ngáy

7 (11,3%)

0

Nuốt vướng


2 (3,2%)

0

0

58 (93,5%)

Hài lòng

p

< 0,05

Tình trạng bệnh cải thiện sau mổ tốt hơn
trước mổ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
KẾT UẬN
Qua nghiên cứu 62 BN được cắt amiđan
bằng dao kim điện đơn cực, chúng tôi rút
ra một số kết luận:
- Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất
là đau họng (85,5%), số lần viêm amiđan
> 5 lần chiếm đa số (83,9%), 7/62 BN (11,3%)
có bạch cầu tăng > 10.109/l.
- Thời gian cắt trung bình 10,6 ± 3,4 phút,
lượng máu mất trung bình 3,63 ± 1,98 ml,
điểm đau trung bình ngày 1: 6,5 ± 1,1;
ngày 2: 4,7 ± 1,1 điểm, ngày thứ 7: 2,6 ±
1,0 điểm. Đa số hết đau hoàn toàn sau
14 ngày với điểm đau 0,2 ± 0,6.

- Thời gian nằm viện trung bình 7,2 ±
1,7 ngày. Thời gian trung bình ăn uống
trở lại như bình thường 8,6 ± 2,9 ngày,
thời gian trung bình học tập và lao động
trở lại như bình thường 8,5 ± 2,8 ngày.
- Tỷ lệ biến chứng chảy máu mức độ
nhẹ thấp (6/62 BN = 9,7%), tổn thương
mô xung quanh gồm tổn thương trụ trước,
trụ sau, màn hầu, lưỡi gà là biến chứng
hay gặp nhất (5/62 BN = 8%).
- 62/62 BN (100%) có hốc mổ ngày 1
và ngày 14 diễn biến tốt và 58/62 BN
(93,5%) cảm thấy hài lòng sau mổ 3 tháng,
chỉ có 4 BN (6,5%) vẫn còn cảm giác đau
họng so với trước mổ.
TÀI I U THAM KHẢO

1. Phạm Trần Anh. Góp phần tìm hiểu một
một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chảy
máu sau phẫu thuật cắt amiđan tại Bệnh viện
Tai Mũi Họng Trung ương từ 5 - 2005 đến
12 - 2007. Y học thực hành. 2010, 705 (2),
tr.107-111.
2. Nguyễn Ngọc Dung, Nhan Trừng Sơn.
Sử dụng Coblator cắt amiđan trẻ em tại Khoa Nhi
tổng hợp, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM
từ tháng 6 đến tháng 8 - 2009. Tạp chí Tai
Mũi Họng Việt Nam. 2010, số 55, tr.5-10.
3. Nguyễn Hữu Quỳnh, Đặng Hoàng Sơn,
Nguyễn Văn Đức. So sánh hai phương pháp

cắt amiđan bằng phẫu tích, thòng lọng với cắt
amiđan bằng phương pháp dao kim điện đơn
cựccao tần đơn cực ở trẻ em. Y học TP. Hồ
Chí Minh. 2003, tập 7, phụ bản số 1, tr.107-110.
4. Nguyễn Tuấn Sơn. Nghiên cứu chỉ định
và đánh giá kết quả điều trị của phương pháp
cắt ammiđan bằng dao điện đơn cực. Luận văn
Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2012.
5. Lý Xuân Quang, Phạm Kiên Hữu. Đánh
giá kết quả sử dụng dao mổ siêu âm trong
cắt amiđan. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh.
2007, 11, phụ bản số 1, tr.5-8.
6. Trịnh Đình Hoa, Nguyễn Đình Bảng.
Đánh giá kết quả kỹ thuật cắt amiđan bằng
đông điện lưỡng cực (bipolar) ở trẻ em. Y học
TP. Hồ Chí Minh. 2004, tập 8, phụ bản số 1,
tr.65-66.
7. Bukhari M.A, Al-Ammar A.Y. Monopolar
electrodissection versus cold dissection
tonsillectomy among children. PubMed. 2007,
pp.1791-4513.
8. Gallagher T.Q, Wilcox L, McGuire E,
Derkay C.S. Analyzing factors associated with
major complications after adenotonsillectomy
in 4,776 patients: comparing three tonsillectomy
techniques. Otolaryngol Head Neck Surg. 2010,
142 (6), pp.886-892.

125




×