Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.01 KB, 7 trang )

Lê Thị Lựu và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

85(09)/2: 83 - 89

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT TẠI KHOA
TRUYỀN NHIỄM - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TW THÁI NGUYÊN 2009- 2010
Lê Thị Lựu* và cộng sự
Bộ môn Truyền nhiễm - Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 106 bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại khoa
Truyền nhiễm- BVĐKTƯTN năm 2009- 2010 nhằm nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và kết quả điều trị , chúng tôi thu được kết quả sau:
- Lâm sàng: sốt xuất huyết độ II gặp 85,8%; độ III gặp 9 ca chiếm 8,5%; Sốt cao trên 39 oC chiếm
93,4%, thường sốt từ 5- 6 ngày với tỉ lệ 71,7%; Xuất huyết gặp ở các hình thái: dưới da (94,33%),
niêm mạc (38,5%), nôi tạng (5,65%). Xuất huyết xảy ra ở ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của bệnh
(83,85%); Các triệu chứng đau đầu, đau cơ khớp, da và niêm mạc xung huyết ở bệnh nhân sốt xuất
huyết chiếm tỉ lệ cao từ 97,2 đến 100%; Gan to chiếm tỉ lệ 36,8%; nôn gặp 39,6%.
- Cận lâm sàng: Bạch cầu giảm dưới 4000/mm3 chiếm 74,5%; Hematocrit tăng ≥ 48% chiếm tỉ lệ
34,9%; Hct tăng < 48% gặp 60,35% ; Tiểu cầu giảm 50.000- < 100.000/mm3 chiếm 69,75%; giảm
< 50.000/mm3 là 27,4%; Men gan tăng(SGOT và SGPT) chiếm 40,6%; Prothrombin giảm < 80%
chiếm 32,1%; trong đó giảm < 60% chiếm 5,3%.
- Kết quả điều trị: 100% khỏi ra viện; Ngày điều trị trung bình: 7,05 ± 0,6 ngày.
Từ khóa: Virus Dengue, sốt, xuất huyết, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị.

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh truyền nhiễm
cấp tính do virus Dengue gây nên. Bệnh lây truyền


từ người sang người chủ yếu do muỗi Aedes
aegypti. Bệnh lây lan nhanh, có thể gây dịch lớn
và tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều
trị đúng [2,4,].
Bệnh sốt xuất huyết lưu hành ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Ở châu Á, bệnh lưu hành ở hầu hết
các quốc gia, bệnh gặp ở cả vùng thành thị, nông
thôn, tuy nhiên tập trung cao ở các khu vực có mật
độ dân cư đông, tình trạng đô thị hóa cao. Theo
ước tính của WHO, hàng năm có khoảng 50 đến
100 triệu người nhiễm virus Dengue, trong đó có
hơn 500.000 người phải nhập viện. Ở các quốc gia
thuộc khu vực Đông Nam Á, sốt xuất huyết
Dengue là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở trẻ em từ 1 đến 14 tuổi, vì vậy sốt xuất
huyết Dengue vẫn còn là một vấn đề quan trọng
xếp hàng ưu tiên trong công tác phòng chữa bệnh
ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương
[11].
Việt Nam được coi là vùng dịch lưu hành địa
phương, chủ yếu ở các tỉnh miền Nam và Nam
Trung Bộ. Thống kê của Bộ Y tế Việt Nam năm
2009 cho thấy, hiện nay sốt xuất huyết Dengue
đứng thứ 7 trong số 10 nguyên nhân nhập viện
hàng đầu [2].
*

Tại Thái Nguyên, theo thông tin của TTYTDP
Thái Nguyên những năm gần đây, chưa phát hiện
ổ dịch SXH nào tại địa bàn. Tuy nhiên, năm 2009

số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại
khoa Truyền nhiễm tăng lên một cách đáng kể so
với những năm trước đây, với những diễn biến
lâm sàng đa dạng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu một số đặc lâm sàng, cận lâm
sàng và kết quả điều trị bệnh nhân sốt xuất
huyết tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa
khoa TƯ Thái Nguyên 2009- 2010” nhằm mục
tiêu:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue tại khoa
Truyền nhiễm- Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Thái Nguyên.
2. Nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân sốt xuất
huyết Dengue tại khoa Truyền nhiễm- Bệnh viện
Đa khoa TW Thái Nguyên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán là sốt xuất
huyết Dengue điều trị tại khoa truyền nhiễm bệnh
viện ĐKTƯ Thái Nguyên.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Dựa theo tiêu chuẩn
chẩn đoán SXHD của Bộ Y tế năm 2009 [2]:
Lâm sàng: Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2- 7 ngày;
xuất huyết với nhiều hình thái: dấu hiệu dây thắt

Tel: 0975.818.099; Email:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


83




Lê Thị Lựu và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

dương tính, xuất huyết dưới da, xuất huyết ở niêm
mạc, xuất huyết ở nội tạng; gan to; sốc hoặc không.
Cận lâm sàng: Hct thêm ít nhất 20% so với giá trị
bình thường, số lượng tiểu cầu giảm ≤ 100.000
/mm3.
Bệnh nhân được chẩn đoán là SXHD khi có ít nhất
2 tiêu chuẩn lâm sàng và 1 tiêu chuẩn cận lâm sàng.
Phân độ lâm sàng: Độ I: sốt đột ngột kéo dài từ 2 –
7 ngày, dấu hiệu dây thắt dương tính; Độ II: như độ
I, kèm theo xuất huyết tự nhiên dưới da và niêm
mạc; Độ III: có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch
nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoạc hạ, da lạnh, bứt rứt
hoặc vật vã li bì. Độ IV: Sốc nặng, mạch nhanh nhỏ
khó bắt, huyết áp không đo được
Chẩn đoán xác định SXHD: tìm kháng thể kháng
virus Dengue lớp IgM.
Xét nghiệm được làm tại khoa xét nghiệm
BVĐKTƯ Thái Nguyên, khoa Dịch tễ- Viện VSDT
Trung ương.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhân sau được loại ra khỏi nghiên cứu:

bệnh nhân sốt xuất huyết có tiền sử bệnh máu gây
giảm tiều cầu đã được xác định hoặc các bệnh gây
xuất huyết khác.
Thời gian và địa điểm: Từ tháng 09/ 2009- tháng
10/2010 tại khoa Truyền Nhiễm BVĐKTƯ Thái
Nguyên.
Phương Pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện, có
chủ đích.
Chỉ tiêu nghiên cứu
- Hành chính: tuổi, giới, nơi sống, tiền sử bệnh, cơ
địa, tiền sử gia đình, thể trạng, số lần mắc bệnh, nơi
sống trước lúc bị bệnh; thời gian vào viện, ra viện.
- Lâm sàng: thời gian và mức độ sốt (nhẹ: <38oC;
vừa: 38- <39oC; cao: >39oC), đau đầu, đau cơ khớp,
nôn, tiêu chảy, đau bụng, gan to, hạch to, phát ban,
thời gian xuất huyết, hình thái xuất huyết, sốc và
phân độ lâm sàng.
- Cận lâm sàng; HC, BC, TC, Hct, SGOT, SGPT,
PT, Fib, APTT.

85(09)/2: 83 - 89

- Tổng số ngày điều trị; Kết quả: khỏi (hết triệu
chứng lâm sàng và xét nghiệm trở về bình thường);
không đỡ (chuyển tuyến trên); tử vong.
Kỹ thuật thu thập số liệu: các thông tin được ghi
vào phiếu điều tra bệnh nhân (hỏi, khám lâm sàng,
tham khảo bệnh án).

Xử lý số liệu: xử lý số liệu bằng phần mềm Epi
DATA, STATA
Kết quả nghiên cứu
Một số đặc điểm của các bệnh nhân nghiên cứu
Trong 106 bệnh nhân nghiên cứu: gặp chủ yếu độ
tuổi 15- 35 tuổi chiếm 71,7%; tỉ lệ mắc bệnh ở nam
giới là 57,5%, nữ giới là 42,5%; bệnh nhân bệnh
SXH sống ở vùng thành thị, thành phố 73,6%.
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 1. Phân độ sốt xuất huyết
Mức độ
Độ I
Độ II
Độ III
Độ IV

Số lượng
6
91
9
0

Tỉ lệ %
5,7
85,8
8,5
0

Nhận xét: trong 106 bệnh nhân SXH, chủ yếu bệnh
nhân là SXH độ II (85,8%), có 9 ca có biểu hiện

sốc (đô III) chiếm 8,5%.
Bảng 2. Đặc điểm sốt
Đặc điểm sốt
Mức độ sốt

Thời gian sốt

Số lượng
Nhẹ
Vừa
Cao
≤ 2 ngày
3- 4 ngày
5- 6 ngày
7- 8 ngày
9- 10 ngày
> 10 ngày

Tỉ lệ
%
1
6
99
0
11
76
15
2
2


Ngày thứ 1
Ngày thứ 2- 3
Ngày thứ 4- 5
Ngày thứ 6- 7
Ngày thứ 8- 9

Dưới da
Tỉ lệ %
0
3,73
39,60
44,35
5,70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

0,9
5,7
93,4
0
10,3
71,7
14,2
1,9
1,9

Nhận xét: Bệnh nhân SXH thường sốt cao trên
39oC gặp 93,4%; sốt thường kéo dài trong 5- 6 ngày
chiếm 71,7%.


Bảng 3. Thời gian xảy ra xuất huyết
Số lượng
0
5
42
47
6

Tổng

Niêm mạc
Số lượng
Tỉ lệ %
0
0
0
0
19
17,90
20
18,70
2
1,90

84

Số lượng
0
0
2

3
1

Nội tạng
Tỉ lệ %
0
0
1,90
2,80
0,95




Lê Thị Lựu và Đtg
≥ ngày thứ 10
Tổng

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
1
100

0,95
94,33

0
41

85(09)/2: 83 - 89


0
38,50

0
6

0
5,65

Nhận xét: trong 106 ca bệnh đều có biểu hiện xuất huyết, vị trí xuất huyết gặp ở dưới da, niêm
mạc và cả xuất huyết nội tạng; thời gian xuất huyết thường xảy ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7
của bệnh; có 1 trường hợp có biểu hiện xuất huyết muộn ở ngày thứ 11 của bệnh.
Bảng 4. Biểu hiện xuất huyết theo mức độ SXH
Vị trí XH
XH dưới da
XH niêm mạc
XH nội tạng

SXH độ II
Số lượng
Tỉ lệ %
91
100,0
34
37,4
1
1,1
91
100,0


SXH độ III
Số lượng
Tỉ lệ %
9
100,0
9
100,0
5
55,6
9
100,0

p
< 0,001

Nhận xét: Tỉ lệ xuất huyết niêm mạc và nội tạng ở nhóm SXH độ II thấp hơn so với nhóm SXH
độ III (p, 0,001).
Bảng 5. Các triệu chứng lâm sàng khác
Các triệu chứng

Số lượng
100
103
34
7
100
19
13
42
16

39

Đau đầu
Đau cơ khớp
Đau họng
Hạch to
Da và niêm mạc xung huyết
Phát ban
Đau bụng
Nôn
Tiêu chảy
Gan to

Tỉ lệ %
100,0
97,2
32,1
6,6
100,0
17,9
12,3
39,6
15,1
36,8

Nhận xét: các triệu chứng đau đầu, đau cơ khớp, da và niêm mạc xung huyết ở bệnh nhân SXH
chiếm tỉ lệ cao từ 97,2 đến 100%; gan to chiếm tỉ lệ 36,8%; nôn gặp 39,6%.
Biến đổi cận lâm sàng
Bảng 6. Biến đổi công thức máu
Công thức máu


Số lượng
79
27
0
2
32
72
2
3
64
37
3
74
29

3

Bạch Cầu

Hồng cầu

Hematocrit

Tiểu cầu

Giảm < 4000/mm
BT 4000- 9000/mm3
Tăng >9000/mm3
Giảm

BT
Tăng > 5.5 x 1012/ L
Giảm < 38%
BT 38- 42%
Tăng > 42 - <48%
Tăng ≥ 48%
100.000 - <150.000/mm3
50.000 - < 100.000/mm3
< 50.000/mm3

Tỉ lệ %
74,5
25,5
0
1,9
30,2
67,9
1,90
2,85
60,35
34,90
2,85
69,75
27,4

Nhận xét: Bạch cầu giảm <4000/mm3 chiếm 74,5%. Số lượng hồng cầu tăng gặp ở 72 bệnh nhân
chiếm 67,9%; có 2 trường hợp có số lượng hồng cầu giảm chiếm 1,9%. Tỉ lệ bệnh nhân có
Hematocrit cao ≥ 48% chiếm tỉ lệ 34,9%. Số lượng tiểu cầu giảm ở mức từ 50.000 đến <
100.000/mm3 chiếm tỉ lệ cao nhất là 69,75%; có 29 ca có tiểu cầu giảm < 50.000 chiếm 27,4%.
Bảng 7. Tổn thương gan


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

85




Lê Thị Lựu và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

85(09)/2: 83 - 89

Tổn thương gan (SGPT)

Số lượng

Tỉ lệ %

Bình thường

63

59,4

Tăng < 5 lần

27


25,5

Tăng ≥ 5 lần

16

15,1

Nhận xét: 43 bệnh nhân có tăng men gan trong đó 16 bệnh nhân có men gan tăng ≥ 5 lần chiếm tỉ
lệ 15,1%.
Bảng 8. Rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu

Số lượng (n= 57)

Tỉ lệ %

APTT tăng

12

21,0

60- <80 %

21

36,8

< 60 %


3

5,3

PT

Nhận xét: trong 57 ca được làm xét nghiệm đông máu, có 12 trường hợp APTT kéo dài chiếm
21%; có 24 ca giảm prothrobin < 80%, trong đó 3 ca giảm <60% chiếm 5,3%.
Kết quả điều trị
Bảng 9. Thời gian điều trị
Thời gian

Số lượng

Tỉ lệ %

< 5 ngày

17

16,0

5- 7 ngày

46

43,4

8- 10 ngày


20

18,9

> 10 ngày

23

21,7

Ngày điều trị trung bình

7,05 ± 0,8

Nhận xét: Bệnh nhân sốt xuất huyết có thời gian điều trị từ 5- 7 ngày chiếm tỉ lệ cao nhất là
43,4%; 21,7% bệnh nhân phải điều trị với thời gian trên 10 ngày, thường là những bệnh nhân có
men gan tăng cao.
Bảng 10. Kết quả điều trị
Kết quả

Số lượng

Tỉ lệ %

106

100,0

Không đỡ (chuyển tuyến trên)


0

0

Tử vong

0

0

106

100

Khỏi, ra viện

Tổng

Nhận xét: 100% các bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại khoa đều ổn định, ra viện khỏi hoàn
toàn, không có trường hợp nào phải chuyển tuyến hoặc tử vong.
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Qua nghiên cứu trên 106 bệnh nhân sốt xuất
Dựa theo tiêu chuẩn của WHO, chúng tôi gặp
huyết tại khoa Truyền nhiễm- BVĐKTƯ Thái
chủ yếu là bệnh nhân sốt xuất huyết độ II
Nguyên, từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 10
chiếm 85,8%; độ III gặp 9 ca chiếm 8,5% và
năm 2010, chúng tôi thấy rằng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

86




Lê Thị Lựu và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

không có bệnh nhân nào nặng được xếp vào
sốt xuất huyết độ IV.
Sốt là triệu chứng được ghi nhận ở 100%
bệnh nhân, thường gặp là sốt cao trên 39oC
chiếm 93,4%, chỉ gặp 1 ca là sốt nhẹ; sốt
thường kéo dài trong thời gian từ 3- 8 ngày
(96,2%), trong đó sốt từ 5- 6 ngày chiếm tỉ lệ
cao nhất là 71,7%; có 2 trường hợp sốt trên
10 ngày, cùng với sốt kéo dài trên 10 ngày thì
biểu hiện xuất huyết cũng xuất hiện muộn ở
ngày thứ 11 của bệnh- đây là 2 ca bệnh không
điển hình như đã được mô tả trong các y văn.
Theo tác giả Bùi Đại [5], sốt là triệu chứng
tiêu biểu nhất ở hầu hết các bệnh nhân, 7090% là sốt trên 39oC, sốt kéo dài trung bình
4- 7 ngày, có trường hợp tới 15- 19 ngày.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng phù hợp với tác giả Bùi Đại và nghiên
cứu của tác giả Lê Ngọc Phú năm 2009 tại
Bệnh viện 103, sốt cao ở bệnh nhân sốt xuất

huyết chiếm 88,7% và sốt kéo dài 3- 8 ngày là
93,8% [8].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, xuất huyết
xảy ra ở các hình thái: dưới da, niêm mạc, nôi
tạng. Trong đó xuất huyết dưới da chiếm tỉ lệ
cao 94,33%, xuất huyết nội tạng gặp 6 ca
chiếm tỉ lệ 5,65%, xuất huyết niêm mạc gặp
41 ca chiếm 38,5%. Xuất huyết xảy ra từ
ngày thứ 2, 3 của bệnh, tuy nhiên xuất huyết
chủ yếu ở ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của
bệnh, chiếm 83,85% /94,33% (với xuất huyết
dưới da), 36,6% /38,5% (xuất huyết niêm
mạc), 4,7%/ 5,65% (xuất huyết nội tạng); có 1
trường hợp có biểu hiện xuất huyết dưới da ở
ngày thứ 11 của bệnh. Kết quả nghiên cứu ở
Bệnh viện 103 năm 2009, xuất huyết dưới da
chiếm 54,7%, xuất huyết niêm mạc 40,7%,
xuất huyết nội tạng 7,4% [8]. Tỉ lệ bệnh nhân
có xuất huyết nội tạng ở Bệnh viện 103 cao
hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có lẽ
do Bệnh viện 103 là bệnh viện tuyến trên nên
có nhiều bệnh nhân nặng được chuyển về, các
trường hợp nhẹ thường có chỉ định điều trị tại
cơ sở hoặc ngoại trú. Khi phân tích về hình
thái xuất huyết, chúng tôi thấy trong sốt xuất
huyết độ III có 5/9 ca (55,6%) có xuất huyết
nội tạng, trong khi đó sốt xuất huyết độ II chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

85(09)/2: 83 - 89


gặp 1/91 ca (1,1%). Vì số liệu của chúng tôi
còn ít nên không so sánh về mối liên quan
này, nhưng chúng tôi cũng đặt ra câu hỏi phải
chăng xuất huyết nội tạng là yếu tố tiềm tàng
gây sốc. Các tác giả Trần Khắc Điền [10] tại
Viện các bệnh Nhiệt đới và Truyền nhiễm
Quốc gia, Nguyễn Tường Vân và Nguyễn
Trọng Lân [9], Lê Ngọc Phú [8] tại Bệnh
viện 103 đều cho rằng xuất huyết nội tạng ở
nhóm có sốc cao hơn nhóm không sốc là có
ý nghĩa thống kê.
Một số các triệu chứng thường gặp đi kèm
với sốt đã được xác định đó là đau đầu, đau
mỏi cơ khớp, xung huyết da và niêm mạc
chiếm tỉ lệ từ 97,2% đến 100%. Buồn nôn và
nôn cũng gặp chiếm tỉ lệ 39,6% các trường
hợp, triệu chứng này thường gặp trên các
bệnh nhân sốt xuất huyết độ III, các bệnh
nhân có sốt cao trên 39oC và đau đầu nhiều.
Gan to là triệu chứng được kể đến trong các y
văn, cũng là triệu chứng mà Tổ chức Y tế Thế
giới xếp vào tiêu chuẩn chẩn đoán trên lâm
sàng. Một số tác giả trong và ngoài nước khi
nghiên cứu cũng cho kết quả gan to chiếm tỉ
lệ 40- 60%, trong nghiên cứu này gan to gặp
ở 36,8%.
Biến đổi cận lâm sàng
Khi theo dõi về công thức máu chúng tôi
thấy rằng:

Số lượng bạch cầu thường giảm dưới
4000/mm3 chiếm 74,5%, thậm chí có trường
hợp giảm dưới 2000/mm 3.Theo WHO [3],
trong thời kỳ đầu bạch cầu thường giảm,
sau đó hồi phục ở giai đoạn lui bệnh. Kết
quả này phù hợp với Lê Ngọc Phú tại Bệnh
viện 103 năm 2009 là 73,3%, tuy nhiên lại
cao hơn kết quả của Bạch Quốc Tuyên [1]
chỉ có 40% và Bùi Đại [5] là 65%, sự khác
nhau này có lẽ liên quan đến typ Dengue
gây bệnh trong các vụ dịch.
Hematocrit tăng ở hầu hết các bệnh nhân, chỉ
có 2 ca có Hct giảm do có xuất huyết nội
tạng, 3 ca Hct ở dạng bình thường. Hct tăng ≥
48% chiếm tỉ lệ 34,9%, đây là tiêu chuẩn có
giá trị chẩn đoán cao trên lâm sàng được
WHO ghi nhận. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi gặp 60,35% ca bệnh có Hct tăng nhưng
chưa vượt qua ngưỡng 48%, có lẽ do bệnh
87




Lê Thị Lựu và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

nhân đi khám bệnh sớm, được bù nước điện
giải sớm nên tình trạng cô đặc máu đã được

cải thiện. Kết quả này cũng phù hợp với kết
quả nghiên cứu của một số tác giả trong và
ngoài nước [6,7].
Giảm số lượng tiểu cầu trong các nhóm
nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ cao
97,15%, tiểu cầu giảm 50.000- <
100.000/mm3 là 69,75% và giảm <
50.000/mm3 là 27,4%. Đặc biệt có trường hợp
tiểu cầu giảm còn 15.000/mm3. Các y văn trên
thế giới đều ghi nhận trong sốt xuất huyết tiểu
cầu giảm mạnh thường dưới 100.000/mm3.
Tiểu cầu giảm nặng thường đi kèm với tình
trạng xuất huyết nặng, tuy nhiên có những ca
bệnh mặc dù tiểu cầu giảm rất nặng nhưng
xuất huyết không nhiều. Tiểu cầu thường
giảm mạnh từ ngày thứ 3,4 của bệnh và hồi
phục ở ngày thứ 7,8 của bệnh. Chất lượng
tiểu cầu có bị ảnh hưởng trong sốt xuất huyết
hay không còn chưa được các tác giả đề cập
đến, chúng tôi thấy ở một số bệnh nhân tiểu
cầu giảm ít nhưng xuất huyết nhiều, có lẽ còn
có yếu tố về thành mạch, rối loạn đông máu
hay độ tập trung tiểu cầu giảm?
Tổn thương gan trong sốt xuất huyết được
chứng minh bằng xét nghiệm có tăng men gan
(SGOT và SGPT tăng). Kết quả của chúng tôi
có 43 ca chiếm 40,6% có tăng men gan,
15,1% có men gan tăng gấp ≥ 5 lần, những
bệnh nhân xuất huyết nội tạng đều có men
gan tăng cao. Kết quả này phù hợp với một số

nghiên cứu trong nước. Các xét nghiệm đông
máu cũng được kiểm tra trên một số bệnh
nhân có xuất huyết nhiều (57 ca), một số
trường hợp nặng có biểu hiện APTT kéo dài
hơn so với chứng (12/57), đặc biệt có 24/57
ca có giảm tỉ lệ Prothrombin trong đó giảm
<60% chiếm 5,3% số ca được làm xét
nghiệm. Do số bệnh nhân sốc Dengue còn ít
nên chúng tôi chưa nghiên cứu mối liên quan
giữa rối loạn đông máu và sốc Dengue.
Kết quả điều trị
100% bệnh nhân điều trị tại khoa đều khỏi và
ra viện, không có ca bệnh nào phải chuyển
tuyến hoặc tử vong; số ngày điều trị trung
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

85(09)/2: 83 - 89

bình là 7,05 ± 0,6, số bệnh nhân điều trị từ 57 ngày là 43,4%; một số trường hợp phải điều
trị trên 10 ngày vì sốt kéo dài hơn, vì tổn
thương gan đi kèm nên phải điều trị kết hợp
với bảo vệ tế bào gan.
KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
- Chủ yếu gặp sốt xuất huyết độ II (85,8%);
độ III gặp 9 ca chiếm 8,5%.
- Sốt cao trên 39oC chiếm 93,4%, thường sốt
từ 5- 6 ngày với tỉ lệ 71,7%

- Xuất huyết gặp ở các hình thái: dưới da
(94,33%), niêm mạc (38,5%), nôi tạng
(5,65%). Xuất huyết xảy ra ở ngày thứ 4 đến
ngày thứ 7 của bệnh (83,85%).
- Các triệu chứng đau đầu, đau cơ khớp, da
và niêm mạc xung huyết ở bệnh nhân sốt xuất
huyết chiếm tỉ lệ cao từ 97,2 đến 100%;
- Gan to chiếm tỉ lệ 36,8%; nôn gặp 39,6%.
Biến đổi cận lâm sàng
Bạch cầu thường giảm dưới 4000/mm3 chiếm
74,5%,
Hematocrit tăng ≥ 48% chiếm tỉ lệ 34,9%;
Hct tăng <48% gặp 60,35% .
Tiểu cầu giảm 50.000- < 100.000/mm3 chiếm
69,75%; giảm < 50.000/mm3 là 27,4%.
Transaminase tăng chiếm 40,6%;
Prothrombin giảm < 80% chiếm 32,1%;
trong đó giảm < 60% chiếm 5,3%.
Kết quả điều trị
- 100% khỏi ra viện.
- Ngày điều trị trung bình: 7,05 ± 0,6 ngày.
KHUYẾN NGHỊ
Cần tuyên truyền cho cộng đồng cách phòng
bệnh sốt xuất huyết, các biểu hiện bệnh để
người bệnh được đến khám và tư vấn điều trị
sớm, đề phòng sốc xảy ra.
Tiếp tục tìm hiểu các yếu tố liên quam đến
sốc để sớm đưa ra biện pháp dự phòng.
[1]. Bạch Quốc Tuyên (1970), Nhận định sơ bộ về
rối loạn huyết học ở bệnh nhân sốt xuất huyết

trong vụ dịch 1969 tại Hà Nội, Nxb YHDPTT.
88




Lê Thị Lựu và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

[2]. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue.
[3]. Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue.
[4]. Bộ môn Truyền nhiễm, Học viện Quân y, (2008),
Bệnh học truyền nhiễm và Nhiệt đới, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.
[5]. Bùi Đại (1976), Đặc diểm dịch tễ và lâm sàng sốt
xuất huyết qua một số vụ dịch ở Việt Nam từ 19601975, Báo cáo tại Hội nghị NCKH ngành Vệ sinh
phòng dịch.
[6]. Hà Văn Phúc (2006), Nghiên cứu một số đặc
điểm dịch tễ, lâm sàng và yếu tố tiên lượng bệnh
sốt xuất huyết Dengue ở Huyện Vĩnh Thuận- Kiên
Giang, Luận văn Bác sĩ CKII, Học Viện Quân Y.
[7]. Lê Đăng Hà (2003), “Đặc điểm lâm sàng và cận
lâm sàng sốt xuất huyết Dengue ở người lớn”, Tạp
chí thông tin Y dược, số 7.

85(09)/2: 83 - 89


[8]. Lê Ngọc Phú (2009), Một số đặc điểm dịch tễ,
lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng ở bệnh
nhân sốt xuất huyết Dengue tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện 103.
[9]. Nguyễn Trọng Lân (2006), Kinh nghiệm điều trị
sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện Nhi đồng 1, năm
2001.
[10]. Trần Khắc Điền (2007), Đặc điểm lâm sàng, xét
nghiệm, điều trị sốt xuất huyết Dengue tại Viện các
bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, Luận văn
bác sĩ CKII, Hà Nội.
[11]. WHO, Dengue haemorrhagic fever: diagnosis,
treatment and control, Geneva. Năm 2004.

SUMARY
STUDY ON SOME CLINICAL AND SUBCLINICAL FEATURES, AND RESULTS OF
TREATMENT FOR DENGUE FEVER PATIENTS IN INFECTIOUS DEPARTMENT – THAI
NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL IN 2009- 2010
Le Thi Luu* and assistants
College of Medicine and Pharmacy - TNU

By means of cross-sectional descriptive study on 106 Dengue haemorrhagic fever treated at the Department
of Infectious of ThaiNguyen Central Genaral Hospital from 2009 to 2010 we obtained the following
results:
Clinical: Level II is 85,8%, level III is 8,5%; patient ’s temperate over 39oC is 93,4%, fever during from 5 to
6 days is 71,7%; Subcutainous heamorrhage is 94,33%, mcosal heamorrhage is 38,5%, organ hemorrhage is
5,65%, heamorrhage occurred on the 3nd day to 7th day of illness is 83,85%; enlarged lived is 36,8%;
vomiting is 39,6%. The symptoms of headache, muscle pain, arthritis, skin and mucosal congestion in
patients with dengue fever higher proportion from 97.2 to 100%;
Subclinical: White blood cells account for 74.5% fall below 4000/mm3, hemato critincrease ≥ 48% is
34.9%, hematocrit increased <48% having 60.35%, Platelets down 50,000- <100,000 /mm3 accounted for

69.75%, reduction <50.000/mm3 was 27.4%, Transaminase increased accounted for 40.6%; Prothrombin
decreased <80% accounted for 32.1%, which decreased <60% occupied 5.3%.
Treatment Results: 100% of patients recover completely; Average days of treatment is 7.05 ± 0.6
Key words: Virus dengue, fevev, heemouhage, clinical, subclinical, tratment.

*

Tel: 0975.818.099; Email:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

89





×