Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Trầm cảm sau sinh và các yếu tố ảnh hưởng trên những phụ nữ đến sinh tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.9 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

TRẦM CẢM SAU SINH & CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TRÊN NHỮNG PHỤ NỮ ĐẾN SINH
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯC TP HCM
Huỳnh Thò Duy Hương*, Phạm Diệp Thuỳ Dương*, PhạmThanh Hường*

TÓM TẮT
Trầm cảm sau sinh (TCSS) là 1 nhóm không đồng nhất những rối lọan ức chế tâm lý không đặc
hiệu, có thể đưa đến những ảnh hưởng nặng nề trên cả bà mẹ, gia đình và tương lai đứa trẻ. Xuất hiện từ
6-8 tuần sau sinh, TCSS có thể kéo dài đến tháng thứ 14 sau sinh nếu không được chẩn đóan và điều trò.
Dù vậy, tình trạng này vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở nước ta. Chúng tôi tiến hành 1 nghiên cứu
mô tả và phân tích về tình hình TCSS của các phụ nữ đến sinh tại BV ĐH Y Dược TP HCM. Chúng tôi thu
nhận 288 phụ nữ đưa con đến khám vào 8 tuần sau sinh tại phòng khám Nhi từ 01/8 đến 30/10/03 và sử
dụng thang điểm Edinburgh để tầm sóat tình trạng TCSS. Kết quả cho thấy tỉ lệ TCSS khá cao 25,34%
(EPDS > 12) với chỉ số EPDS trung bình là 9,55 ± 4,45; những yếu tố bảo vệ bà mẹ khỏi nguy cơ trầm
cảm là: con khóc đêm < 10 lần (OR = 0,18), thai kỳ mong đđợi (OR= 0,27) và đã có con trai trước đó
(OR= 0,49); trong khi những yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh là: thai kỳ không mong đợi (OR=
5,08), trình đđộ học vấn chồng thấp < cấp 3 (OR= 3,02), chưa có con trai trước đo ù(OR=2,6), nghề
nghiệp bản thân không ổn đònh (OR=2,44), sinh con so (OR=1,74). Tỉ lệ khá cao này cho thấy đây thật
sự là 1 vấn đề đáng báo động cho tòan xã hội, cần thiết xây dựng một chiến lược tòan diện nhằm dự
phòng, phát hiện sớm và điều trò kòp thời TCSS cũng như theo dõi về lâu dài cho cả mẹ và con, bao gồm
các chương trình chăm sóc tiền sản nhằm thông tin và giáo dục cho thai phụ và người phối ngẫu, cả các
chương trình thông tin, giáo dục, đặc biệt chú trọng đến các nhóm nguy cơ

SUMMARY
POSTNATAL DEPRESSION & FACTORS INFLUENCING ON WOMEN DELIVERED AT
HOSPITAL OF THE MEDICAL-PHARMACEUTICAL UNIVERSITY OF HCM CITY
Huynh Thi Duy Huong, Pham Diep Thuy Duong, PhamThanh Huong


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 65 - 71

Postnatal depression (PND), 1 nonhomogenous group of nonspecific depressive mental disorders,
can lead to serious results for mothers, family and children’s future life. Appearing usually within 6-8
weeks after labor, PND can last to 14 months if it isn’t diagnosed and treated properly. This problem has
not been adequately considered in VietNam. We conducted a descriptive and analysed cross-sectional
study on postnatal depression for women delivered at Hospital of the Medical-Pharmaceutical University
of HCM city. 288 women who had carried babies for consultation at 8 weeks after delivery during the
period of August 01 to October 31 were including in the study and we used Edinburgh’ scale to screen the
depression status. The rate of PND was 25,34% (EPDS > 12) and the mean EPDS score was 9,55 ± 4,45;
The protective factors for PND were: Baby’s night crying < 10 times (OR= 0,18), attended pregnancy
(OR=0,27) and having a son previously (OR= 0,49); The risk factors for PND were: unattended
pregnancy (OR=5,08), husband’s education level < third grade (OR=3,02), non having son previously
(OR=2,6), unpermanent job (OR=2,44), primipare (OR=1,74). The high rate showes that PND is alarm
* Bộ Môn Nhi, Đại Học Y Dược - TP.HCM

65


problem for the whole society, needing to prenatal education for the pregnant women and their husband
to prevent, diagnosis and treat proprely the PND as well as longterm follow up mothers and children;
including the prenatal taking care programs, especially for the high risk women population..

ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thai và có con luôn luôn là một bước đột biến
lớn trong đời người phụ nữ, đòi hỏi họ phải có khả
năng thích nghi, tổ chức lại về tâm lý bản thân và
mối liên hệ với gia đình và xã hội. Do đó, các rối loạn
cảm xúc và tâm thần trong giai đoạn này tương đối
thường gặp.

Trầm cảm sau sinh (TCSS) là 1 nhóm không
đồng nhất những rối lọan ức chế tâm lý không đặc
hiệu, xuất hiện từ 6-8 tuần sau sinh, kéo dài có thể
đến tháng thứ 14 sau sinh nếu không được chẩn
đóan và điều trò. TCSS biểu hiện bằng tính khí bất ổn,
thường xấu đi vào buổi chiều, đặc trưng bởi sự chán
nản, cảm giác bất lực và lo âu về khả năng chăm sóc
con của mình; các bà mẹ thường lo lắng, kích thích
và hay than phiền đau đầu, đau bụng, khó tiêu, ớn
lạnh...tự trách bản thân và đôi khi muốn tự tử. TCSS
có thể gặp ở mọi phụ nữ (70% người bò TCSS không
có tiền căn bệnh lý tâm thần nào)(10). Phát hiện sớm
TCSS mang đến một lợi ích to lớn vì :
- Tần suất cao : 12% (theo O’Hara 1984)(9); 7%
(Gotlib 1989)(4); 40,8% (BV Hùng Vương 2000)(7);
32,8% (theo NC của Nguyễn Thò Như Ngọc ở BV
Hùng Vương và Trung tâm bảo vệ bà mẹ và trẻ em
2003)(8);

sinh theo Edinburg (Edinburg Postnatal Depression
Scale – EPDS) để phát hiện TCSS. EPDS là 1 bộ câu
hỏi gồm có 10 câu, mỗi câu được cho điểm từ 0-3;
cho phép sử dụng như 1 dụng cụ sàng lọc đã được
chuẩn hóa, đơn giản, ít tốn kém và dễ chấp nhận; có
độ nhạy 100%, độ chuyên 95,5%. EPDS cho phép
phát hiện TCSS tốt hơn và nhạy hơn đánh giá lâm
sàng. Chỉ số EPDS >12 cho phép chẩn đóan
TCSS(2,5,6).
Mục tiêu chung
Xác đònh tình hình TCSS của các phụ nữ đến

sinh tại khoa Phụ Sản BV Đại học Y Dược
Mục tiêu chuyên biệt
1.Xác đònh tỷ lệ TCSS của các phụ nữ đến sinh
tại khoa Phụ sản BV ĐHYD
2.Xác đònh chỉ số EPDS trung bình của các phụ
nữ đến sinh tại BV ĐHYD
3.Xác đònh các yếu tố tương quan mạnh đến tình
trạng TCSS của các phụ nữ ở nhóm NC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả
và phân tích;
Công thức tính cở mẫu:

Z2(1-α/2) p (1-p)

- Gây suy sụp tinh thần kéo dài ở người mẹ, đôi
khi dẫn đến hành vi tự tử;

n = ---------------------

- Có thể dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình ;

d2

- Có hậu quả trên sự phát triển lâu dài của trẻ:
khó gần gũi, khó khăn trong các mối quan hệ với
người xung quanh, rối lọan tâm thần-tình cảm, có
thể dẫn đến rối lọan mối quan hệ mẹ-con.


Với p = 0, 32 ; α = 0,05 (với độ tin cậy 95% do
đó Z(1-α/2) = 1,96)

Tuy nhiên, trên thế giới, TCSS vẫn chưa được
quan tâm đúng mức, nhiều người còn lạ lẫm hay
chưa rõ khái niệm này, ngay cả BS Sản khoa, Nhi
khoa và các bà mẹ phải chòu đựng tình trạng trầm
cảm hết sức nguy hiểm này.
Chúng tôi sử dụng thang điểm Trầm cảm sau

66

d = 0,06
Ỵ n = 233
Đòa điểm nghiên cứu: khoa Phụ Sản - BV Đại học
Y Dược TP HCM;
Đối tượng nghiên cứu: các bà mẹ đưa con đến
khám lúc trẻ được 2 tháng tuổi tại phòng khám Nhi.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Nghiên cứu Y học

Thời gian nghiên cứu: từ 1/8/2003 đến 30/ 10/
2003.
Tất cả các bà mẹ đưa con đến khám đònh kỳ và
chủng ngừa trong thời gian này, nếu trẻ trẻ được 2
tháng (± 2 ngày) tuổi và nếu bà mẹ đồng ý tham gia
nghiên cứu sẽ được nhận vào lô nghiên cứu. Các bà

mẹ sẽ tự trả lời bảng điều tra dòch tễ học và bộ câu
hỏi tính điểm EPDS. Dữ kiện thu được sẽ được nhập
và phân tích bằng phần mềm STATA 8.0 để tính tỉ
lệ%, phân tích hồi quy đơn biến, đa biến tìm tỉ số số
chênh (OR), khoảng tin cậy (KTC) 95%.

KẾT QUẢ
Chúng tôi đã thu nhận được 288 bà mẹ hoàn
thành đủ chi tiết các bảng điều tra.
Bảng 1. Đặc điểm dòch tễ học
Đặc điểm
Tuổi trung bình
<20
20 – 25
26 – 30
31 – 35
>35
Trình độ học vấn
≤ cấp 2
Cấp 3
Cao đẳng- Đại học
Nghề nghiệp
Buôn bán
CB-CNV
Nghềkhác
Trình độ học vấn của chồng
≤ cấp 2
Cấp 3
Cao đẳng- Đại học
Nghề nghiệp chồng

Buôn bán
CB-CNV
Nghề khác
Quốc tòch chồng
Việt Nam
Nứơc khác

N
29,37±

%
4,33

0
56
128
69
35

0
19,4
44,4
24,0
12,2

50
99
139

17,3

34,4
48,3

54
150
84

18,8
52,1
29,2

31
86
170

10,8
30,0
59,2

63
195
30

21,9
67,7
10,4

275
13


95,9
4,5

* Nhận xét:

Độ tuổi trung bình của các bà mẹ trong lô nghiên
cứu là 29,37 ± 4,33, thấp nhất 22 tuổi, cao nhất 43.
Trình độ học vấn của lô nghiên cứu khá cao, 82,

7% các bà mẹ học từ cấp 3 trở lên, với 48,3% có trình
độ đại học; so với các tỉ lệ tương ứng là 89,2% và
59,2% ở người chồng.
52,1% các chò là CB-CNV (tỉ lệ này ở chồng là
67,7%).
95, 9% người chồng có quốc tòch Việt nam.
Bảng 2. Tiền căn sản khoa và đặc điểm thai kỳ này:
Đặc điểm
0
Số lần sinh 1
≥2
Số con
1
còn sống
≥2
Số bà mẹ đã có con trai
Số bà mẹ đã có con gái
Rất vui
Vui nhưng khó khăn
Không mong đđợi
Có vấn đề sức khoẻ khi

mang thai
Khi mang
thai
Tiểu đđường
Sản giật- Tiền sản giật
Lo âu
Trầm cảm
Rối loạn tâm thần
Trai
Giới tính
Gái

N
165
97
26
94
26
74
60
256
21
11
12

%
57,3
33,7
7,3
78,3

21,7
25,6
20,8
88,9
7,3
3,8
4,17

2
3
6
1
0
126
160

0,69
1,04
2,1
0,35
0
44,1
55,9

* Nhận xét:

- Tiền căn sản khoa:
Về số lần sinh, 57,3% các bà mẹ sinh con lần đầu,
33,7% là đã sinh con 1 lần
78,3% có 1 con trong số 120 người đã có con.

Có 25,6% bà mẹ đã có con trai so với 20,8% bà
mẹ đã có con gái.
- Lần có thai này:
88,9% các bà mẹ rất vui khi có thai lần này, 7,3%
là vui khi biết có thai nhưng có khó khăn do chưa
chuẩn bò sẵn sàng hay do vấn đề về kinh tế, chỉ có
3,8% có thai mà không mong đợi.
Có 4,17% bà mẹ có vấn đề về sức khoẻ khi mang
thai, trong đó 2,45% là vấn đề tâm thần đã được chẩn
đoán và điều trò.
44,1% trẻ sinh ra là trai so với 55,9% là gái.

67


Bảng 3. Tình trạng sức khoẻ mẹ và con
Đặc điểm
Tầng sinh môn
Vết mổ
Đau sau sinh
Khi cho con bú
Mất ngủ
< 10 lần
Bé khóc đêm
67 (23,3%)
≥10 lần
< 1000g
Tăng cân của bé
1000-1500g
trong 2 tháng

≥ 1500g
Có bú mẹ
Bú mẹ hoàn toàn

N
67
100
19
71
58
9
9
32
247
242
59

%
36,0
53,8
10,2
24,7
86,6
13,4
3,1
11,1
86,8
84,0
24,4


* Nhận xét:

- Về sức khỏe của người mẹ:
Tất cả các bà mẹ đều bò đau sau sinh, trong đó
36% đau ở vết may tầng sinh môn, 53,8% đau vết mổ
và 10,2% đau khi cho con bú. Có 24,7% chò bò mất
ngủ sau khi sinh.
- Về sức khỏe của bé:
23,3% trẻ có khóc đêm với 13,4% khóc ≥10 lần.
86,8% trẻ tăng ≥1500g so với 3,1% tăng < 1000g
trong 2 tháng đầu đời. 84% trẻ trẻ có bú mẹ với 24,4%
bú mẹ hòan tòan.
Bảng 4. Hòan cảnh gia đình
Hòan cảnh gia đình
Chung sống
Tình trạng
Ly thân
Ly dò
hôn nhân
Độc thân

Đủ
Kinh tế
Thiếu
Tự làm
Chăm sóc
Có người giúp
bản thân
Tự làm
Chăm sóc

Có người giúp
béban đêm
Không có ai
Tââm sự
Có người để tâm sự
khi cần

N
285
1
0
2
27
257
3
247
41
259
29
27
261

%
99,0
0,3
0
0,7
9,4
89,5
1,0

85,8
14,2
89,9
10,1
9,4
90,6

* Nhận xét:
99% chò đang chung sống với chồng, chỉ có 0,3% ly
thân và 0,7% ly dò.
89,5% gia đình có kinh tế đủ sống và 9,4% là dư giả.
85,8% chò tự chăm sóc bản thân so với 14,2% có người
giúp đỡ.

68

89,9% chò chăm sóc con mộât mình ban đêm so với
10,1% có người giúp.
90,6% may mắn có người để tâm sự khi cần.
Bảng 5. Hòan cảnh gia đình trước khi cóù chồng
Đặc điểm
Mââu thuẫn gia đđình
Cha mẹ bỏ rơi
Tiền căn bệnh lý tâm thần
Lo âu
Trầm cảm
Rối loạn tâm thần

N
13

3
3
1
1
1

%
4,5
1,0
1,00
0,35
0,35
0,35

* Nhận xét:

Khi chưa có chồng, có 4,5% chò có mâu thuẫn
trong gia đình và có 1% bò cha mẹ bỏ rơi trong thời
niên thiếu.
Chỉ có 3 người (1%) có tiền căn bệnh lý tâm thần
(lo âu, trầm cảm hoặc rối lọan tâm thần).
Bảng 6. Tỉ lệ trầm cảm theo thang điểm Edinburgh
Thang điểm
0
1-12
13-25
>25
Trung bình

N

4
211
73
0
9,55

%
1,4
73,26
25,34
0
±4,45

* Nhận xét: Chỉ số EPDS trung bình là 9,55 ± 4,45
với tỉ lệ TCSS là 25,34% (EPDS >12)
Bảng 7. Các yếu tố liên quan đến tình trạng trầm
cảm (phân tích đơn biến)
Yếu tố
OR
KTC 95%
Tuổi vợ < 30
1,07
0,63-1,85
Tuổi chồng <30
0,85
0,50-1,44
Học vấn vợ < cấp III
1,66
0,85-3,24
Học vấn chồng < cấp III

2,74
1,25-5,93
Quốc tòch chồng Việt Nam
1,02
0,28-4,78
Lo âu khi có thai
3,01
0,51-17,9
Trầm cảm khi có thai
Không xác 0,16-không
đònh
xác đònh
Rối loạn tâm thần khi có Không xác 0,16-không
thai
đònh
xác đònh
Giới tính con lần sinh này
0,85
0,49-1,46
Trẻ khóc đêm
1,47
0,8-2,68
Bé khóc đêm < 10 lần so
0,18
0,03-0,81
với ≥ 10 lần
Trẻ có bú mẹ
0,65
0,33-1,32
Trẻ bú mẹ hòan tòan

0,58
0,26-1,2
Nghề nghiệp bản thân
1,39
0,81-2,39
không ổn đđònh

p
0,7982
0,5348
0,1266
0,0076
1,0000
0,1729
0,2545
0,2545
0,5556
0,2055
0,0223
0,2175
0,1473
0,2248


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Nghiên cứu Y học
Yếu tố
Nghề nghiệp chồng không
ổn đđònh

Chưa sinh lần nào
Đã có con trai trước đó
Thai kỳ không mong đợi
Đau sau sinh
Bé tăng cân ít
Kinh tế gia đình đủ và dư
Phải tự chăm sóc bản thân
Chăm sóc bé một mình
ban đêm
Có người để tâm sự

OR
0,97

KTC 95%
0,55-1,72

p
0,9017

1,74
0,49
0,27
1,63
1,49
0,64
1,24
1,07

1-3,07

0,24-0,95
0,07-0,94
0,92-2,97
0,3-6,15
0,21-1,69
0,57-2,89
0,45-2,82

0,0497
0,0365
0,033
0,0978
0,6968
0,3867
0,5899
0,8747

0,65

0,28-1,59

0,3171

Phân tích đơn biến cho thấy:
Con khóc đêm < 10 lần, đã có con trai trứ ơc
đđó, thai kỳ được mong đđợi là những yếu tố bảo vệ
bà mẹ khỏi nguy cơ trầm cảm.
Học vấn chồng < cấp 3, sinh con so là những
yếu tố nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Bảng 8. Các yếu tố liên quan đến tình trạng trầm

cảm (phân tích đa biến)
Yếu tố
Học vấn chồng < cấp 3
Hơn nhân không hợp pháp
Nghề nghiệp bản thân không ổn đònh
Chưa có con trai trước đó
Cho con bú
Thai kỳ không mong đợi
Đau sau sinh

OR
3,02
3,461
2,441
2,599
0,534
5,084
1,77

p
0,019
0,056
0,022
0,018
0,084
0,018
0,09

Phân tích đđa biến cho thấy các yếu tố:
Trình độ học vấn chồng < cấp 3, nghề nghiệp

bản thân không ổn đònh, chưa có con trai trước đó,
thai kỳ không mong đợi là những yếu tố nguy cơ của
TCSS.

BÀN LUẬN
Độ tuổi trung bình của các bà mẹ trong lô nghiên
cứu là 29,37, là tuổi khá trưởng thành để sinh con;
57,3% sinh lần đầu cho thấy các bà mẹ ở đây sinh con
khá trễ; các số liệu này phù hợp với nghiên cứu trước
đây của các tác giả NTN Ngọc, LTH Anh, HTTrong tại
BV Hùng Vương TTBV BM và TE (28,27 và 52,37%)(8).
Trình độ học vấn của các bà mẹ trong lô nghiên cứu
và của người chồng đều khá cao, đại đa số từ cấp 3 trở
lên, với khỏang ½ có trình độ đại học và là CB-CNV,
có việc làm ổn đònh. Như vậy, đây là một dân số có

học thức và có đời sống khá ổn đònh. 78,3% có 1 con
trong số 120 người đã có con cho thấy khuynh hướng
sinh ít con trong lô nghiên cứu. BV ĐH Y Dược là BV
bán công, các sản phụ đến sinh tại đây là đã tự chọn
lựa lọai hình dòch vụ và uy tín của bệnh viện, nên dân
số nghiên cứu cũng phần nào đại diện cho tầng lớp từ
khá trở lên trong xã hội Việt Nam hiện nay. Đại đa số
các bà mẹ rất vui khi có thai lần này, đây là một điều
kiện tâm ly tù hật sự cần thiết cho cả bà mẹ tương lai
và đứa con của mình. Có 25,6% bà mẹ đã có con trai
so với 20,8% bà mẹ đã có con gái; cũng như 44,1% trẻ
sinh ra lần này là trai so với 55,9% là gái phù hợp với
tỉ lệ nam – nữ trong cộng đồng.
Tỉ lệ TCSS là 25,34% (EPDS > 12) với chỉ số

EPDS trung bình là 9,55 ± 4,45. Tỉ lệ này cao hơn tỉ
lệ tìm thấy của các tác giả u Mỹ:10% của C. Neill
Epperson (1999)(6),12% (theo O’Hara 1984)(9); 7%
(Gotlib 1989)(4) có lẽ do hòan cảnh gia đình, xã hộiï
cũng như các yếu tố tâm lý đặc thù của dân tộc: ởÛ các
nước phát triển, nam-nữ là bình quyền cho phép
người phụ nữ được đề cao và được trân trọng trong xã
hội cũng như trong gia đình, các chế độ an sinh xã
hội cho phép bảo vệ người phụ nữ tối đa sau sinh,
người chồng có ý thức cao giúp đỡ và chia xẻ với vợ
trong việc chăm sóc con và gia đình. Tỉ lệ này thấp
hơn so với tỉ lệ 32,81% tìm thấy trong NC của NTN
Ngọc và cộng sự tại BV HV và TT BV BMTE có ý
nghóa thống kê. Điều này có thể do đặc điểm của lô
nghiên cứu của chúng tôi la cø ác bà mẹ được nhận vào
lúc 8 tuần sau sinh trong khi ở nghiên cứu của các tác
giả trên là 6 tuần sau sinh; mặt khác các bà mẹ trong
lô nghiên cứu của chúng tôi có học thức cao và có đời
sống khá thuận lợi như đã nêu trên.
Nghề nghiệp của bản thân bà mẹ không ổn
đònh là 1 yếu tố nguy cơ của TCSS trong nhóm NC.
Quả thật, nghề nghiệp không ổn đònh làm cho
cuộc sống bấp bênh hơn, sống phụ thuộc về kinh
tế, cộng thêm gánh nặng của con mới sinh cả về
vật chất, tinh thần lẫn thời gian là chắc chắn luôn
làmột mối âu lo đeo đẳng.
Học vấn chồng thấp < cấp 3 là yếu tố nguy cơ
cao trong dân số NC. Phải chăng học vấn thấp phần
nào là rào cản để người chồng có thể thông cảm và


69


chia xẻ tốt hơn với vợ mình trong 1 giai đọan thích
nghi đầy khó khăn như thế của cuộc đời? Hơn nữa, có
lẽ người chồng có học vấn thấp có thể bò ảnh hưởng
nhiều hơn bởi các truyền thống phong kiến trọng
nam khinh nữ.
Trong lô NC, chúng tôi tìm thấy cả trong phân
tích đơn biến đã có con trai trước đó là yếu tố bảo vệ
và trong phân tích đa biến chưa có con trai trước đó là
yếu tố nguy cơ. Trong một đất nước châu Á như VN,
tư tưởng trọng nam khinh nữ thật sự vẫn còn thống
lónh, đôi khi gặp cả ở những gia đình trí thức. Sinh
con trai để “nối dõi tông đường” cho gia đình chồng
thật sự vẫn còn là 1 trách nhiệm quan trọng của
người phụ nữ. Qua lô NC, tuy chúng tôi không tìm
thấy mối liên hệ giữa giới tính con lần sinh này với
tình trạng TCSS, có lẽ đã có con trai trong các lần
sinh trước đó cho phép ngừơi phụ nữ trút bỏ gánh
nặng trách nhiệm đối với gia đình chồng, có 1 tâm
trạng nhẹ nhàng thỏai mái trong suốt thai kỳ lần này
và sau sinh.
Thai kỳ không mong đợi cũng được tìm thấy như
là yếu tố nguy cơ của TCSS, như trong các NC trước
đó. Có thai không mong muốn, không sẵn sàng về
tinh thần, thể chất hay kinh tế đều thật sự nguy hiểm
cho cả bà mẹ lẫn đứa con tương lai của mình.
Sinh con so cũng là yếu tố nguy cơ. Người phụ nữ
sinh con so thật sự luôn cảm thấy lúng túng trong

việc chăm sóc con và bản thân mình. Thiếu kinh
nghiệm, người mẹ trẻ luôn phải tìm học ở mọi người,
từ mẹ ruột, mẹ chồng, bạn bè... và không phải mọi ý
kiến luôn đúng đắn và thống nhất. Sách vở, nhân
viên y tế có thể là nguồn cung cấp thông tin tin cậy
nhưng không luôn có sẵn và những tập tục, thói quen
xưa cũ thường rất gần gũi!
Khóc đêm ít hơn 10 lần trong 2 tháng đầu cũng
được tìm thấy là yếu tố bảo vệ so với khóc hơn 10 lần.
Thật vậy, trẻ khóc đêm làm xáo trộn đời sống cả gia
đình, người mẹ không thể nghỉ ngơi sau cả ngày bận
bòu chăm con, người cha không thể ngủ sau công
việc,... và đôi khi ảnh hưởng đến cả đại gia đình (như
trong cuộc sống kiểu đại gia đình ở nước ta hiện nay)!
Bà mẹ thường cảm thấy mình khổ sở, bất lực, không

70

biết phải làm điều gì tốt hơn để con mình dễ chòu và
khỏi khóc, đôi khi lại còn bò phê bình là không biết
nuôi con! Bà mẹ cần phải biết rằng trẻ khóc không
phải do cha mẹ dở, nhưng đôi khi mẹ quá lo lắng
căng thẳng sẽ làm bé khóc nhiều hơn, tạo 1 vòng lẩn
quẩn(3).
Từ lô NC, chúng tôi chưa tìm thấy mối liên hệ giữ
TCSS với các yếu tố như: mẹ không được nghỉ ngơi
đầy đủ, các vấn đề tâm thần trong thời niên thiếu và
trong thai kỳ lần này, không có người tâm sự khi
cần(1)... do mẫu chưa đủ lớn, cần NC thêm.


KẾT LUẬN
Nghiên cứu về tình hình TCSS vào 8 tuần sau
sinh của các phụ nữ đến sinh tại BV ĐH Y Dược TP
HCM cho thấy:
1.

Tỉ lệ TCSS khá cao 25,34% (EPDS > 12);

2.

Chỉ số EPDS trung bình là 9,55 ± 4,45;

3.

Các yếu tố tương quan mạnh đến TCSS là:

• Yếu tố bảo vệ: con khóc đêm < 10 lần, đã
có con trai trước đđó, thai kỳ mong đợi
• Yếu tố nguy cơ: trình đđộ học vấn chồng
< cấp 3, nghề nghiệp bản thân không ổn đònh, chưa
có con trai trước đó, thai kỳ không mong đợi, sinh
con so

KIẾN NGHỊ
TCSS chiếm tỉ lệ khá cao và có thể đưa đến hậu
quả nặng nề cho bản thân người phụ nữ, gia đình họ
và đứa trẻ mới ra đời. Do đó, đây thật sự là 1 vấn đề
đáng báo động cho tất cả chúng ta, cần được quan
tâm bởi tòan xã hội, đặc biệt là nghành y tế và gia
đình. Chúng tôi đề nghò xây dựng một chiến lược

tòan diện nhằm dự phòng, phát hiện sớm và điều trò
kòp thời TCSS cũng như theo dõi về lâu dài cho cả mẹ
và con. Chiến lược này cần bao gồm các chương trình
chăm sóc tiền sản nhằm thông tin và giáo dục cho
thai phụ và người phối ngẫu, cả các chương trình
thông tin, giáo dục (sách, báo, tờ bướm...), đặc biệt
chú trọng đến các nhóm nguy cơ. Các đối tượng có
nguy cơ cần được quan tâm đặc biệt, cần giới thiệu
đến các phòng khám tâm lý để được chẩn đóan sớm,


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

điều trò kòp thời và theo dõi sát sao cả mẹ lẫn con.

5.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

Cox JL, Holden JM, Sagovsky R. 1987. Detection of
postnatal depression: Development of the 10-item

Edinburgh postnatal depression scale. Br J Psychiatry
1987; 150: 782-6.
Fergerson SS, Jamieson DJ, Lindsay M.2002.
Diagnosing postpartum depression: Can we do better?
American Journal of Obstetrics and Gynecology. 186.
N 5. May 2002
Fracp HH, Fracp MV. 2001. Infant sleep problems and
postnatal depression: A community-based study.
American Academy of Pediatrics. 107. N 6. Jan 2001
Gotlib I and al. (1991). Prospective investigation of
postpartum depression: factors involved in onset and
recovery. J Abnorm Psychol 1991; 100: 122-32.

6.

7.

8.
9.

10.

Grace G. Evins G., Theofrastous JP., Galvin SL.. 2003.
Postpartum depression: A comparison of screening
and routine clinical evaluation. American Journal of
Obstetrics and Gynecology.182. N 5. May 2000.
Neill E C.(1999). Postpartum Major Depression:
Detection and Treatment. merican Academy of Family
Physicians. 59 (N º 8) April 15.1999
Nguyễn Thò Như Ngọc và CS. 2000. Tỉ lệ trầm cảm

sau sanh ở phụ nữ đến sanh tại BV Hùng Vương. BV
Hùng Vương- Hội nghò tổng kết KHKT 2000-2001
Nguyễn Thò Như Ngọc và CS. Tỉ lệ trầm cảm sau sinh
ở phụ nữ TP HCM.
O’Hara MW. (1991). Postpartum mental disorders.
Sciarra JJ, ed. Gynecology and obstetrics. Vol 6.
Philadelphia: Harper and Row, 1991:1-17.
Teissèdre F., Chabrol H.(2004) La dépression
postnatale. Can J Psychiatry 2004; 49: 51-54.

71



×