Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ứng dụng kỹ thuật PCR định lượng huỳnh quang trong chẩn đoán trước sinh nhanh phát hiện bất thường số lượng nhiễm sắc thể ở người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.13 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

 ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR ĐỊNH LƯỢNG HUỲNH QUANG  
TRONG CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH NHANH PHÁT HIỆN  
BẤT THƯỜNG SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ Ở NGƯỜI 
Hoàng Hiếu Ngọc*, Phạm Thị Huyền Trang**, Phạm Hùng Vân**, Nguyễn Vạn Thông***,  
Khổng Hiệp***  

TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Vài năm trở lại đây, nhiều kỹ thuật sinh học phân tử mới được phát triển với mục đích phát 
hiện các bất thường số lượng các nhiễm sắc thể và giúp chẩn đoán trước sinh các thai kỳ nguy cơ với thời gian 
nhanh hơn mà vẫn đảm bảo độ chính xác như kỹ thuật làm nhiễm sắc thể đồ. Xuất phát từ nhu cầu trên, nhóm 
nghiên cứu của chúng tôi tiến hành ứng dụng kỹ thuật PCR định lượng huỳnh quang (QF – PCR) để chẩn 
đoán nhanh bất thường số lượng nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X, Y ở người. 
Mục tiêu: Ứng dụng thành công kỹ thuật PCR định lượng huỳnh quang phát hiện dị bội NST 13, 18, 21, 
X, Y trong các mẫu dịch ối. 
Phương pháp: Tách chiết DNA từ các mẫu dịch ối của các thai kỳ nguy cơ (bất thường double test, triple 
test) và có chỉ định của bác sĩ lâm sàng. Sau đó, thực hiện phản ứng PCR định lượng huỳnh quang và cuối cùng 
điện di sản phẩm khuếch đại trên hệ thống điện di mao quản. Dữ liệu thô thu được sẽ được phân tích trên phần 
mềm chuyên dụng để tìm ra bất thường trong mẫu ối. 
Kết  quả: Từ tháng 03/2010 đến tháng 01/2011 chúng tôi thu thập được 64 mẫu ối từ thai kỳ nguy cơ. 
Trong đó phát hiện được 10 trường hợp bất thường (16,9%). Các kết quả này đều tương đồng với kết quả nhiễm 
sắc thể đồ được thực hiện song song tại bệnh viện Hùng Vương. 
Kết luận: Bằng việc ứng dụng kỹ thuật QF‐PCR, chúng tôi đã xây dựng thành công qui trình xét nghiệm 
chẩn đoán bất thường số lượng nhiễm sắc thể với độ chính xác cao và tiết kiệm thời gian, cung cấp một phương 
tiện chẩn đoán cho bác sĩ sản khoa trong việc xác định bất thường số lượng nhiễm sắc thể ở những thai kỳ nguy 
cơ cao. 
Từ khóa: QF‐PCR, chẩn đoán trước sinh, dị bội thể 


ABSTRACT 
RAPID PRENAL DIAGNOSIS BY QUANTITATIVE FLUORESCENT POLYMERASE  
CHAIN REACTION TO DETECT HUMAN ANEUPLOIDIES IN AMNIOTIC FLUIDS 
Hoang Hieu Ngoc, Pham Thi Huyen Trang, Pham Hung Van, Nguyen Van Thong, Khong Hiep,  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 144 ‐ 149 
Background:  Previously,  aneuploidies  were  usually  diagnosed  by  karyotype.  But  this  technique  is  time 
consuming and hardly avoid the concern for pregnant women. Based on the development of molecular biology in 
medicine, we apply quantitative fluorescent polymerase chain reaction technique (QF‐PCR) to detect aneuploidies 
in amniotic fluids from high risk pregnancy with reducing time. 
Objective: Detecting aneuploidies in amniotic fluids from high risk pregnancy.  
Method:  DNA  from  amniotic  cells  were  extracted  and  then  performed  QF‐PCR.  The  fluorescent‐labeled 
amplicons were detected by capillary electrophoresis system. Then, these raw data were analyzed by specific software. 
* Bộ môn Hoá Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM, ** Công ty Nam Khoa, *** Bệnh viện Phụ Sản Hùng Vương 
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Hoàng Hiếu Ngọc  ĐT: 0988937406 
Email:  

144

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

Results: From 03/2010 to 01/2011, we have 64 amniotic fluid samples.  There  are  10  cases  (16.9%)  with 
aneuploidies  including  3  cases  of  trisomy  21,  3  cases  of  trisomy  18,  1  case  of  Turner  syndrome,  3  cases  of 
Klinfelter syndrome. These results share the similarity of karyotype that also performed simultaneously at Hung 
Vuong Hospital. 
Conclusions: By applying QF‐PCR, we have built up the examination to detect aneuploidies from amniotic 

fluids successfully. Since, we open up the new trend of rapid prenatal diagosis in Vietnam. 
Keywords: QF‐PCR, prenatal diagnosis, aneuploidy. 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bất  thường  số  lượng  nhiễm  sắc  thể  là 
nguyên  nhân  thường  gặp  nhất  của  dị  tật  bẩm 
sinh, ảnh hưởng lên 1 trong 165 trẻ sơ sinh(7). Sự 
bất thường nhiễm sắc thể ảnh hưởng lên thai kỳ, 
gây  dị  tật  bẩm  sinh  hoặc  sẩy  thai.  Khoảng  một 
nửa các trường hợp sẩy thai tự nhiên ở ba tháng 
đầu  là  do  nguyên  nhân  nhiễm  sắc  thể.  Bất 
thường  nhiễm  sắc  thể  phát  hiện  bằng  chọc  ối 
chiếm  30  –  35%  theo  sau  việc  siêu  âm  thấy  bất 
thường(11, 14). Bất thường nhiễm sắc thể được chia 
thành bất thường về cấu trúc và số lượng nhiễm 
sắc  thể.  Bất  thường  về  số  lượng  có  thể  là  thêm 
hẳn một bộ nhiễm sắc thể (đa bội) hoặc là thừa, 
thiếu  một  nhiễm  sắc  thể  (dị  bội)  thì  gặp  nhiều 
hơn  là  bất  thường  về  cấu  trúc  nhiễm  sắc  thể  ‐ 
chiếm đến khoảng 95% các trường hợp(13). 
Các trường hợp đa bội có thể là do rối loạn 
trong quá trình phân chia của trứng hay thường 
gặp hơn là 2 tinh trùng được thụ tinh vào cùng 
một trứng. Trái lại, dị bội vẫn là do không phân 
ly nhiễm sắc thể trong quá trình tạo giao tử của 
trứng, cho thấy nguyên nhân liên quan đến tuổi 
mẹ cao là chủ yếu. Đa số các trường hợp thụ thai 
tam  bội  là  do  một  trứng  được  thụ  tinh  với  hai 
tinh trùng. Vì vậy, thể tam bội thường có dạng 
nhiễm  sắc  thể  đồ  là  69,XXX;  69,XXY;  hay 

69,XYY. Hầu hết các thai kỳ tam bội đều bị sẩy 
vào  ba  tháng  đầu  hoặc  thời  điểm  đầu  của  ba 
tháng giữa. Khoảng 7% trường hợp sẩy thai xác 
định trên lâm sàng là do tam bội. Lượng alpha – 
fetoprotein  trong  huyết  thanh  mẹ  thường  được 
lượng giá cho thai kỳ nghi ngờ tam bội(10). 
Dị  bội  nhiễm  sắc  thể  thường  là  dư  hay 
thiếu  một  chiếc  nhiễm  sắc  thể  (nhiễm  sắc  thể 
thường  hay  nhiễm  sắc  thể  giới  tính)  gây  ra 

Sản Phụ Khoa

dạng  trisomy  hay  monosomy.  Hấu  hết  các 
dạng  trisomy  nhiễm  sắc  thể  thường  hay  một 
vài  loại  trisomy  của  nhiễm  sắc  thể  X  là  do 
không  phân  ly  nhiễm  sắc  thể  trong  quá  trình 
tạo  trứng  và  tỉ  lệ  mắc  các  loại  bất  thường 
nhiễm  sắc  thể  này  thường  liên  quan  đến  tuổi 
mẹ(9). Đối với hội chứng Kleinfelter 47, XXY thì 
tỉ  lệ  không  phân  ly  nhiễm  sắc  thể  ở  tế  bào 
trứng hay tinh trùng thì chiếm tỉ lệ bằng nhau, 
có khi tỉ lệ gặp ở tinh trùng chiếm tỉ lệ hơi cao 
hơn  (57%).  Không  giống  như  trisomy  các  loại 
nhiễm  sắc  thể  thường  khác,  monosomy  X  lại 
thường gặp ở những phụ nữ trẻ(13). 
Vài năm trở lại đây, nhiều kỹ thuật sinh học 
phân tử mới được phát triển với cùng một mục 
đích  phát  hiện  các  bất  thường  số  lượng  các 
nhiễm sắc thể và giúp chẩn đoán trước sinh các 
thai kỳ nguy cơ với thời gian nhanh hơn mà vẫn 

đảm bảo độ chính xác như kỹ thuật làm nhiễm 
sắc  thể  đồ.  Hiện  tại,  kỹ  thuật  QF  –  PCR  được 
dùng  trong  chẩn  đoán  nhanh  bất  thường  số 
lượng  nhiễm  sắc  thể  13,  18,  21,  X,  Y  ở  người. 
Trong  phạm  vi  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  tiến 
hành ứng dụng kỹ thuật trên để chẩn đoán bất 
thường dị bội thể 13, 18, 21, X, Y trên các mẫu ối 
được  thu  thập  tại  thành  phố  Hồ  Chí  Minh.  Từ 
đó,  đánh  giá  khả  năng  phát  triển  của  kỹ  thuật 
chẩn đoán trước sinh nhanh này tại Việt Nam. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Mẫu bệnh phẩm 
Mẫu  dịch  ối  từ  các  thai  kỳ  nguy  cơ  có  chỉ 
định chọc ối làm nhiễm sắc thể đồ từ bác sĩ lâm 
sàng.  Mẫu  được  để  ở  nhiệt  độ  2  –  8oC  cho  đến 
khi làm xét nghiệm. Tiêu chuẩn loại trừ là mẫu 
đã được trữ đông. 

145


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Trích biệt DNA tế bào ối 
Phương  pháp  tách  chiết  DNA  được  thực 
hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lấy 1000 
μl  dịch  ối  cho  vào  1  tube  Eppendorf,  ly  tâm 

14.000  rpm  trong  3  phút  để  làm  lắng  tế  bào  ối. 
Dịch  nổi  được  bỏ  đi,  thêm  vào  200  μl  PBS  để 
thuần nhất tế bào ối trở lại. Sau đó, chúng tôi sử 
dụng  bộ  tách  chiết  DNA  bằng  kit  thương  mại 
QIAGEN  DNA  Blood  Mini  kit.  Nồng  độ  DNA 
thích hợp cho phản ứng QF‐PCR là 1 – 10 ng nên 
sau khi đo nồng độ DNA, có thể tiến hành pha 
loãng  nếu  DNA  mẫu  có  nồng  độ  cao  hơn  tiêu 
chuẩn đề ra. 

Thực hiện kỹ thuật QF‐PCR.  
Kỹ  thuật  QF  –  PCR  giúp  khuếch  đại,  phát 
hiện, phân tích trình tự đoạn lặp lại ngắn (STR) 
nằm trên các cặp nhiễm sắc thể 13,  18,  21,  X,  Y 
dựa trên các cặp mồi đặc hiệu được thiết kế sao 

cho  vùng  trình  tự  lặp  lại  được  nằm  giữa  hai 
đoạn mồi xuôi và ngược. Ngoài ra, ở đầu ở của 
các đoạn mồi xuôi cũng được gắn thêm các màu 
huỳnh  quang  nhằm  giúp  phát  hiện  sản  phẩm 
khuếch  đại  bằng  phương  pháp  điện  di  mao 
quản.  Trong  giai  đoạn  lũy  thừa  sớm  của  phản 
ứng  khuếch  đại,  lượng  sản  phẩm  khuếch  đại 
được  tạo  ra  tỉ  lệ  với  lượng  DNA  có  trong  mẫu 
ban  đầu.  Yếu  tố  tiên  quyết  cho  sự  thành  công 
của  kỹ  thuật  là  lượng  DNA  thích  hợp  cho  vào 
trong một phản ứng và số chu kỳ nhiệt của phản 
ứng PCR. 
Chúng tôi sử dụng bộ kit AneufastTM QF – 
PCR  kit  của  hãng  Molgentix  gồm  có  6  loại 

master  mix  là  S1,  S2,  MXY,  M13,  M18,  M21 
khuếch đại các marker trên từng loại nhiễm sắc 
thể như sau: 

Bảng 1: Các loại dấu ấn được sử dụng trong bộ kit QF‐PCR 
S1
AMXY
D21S1414
D21S1446
D13S631
D13S305
D18S535
D18S391

S2
SRY
X22
DXYS218
HPRT
D21S1411
D21S1435
D13S634
D13S258
D18S386
D18S390

MXY
SRY
AMXY
HPRT

SBMA*
DXS6803*
DXS6809*
DXS8377*

Hai bộ mix S1, S2 cho phép phân tích đồng 
thời  bốn  dấu  ấn  của  mỗi  nhiễm  sắc  thể  số  13, 
21, 18, hai trình tự lặp lại ngắn trên giả nhiễm 
sắc  thể  thường  (X22,  DXY218),  Amelogenin 
(AMXY) và SRY. Sau khi chạy PCR trên 2 loại 
mix S1, S2, sản phẩm khuếch đại sẽ được trộn 
chung và điện di mao quản cùng một lượt. Bốn 
loại master mix còn lại (còn gọi là dấu ấn phụ) 
dùng  để  chạy  bổ  sung  khi  kết  quả  phân  tích 
S1S2 cho biết bốn dấu ấn của từng loại nhiễm 
sắc thể đều ở dạng đồng hợp. Khi đó, kết quả 
của  marker  phụ  tương  ứng  sẽ  cho  kết  quả  rõ 
ràng  hơn  hoặc  là  củng  cố  thêm  kết  quả  bất 
thường  có  được  từ  phân  tính  S1S2.  QF‐PCR 
được  thực  hiện  theo  chu  kỳ  nhiệt  như  sau: 

146

M21
D21S1411
D21S1435
D21S1437*
D21S1412*
D21S1008*


M18
D18S386
D18S391
D18S858*
D18S499*
D18S1002*

M13
D13S631
D13S634
D13S742*
D13S628*

hoạt  hóa  men  Taq  polymerase  95oC/15  phút, 
biến  tính  95oC/40  giây,  bắt  cặp  60oC/90  giây, 
kéo  dài  72oC/40  giây,  kéo  dài  cuối  cùng 
60oC/60 phút. Sản phẩm có thể được giữ ở 4oC 
đến khi bắt đầu điện di mao quản. 

Điện di mao quản sản phẩm khuếch đại.  
Sản phẩm QF – PCR là những đoạn DNA có 
chiều  dài  khác  nhau,  được  đánh  dấu  huỳnh 
quang  ở  một  mạch  đơn  theo  nguyên  tắc  như 
sau:  Nếu  chiều  dài  đoạn  DNA  khác  nhau  giữa 
các  dấu  ấn  thì  màu  huỳnh  quang  giống  nhau. 
Nếu  chiều  dài  DNA  được  khuếch  đại  giống 
nhau  ở  hai  loại  dấu  ấn  khác  nhau  thì  sẽ  đánh 
dấu bằng các màu huỳnh quang khác nhau. Khi 
điện  di,  đoạn  ngắn  sẽ  chạy  đển  đầu  đọc  laser 


Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
trước  và  đoạn  dài  sẽ  chạy  đến  sau.  Tín  hiệu 
được  ghi  nhận  bằng  phần  mềm  chuyên  dụng 
Data Collection Version 3.0 của hãng ABI. 

Phân tích kết quả QF‐PCR.  
Sử dụng phần mềm phân tích Gene Marker 
phiên  bản  1.91.  Mẫu  được  xem  là  đạt  khi  xuất 
hiện đủ các tín hiệu của thang chuẩn, phân tích 
rõ các tín hiệu của các đoạn khuếch đại,  cường 
độ  huỳnh  quang  cao.  Phần  mềm  sẽ  tính  toán 
dựa trên diện tích và cường độ huỳnh quanh để 
tính ra tỉ lệ của các dấu ấn tương ứng của từng 
loại  nhiễm  sắc  thể  13,  18,  21,  X,  Y.  Mẫu  được 
xem  là  không  đạt  khi  không  xuất  hiện  đầy  đủ 
các  tín  hiệu  của  thang  chuẩn  hay  các  tín  hiệu 
huỳnh quang khuếch đại của dấu ấn các allele bị 
thiếu. 

KẾT QUẢ 
Từ  tháng  03/2010  đến  tháng  01/2011  chúng 
tôi thu thập được 64 mẫu ối từ thai kỳ nguy cơ. 

Nghiên cứu Y học

Trong  đó  phát  hiện  được  10  trường  hợp  bất 
thường  (16,9%).  Tỉ  lệ  thực  hiện  kỹ  thuật  QF  – 

PCR thành công là 100% trên tất cả 64 mẫu dịch 
ối. Tất cả 64 mẫu này khi được ly trích DNA tế 
bào ối, thực hiện phản ứng QF – PCR và điện di 
mao quản cho tín hiệu huỳnh quang đẹp. Thực 
hiện  chế  độ  phân  tích  bằng  phần  mềm 
GeneMarker phiên bản 1.91 đều thành công với 
64 mẫu. 
Trong số 64 mẫu được thực hiện QF – PCR, 
có 26 mẫu cho kết quả là nữ bình thường chiếm 
tỉ  lệ  40,6%,  29  mẫu  cho  kết  quả  là  nam  bình 
thường chiếm tỉ lệ 45,3%. QF – PCR đã phát hiện 
được  10  trường  hợp  bất  thường  gồm  3  mẫu 
trisomy  21,  3  mẫu  mang  hội  chứng  Klinefelter 
(XXY), 3 mẫu trisomy 18 (hội chứng Edward), 1 
mẫu phát hiện monosomy X (hội chứng Turner). 
Khi  so  sánh  với  kết  quả  nhiễm  sắc  thể  đồ  thì 
chúng  tôi  thấy  QF‐PCR  đạt  độ  nhạy  và  độ  đặc 
hiệu là 100%. 

 

Hình 1: Kết quả trisomy 21 của một mẫu ối được thực hiện bằng kỹ thuật QF‐PCR 

Sản Phụ Khoa

147


Nghiên cứu Y học 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

 

Hình 2: Kết quả trisomy 21 trên dấu ấn phụ 
Bảng 2: Kết quả so sánh giữa QF‐PCR và nhiễm sắc thể đồ 
QF
(40,6%)
Nhiễm sắc thể đồ

N

XX

XY

T21

T18

XO

XXY

64
29 (45,3%)
64

26
3(4,7%)

26 (40%)

3(4,7%)
29 (45%)

1 (1,6%)
3(4,7%)

3(4,7%)
3(4,7%)

1 (1,6%)

3 (4,7%)

BÀN LUẬN 
Chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật QF‐PCR cho 
kết quả tương đồng với kỹ thuật nhiễm sắc thể 
đồ 100%. Đồng thời, kỹ thuật QF‐PCR đưa ra kết 
quả  nhanh  và  đáng  tin  cậy  trong  vòng  24  giờ. 
Những  bất  thường  dị  bội  thể  thường  gặp  đã 
được phát hiện thành công trong tất cả các mẫu. 
Các  thao  tác  trong  kỹ  thuật  QF  khá  đơn  giản, 
thực hiện nhanh. Vì vậy, ưu điểm đầu tiên của 
kỹ  thuật  QF  là  ít  tốn  thời  gian  hơn  so  với  kỹ 
thuật nhiễm sắc thể đồ. 
Kỹ  thuật  QF  cơ  bản  được  dựa  trên  là  kỹ 
thuật  PCR  kinh  điển  trong  đó  cải  tiến  thêm  về 
khả năng khuếch đại được nhiều loại DNA đích 
khác nhau trong 1 phản ứng PCR đồng thời các 

loại mồi xuôi được đánh dấu bởi các màu huỳnh 
quanh khác nhau giúp phát hiện được sản phẩm 
khuếch đại bằng hệ thống điện di mao quản và 
phân biệt từng nhóm sản phẩm khuếch đại dựa 

148

trên  màu  huỳnh  quang  và  chiều  dài  đoạn 
khuếch đại. Kết quả điện di phát hiện các đỉnh 
huỳnh  quang  được  ghi  nhận  bằng  phần  mềm 
đọc  tín  hiệu  chuyên  dụng.  Bên  cạnh  đó,  phần 
mềm  phân  tích  (GeneMarker  phiên  bản  1.91) 
giúp  ta  tính  toán  được  cường  độ  màu  huỳnh 
quang và diện tích các đỉnh từ đó tính ra được tỉ 
lệ  bình  thường  hay  bất  thường  của  mẫu.  Điều 
này giúp cho việc nhận định kết quả QF vô cùng 
khách quan, không phụ thuộc vào cái nhìn cảm 
quan của người làm thí nghiệm. 
Dịch ối có đôi khi không tránh khỏi bị lẫn tế 
bào  máu  mẹ;  tùy  thuộc  vào  lượng  máu  mẹ  bị 
nhiễm  vào  nhiều  hay  ít  mà  kết  quả  QF  không 
hoặc có thể sai lệch. Nếu lượng máu mẹ nhiễm 
chỉ chiếm khoảng dưới 20% tổng lượng tế bào ối 
thu  thập  được  thì  kết  quả  QF  sẽ  không  bị  ảnh 
hưởng. Đối với những mẫu ối bị nhiễm máu mẹ 
nhiều, ta có thể nuôi cấy để loại đi tế bào máu. 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Sau đó mới dùng dịch cấy tế bào này thực hiện 
kỹ thuật QF – PCR. 
Kỹ thuật QF‐PCR chỉ khảo  sát  5  loại  nhiễm 
sắc thể là nhiễm sắc thể số 13, 18, 21, X, Y bởi vì 
tỉ lệ dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường số 
lượng  nhiễm  sắc  thể  của  5  loại  này  chiếm  tỉ  lệ 
cao nhất (95%). So với tác giả Maj A.Hulten(8) đã 
thực nghiên cứu trên dịch ối bằng kỹ thuật QF‐
PCR thì kết quả của chúng tôi cũng cho thấy có 
sự  tương  đồng  về  độ  tin  cậy,  nguy  cơ  của  việc 
chẩn  đoán  sai  là  rất  thấp.  Một  tác  giả  khác  là 
Chrysanthy  Bili(1)  đã  tiến  hành  nghiên  cứu  trên 
1100 mẫu ối thuộc dân số Hy Lạp và cũng đưa 
ra  được  kết  luận  là  kỹ  thuật  QF‐PCR  rất  hiệu 
quả trong chẩn đoán trước sinh và nên đựa vào 
thực hiện như một xét nghiệm thường qui. Tuy 
nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên cỡ mẫu 
nhỏ  nhưng  cũng  giúp  xác  định  ban  đầu,  kỹ 
thuật QF‐PCR hoàn toàn có thể thực hiện được 
thành công tại Việt Nam. 

KẾT LUẬN 
Việc  ứng  dụng  kỹ  thuật  sinh  học  phân  tử 
vào  lĩnh  vực  chẩn  đoán  trước  sinh  nhanh  dần 
trở nên hiệu quả và ngày càng được tin cậy. Kỹ 
thuật QF‐PCR có độ nhạy, độ đặc hiệu và tỷ lệ 
thất  bại  tương  đương  với  kỹ  thuật  karyotype 
trong chẩn đoán dị bội các nhiễm sắc thể thường 
gặp nên có thể sử dụng đối với các thai phụ do 

tuổi  mẹ  cao  hay  bất  thường  trên  siêu  âm  mà 
không cần thực hiện tầm soát sinh hoá. Với thời 
gian trả kết quả ngắn trong 1 đến 2 ngày, chính 
xác và khả năng tự động hoá cao, kỹ thuật QF‐
PCR  có  thể  ứng  dụng  thường  quy  trong  chẩn 
đoán trước sinh để có kết quả chẩn đoán lệch bội 
sớm giảm tình trạng lo lắng cho thai phụ. 
Do  thời  gian  và  kinh  phí  có  hạn  nên  đề  tài 
chỉ  được  thực  hiện  trên  cỡ  mẫu  nhỏ  và  cách 
chọn mẫu là thuận tiện. Tuy nhiên, kết quả thu 
được chứng minh rằng đề tài đã được thực hiện 
thành công. Chúng tôi mong muốn thực hiện đề 
tài  này  với  phạm  vi  mẫu  lớn  hơn  trên  sản  phụ 
Việt Nam để từ đó tìm ra những kinh nghiệm có 

Nghiên cứu Y học

thể  áp  dụng  trên  người  Việt  Nam,  nâng  khả 
năng  chẩn  đoán  trước  sinh  bằng  kỹ  thuật  sinh 
học phân tử nói chung lên một tầm cao mới. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.

4.


5.

6.
7.

8.

9.

10.

11.

12.
13.

14.

Bili  C,  Divane  A,  Apessos  A,  Konstantinos  T,  Apostolos  A, 
Ioanmis  B,  et  al  (2002).  Prenatal  diagnosis  of  common 
aneuploidies  using  quantitative  fluorescent  PCR.  Prenatal 
Diagnosis, 22: 360 ‐ 365.  
Cirigliano  V,  Ejarque  M,  Canadas  MP,  Lloveras  E,  Plaja  A, 
Perez  Md,  et  al  (2011).  Clinical  application  of  multiplex 
quantitative fluorescent polymerase chain reaction (QF ‐ PCR) 
for  the  rapid  prenatal  detection  of  common  chromosome 
aneuploidies. Molecular Human Reproduction, 7: 1001 ‐ 1006. 
Cirigliano V, Sherlock J, Conway G, Quilter C, Rodeck C, & 
Adinolfi  M  (1999).  Rapid  detection  of  chromosome  X  and  Y 
aneuploidies  by  quantitative  fluorescent  PCR.  Prenatal 

Diagnosis, 19: 1099 ‐ 1103. 
Cirigliano  V,  Voglino  G,  Ordonez  E,  Marongiu  A,  Canadas 
M,  Ejarque  M,  et  al  (2009).  Rapid  prenatal  diagnosis  of 
common chromosome aneuploidies by QF ‐ PCR, results of 9 
years of clinical experience. Prenatal Diagnosis, 29: 40 ‐ 49. 
Dupont  A, Vaeth  M, Videbech  P  (1986).  Mortality  and  life 
expectancy  of  Down’s  synfrome  in  Denmark.  J  Ment  Defic 
Res, 30: 111 ‐ 120. 
Hook  EB  (1981).  Rates  of  chromosomal  abnormalities  at 
different maternal ages. Obstet Gynecol, pp.58 ‐ 292. 
Hsu  LYF  (1986).  Prenatal  diagnosis  of  chromosome 
abnormalities; in Milunsky A (ed): Genetic Disorders and the 
Fetus, ed 2. New York, Plenum Press,, pp 115–183.  
Hulten  NA,  Dhanjal  S,  &  Pertl  B  (2003).  Rapid  and  simple 
prenatal  diagnosis  of  common  chromosome  disorders: 
advantages  and  disadvantages  of  the  molecular  methods 
FISH and QF ‐ PCR. Reproduction, 126: 279 ‐ 297.  
Kalousek  DK, Barrett  IJ, McGillivray  BC  (1989).  Placental 
mosaicism  and  intrauterine  survival  of  trisomies  13  and  18. 
Am J Genet, 44(3): 338‐43 
OʹBrien WF, Knuppel RA, Kousseff B, Sternlicht D, Nichols P 
(1988).  Elevated  maternal  serum  alpha  ‐  fetoprotein  in 
triploidy. Obstet Gynecol, 71: 994‐995.  
Platt  LD, DeVore  GR, Lopez  E, Herbert  W, Falk  R, Alfi  O 
(1986).  Role  of  amniocentesis  in  ultrasound  detected  fetal 
malformations. Obstet Gynecol, 68(2): 153‐155. 
Warburton D (1987). Chromosomal causes of fetal death. Clin 
Obstet Gynecol, 30: 268‐277. 
Warburton D, Kline J, Stein Z, Susser M (1980). Monosomy X. 
A  chromosomal  anomaly  associated  with  young  maternal 

age. Lancet, 1: 167‐169.  
Williamson  RA, Weiner  CP, Patil  S, Benda  J, Varner 
MW, Abu‐Yousef  MM.  (1987).  Abnormal  pregnancy 
sonogram.  Selective  indication  for  fetal.  Obstet  Gynecol,  69: 
15‐20.  

Ngày nhận bài báo:    
 
Ngày phản biện nhận xét bài báo:  
 
Ngày bài báo được đăng:  

01/11/2013 
26/11/2013 
05/01/2014 

 

Sản Phụ Khoa

149



×