Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hiệu quả của GnRH đồng vận gây trưởng thành noãn trong tránh quá kích buồng trứng trên bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.99 KB, 6 trang )

50 mg/ngày, estrogen

+ Thai sinh hoá sau 14 ngày chuyển
phôi bhCG > 30 mIU/ml.
+ Thai lâm sàng khi siêu âm có túi ối
trong buồng tử cung và có tim thai.
+ Tỷ lệ phôi làm tổ được tính bằng số
thai/tổng số phôi chuyển.
+ Thai diễn tiến là thai vẫn phát triển
trong tuần 12.
* Phân tích và xử lý số liệu: kết quả
các biến được thể hiện bằng trị số trung
bình, bằng số và tỷ lệ % dựa trên phần
mềm thống kê SPSS 13.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 2: Đặc điểm BN trước điều trị (n = 65).
Tuổi

AMH (ng/ml)

Số nang thứ cấp

FSH (mIU/ml)

29,9 ± 4,25

7,35 ± 4,57

18,62 ± 6,49


6,24 ± 1,78

Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 29,9 ± 4,25. Hormon nội tiết gồm AMH (7,35 ±
4,57 ng/ml), FSH (6,24 ± 1,78 mIU/ml), số nang thứ cấp của hai buồng trứng trên siêu
âm 18,62 ± 6,49.
70


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
BÀN LUẬN

* Chỉ số BMI:
BMI ở nhóm 18,5 - 22,9 chiếm tỷ lệ
cao nhất (46 BN = 70,8%), đây là chỉ số
khối cơ thể bình thường. BMI ở nhóm <
18,5 chiếm 12,3% (8 BN) và > 23 là
16,9% (11 BN).
* Nguyên nhân vô sinh:
Buồng trứng đa nang: 17 BN (26,2%);
do vòi tử cung: 14 BN (21,5%); do bất
thường tinh trùng: 19 BN (29,2%); phối
hợp: 65 BN (23,15).
Bảng 3: Đặc điểm BN trong quá trình
điều trị.
Đặc điểm lâm sàng trong
điều trị
Thời gian kích thích buồng
trứng (ngày)
Liều FSH (IU/ngày)
Độ dày niêm mạc tử cung

(mm)
Nồng độ E2 ngày dùng
thuốc GnRH đồng vận
(pg/ml)
Số nang noãn kích thước
≥ 15 mm ngày cho GnRH
đồng vận

X ± SD
9,97 ± 1,29
140,69 ± 26,22
11,82 ± 2,47
4.940,83 ± 1.164,37
(max 6.050, min
3.400)
23,22 ± 6,18

* Tỷ lệ QKBT:
Có: 1 BN (1,5%), không: 64 BN
(98,5%). Trong 65 BN kích thích buồng
trứng, chỉ 1 BN bị hội chứng QKBT mức
độ nhẹ diễn ra sau 2 ngày chọc noãn, kết
thúc sau vài ngày.
* Kết quả lâm sàng:
Số phôi chuyển: 2,86 ± 0,5; tỷ lệ phôi
làm tổ: 13,1% (24/183); tỷ lệ thai sinh
hoá: 30,8% (20/65); tỷ lệ thai lâm sàng:
27,7% (18/65); tỷ lệ thai diễn tiến: 24,6%
(16/65).


1. Một số đặc điểm của BN có nguy
cơ QKBT.
Phụ nữ trẻ thực hiện TTTON có nguy
cơ mắc hội chứng QKBT cao hơn phụ nữ
lớn tuổi. Delvige (1993) nghiên cứu trên
128 trường hợp mắc hội chứng QKBT tại
Bỉ: độ tuổi 30,2 ± 3,5 thấp hơn so với độ
tuổi nhóm chứng không mắc hội chứng
QKBT là 32 ± 4,5 [2]. Enskog (1999)
nghiên cứu hồi cứu trên 428 BN thực
hiện kích thích buồng trứng có kiểm soát
thấy: nhóm BN mắc hội chứng QKBT có
tuổi thấp hơn khoảng 2 tuổi so với nhóm
BN không mắc hội chứng QKBT [3].
BN của chúng tôi có tuổi trung bình 29,9 ±
4,25, tương đương với nhóm BN mắc hội
chứng QKBT của Delvige.
BN có chỉ số BMI thấp cũng liên quan
đến hội chứng QKBT [7], mặc dù trong
nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 8 BN
(12,3%) có BMI < 18,5.
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa
nang (HCBTĐN) chiếm tỷ lệ 4 - 12% số
phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản. Nghiên
cứu của Rizk và CS (2005) cho thấy
HCBTĐN là yếu tố chính dẫn đến hội
chứng QKBT, trong 128 BN bị HCBTĐN,
tỷ lệ mắc hội chứng QKBT mức độ vừa
và nặng chiếm đến 37%; trong khi
256 BN không mắc HCBTĐN chỉ có 15%

mắc hội chứng QKBT [9]. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, 17 BN (26,2%) mắc
HCBTĐN.
Vai trò định lượng estrogen trong
huyết tương để dự đoán và ngăn chặn
hội chứng QKBT đã được khẳng định
hơn 30 năm nay. Không có trường hợp
nào bị QKBT khi estradiol huyết tương có
71


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
nồng độ < 1.000 pg/ml vào ngày cho
hCG; khi nồng độ estradiol > 4.000 pg/ml
khi cho hCG, 100% BN có thai mắc hội
chứng QKBT [5]. Asch và CS (1991)
thông báo: khi nồng độ estradiol > 6.000
pg/ml, có đến 5/13 trường hợp bị hội
chứng QKBT nặng [1]. Nghiên cứu của
chúng tôi, trong ngày gây trưởng thành
noãn bằng GnRH đồng vận, 57 BN
(87,7%) có nồng độ E2 > 4.300 pg/ml
thuộc nhóm dễ mắc hội chứng QKBT nếu
dùng hCG.
2. Đánh giá tác dụng dự phòng
QKBT của GnRH đồng vận.
Biến chứng QKBT thường xảy ra cùng
với kích thích buồng trứng trong TTTON.
Có nhiều biện pháp dự phòng QKBT theo
chứng cứ y học hiện nay, trong đó việc

khởi động trưởng thành noãn bằng GnRH
agonist được xem là một bước đột phá
mới trong phác đồ kích thích buồng trứng
nhằm hướng đến triệt tiêu hội chứng
QKBT do nồng độ LH nội sinh sau khi
dùng GnRH agonist tương đương với chu
kỳ tự nhiên, nhưng thời gian bán hủy
ngắn hơn nhiều. Nồng độ LH tồn tại ngắn
trong tuần hoàn là yếu tố làm giảm VEGF
- một chất gây tăng sinh mạch và tăng
tính thấm. Chúng tôi chỉ gặp duy nhất 1
BN (1,5%) QKBT sớm mức độ nhẹ.
Không có QKBT trung bình và nặng, mặc
dù nghiên cứu trên nhóm BN có nguy cơ
QKBT với đặc điểm lâm sàng số nang
trứng thứ cấp trung bình 18,62 ± 6,49,
siêu âm buồng trứng ngày cuối cùng
dùng FSH trên 20 nang có kích thước ≥
15 mm. Thư viện Cochrane (2010) tập
hợp 5 nhóm tác giả nghiên cứu ngẫu
nhiên cho thấy không có hội chứng QKBT
72

xảy ra trên 266 BN dùng GnRH đồng vận
gây rụng trứng có chuyển phôi tươi, thấp
hơn có ý nghĩa thống kê khi so với nhóm
gây rụng trứng bằng hCG có 7/238 BN
xuất hiện QKBT [10]. Đến thời điểm hiện
tại vẫn chưa có biện pháp nào loại trừ
hoàn toàn QKBT. Chúng tôi chưa gặp

trường hợp nào QKBT muộn trên 20 BN
có thai. Nghiên cứu của Humaidan và CS
(2011) tổng hợp từ 9 nghiên cứu sử dụng
phác đồ GnRH đối vận để kích thích
buồng trứng: tỷ lệ mắc hội chứng QKBT ở
nhóm trưởng thành noãn bằng GnRH
đồng vận là 0%, còn nhóm gây trưởng
thành noãn bằng hCG dao động từ
0 - 31% [6].
KẾT LUẬN
GnRH đồng vận gây trưởng thành
noãn trong phác đồ GnRH đối vận trên
BN có nguy cơ QKBT hoàn toàn có thể
dự phòng nguy cơ này và vẫn giữ được
tỷ lệ có thai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asch RH, Li HP, Balmaceda JP et al.
Severe ovarian hyperstimulation syndrome in
assisted reproductive technology: definition of
high risk groups. Hum Reprod. 1999, 6,
pp.1395-1399.
2. Delvigne A, Demoulin A, Smitz et al.
The ovarian hyperstimulation syndrome in in
vitro fertilization: a Belgian multicencter study.
I. Clinical and biological features. Hum Reprod.
1993, 8, pp.1353-1360.
3. Enskog A, Henriksson M, Unander M et
al. Prospective study of the clinical and
laboratory parameters of patients in whom
ovarian hyperstimulation for in vitro fertilization.

Fertil Steril. 1999, 71, pp.808-814.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
4. Golan A, Ron-EL R, Herman A, Soffer
Y, Wainraub Z, Caspi E. Ovarian
hyperstimulation syndrome, an update review.
Obstetrics and Gynaecology Survey. 1989,
44, pp.430-444.
5. Haning RV, Strawn EY, Notten WE.
Pathophysiology of the ovarian hyperstimulation
syndrome. Obstet Gynecol. 1985, 66, pp.220-224.
6. Humaidan Peter, Kol S, Papanikolaou
EG. GnRHagonist for triggering of final oocyte
maturation: time for a change of practice?
Human Reproductive Update. 2011, 17 (4),
pp.510-514.
7. Navot D, Relou A, Birkenfeld et al. Risk
factors and prognostic variables in the ovarian
hyperstimulation syndrome. Am J Obstet
Gynecol. 1988, 159, pp.210-215.

8. Palermo G, Joris H, Devroey P, Van
Steirteghem AC. Pregnancies after intracytoplasmic
injection of single spermatozoon into an
oocyte. Lancet. 1992, 340 (8810), pp.17-18.
9. Rizk B, Aboulghar MA. Classification,
pathophysiology and management of ovarian
hyperstimulation syndrome. In. (Brinsden P,
Ed), A textbook of in-vitro fertilization and

assisted reproduction. New York and London:
Parthenon Publishing. 2005, 12, pp.217-258.
10. Youssef MA, Van der Veen F, Al-Inany
HG, Mochtar MH, Griesinger G, Nagi Mohesen
M, Aboulfoutouh I, van Wely M. Gonadotropinreleasing hormone agonist versus hCG for
oocyte triggering in antagonist-assisted
reproductive technology. The Cochrane Library.
2010, Issue 11.

73



×