Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phẫu thuật cắt tuyến thượng thận nội soi tại Bệnh Viện Trung Ương Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.8 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN THƯỢNG THẬN NỘI SOI TẠI BỆNH VIÊN
TRUNG ƯƠNG HUẾ
Lê Đình Khánh*, Hoàng Văn Tùng*, Trương Văn Cẩn**, Phạm Ngọc Hùng**, Trần Ngọc Khánh**,
Nguyễn Văn Thuận**, Lê Đình Đạm**, Lê Lương Vinh**

TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu: Phẫu thuật cắt tuyến thượng thận nội soi đã trở thành một phương pháp được chọn
để điều trị u tuyến thượng thận. Chúng tôi đánh giá bước đầu cắt tuyến thượng thận nội soi tại Bệnh Viện
Trung Ương Huế.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ năm 2010 đến 2012, chúng tôi thực hiên được 12 trường hợp
cắt tuyến thượng thận qua nội soi ổ bụng và 1 trường hợp cắt tuyến thượng thận qua nội soi qua khoang sau
phúc mạc . Bao gồm: 5 trường hợp bên trái và 8 trường hợp bên phải, 6 nam và 7 nữ có độ tuổi từ 21 đến 67
(trung bình: 42,62 ± 15,84). Kích thước khối u trung bình 47,85 ± 25,78 mm (từ 13 đến 114) và tất cả đều thực
hiện với 4 trô ca với thời gian mổ trung bình 151,46 phút (từ 90 đến 260).
Kết quả: Không có trường hợp nào tử vong. Chuyển mổ mở 1 trường hợp chiếm 7,7% và không có biến
chứng gì trong thời kỳ hậu phẫu. Thời gian năm viện trung bình là 8,77 ngày (4-14 ngày).
Kết luận: Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận nội soi qua ổ bụng và khoang sau phúc mạc có hiệu quả tốt
trong việc điều trị u tuyến thượng thận. Phẫu thuật này đã đáp ứng các tiêu chuẩn của can thiệp tối thiểu và đã
dần thay thế phương pháp mổ mở truyền thống trong bệnh viện của chúng tôi với tính an toàn và hiệu quả cao.
Từ khóa: Cắt tuyến thượng thận nội soi.

ABSTRACT
INITIAL RESULTS OF LAPAROSCOPIC ADRENALECTOMY AT HUE CENTRAL HOSPITAL
Le Dinh Khanh, Hoang Van Tung, Truong Van Can, Pham Ngoc Hung,
Tran Ngoc Khanh, Nguyen Van Thuan, Le Dinh Dam, Le Luong Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 488-491
Background and purpose: Laparoscopic adrenalectomy has become an effective option for removing adrenal


tumors. We evaluated initial results of laparoscopic adrenalectomy at Hue Central Hospital.
Materials and Methods: Between 2010 and March 2012 we performed a total of 12 laparoscopic
adrenalectomies via the lateral transperitoneal approach and 1 laparoscopic adrenalectomie via the retroperitoneal
approach, including 5 on the left and 8 on the right side, in 7 women and 6 men 21 to 67 years old (mean age
42.62). Average adrenal tumor size was 47.85 mm (range 13 to 114). All procedures required 4trocars and mean
operative time was 151.46 minutes (range 90 to 260).
Results: There were no patient deaths. The conversion rate to open surgery was 7.7% and no postoperative
complications. Average hospital stay was 8.77 days (range 4 to 14).
Conclusions: Laparoscopic adrenalectomy is effective for the treatment of adrenal tumours. It has replaced
the traditional open approach in our hospital with safety and effectivity.
Key word: Laparoscopic adrenalectomy.

** Bệnh viện Trung Ương Huế
Đại học Y Dược Huế
Tác giả liên lạc: PGS TS Lê Đình Khánh
ĐT: 0913453945
Email:
*

488

Chuyên Đề Thận Niệu


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

MỞ ĐẦU
Năm 1992, Gagner và cộng sự đã báo cáo

trường hợp đầu tiên về các tuyến thượng nội soi
(5,7,8). Từ đó đến nay,cắt tuyến thượng thận nội soi
được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến để
điều trị các bệnh lý của tuyến thượng thận(3,9).
Cắt tuyến thượng thận nội soi đáp ứng các
tiêu chuẩn của một phẫu thuật nội soi xâm nhập
tối thiểu: thời gian nằm viện ngắn, giảm được
nguy cơ chảy máu trong phẫu thuật, ít đau hơn
và ít biến chứng hơn trong thời kỳ hậu phẫu và
đưỡng mổ ngắn có tính thẩm mỹ cao. Nó dần
dần thay thế phương pháp phẫu thuật mở cắt
tuyến thượng thận(3,10).

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Trong thời gian 3 năm 2010 - 2012, chúng tôi
thực hiện 13 trường hợp cắt tuyến thượng thận
qua nội soi ổ bụng và khoang sau phục mạc trên
tại Khoa Ngoại Tiết Niệu và Khoa Ngoại Tổng
Hợp Bệnh Viện Trung Ương Huế.
Nghiên cứu hồi cứu, xử lý số liệu bằng phần
mềm SPSS 16.0.
13 bệnh nhân được chẩn đoán u tuyến
thượng thận với chụp cắt lớp vi tính 64 lát cắt
với biểu hiện lâm sàng: cao huyết áp trường diễn
hoặc vô căn, hoặc các biểu hiện cường vỏ thượng
thận (Cushing) hoặc phát hiện tình cờ qua khám
sức khỏe định kỳ. Kết quả nghiên cứu chúng tôi
có 6 nam (46,2%) và 7 nữ (53,8%), tuổi từ 21 đến
67 (tuổi trung bình 42,62 ± 15,84).


Hình 1: U tuyến thượng thận Trái.
Kích thước của khối u: Nhỏ nhất 13 mm và
lớn nhất 114 mm (trung bình: 47,85 ± 25,78 mm).
Phương pháp phẫu thuật
Bệnh nhân nằm nghiêng 60o- 90o
Phẫu thuật viên đứng phía bụng, màn hình
đặt phía lưng bệnh nhân.
Đặt trô-ca: chúng tôi sử dụng 4 trô ca (hình
2), trô ca 10mm đầu tiên được đặt theo kỹ thuật
mở trên đường trung đòn dưới bờ sườn 2cm,
Đặt các trô ca tiếp theo dưới bờ sườn dưới sự
quan sát của Optic trên đường, nách trước, nách
giữa, nách sau.

Bảng 1: Phân bố tuổi của bệnh nhân.
Tuổi
21 đến 30
31 đến 40
41 đến 50
51 đến 60
> 60
Tổng

Số lượng
4
3
1
2
3

13

%
30,7
23,1
7,7
15,4
23,1
100

Bảng 2: Bên mắc bệnh.
Bên
Phải
Trái
Tổng

N
8
5
13

Chuyên Đề Thận Niệu

%
61,5
38,5
100

Hình 2: Tư thế bệnh nhân và vị trí troca.
Đây là một phẫu thuật bóc tách sâu và liên

quan đến các mạch máu lớn nên chúng tôi đặt 4
trô ca hoặc 3 trô ca, dụng cụ phẫu tích được luân
chuyển giữa các trô ca, Sau khi hạ đại tràng và
vào khoang sau phúc mạc sẽ phẫu tích bộc lộ

489


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

tĩnh mạch chủ dưới (bên phải) hoặc tĩnh mạch
thận (bên trái) để tìm tĩnh mạch thượng thận
kiểm soát và kẹp tĩnh mạch này trước sau đó bóc
tách và quanh u, cắt bỏ toàn bộ u và cả phần mô
tuyến lành, Bỏ tổ chức u vào túi nylon và lấy qua
đường mở nhỏ khoảng 2 -3 cm nối 2 lỗ trô ca
dưới sườn, Đóng đường mổ và các lỗ trô ca.
Thời gian phẫu thuật: Nhỏ nhất 90 phút và
lớn nhất 260 phút (trung bình: 151,46 ± 54,44
phút) và kết quả giải phẫu bệnh được thể hiện
trong bảng 3.
Bảng 3: Kết quả giải phẫu bệnh.
Giải phẫu bệnh
U vỏ thượng thận lành tính
Phéochromocytome
Carcinome tuyến thượng thận
Myelolipome
Ganglioneuroma


N
8
2
1
1
1

%
61,5
15,4
7,7
7,7
7,7

Thời gian nằm viện trong nghiên cứu của
chúng tôi: nhỏ nhất 4 ngày và cao nhất 14 ngày
(thời gian trung bình: 8,77 ± 2,86).
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường
hợp chuyển sang mỗ mở do khó khăn trong việc
khống chế tĩnh mạch tuyến thượng thận.

BIẾN CHỨNG
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có
trường hợp nào có cơn cao huyết áp kịch phát
trong mỗ, một phần do sự chuẩn bị tốt về mặt
gây mê và nội tiết, một phần các thao tác phẫu
tích bóc tách khối u khéo léo, Không có trường
hợp nào mất máu cần phải truyền máu.
Không có trường hợp nào tử vong trong lô

nghiên cứu của chúng tôi.

1992, nó ngày càng được ứng dụng phổ biến và
rộng rãi trong việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến
thượng thân(2,5,7,8).
Cắt tuyến thượng thận nội soi giảm được
nguy cơ chảy máu trong mổ, giảm đau sau mỗ,
giảm các biến chứng sau mổ, thời gian nằm viện
ngắn hơn và vết mổ nhỏ nên đảm bảo được vấn
đề thẩm mỹ (3,4,6).
Phẫu thuật cắt tuyến thượng thận có thể
thực hiện qua nội soi ổ bụng hay nội soi khoang
sau phúc mac, Trong nghiên cứu của chúng tôi,
phần lớn 12 (92,3%) trường hợp được thực hiện
cắt tuyến thượng thận qua nội soi ổ phúc mạc
với các ưu điểm (phẫu trường rộng rãi hơn
thuận tiện cho việc quan sát và dễ dàng cho việc
thực hiện các thao tác) và nó tùy thuộc vào kinh
nghiệm và thói quen của phẫu thuật viên.
Chúng tôi có 1 trường hợp mổ theo đường sau
phúc mạc với u tuyến thượng thận phải. Với
đường này chúng tôi nhận thấy có ưu điểm là
không bị gan che phủ và tiếp cận tương đối dễ,
tuy nhiên phức tạp và phẫu trường hẹp, sâu nên
hơi khó thao tác. Do chưa có nhiều kinh nghiệm
nên chúng tôi chỉ nêu lên để tham khảo.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường
hợp Adrenocortical Carcinoma chuyển qua mổ
mở vì khó khăn trong việc phẫu tích và không
chế tĩnh mạch tuyến thượng thận.

Hiện nay, chỉ định phẫu thuật cắt bỏ u ác
tính tuyến thượng thận bằng nội soi còn tranh
cãi, làm tăng nguy cơ tái phát sau mổ do diện cắt
sẽ không đảm bảo chắc chắn “sạch sẽ” tế bào
ung thư(1).

BÀN LUẬN
Sau khi thực hiện trường hợp cắt tuyến
thượng thận nội soi đầu tiên công bố vào năm
Bảng 4: Các chỉ số trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi so với các tác giả khác thực hiện qua ngả trong phúc
mạc hay sau phúc mạc (2,9)
Tác giả
Chúng tôi
Baba et al

490

N
Thời gian mổ Máu mất Kích thước u Nằm viện
Trong
Sau phúc
(ml)
(mm)
(ngày)
(phút)
phúc mạc
mạc
151,46
8,77
12

1
42,62 (13-114)
(90-260)
(4-14)
252
194
252, 194
101, 22
2,7 (0,8–6,5)
-

Số ca
chuyển mổ Biến chứng
mở
1 (7,7%)

-

3 (9,1), 0

-

Chuyên Đề Thận Niệu


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

N

Terachi et al

100

240

Gagner et al

100

123 (80–360

Ishikawa et al
Mancini et al
Vũ Lê Chuyên

14
172
18

185
132
116 (60-250)

77
70 (20–
1,300)
92

KẾT LUẬN

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận nội soi
an toàn và hiệu quả có thể thay thế phương
pháp mổ mở truyền thống, nó giảm được nguy
cơ chảy máu trong mổ, giảm đau và biến chứng
sau mổ, thời gian nằm viện ngắn và vết mổ nhỏ
đảm bảo được vấn đề thẩm mỹ, tuy nhiên, chỉ
định phẫu thuật cắt các u tuyến thượng thận ác
tính cần phải xem xét lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

Đoàn Chí Dũng, Trần Văn Sáng (2003), Rút kinh nghiệm qua 33
trường hợp phẫu thuật bướu tuyến thượng, Y Học TP Hồ Chí
Minh, Tập 7, Phụ sang số 1, trang 1-6,
Gagner M, Lacroix A, Bolte E (1992), Laparoscopic
adrenalectomy
in
Cushing’s
syndrome
and
pheochromocytoma, N Engl J Med, 327:1033,
Gagner M, Pomp A, Heniford BT, Pharand D, Lacroix A (1997),
Laparoscopic adrenalectomy: lessons learned from 100

consecutive procedures, 226:238e46
Hoàng Văn Tùng, Lê Lương Vinh, Trần Ngọc Khánh, Phạm
Ngọc Hùng, Trương Văn Cẩn, Lê Đình Khánh, Nguyễn Văn

Chuyên Đề Thận Niệu

5.

-

-

3 (3%)

-

(1–15)

2,8 (1–19)

3 (3%)

12 (12%)

2,8 (1–4,8)
4,9
38,11 (20-60)

5,8
5,6 (3-10)


0
12 (7%)
6 (33,3%)

20 (11,6%)
3 (16,7%)

Thuận (2011), Đánh giá kết quả điều trị u tuyến thượng thận tại
Bệnh Viện Trung Ương Huế, Y Học Thực Hành 769+770, trang
93 – 97,
Lal G, Duh QY.(2003), Laparoscopic adrenalectomy—
indications and technique, Surgical Oncology, Volume 12, Issue

6.

2, Pages 105-123
O’Farrell NJ, Collins CG, Stafford AT, Broe PJ, (2011),
Laparoscopic adrenalectomy: Single centre experience, The

Surgeon, Volume 9, Issue 6, Pages 300-304,
Salomonand L, and al (2001), Experience with retroperitoneal
laparoscopic adrenalectomy in 115 procedures, The Journal of
Urology, Volume 166, Issue 1, Pages 38-41,
8. Valeri A, Borrelli A, Presenti L, Lucchese M, et al (2002), The
influence of new technologies on laparoscopic adrenalectomy:
our personal experience with 91 patients, 16:1274e9,
9. Vũ Lê Chuyên, Lê Văn Nghĩa, Vũ Văn Ty, Phạm Phú Phát
(2003), Cắt bỏ bướu tuyến thượng thận qua nội soi ổ bụng tại
Bệnh Viện Bình Dân trong 2 năm 2001-2002,

Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 7, Phụ sang số 1, trang 7-11,
10. Zacharias M, Haese A, Jurczok A, Stolzenburg JU, Fornara
P.(2006), Transperitoneal Laparoscopic Adrenalectomy: Outline
of the Preoperative Management, Surgical Approach, and
Outcome, European Urology, Volume 49, Issue 3, Pages 448459,
7.

491



×