Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.63 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017

NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN GIÁP
Nguyễn Văn Nam*; Nguyễn Trường Giang**; Nguyễn Ngọc Trung*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sự phù hợp giữa chẩn đoán
tế bào học và mô bệnh học trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp (UTTG). Đối tượng và phương
pháp: nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang 45 bệnh nhân (BN) UTTG tại Khoa Phẫu thuật
Lồng ngực - Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01 - 2015 đến 03 - 2016. Kết quả và kết
luận: tuổi trung bình 43,78 ± 12,01 (25 - 70 tuổi), tỷ lệ nữ/nam 8/1. Triệu chứng hay gặp nhất là
cảm giác nuốt vướng, nghẹn (73,33%). Phần lớn có một khối u (73,33%), ở một thùy (80%). U
cứng, chắc chiếm chủ yếu (97,78%), có ranh giới rõ (82,22%). Siêu âm tuyến giáp: dạng đặc:
71,11%. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ có độ nhạy 73,33%, sinh thiết tức thì, chẩn đoán có độ
nhạy 93,33%. Mô bệnh học: thể nhú chiếm đa số (88,89%), thể nang 11,11%, không gặp
trường hợp nào thể tủy hay thể kém biệt hóa.
* Từ khóa: Ung thư tuyến giáp; Mô bệnh học; Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.

Some Remarks on the Clinical and Paraclinical Characteristics in
Diagnosis of Thyroid Cancer
Summary
Objectives: To give some remarks on clinical, paraclinical characteristics and
correspondence between cell diagnostic method and histopathological one in the diagnosis of
thyroid cancer. Methods: A retrospective and descriptive study was performed on 45 thyroid
cancer patients in Department of Cardiothoracic Surgery, 103 Hospital from 01 - 2015 to 03 2016. Results and conclusion: Mean age was 43.78 ± 12.01 (from 25 to 70). Male/female ratio
was 8/1. The most frequent symptoms were choking swallow (73.33%), solitary tumor (73.33%),
tumor in one lobe (80%), hard tumor (97.78%), clear demarcation (82.22%). Thyroid ultrasound
revealed that solid form accounted for 71.11%. Sensitivity of fine needle aspiration cytology was
presented in 73.33%, that of instant biopsy was 93.33%. In terms of histopathology, papillary
tumor took up the majority (88.89%), follicular was the least (11.11%).
* Key words: Thyroid cancer; Histopathology; Clinical and paraclinical characteristics.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến giáp là ung thư tuyến
nội tiết hay gặp nhất, chiếm khoảng 1%
các loại ung thư. Tại Hoa Kỳ, theo Hiệp
hội Ung thư Mỹ, năm 2014 có 2 - 4 trường

hợp mắc mới/100.000 dân/năm, tỷ lệ
nam/nữ là 1/2,7 và tỷ lệ tử vong hàng
năm từ 0,2 - 2,8/100.000 dân. Ở Việt
Nam, theo IUAC (2002), tỷ lệ mắc bệnh
chuẩn theo lứa tuổi là 2,7/100.000 ở nữ
và 1,3/100.000 ở nam.

* Bệnh viện Quân y 103
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Nam ()
Ngày nhận bài: 05/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/03/2017
Ngày bài báo được đăng: 23/03/2017

153


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Bệnh tiến triển âm thầm, triệu chứng
lâm sàng thường không đặc hiệu, đặc
biệt ở giai đoạn sớm, hay chẩn đoán
nhầm với u lành tính tuyến giáp. Chẩn
đoán UTTG dựa vào chẩn đoán hình thái
tế bào như chọc hút tế bào bằng kim nhỏ

trước mổ, sinh thiết tức thì trong mổ và
mô bệnh học sau mổ, mỗi phương pháp
có độ tin cậy khác nhau, trong đó chẩn
đoán mô bệnh học sau mổ là tiêu chuẩn
vàng.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này
nhằm: Nhận xét một số đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và đánh giá sự phù
hợp giữa chẩn đoán tế bào học và mô
bệnh học trong chẩn đoán UTTG.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
45 BN có kết quả mô bệnh học
sau mổ là UTTG, điều trị tại Khoa Phẫu
thuật Lồng ngực - Tim mạch, Bệnh viện
Quân y 103 từ tháng 01 - 2015 đến 03 - 2016.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Có hồ sơ bệnh án được ghi chép đầy
đủ.
- Có kết quả chọc hút tế bào bằng kim
nhỏ trước mổ.
- Có kết quả sinh thiết tức thì trong mổ.
- Có kết quả mô bệnh học sau mổ là
UTTG.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- UTTG tái phát.
- Kết quả mô bệnh học là ung thư di
căn từ nơi khác đến tuyến giáp.
2. Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
154

- Một số đặc điểm lâm sàng của UTTG:
+ Tuổi, giới.
+ Một số triệu chứng cơ năng, triệu
chứng thực thể.
- Một số đặc điểm cận lâm sàng của
UTTG:
+ Xét nghiệm hormon tuyến giáp FT3,
FT4, TSH.
+ Đặc điểm u tuyến giáp trên siêu âm.
+ Kết quả chọc hút tế bào bằng kim
nhỏ: lành tính, ác tính.
+ Kết quả sinh thiết tức thì: lành tính,
ác tính
+ Kết quả mô bệnh học UTTG sau mổ.
- So sánh mức độ phù hợp giữa
phương pháp chọc hút tế bào bằng kim
nhỏ, sinh thiết tức thì và mô bệnh học.
* Xử lý số liệu:
- Nhập và xử lý số liệu trên máy vi tính
theo chương trình Microsoft Excel 2010.
- Các phép toán được áp dụng trong
nghiên cứu: tính tỷ lệ %. Độ nhạy =
dương tính thật/(dương tính thật + âm
tính giả).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Một số đặc điểm lâm sàng.

- Đặc điểm về tuổi, giới:
+ UTTG có thể gặp ở mọi lứa tuổi và
cả 2 giới. Nghiên cứu của chúng tôi gặp ở
lứa tuổi 20 - 75, nhóm tuổi hay mắc nhất
từ 20 - 45 (60%), 18 BN (40%) ở độ tuổi
> 45; tuổi trung bình 43,78 ± 12,01; trong
đó tuổi trung bình của nam: 38,6 ± 9,52;
của nữ: 44,43 ± 12,29.
+ Có 40 BN nữ (88,89%), 5 BN nam
(11,11%). Tỷ lệ nữ/nam: 8/1.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Trần Minh Đức (2002) [3] nghiên cứu
131 trường hợp UTTG tại Bệnh viện
Quân y 103 thấy: tuổi trung bình 45,76 ±
15,59, tỷ lệ nữ/nam: 3,37/1. Nguyễn Trung
Quân [6] nghiên cứu 62 trường hợp
UTTG có tuổi trung bình 43,92 ± 13,16 và
52,6% > 45 tuổi, tỷ lệ nữ/nam: 3,8/1.
Guilherme Souza Silva (2014) [7] nghiên
cứu 101 trường hợp UTTG cho kết quả
nữ chiếm đa số (81,2%).
Như vậy, các nghiên cứu khá thống
nhất về tuổi trung bình, tỷ lệ nữ/nam,
nhưng khác nhau về lứa tuổi thường gặp.
Sự khác biệt này có thể do số lượng đối
tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau.
- Đặc điểm về triệu chứng cơ năng:
Gày sút cân: 25 BN (55,56%); nuốt

vướng, nghẹn: 33 BN (73,33); nói khàn:
7 BN (15,56%); ho khan: 20 BN (44,44%);
có cả 4 triệu chứng trên: 6 BN (13,33%).
- Triệu chứng nuốt vướng, nghẹn hay
gặp nhất (33 BN) chiếm 73,33%, triệu
chứng nói khàn ít gặp nhất (7 BN) chiếm
15,56%.
- 6 BN (13,33%) có cả 4 triệu chứng cơ
năng hay gặp.
UTTG là một bệnh tiến triển âm thầm,
kéo dài, do vậy các triệu chứng ban đầu
thường nghèo nàn, ít có giá trị chẩn đoán,
khi triệu chứng rõ thì bệnh đã ở giai đoạn
muộn.
+ Nuốt vướng, nghẹn là triệu chứng
hay gặp nhất, cảm giác nuốt vướng, nghẹn
thường do khối u chèn vào thực quản,
cũng có trường hợp kích thước nhân
không lớn nhưng đã gây ra cảm giác này.
+ Gày sút cân là triệu chứng chung
của BN bị ung thư, có thể do tâm lý lo
lắng dẫn đến tình trạng ăn, ngủ kém [2].

+ Nói khàn có thể do khối u xâm lấn
vào dây thần kinh quặt ngược, không có
BN nào khó thở.
Trong nghiên cứu của Trần Minh Đức
[3], triệu chứng nuốt vướng 53,4%, khàn
tiếng 15,3%. Nguyễn Trung Quân [6]
công bố tỷ lệ cảm giác nuốt vướng,

nghẹn 58,1%, ho khan 69,4% khó thở
gặp 59,7%. Trong các triệu chứng chủ
quan, nói khàn gặp với tỷ lệ không cao,
nhưng lại là triệu chứng định hướng để
nghĩ đến UTTG.
Bảng 1: Đặc điểm về triệu chứng thực
thể.
Đặc điểm khối u
tuyến giáp

Vị trí
khối u

Số
lượng u
Kích
thước
khối u

Mật độ

Ranh
giới
Di động
theo
nhịp nuốt
Bề mặt

Số lượng
(n = 45)


Tỷ lệ
(%)

Thùy trái

16

35,56

Thùy phải

20

44,44

Eo tuyến

3

6,67

Cả 2 thùy

6

13,33

1 khối


33

73,33

≥ 2 khối

12

26,67

< 1 cm

3

6,67

1 - 2 cm

18

40

> 2 cm

24

53,33

Cứng


30

66,67

Chắc

14

31,11

Mềm

1

2,22



37

82,22

Không rõ

8

17,78

Di động


45

100

Không đi động

0

0

Nhẵn

38

84,44

Gồ ghề

7

15,56

Mật độ: chủ yếu là cứng (66,67%) và
chắc (31,11%), ít khi sờ thấy mềm, đây
cũng là đặc điểm của khối phát triển ác
tính [3].
155


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017

+ Ranh giới: chủ yếu sờ thấy khối u
giới hạn rõ ràng với tổ chức xung quanh
(82,22%). Khi ranh giới không rõ ràng là
lúc khối u đã xâm lấn mạnh vào tổ chức
cân cơ và da vùng cổ [4, 5].
+ Kích thước: chủ yếu khối u > 2 cm
(53,33%). Khi kích thước < 1 cm, BN
thường ít để ý thấy nên chưa đi khám [2].

Kết quả của chúng tôi tương tự với
Nguyễn Trung Quân [6]: u ở 1 thùy chiếm
64,5%, u có mật độ cứng chắc chiếm tới
96,8%, ranh giới rõ chiếm 91,9%.
Như vậy, về đặc điểm tính chất khối u
của UTTG, nhìn chung không có khác
biệt nhiều so với một khối u lành tính,
nhất là ở giai đoạn sớm.

2. Một số đặc điểm cận lâm sàng.
Bảng 2: Hormon tuyến giáp và TSH huyết thanh.
Hormon

Giá trị trung bình

Số mẫu bình thường

Số tăng

Số giảm


FT3 (n = 45)

2,81 ± 0,86 (pg/ml)

37 (82,22%)

4 (8,89%)

4 (8,89%)

FT4 (n = 45)

1,18 ± 0,7 (ng/dl)

40 (88,89%)

3 (6,67%)

2 (4,44%)

TSH (n = 45)

1,92 ± 1,67 (µUI/ml)

41 (91,11%)

3 (6,67%)

1 (2,22%)


Đa số BN có nồng độ hormon tuyến giáp và TSH huyết thanh trong giới hạn bình
thường. Kết quả của chúng tôi tương tự của Nguyễn Trung Quân [6]: phần lớn UTTG
có kết quả hormon tuyến giáp và TSH huyết thanh trong giới hạn bình thường. Có thể,
BN có xét nghiệm hormon tuyến giáp và TSH bất thường là những BN UTTG kết hợp
bệnh Basedow hoặc Hashimoto.
Bảng 3: Siêu âm tuyến giáp.
Siêu âm
Số lượng

Tính chất

Số lượng (n = 45)

Tỷ lệ (%)

1 khối u

30

66,67

≥ 2 khối u

15

33,33

Dạng đặc

32


71,11

Dạng nang

8

17,78

Dạng hỗn hợp

5

11,11

Siêu âm tuyến giáp là một phương
pháp chẩn đoán rất có giá trị trong chẩn
đoán hình thái tuyến giáp, đánh giá chính
xác kích thước, số lượng, giới hạn u, phát
hiện được cả các khối u nhỏ, nằm sâu,
điểm vôi hóa, phân biệt được u đặc hay u
nang. Ngoài ra, siêu âm tuyến giáp còn
giúp định hướng chọc hút tế bào kim nhỏ
chính xác hơn, đặc biệt đối với những u
có đường kính < 5 mm hoặc u ở sát mặt
156

sau của tuyến giáp, không sờ thấy rõ trên
lâm sàng [2, 3, 4].
Trong nghiên cứu của chúng tôi phát

hiện thấy 66,67% BN có 1 khối u tuyến
giáp và 33,33% BN có ≥ 2 khối u. Một số
BN sờ trên lâm sàng là một khối u, nhưng
siêu âm thấy 2 hoặc 3 khối u. Do vậy, có
sự chênh lệch giữa khám lâm sàng và
siêu âm về số lượng khối u. U ở dạng đặc
chiếm đa số (32 BN = 71,11%).


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Kết quả này tương tự nghiên cứu của
Trần Minh Đức [3]: 71,4% BN có u dạng
đặc, 9,5% ở dạng nang và 19,1% ở dạng
hỗn hợp.

Bảng 5: So sánh giữa kết quả chọc hút
tế bào kim nhỏ và mô bệnh học.
Mô bệnh
học

Số lượng
(n = 45)

Tỷ lệ
(%)

Chọc hút tế
bào bằng
kim nhỏ


Lành tính

12

26,67

Ác tính

33

73,33

Sinh thiết
tức thì

Lành tính

3

6,67

Ác tính

42

93,33

Thể nhú

40


88,89

Thể nang

5

11,11

Mô bệnh học

+ 73,33% có kết quả ác tính khi chọc
hút tế bào bằng kim nhỏ.
+ Sinh thiết tức thì ngay trong mổ có
82,22% là kết quả ác tính.
+ Chẩn đoán mô bệnh học là tiêu
chuẩn vàng cho phép chẩn đoán xác định
và định hướng cho điều trị cũng như tiên
lượng UTTG. Theo phân loại mô bệnh
học do WHO đưa ra năm 2002 áp dụng
trong lâm sàng, UTTG thể biệt hóa bao
gồm ung thư thể nhú và thể nang, trong
đó UTTG thể nhú gặp nhiều nhất với tỷ lệ
70 - 90% và có độ biệt hóa cao nhất, độ
ác tính thấp nhất, tốc độ phát triển chậm
nhất nên tiên lượng tốt nhất [2, 3].
Kết quả của chúng tôi chủ yếu là
UTTG thể nhú (88,89%) và thể nang
chiếm ít (11,11%), có thể do số lượng BN
nghiên cứu còn ít nên không gặp các thể

kém biệt hóa, thể tủy…

Tổng
(n = 45)

Lành tính

Ác tính

Thể nhú

7

33

40

Thể nang

5

0

5

Tổng

12

33


45

Bảng 4: Xét nghiệm tế bào.
Các phương pháp

Chọc hút tế bào
kim nhỏ

12 BN (26,67%) kết quả chọc hút tế
bào bằng kim nhỏ lành tính, nhưng kết
quả mô bệnh học là ác tính. Độ nhạy của
phương pháp chọc hút tế bào bằng kim
nhỏ 73,33% và có đến 26,67% là âm tính
giả. Theo chúng tôi, khi kết quả chọc hút
tế bào bằng kim nhỏ là lành tính, nhưng
kết quả mô bệnh học là ung thư, có thể là
ung thư thể nhú hoặc thể nang. Nhưng
khi kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ
là ác tính, kết quả mô bệnh học chỉ là ung
thư thể nhú.
So với các tác giả khác khi kết luận giá
trị của chọc hút tế bào bằng kim nhỏ để
chẩn đoán UTTG có giá trị dương tính
> 80%, của Trần Minh Đức [3] là 83,2%,
Phạm Đình Duy [1]: 81,6%, kết quả trong
nghiên cứu này thấp hơn. Có thể do số
lượng BN của chúng tôi còn ít, mặt khác
độ chính xác của chọc hút tế bào bằng
kim nhỏ phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật lấy

tế bào cũng như trình độ đọc tiêu bản.
Bảng 6: So sánh giữa kết quả sinh
thiết tức thì và mô bệnh học.
Mô bệnh
học

Sinh thiết tức thì
Lành tính

Ác tính

Tổng
(n = 45)

Thể nhú

1

39

40

Thể nang

2

3

5


Tổng

3

42

0

157


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Sinh thiết tức thì là phương pháp chẩn
đoán mô bệnh học ngay trong mổ rất có
giá trị, giúp phẫu thuật viên quyết định
phương pháp phẫu thuật, đặc biệt sinh
thiết tức thì có giá trị trong trường hợp kết
quả chọc hút kim nhỏ còn nghi ngờ [2, 3,
4]. Tuy nhiên, chúng tôi gặp 3 trường hợp
(6,7%) có kết quả sinh thiết tức thì là lành
tính, nhưng kết quả mô bệnh học là ung
thư. Độ nhạy của phương pháp sinh thiết
tức thì là 93,33%.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 45 BN UTTG được điều trị
từ tháng 1 - 2015 đến 3 - 2016 tại Bệnh
viện Quân y 103, chúng tôi rút ra một số
kết luận:
* Đặc điểm lâm sàng:
- Ung thư tuyến giáp có thể gặp ở mọi

lứa tuổi, hay gặp nhất ở độ tuổi từ 20 - 45
(60%). Tuổi trung bình 43,78 ± 12,01. Nữ
nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam 8/1.
- Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là
nuốt nghẹn (73,33%), gày sút cân 55,56%,
ho khan 44,44% và nói khàn 15,56%.
- Triệu chứng thực thể: phần lớn có
1 khối u (73,33%), chủ yếu nằm ở 1 thùy
(80%), u cứng, chắc (97,78%), ranh giới
rõ (82,22%).
* Đặc điểm cận lâm sàng:
- Xét nghiệm hormon tuyến giáp và
TSH huyết thanh: đa số trong giới hạn
bình thường, FT3: 82,22%, FT4: 88,89%
và TSH: 91,11%.

158

- Siêu âm tuyến giáp: đa số có 1 nhân
(66,67%) và ở dạng đặc (71,11%).
- Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ có độ
nhạy 73,33%, sinh thiết tức thì chẩn đoán
có độ nhạy 93,33%.
- Mô bệnh học: thể nhú chiếm đa số
(88,89%), thể nang: 11,11%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Đình Duy, Nguyễn Công Minh.
Nghiên cứu chẩn đoán xác định UTTG. Tạp
chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2009, 6 (13).
2. Nguyễn Bá Đức. UTTG trạng. Bệnh tuyến

giáp và các rối loạn do thiếu iode. Đặng Trần
Duệ (Chủ biên). NXB Y Học. Hà Nội. 1996.
3. Trần Minh Đức. Nghiên cứu chẩn đoán
và điều trị ngoại khoa UTTG. Luận án Tiến sỹ
Y học. Học viện Quân y. 2002.
4. Nguyễn Thy Khuê. Ung thư tuyến giáp.
Nội tiết học đại cương. 1999.
5. Thái Hồng Quang. Bệnh của tuyến giáp.
Bệnh nội tiết. 1998.
6. Nguyễn Trung Quân. Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết
quả điều trị phẫu thuật UTTG tại Bệnh viện
Quân y 10. Luận văn Chuyên khoa Cấp II.
Học viện Quân y. 2015.
7. Guilherme Souza Silva. Cervical lymph
node dissection in papillary thyroid cancer:
Pattern and predictive factors of regional
lymph node metastasis. Thyriod Disorders
Ther. 2014, 3 (2), pp.1-3.
8. Andre J Van Herle. Thyroid tumor in adults
manual of endocrinology and metabolism.
Norman Lavin. Third edition. Lippicott Williams
and Wilkins. 2002.



×