Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hiệu quả giảm đau và thay đổi chức năng thận, đông máu khi phối hợp Ketorolac với Morphin PCA sau phẫu thuật cột sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.64 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU VÀ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG THẬN,
ĐÔNG MÁU KHI PHỐI HỢP KETOROLAC VỚI MORPHIN PCA
SAU PHẪU THUẬT CỘT SỐNG
Nguyễn Thị Thơm¹, Nguyễn Toàn Thắng²
¹Bệnh viện Việt Đức, ²Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau và ảnh hưởng lên chức năng thận,
đông cầm máu khi phối hợp ketorolac ngắt quãng với morphin PCA sau phẫu thuật cột sống. 100 bệnh nhân
được chia vào nhóm MK (ketorolac + morphin PCA, n = 50) và nhóm M (morphin PCA, n = 50). Thời gian
nghiên cứu trong 48 giờ. Kết quả cho thấy, điểm VAS trung bình, tiêu thụ morphin ở nhóm MK thấp hơn
nhóm M (p < 0,05). Số lượng nước tiểu, kali và creatinin máu trung bình tương đương giữa hai nhóm ở ngay
sau mổ, 24, 48 giờ và ngày thứ 5 sau mổ. Không có khác biệt về chảy máu dẫn lưu và truyền máu trong 2
ngày đầu giữa hai nhóm. Hematocrit, tiểu cầu, APTT, tỉ lệ prothrombin trung bình đều thay đổi trong giới hạn
bình thường và tương đương nhau giữa hai nhóm. Phối hợp ketorolac với morphin PCA làm tăng hiệu quả
giảm đau, giảm tiêu thụ morphin PCA. Sự kết hợp này không làm thay đổi ý nghĩa về chức năng thận và
đông cầm máu.
Từ khóa; ketorolac, morphin, giảm đau do bệnh nhân kiểm soát (PCA), phẫu thuật cột sống, suy thận
và chảy máu sau mổ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật tại cột sống có xu hướng ngày
càng gia tăng với vai trò như một giải pháp
cuối cùng đối với nhiều loại bệnh lý cột sống.
Đây là can thiệp thường có mức độ đau nhiều
và kéo dài sau mổ. Kiểm soát hiệu quả đau
giúp tăng cường quá trình hồi phục đồng thời
giảm lo lắng sợ hãi cho bệnh nhân. Hiện nay
các opioid vẫn được coi là “tiêu chuẩn vàng”
trong điều trị đau cấp tính từ mức độ trung
bình trở lên. Tuy nhiên, các tác dụng không


mong muốn như buồn nôn, nôn, ngứa, bí đái,
an thần quá mức, ức chế nhu động ruột và hô
hấp đã tạo ra “trần lâm sàng” làm hạn chế sử
dụng opioids trên thực hành. Chính vì vậy xu
hướng phối hợp opioids với các thuốc tác

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Toàn Thắng, Bộ môn Gây mê Hồi
sức, Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 10/10/2015
Ngày được chấp thuận: 26/02/2016

TCNCYH 99 (1) - 2016

dụng ở các vị trí khác nhau trên đường dẫn
truyền và cảm thụ đau ngày càng trở nên phổ
biến trong giảm đau hiện đại [1; 2; 3].
Vai trò của các thuốc chống viêm giảm đau
không steroid (NSAIDs) trong kiểm soát đau
sau mổ đã được xác nhận bởi các phân tích
gộp bao gồm nhiều nghiên cứu (metaanalysis). Với phẫu thuật có mức độ đau
nhiều sau mổ kết hợp NSAIDs và opioid (chủ
yếu là morphin) đã cho thấy làm tăng hiệu quả
giảm đau đồng thời giảm nhu cầu liều và các
tác dụng không mong muốn của mỗi thuốc [2;
4; 5; 6; 7]. Ketorolac thuộc nhóm ức chế men
COX không chọn lọc và là NSAID đầu tiên
được chấp nhận dùng đường tĩnh mạch tại
Hoa Kỳ vào năm 1990 [1; 4]. Đây cũng là
thuốc được sử dụng khá phổ biến tại Việt

Nam trong kiểm soát đau cấp tính nói chung
và đau sau mổ nói riêng với các biệt dược
như
Ketogesic,
Ketoheath,
Movepain,
Kerolar…Tác dụng của thuốc bắt đầu trong

55


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
vòng 10 phút, giảm đau đạt đỉnh sau 75 - 150

thân, gia đình có rối loạn đông máu hoặc sử

phút khi tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, thời gian
bán hủy từ 5 - 6 giờ. Mặc dù có hiệu quả giảm

dụng các thuốc ảnh hưởng đến đông máu ở
trước trong và sau mổ. Tiền sử viêm loét hay

đau tốt nhưng ảnh hưởng của ketorolac lên
chức năng thận, đông cầm máu và liền xương

chảy máu dạ dày tá tràng, nghiện rượi, có
hoặc nghi ngờ xuất huyết não. Bệnh nhân

vẫn là các vấn đề được quan tâm đặc biệt ở
giai đoạn chu phẫu [3; 4; 8].


nghiện hoặc phụ thuộc opioid. Dị ứng với các
thuốc dùng trong nghiên cứu. Sử dụng

Tại Việt Nam, sử dụng ketorolac phối hợp

NSAIDs và các giảm đau khác ở giai đoạn sau

với opioid đường tĩnh mạch ngày càng phổ
biến trong giảm đau sau các phẫu thuật lớn.

mổ. Trường hợp mổ kéo dài trên 3 giờ hoặc
có tai biến về gây mê và phẫu thuật.

Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu
quả giảm đau cũng như các tác dụng không
mong muốn của sự kết hợp này, đặc biệt là
các ảnh hưởng của ketorolac đến chức năng
thận và quá trình đông cầm máu. Do đó,
nghiên cứu nhằm:
- Đánh giá hiệu quả giảm đau của
ketorolac kết hợp với morphin PCA sau phẫu
thuật cột sống thắt lưng.
- Đánh giá ảnh hưởng của ketorolac lên các
chỉ số về chức năng thận và đông cầm máu.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Gồm 100 bệnh nhân được phẫu thuật có
chuẩn bị đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây.

1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bao gồm các bệnh nhân ở độ tuổi từ 18 60, cân nặng từ 50 - 80 kg, phân loại sức khỏe
theo ASA (American Society of Anesthesiologists)
từ I - II, được phẫu thuật cố định cột sống
thắt lưng do bệnh lý. Vô cảm trong mổ bằng
gây mê nội khí quản. Bệnh nhân có tinh thần
bình thường đã được giải thích về nghiên
cứu, cách sử dụng PCA, thước VAS (Visual
Analogue Scale) và đồng ý tham gia nghiên
cứu.

2. Phương pháp
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên, có đối
chứng được thực hiện tại khoa Gây mê hồi
sức, khoa Phẫu thuật cột sống - Bệnh viện
Việt Đức trong thời gian từ tháng 5/2009 đến
tháng 2/2010.
2.2. Phương tiện nghiên cứu
Thước đo độ đau VAS theo thang điểm từ
0 - 10. Bơm tiêm PCA Perfusor fm B/Braun
của Đức và máy theo dõi nhiều thông số (điện
tim, tần số tim, huyết áp, nhịp thở, bão hoà
ôxy máu mao mạch (SpO2). Thuốc giảm đau
ketorolac tromethamine (Ketogesic 3% ống 30
mg/1 ml của hãng DexaMedia, Indonesia) và
morphin hydroclorid (ống 10mg/ml của Công
ty Dược phẩm Trung ương 2). Các thuốc và
phương tiện hồi sức hô hấp tuần hoàn.
2.3. Các bước tiến hành

Thăm khám trước mổ như thường quy,
giải thích cho bệnh nhân về nghiên cứu, giảm
đau PCA và thông báo mức độ đau bằng
thước VAS đồng thời xác nhận đồng ý tham
gia nghiên cứu. Tại phòng mổ gây mê nội khí
quản dùng propofol, fentanyl, rocuronium và
isoforane. Sau khi rút ống nội khí quản tại
phòng hồi tỉnh bệnh nhân được rút thăm ngẫu

1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

nhiên vào nhóm M (dùng PCA morphin) và
nhóm MK (dùng ketorolac + PCA morphin).

Bệnh nhân có bệnh phổi cấp và mạn tính,

Trước khi lắp PCA bệnh nhân đều được

bệnh tim mạch, bệnh gan thận. Tiền sử bản

chuẩn độ bằng morphin để đạt điểm VAS < 4

56

TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
(nhóm MK dùng 30 mg ketorolac trước khi


thuật (thuốc gây mê, thời gian mổ, thời gian

chuẩn độ). Với cả hai nhóm PCA sử dụng
morphin nồng độ 1mg/ml với cài đặt; liều

rút nội khí quản, độ dài vết mổ, số đốt sống
can thiệp). Tiêu chí liên quan đến giảm đau

bolus 1 ml, thời gian khóa 10 phút, giới hạn
liều trong 4 giờ là 15 ml. Nhóm MK dùng

gồm; lượng morphin chuẩn độ, điểm VAS khi
nằm yên và vận động, tiêu thụ morphin. Tiêu

ketorolac với liều 15 mg/ mỗi 6 giờ. Bệnh
nhân được thở ôxy qua xông mũi 2 lít/phút và

chí lâm sàng và xét nghiệm liên quan đến
chức năng thận, đông máu (nước tiểu, chảy

theo dõi liên tục các chỉ số điện tim, tần số tim,

máu qua dẫn lưu, nhu cầu truyền máu, xét

huyết áp, tần số thở và SpO2. Nôn nhiều được
điều trị bằng metoclopramid 10 mg tĩnh mạch.

nghiệm hematocrit và đông máu cơ bản, kali
và creatinin máu).


An thần với Ramsay 5,6 hay suy hô hấp
(ngừng thở, tần số thở < 10 lần/phút) được

3. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm
SPSS 16.0. Chỉ số định tính được trình bày

điều trị bằng hỗ trợ thông khí và naloxon (0,4
mg/10 ml, tiêm tĩnh mạch 1 - 2 ml mỗi 3 phút).

dưới dạng n, %, định lượng được trình bày
dưới dạng X + SD (min - max). Áp dụng test t-

Truyền máu khi hematocrit < 25%. Thời gian

student để so sánh hai tỉ lệ và test khi square
để so sánh hai trung bình. Khác biệt được coi

nghiên cứu trong 48 giờ sau mổ với các thời
điểm từ H0 đến H48 tương ứng với số giờ sau
mổ. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận và
đông máu ở thời điểm ngay sau mổ, giờ thứ

là có ý nghĩa, p < 0,05.
4. Đạo đức nghiên cứu

24, 48 và ngày thứ 5 sau mổ.

Nghiên cứu tuân thủ đầy đủ các quy định

2.4. Các tiêu chí đánh giá


về đạo đức nghiên cứu y sinh học. Quá trình
nghiên cứu làm giảm đau đớn cho bệnh nhân,

Bao gồm các tiêu chí liên quan đến bệnh
nhân (tuổi, giới, cân nặng, nghề nghiệp, tiền
sử bệnh tật, phân loại ASA), gây mê và phẫu

giúp tăng cường hồi phục. Các bệnh nhân có
thể từ chối hoặc ngừng hợp tác ở bất cứ thời
điểm nào.

III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm liên quan đến bệnh nhân, gây mê và phẫu thuật

Nhóm

Nhóm MK (n = 50)

Nhóm M (n = 50)

45,7 ± 8,1

47,4 ± 8,5

34, (68%)
56,1 ± 6,9

32, (64%)

56,5 ± 6,8

Thoát vị đĩa đệm
Hẹp ống sống

31 (62%)
19 (38%)

33 (66%)
17 (34%)

Tổn thương 1 tầng

26 (52%)

26 (52%)

Yếu tố
Liên quan đến bệnh nhân
Tuổi (năm)
Giới nữ (n, %)
Cân nặng
Liên quan đến phẫu thuật

TCNCYH 99 (1) - 2016

57


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC


Yếu tố

Nhóm

Nhóm MK (n = 50)

Liên quan đến phẫu thuật
Tổn thương 2 tầng
Thời gian phẫu thuật (phút)
Liên quan đến gây mê
Propofol (mg)

Nhóm M (n = 50)

21 (42%)

20 (40%)

125,2 ± 41,7

133,4 ± 45,6

98,9 ± 12,4

100,4 ± 19,2

Fentanyl (mg)
Sevofluran (ml)


0,29 ± 0,06
28,5 ± 8,0

0,30 ± 0,07
29,7 ± 9,1

Thời gian gây mê (phút)

151,2 ± 41,1

159,9 ± 50,2

Thời gian rút NKQ (phút)

17,2 ± 6,1

17,9 ± 5,3

Không có khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm về các yếu tố liên quan đến bệnh nhân, gây mê và
phẫu thuật, p > 0,05.
2. Hiệu quả giảm đau sau mổ

HO.5 - H48: p < 0,05

Hình 1. Điểm VAS khi nằm yên
Điểm VAS trung bình khi nằm yên đều <4 ở cả 2 nhóm, nhóm MK có điểm VAS thấp hơn
nhóm M ở các thời điểm đánh giá từ phút 30 đến giờ thứ 48, p < 0,05.

Hình 2. Điểm VAS khi vận động
58


TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Điểm VAS trung bình khi vận động ở nhóm MK thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm M ở
các thời điểm đánh giá từ giờ 16 - 48 (p < 0,05). Các giá trị này đều dao động từ 3 - 5,5.
Tiêu thụ morphin ở nhóm MK và nhóm M trong ngày đầu và trong 48 giờ đầu tương ứng là
10,9 ± 5,2 mg & 30,7 ± 8,6 mg (nhóm MK giảm 19,8 mg, tương ứng 64 %, p < 0,001) và 17,7 ±
7,9 mg & 45,6 ± 13,0 mg (nhóm MK giảm 27,9 mg, tương ứng 61 %, p < 0,001). Liều ketorolac ở
nhóm MK là 75 mg trong 24 giờ đầu (cả liều chuẩn độ) và 60 mg trong 24 giờ tiếp theo.
3. Thay đổi các chỉ số chức năng thận
Bảng 2. Thay đổi một số chỉ số về chức năng thận

Nhóm MK (n = 50)

Nhóm M (n = 50)

( X ± SD)

( X ± SD)

Ngay sau mổ

77,9 ± 13,4

74,9 ± 12,7

24 giờ sau mổ


77,2 ± 15,9

72,2 ± 10,8

48 giờ sau mổ

70,0 ± 15,1

69,0 ±11,4

5 ngày sau mổ

66,6 ± 16,0

65,4 ± 10,6

Ngay sau mổ

3,7 ± 0,4

3,6 ± 0,4

24 giờ sau mổ

3,6 ± 0,3

3,7 ± 0,4

48 giờ sau mổ


3,6 ± 0,3

3,6 ± 0,4

5 ngày sau mổ

3,6 ± 0,3

3,6 ± 0,3

Ngày thứ nhất

2150 ± 320

2250 ± 360

Ngày thứ hai

2050 ± 250

2150 ± 270

Nhóm

Xét nghiệm

Creatinin (µmol/l)

Kali (mmol/l)


Nước tiểu

Giá trị creatinin và kali máu trung bình ở các thời điểm ngay sau mổ, 24 giờ, 48 giờ và ngày
thứ 5 sau mổ ở mỗi nhóm đều trong giới hạn bình thường và tương đương giữa hai nhóm
(p > 0,05). Không có khác biệt ý nghĩa về lượng nước tiểu trung bình trong ngày đầu và ngày thứ
2 sau mổ giữa hai nhóm, p > 0,05.
4. Thay đổi các chỉ số huyết học và đông máu
Lượng máu mất qua dẫn lưu và máu cần truyền trung bình ở hai nhóm tương đương nhau
(p > 0,05). Trong mỗi nhóm giá trị hematocrit trung bình ở thời điểm 24 và 48 giờ sau mổ thấp
hơn có ý nghĩa so với thời điểm ngay sau mổ (p < 0,05). Không có khác biệt về giá trị này giữa
hai nhóm ở từng thời điểm, p > 0,05 (bảng 3).

TCNCYH 99 (1) - 2016

59


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 3. Thay đổi hematocrit và lượng máu mất sau mổ
Nhóm

Nhóm MK (n = 50)

Nhóm M (n = 50)

( X ± SD)

( X ± SD)

Ngay sau mổ


34,7 ± 5,0

33,1 ± 4,3

24 giờ sau mổ

32,2 ± 4,4*

31,3 ± 4,0*

48 giờ sau mổ

31,9 ± 4,2*

30,9 ± 3,7*

Chỉ số

Hematocrit (%)

Máu mất qua dẫn

Trong ngày đầu

165,2 ± 85,1

186,8 ± 145,1

lưu (ml)


Trong ngày thứ 2

56,2 ± 39,3

65,7 ± 55,1

85,4 ± 158,2

102,5 ± 213,2

Lượng máu truyền (ml)

*p < 0,05 so sánh với thời điểm ngay sau mổ
Bảng 4. Thay đổi các chỉ số đông cầm máu cơ bản

Xét nghiệm

SLTC (G/l)

PT (%)

APTT (giây)

Nhóm MK (n = 50)
( X ± SD)

Nhóm M (n = 50)
( X ± SD)


Ngay sau mổ

217,7 ± 63,2

220,2 ± 56,5

24 giờ sau mổ

206,2 ± 50,2

214,7 ± 50,7

48 giờ sau mổ

207,2 ± 57,9

223,1 ± 62,6

Ngay sau mổ

96,7 ± 16,8

96,8 ± 17,2

24 giờ sau mổ

91,6 ± 14,3

94,7 ± 17,1


48 giờ sau mổ

94,4 ± 16,3

95,1 ± 12,5

Ngay sau mổ

28,0 ± 3,2

27,61 ± 4,5

24 giờ sau mổ

29,3 ± 5,1

29,41 ± 4,4

48 giờ sau mổ

27,1 ± 3,3

26,92 ± 2,5

Nhóm

Số lượng tiểu cầu, tỷ lệ prothrombin (PT), thời gian APTT trung bình ở thời điểm ngay sau mổ,
sau mổ 24 và 48 giờ đều trong giới hạn bình thường. Không có khác biệt ý nghĩa về các giá trị
này giữa hai nhóm ở các thời điểm tương ứng, p > 0,05.


IV. BÀN LUẬN
Kết quả 2 nghiên cứu cho thấy các đặc

hiệu quả giảm đau và các ảnh hưởng khác

điểm liên quan đến bệnh nhân, gây mê cũng

chính xác hơn.
Điểm VAS trung bình khi nằm yên và vận

như phẫu thuật tương đương nhau giữa hai
nhóm. Sự đồng nhất này cho phép đánh giá
60

động đều dưới 4 và 5,5 tương ứng. Kết hợp
TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ketorolac và morphin PCA có hiệu quả giảm

về lượng nước tiểu trung bình ở ngày thứ

tốt hơn khi dùng morphin đơn thuần với điểm
VAS trung bình khi nằm yên tại các thời điểm

nhất và thứ hai giữa hai nhóm (bảng 2).
Chúng tôi không gặp suy thận cấp sau mổ

từ H0.5 đến H48 và điểm VAS trung bình khi

vận động tại các thời điểm từ H16 đến H48 ở

hoặc kali máu trên 5,5 mEq/ml. Tổng kết của
Lee và cộng sự cũng không cho thấy thay đổi

nhóm MK đều thấp hơn so với nhóm M. Điều
này cũng phù hợp với kết quả của Reuben

ý nghĩa chỉ số creatinin và lượng nước tiểu
khi dùng ketorolac ở bệnh nhân có chức

trên bệnh nhân phẫu thuật cột sống với điểm

năng thận bình thường [8]. Thậm trí ở các

VAS trung bình đều dưới 4 ở các thời điểm
đánh giá và điểm VAS ở các nhóm MK (với 3

bệnh nhân cho thận sử dụng ketorolac trong
hai ngày đầu không gây bất cứ ảnh hưởng lâu

liều ketorolac khác nhau) thấp hơn có ý
nghĩa so với nhóm M [5]. Nghiên cứu của

dài nào đến chức năng thận [9]. Tác dụng trên
thận đã giảm đi từ khi có khuyến cáo về liều

Cassinelli và Munro cũng xác nhận điểm VAS
thấp hơn khi phối hợp morphin với ketorolac


và thời gian dùng thuốc (dưới 5 ngày) [4].
Một quan tâm khác khi dùng ketorolac

so với morphin đơn thuần tại các thời điểm

ở giai đoạn chu phẫu là ảnh hưởng của

trong 36 giờ sau các phẫu thuật giải ép cột
sống thắt lưng [6] và kết hợp tủy sống [7].

thuốc lên chức năng đông cầm máu và chảy
máu sau mổ. Đối với phẫu thuật cột sống

Bên cạnh cải thiện hiệu quả giảm đau, chúng
tôi thấy rằng phối hợp hai thuốc làm giảm

chảy máu có thể gây chèn ép tủy và để lại
hậu quả kéo dài nếu không được phát hiện

nhu cầu tiêu thụ morphin 19,8 mg (64%) ở
ngày thứ nhất và 27,9 mg (61%) trong 48 giờ

và xử trí kịp thời. NSAID gây ức chế tổng
hợp prostaglandin dẫn đến ức chế hình

sau mổ. Điều này cũng phù hợp với kết quả

thành thromboxane A2, giảm ngưng kết tiểu

của các nghiên cứu trong tổng kết của

Vadivelu và cộng sự [4].

cầu. Do đó có xu hướng tăng thời gian chảy
máu và rối loạn đông máu. Tuy nhiên ảnh

Ketorolac có khả năng làm thay đổi chức
năng thận thông qua ức chế men cyclooxygenase

hưởng đến chức năng tiểu cầu chỉ kéo dài
đến khi thuốc bị thải trừ khỏi cơ thể. Phân

làm giảm sản xuất prostaglandin, từ đó gây co
tiểu động mạch đến và ảnh hưởng đến tốc độ

tích gộp các nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm
chứng của Gobble và cộng sự (n = 2314)

lọc cầu thận. Thông thường giảm mức lọc

không thấy khác biệt về tỉ lệ chảy máu sau

cầu thận gây ra bởi NSAIDs không dẫn đến
suy thận. Tuy nhiên với bệnh thận mạn, thiếu

mổ giữa nhóm ketorolac (2,5%) và nhóm
chứng (2,1%).

khối lượng tuần hoàn sau mổ prostaglandin
giữ vai trò quan trọng trong duy trì mức lọc


Kết quả trình bày ở bảng 4 cho thấy các
giá trị trung bình về số lượng tiểu cầu, tỷ lệ

cầu thận, lúc này dùng NSAIDs có thể dẫn
đến suy thận.

prothrombin, thời gian APTT ở thời điểm
ngay sau mổ, sau mổ 24 và 48 giờ đều thay

Kết quả của chúng tôi cho thấy các chỉ số

đổi trong giới hạn bình thường và tương

liên quan đến chức năng thận như kali và
creatinine máu ở thời điểm khi sử dụng

đương nhau giữa nhóm dùng morphin đơn
thuần và nhóm phối hợp morphin với

ketorolac đều trong giới hạn bình thường và
tương đương giữa hai nhóm ở các thời 24, 48

ketorolac. Điều này phù hợp với kết quả của
Chin và cộng sự khi không thấy khác biệt về

giờ và ngày thứ 5 sau mổ. Không có khác biệt

đông máu giữa nhóm có và không dùng

TCNCYH 99 (1) - 2016


61


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Lời cám ơn

ketorolac [11]. Chúng tôi không thấy khác biệt
về lượng máu trung bình chảy qua dẫn lưu,
cũng như lượng máu cần truyền giữa nhóm
MK và nhóm M trong hai ngày đầu sau mổ.
Giá trị hematocrit trung bình ở các thời điểm
24 và 48 giờ trong mỗi nhóm đều thấp hơn so
với trước mổ nhưng không có khác biệt giữa
2 nhóm.
Các nghiên cứu trên bệnh nhân phẫu thuật

Chúng tôi xin chân thành cám ơn GS.TS.
Nguyễn Thụ, bác sĩ và điều dưỡng cũng như
bệnh nhân tại khoa Gây mê Hồi sức, khoa
Phẫu thuật cột sống Bệnh viện Việt Đức về
những đóng góp quý báu và sự hợp tác của
họ trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

cột sống của Vitale (liều 0,5 mg/kg cho mỗi 6

1. White P.F., Raeder J, and Kehlet H,


giờ trong 24 - 28 giờ sau mổ) [12], Chin (liều
30 mg sau đóng da) [11] và Munro (liều 15

(2012). Ketorolac: its role as part of a
multimodal analgesic regimen. Anesth Analg,

mg/kg cho mỗi 6 giờ trong 36 giờ) [7] đều

114(2), 250 - 254.

không thấy khác biệt về lượng máu mất sau

2. Dahl J.B., Nielsen R.V., Wetterslev J

mổ, nhu cầu truyền máu cũng như tỉ lệ mổ lại
giữa nhóm dùng và không dùng ketorolac. Tuy

et al (2014). Post-operative analgesic effects
of paracetamol, NSAIDs, glucocorticoids,

nhiên, một số nghiên cứu cho thấy ketorolac

gabapentinoids and their combinations: a

làm tăng nguy cơ chảy máu sau mổ cắt

topical review. Acta Anaesthesiol Scand, 58

amidan, nhưng không rõ ràng với phẫu thuật


(10), 1165 - 1181.

tuyến giáp và tạo hình ngực [4].
Nghiên cứu này cho thấy có thể sử dụng
kết hợp ketorolac và morphin PCA trong giảm
đau sau phẫu thuật cột sống do hiệu quả giảm
đau tốt, giảm tiêu thụ morphin và không gây
thay đổi đáng kể về chức năng thận và đông
cầm máu. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên
cứu với những thăm dò chuyên sâu hơn như
đo lưu lượng mạch thận, mức lọc cầu thận và
chức năng tiểu cầu…để đánh giá chính xác
hơn ảnh hưởng của ketorolac.

V. KẾT LUẬN
Phối hợp ketorolac (liều 15 mg/ mỗi 6 giờ)
với PCA morphin đường tĩnh mạch sau phẫu
thuật cột sống thắt lưng có hiệu quả giảm đau
tốt hơn, tiêu thụ morphin ít hơn so với dùng
PCA morphin đơn thuần. Sự phối hợp này

3. Mathiesen O., Wetterslev J., Kontinen
V.K et al (2014). Adverse
perioperative
paracetamol,

effects of
NSAIDs,


glucocorticoids,

and

combinations:

gabapentinoids
a

topical

review.

their
Acta

Anaesthesiol Scand, 58(10), 1182 - 1198.
4. Vadivelu N., Gowda A.M., Urman R.D
et al (2015). Ketorolac Tromethamine –
Routes and Clinical Implications. Pain
Practice, 15(2), 175 - 193.
5. Reuben S.S., Connelly N.R, and
Steinberg R (1997). Ketorolac as an adjunct
to patient-controlled morphine in postoperative
spine surgery patients. Reg Anesth, 22(4),
343 - 346.
6. Cassinelli E.H., Dean C.L., Garcia R. M
et al (2008). Ketorolac use for postoperative
pain
management

following
lumbar

không ảnh hưởng ý nghĩa đến chức năng

decompression

thận, lượng máu mất và nhu cầu truyền máu
trong 48 giờ sau mổ.

controlled trial. Spine, 33(12), 1313 - 1317.

62

randomized,

surgery:

double

-

a

prospective,

blinded,

placebo-


TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
7. Munro H.M., Walton S.R., Malviya S et

10. Gobble R.M., Hoang H.L., Kachniarz

al (2002). Low-dose ketorolac improves
analgesia and reduces morphine requirements

B et al (2014). Ketorolac does not increase
perioperative bleeding: a meta-analysis of

following

randomized controlled trials. Plast Reconstr

posterior

spinal

fusion

in

adolescents. Can J Anaesth, 49(5), 461 - 466.

Surg, 133(3), 741 - 755.


8. Lee A., Cooper M.G., Craig J.C et al
(2007).
Effects
of
nonsteroidal
antiinflammatory drugs on postoperative renal

11. Chin K.R., Sundram H., and
Marcotte P (2007). Bleeding risk with
ketorolac after lumbar microdiscectomy. J

function in adults with normal renal function.

Spinal Disord Tech, 20(2), 123 - 126.
12. Vitale M.G., Choe J.C., Hwang M.W

Cochrane Database Syst Rev, 2, Cd002765.
9. Freedland S.J., Blanco-Yarosh M.,
Sun J.C et al (2002). Effect of ketorolac on
renal function after donor nephrectomy.

et al (2003). Use of ketorolac tromethamine in
children undergoing scoliosis surgery: an

Urology, 59(6), 826 - 830.

3(1), 55 - 62.

analysis of complications. The Spine Journal,


Summary
ANALGESIC EFFICACY, RENAL AND COAGULATION EFFECTS OF
COMBINATION OF KETOROLAC AND IV MORPHINE PCA AFTER
LUMBAR SPINE SURGERY
A prospective, randomized trial was carried out to assess the analgesic efficacy and effects on
renal and coagulation functions of intermittent IV ketorolac combined with morphine PCA. One
hundred patients scheduled for lumbar spine surgery was randomly allocated to receive ketorolac
plus morphine PCA (group MK, n = 50) and morphine PCA (group M, n = 50) for postoperative
pain control during 48 hours. The results showed that, mean VAS at rest and on movement and
consumption of morphine (17.7 ± 7.9 mg vs 45.6 ± 13.0 mg, p < 0.001) in group MK were significantly lower than that in group M during first 48 hours. There was no difference in urine output of
first 2 days, plasma potassium and creatinine at 24th, 48th hour and 5th day after surgery between
2 groups. Drain bleeding, transfusion need, averages of hematocrit, APTT and prothrombin were
in normal ranges and comparable in 2 groups (p > 0.05). In conclusion, ketorolac plus IV
morphine PCA produced better analgesia and less consumption of morphine than that of only
morphine PCA. Effects of this combination on renal and coagulation functions were not significant.
Keywords: ketorolac, morphine patient-controlled analgesia (PCA), spinal surgery, renal
dysfunction and bleeding

TCNCYH 99 (1) - 2016

63



×