Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cười hở lợi và một số yếu tố liên quan ở người Việt độ tuổi 18 - 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.85 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017

CƢỜI HỞ LỢI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƢỜI VIỆT ĐỘ TUỔI 18 - 25
Đỗ Quốc Hương*; Lâm Thị Huyền Trang*
Trương Mạnh Dũng*; Nguyễn Thị Hồng Minh*; Lê Long Nghĩa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định tỷ lệ cười hở lợi (CHL) ở một nhóm người Việt độ tuổi 18 - 25 tại Hà Nội
và mô tả một số yếu tố liên quan đến CHL. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt
ngang trên 360 người độ tuổi 18 - 25 được khám và chụp phim X quang từ xa tại Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả: tỷ lệ CHL 23,9%, nữ chiếm tỷ lệ cao hơn
nam (14,72% so với 9,17%). Chiều cao lợi sừng hóa răng phía trước hàm trên ở nhóm CHL
cao hơn nhóm cười không hở lợi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Đường cười cao
có tỷ lệ CHL cao nhất (59,4%). Kết luận: tỷ lệ CHL 23,9%. Chiều cao môi trên, chiều cao lợi
sừng hóa răng phía trước hàm trên và đường cười có liên quan đến CHL.
* Từ khóa: Cười hở lợi; Lợi sừng hóa; Chiều cao môi trên.

Gummy Smile and Related Factors of Vietnamese People Aged
from 18 to 25
Summary
Objectives: To determine the gummy smile percentage of a Vietnamese group aged from 18
to 25 in Hanoi and describe some related factors. Subjects and methods: Cross-sectional study
of a sample with 360 people from 18 to 25 years old. All people were examined and taked
lateral cephalometric X ray at the Institute of Odonto-Stomatology, Hanoi Medical University.
Results: Evaluation of extensive gingival display was 23.9%, women had higher rates of gummy
smile than men (14.72 vs. 9.17%). The upper keratinized gingiva of the gummy smile group was
higher than that of the non-gummy smile group. This difference was statistically significant, p <
0.05. High smile had the gummy smile highest rate of laughter. Conclusion: Percentage of
gummy smile was 23.9%. The upper lip height and keratinized gingival heights were related to
the gummy smile.
* Keywords: Gummy smile; Keratin gums; Maxillary lip height.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những yếu tố ảnh hưởng
đến nụ cười đẹp và duyên dáng là tình
trạng hở lợi khi cười. Bình thường, lợi lộ
< 2 mm khi cười, mức độ lộ lợi > 3 mm
được xem là nụ cười kém thẩm mỹ, còn
gọi là CHL.

Theo số liệu nghiên cứu tại nhiều quốc
gia, tình trạng CHL chiếm tỷ lệ trung bình
từ 7 - 16% trong cộng đồng ở độ tuổi
thanh thiếu niên. Thống kê của Anthony
H.L Tjan (1984) và Sheldon Peck (1992)
cho thấy, tỷ lệ CHL chiếm tới 10% ở nhóm
tuổi 20 - 30, nữ gặp nhiều hơn nam [5, 6].

* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Quốc Hương ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 07/09/2017

452


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Quang
Linh và Nguyễn Mạnh Phú (2015) trên 80
đối tượng ở tuổi 20 - 25 gặp tỷ lệ CHL
36,3% [3].

Một thực tế đang diễn ra, khi không hài
lòng với tình trạng CHL, người ta thường
tìm đến bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ mà
không biết rằng nên tìm yếu tố liên quan
đến tình trạng CHL để từ đó tìm ra giải
pháp tối ưu.
Hiện nay, đã có một số nghiên cứu
trong và ngoài nước về CHL, nhưng chủ
yếu tập trung vào các phương pháp điều
trị. Chưa có nghiên cứu nào rõ ràng và
sâu sắc về tình trạng CHL và các yếu tố
liên quan đến CHL ở người Việt Nam
trưởng thành. Vì vậy, chúng tôi thực hiện
đề tài với mục tiêu: Xác định tỷ lệ CHL và
phân tích một số yếu tố liên quan đến
CHL ở một nhóm người Việt độ tuổi 18 25 tại Hà Nội năm 2016 - 2017.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
360 sinh viên, độ tuổi từ 18 - 25, tự
nguyện đồng ý tham gia khám và chụp
phim tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,
Trường Đại học Y Hà Nội từ ngày 15 - 3 2017 đến 25 - 5 - 2017.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: người Việt, dân
tộc Kinh, khỏe mạnh, độ tuổi 18 - 25,
không mắc bệnh bẩm sinh, chấn thương
hàm mặt, chưa từng phẫu thuật thẩm mỹ
hàm mặt, nhóm răng trước hai hàm đầy
đủ, không có tổn thương tổ chức cứng


của răng cửa giữa hàm trên, không có
tiền sử hoặc đang phẫu thuật CHL, dị
ứng với iod.
- Tiêu chuẩn loại trừ: các đối tượng
không đạt tiêu chuẩn lựa chọn.
- Tiêu chuẩn phân loại chiều cao môi
trên của Fonseca R.J [7]:
+ Nhóm FS: nữ có chiều cao môi
ngắn (< 18 mm).
+ Nhóm MS: nam có chiều cao
trên ngắn (< 20 mm).
+ Nhóm FN: nữ có chiều cao môi
bình thường (18 - 22 mm).
+ Nhóm MN: nam có chiều cao
trên bình thường (20 - 24 mm).
+ Nhóm FL: nữ có chiều cao môi
dài (> 22 mm).
+ Nhóm ML: nam có chiều cao
trên dài (> 24 mm).

trên
môi
trên
môi
trên
môi

2. Phƣơng pháp nghiêncứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
* Các bước tiến hành nghiên cứu:

- Khám sàng lọc, lập danh sách đối
tượng nghiên cứu.
- Chụp ảnh chuẩn hóa.
- Lấy mẫu chuẩn.
- Phân tích ảnh: đánh dấu các điểm
mốc ảnh bằng phần mềm photoshop
CS5, đo khoảng cách nghiên cứu.
+ Đo chiều cao bộc lộ lợi và phức hợp
bộc lộ răng trên ảnh khi cười tối đa.
+ Tiến hành đo chiều cao môi trên:
chiều cao môi trên được tính từ điểm Sn
(Subnasale) cho tới điểm Sto (Stominon)
trên ảnh chuẩn hóa.
+ Đo chiều cao lợi sừng hóa bằng
dung dịch lugol’s iod 5%.
* Các chỉ số nghiên cứu:
453


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
- Nụ cười tối đa: bệnh nhân (BN) ngồi
tư thế chụp ảnh chuẩn hóa, hướng dẫn
BN nói từ “cheese” hết cỡ khi răng hai
hàm vẫn ở tư thế lồng múi tối đa, sau đó
cười tối đa mắt nheo lại, các cơ quanh
mắt co hỗ trợ nâng môi trên lên tối đa, cơ
vòng mắt làm đóng khóe mắt, rãnh mũi
môi sâu và mở rộng hơn [8].

đặt ngang mức với đường ranh giới lợi niêm mạc di động. Cây thăm dò nha chu

đặt dọc theo trục thân răng ở vị trí giữa
ngoài của răng (cây thăm dò nha chu
được thiết kế theo tiêu chuẩn của WHO:
đầu tròn có đường kính 0,5 mm với
các vạch chia đều 2 mm (Hãng Osung,
Hàn Quốc).

- Chiều cao lợi bộc lộ: theo tiêu chuẩn
của Simon Z, khi cười tối đa, chiều cao
lợi bộc lộ > 3 mm được coi là CHL [9].

- Các chỉ số đo trên ảnh chuẩn hóa: đo
chiều cao môi trên (Sn-Sto).

- Các loại đường cười: sử dụng phân
loại của Tjan [5]:
+ Đường cười cao: bộc lộ toàn bộ thân
răng và một phần lợi viền khi cười tối đa.
+ Đường cười trung bình: bộc lộ 75 100% kích thước thân răng và nhú lợi khi
cười tối đa.
+ Đường cười thấp: bộc lộ < 75% thân
răng khi cười tối đa.
- Đo chiều cao lợi sừng hóa các răng
phía trước hàm trên từ R13 - R23: dùng
tăm bông có lugol’s 5% bôi vào vùng lợi
các răng phía trước hàm trên từ R13 R23, thuốc được bôi cho tới khi một
đường ranh giới rõ nét, liên tục, không
ngắt quãng xuất hiện do bắt màu khác
nhau giữa hai vùng. Đầu của cây thăm dò


+ Sn: điểm dưới mũi, điểm chân vách
ngăn dưới mũi và môi trên.
+ Sto: điểm nối liền môi trên và môi
dưới trên mặt phẳng dọc giữa khi hai môi
khép nhẹ và răng ở tư thế cắn tự nhiên.
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm
Epidata và SPSS 16.0.
* Đạo đức nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu thuộc Đề tài
Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm nhân
trắc người Việt Nam để ứng dụng trong Y
học” đã thông qua Hội đồng Đạo đức
trong nghiên cứu Y sinh học, Trường Đại
học Y Hà Nội chấp thuận về các khía
cạnh đạo đức nghiên cứu theo quyết định
của HĐĐĐ số 202 ký ngày 20 - 10 - 2016.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đánh giá tỷ lệ CHL giữa nam và nữ.
Cƣời

Hở lợi

Không hở lợi

Tổng cộng

Giới tính

n


%

n

%

n

%

Nam

33

20,3

130

79,7

163

100

Nữ

53

26,9


144

73,1

197

100

86

23,9

274

76,1

360

100

Tổng

Tỷ lệ CHL 23,9%, nữ cao hơn nam (14,72% so với 9,17%).
454


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Bảng 2: Nhóm chiều cao môi trên đối tượng nữ (n = 197).
Cƣời


Hở lợi (n = 53)

Không hở lợi (n = 144)

X

± SD

X

± SD

p (t-test)
mức độ khác biệt

FS (n = 17)

18,46

1,36

18,41

1,23

0,9451

FN (n = 98)


21,93

1,52

22,51

1,11

0,0979

FL (n = 82)

25,82

1,16

26,09

1,26

0,4538

Chiều cao môi trên (mm)

Các chỉ số chiều cao môi trên nhóm nữ CHL và cười không hở lợi không có sự
khác biệt (p > 0,05).
Bảng 3: Nhóm chiều cao môi trên đối tượng nam (n = 163).
Cƣời

Hở lợi (n = 33)


Không hở lợi (n = 130)

X

± SD

X

± SD

p (t-test)
mức độ
khác biệt

MS (n = 16)

17,17

0,43

16,95

0,82

0,5202

MN (n = 82)

20,27


1,03

20,32

1,03

0,8315

ML (n = 65)

23,36

1,34

23,45

1,25

0,7720

Chiều cao môi trên (mm)

Các chỉ số chiều cao môi trên nhóm nam CHL và cười không hở lợi không có sự
khác biệt (p > 0,05).
Bảng 4: Tỷ lệ chiều cao lợi sừng hóa của 6 răng phía trước của hàm trên.
Cƣời
Chiều cao
lợi sừng hóa răng


Hở lợi (n = 86)

Không hở lợi (n = 274)

p (t-test)
mức độ
khác biệt

X

± SD

X

± SD

R11

6,46

0,71

5,24

0,83

0,000

R12


6,45

0,93

5,08

0,86

0,000

R13

6,33

0,83

5,17

0,90

0,000

R21

6,45

0,77

5,19


0,85

0,000

R22

6,05

0,96

5,02

0,88

0,000

R23

6,22

0,77

5,12

0,89

0,000

Nhóm CHL có chiều cao lợi sừng hóa 6 răng trước hàm trên cao hơn nhóm cười
không hở lợi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

455


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Bảng 5: Tỷ lệ CHL theo phân loại đường cười.
Hở lợi

Cƣời

Không hở lợi

Tổng cộng

Đƣờng cƣời

n

%

n

%

n

%

p (t-test)
mức độ khác biệt


Thấp

2

2,9

68

97,1

70

100

< 0,001

Trung Bình

5

3,2

152

96,8

157

100


< 0,001

Cao

79

59,4

54

40,6

133

100

< 0,001

86

23,9

274

76,1

360

100


< 0,001

Tổng cộng

Đường cười cao có tỷ lệ CHL cao nhất (59,4%), đường cười thấp và đường cười
trung bình có tỷ lệ CHL thấp (2,9% và 3,2%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
CHL và cười không hở lợi với các loại đường cười (p < 0,001).
BÀN LUẬN
Nghiên cứu 360 đối tượng tuổi từ
18 - 25, đạt tiêu chuẩn lựa chọn vào
nghiên cứu (nam 45,2%, nữ 54,8%), sự
khác biệt giữa nam và nữ có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Cười hở lợi là sự bộc lộ quá mức của
lợi khi cười. Ziv Simon và CS cho rằng
chiều cao lợi bộc lộ > 4 mm khi cười tối
đa được coi là quá mức và gây giảm
thẩm mỹ nụ cười [9]. Peck S, Peck L và
Kataja M [6] cho rằng CHL nếu bộc lộ
> 2 mm lợi khi cười tối đa. Tuy nhiên, các
nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về
tỷ lệ CHL giữa các chủng tộc, có thể do
đặc điểm hình thái khác nhau, do đó sự
phân bố về vị trí đường cười cũng khác
nhau. Tỷ lệ CHL theo Tjan A.H và CS ở
người Caucasian tuổi từ 20 - 30 lần lượt
là 7% và 11% [5]. Nghiên cứu của LingZhi Liang và CS, tỷ lệ CHL ở người Hán
độ tuổi từ 20 - 35 là 5,9% [10]. Nghiên
cứu của chúng tôi, tỷ lệ CHL 23,9%, thấp
hơn của Lê Quang Linh và Nguyễn Mạnh

Phú do cỡ mẫu của chúng tôi lớn hơn,
456

nhưng kết quả của chúng tôi phù hợp với
nhiều nghiên cứu trên thế giới. Sự khác
biệt này có thể do cách chọn mẫu nghiên
cứu, mẫu nghiên cứu của chúng tôi lớn
hơn một số nghiên cứu trước đó.
Kết quả của hầu hết các nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ CHL ở nữ nhiều hơn nam.
Theo Tjan A.H và CS [5], tỷ lệ CHL ở nam
và nữ độ tuổi từ 20 - 30 lần lượt là 7% và
11%. Nghiên cứu của Hagai Miron và CS
trên các đối tượng từ 20 - 40 tuổi cho
thấy tỷ lệ CHL ở nữ cao gấp 2,5 lần nam.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Lê Quang
Linh và Nguyễn Mạnh Phú (2015) cho
thấy nam có tỷ lệ CHL cao hơn nữ
(40,5% so với 32,6%) [3]. Nghiên cứu của
chúng tôi cũng cho thấy nữ có tỷ lệ CHL
cao hơn nam (14,72% so với 9,17%).
Như vậy, kết quả của chúng tôi phù hợp
với nhiều nghiên cứu trên thế giới.
Nghiên cứu về đường cười, MarieFrançoise Liébart và CS cho rằng đường
cười là một đường tưởng tượng bởi bờ
dưới của môi trên giãn ra khi cười và
thường là một đường cong lồi [11].


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017

Nghiên cứu của chúng tôi về mối liên
quan giữa CHL với 3 loại đường cười
theo phân loại của Tjan, kết quả đường
cười cao có tỷ lệ CHL cao nhất (59,4%),
đường cười thấp và đường cười trung
bình có tỷ lệ CHL thấp hơn (2,9% và
3,2%). Có sự khác biệt giữa CHL và cười
không hở lợi với các loại đường cười, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Phù hợp với nghiên cứu của Tjan và CS
(1984) về đường cười và mức độ lộ nha
chu cho thấy, tỷ lệ CHL ở đối tượng có
đường cười cao là 79,5%. Nghiên cứu
của Jensen và CS (1999) ghi nhận
khoảng 70% đối tượng CHL với đường
cười cao [12], tỷ lệ đường cười cao thấp
hơn nghiên cứu của Võ Trương Như
Ngọc (2010) [1] trên 89 đối tượng người
Việt Nam tuổi từ 18 - 25 gặp 49,4%, có
thể do cỡ mẫu của chúng tôi lớn hơn.
Như vậy, đường cười có liên quan đến
tình trạng CHL, đặc biệt đối với đường
cười cao, bộc lộ toàn bộ thân răng và một
phần lợi viền.
Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến
CHL, bước đầu đánh giá chiều cao môi
trên và chiều cao lợi sừng hóa của nhóm
răng cửa hàm trên. Kết quả, các chỉ số
chiều cao môi trên của nam và nữ CHL
và cười không hở lợi không có sự khác

biệt (p > 0,05). Như vậy, chiều cao môi
không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng
CHL ở cả hai giới.
Chiều cao lợi sừng hóa là khoảng
cách giữa ranh giới lợi dính - niêm mạc
ngách tiền đình và bờ lợi viền [2]. Chúng
tôi áp dụng phương pháp hóa mô, sử

dụng dung dịch lugol 5% để xác định, kết
quả, đối tượng CHL có chiều cao lợi sừng
hóa 6 răng phía trước hàm trên cao hơn
cười không hở lợi (bảng 4), sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy,
yếu tố chiều cao lợi sừng hóa của răng
cửa phía trước hàm trên có liên quan đến
CHL, chiều cao lợi sừng hóa tỷ lệ thuận
với tình trạng CHL.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ CHL ở cả hai giới khá cao
(23,9%), nữ có tỷ lệ CHL cao hơn nam
(14,72% so với 9,17%). Chiều cao lợi
sừng hóa răng phía trước hàm trên ở
nhóm CHL cao hơn nhóm cười không hở
lợi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Đường cười cao có tỷ lệ CHL
cao nhất.
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến: Viện Đào tạo Răng
Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội,

PGS.TS Võ Trương Như Ngọc, Văn
phòng Quản lý các Chương trình trọng
điểm Quốc gia, cùng toàn thể các cơ
quan, thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ tận tình,
tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn
thành bài báo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Trương Như Ngọc. Phân tích kết cấu
đầu - mặt và thẩm mỹ khuôn mặt. NXB Y học.
2010, tr.4-10.
2. Nguyễn Thị Hạnh. Đánh giá các chỉ số
giải phẫu: lợi sừng hóa, lợi dính và độ sâu
rãnh lợi của sinh viên Đại học Y Hà Nội. Khóa
luận tốt nghiệp Bác sỹ. Trường Đại học Y Hà
Nội. 2013, tr.17-18.

457


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
3. Lê Quang Linh, Nguyễn Mạnh Phú.
Đánh giá tỷ lệ CHL và các yếu tố liên quan ở
nhóm sinh viên răng hàm mặt độ tuổi 20 - 25.
Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ. Trường Đại học
Y Hà Nội. 2015, tr.2-5.
4. Le Gia Vinh, Vo Truong Nhu Ngoc et al.
Study clinical characteristicsof smile on digital
photography in a group of Vietnamese students
aged 17 - 25. Revue Medical. 2010, pp.9-15.
5. Tjan A.H, G.D Miller, J.G The. Some

esthetic factors ina smile. J Prosthet Dent.
1984, 51 (1), pp.24-28.
6. Peck S, L Peck, M Kataja. The gingival
smile line. Angle Orthod. 1992, 62 (2), pp.91100, pp.101-102.
7. Fonseca R.J, T.A Turvey. Oral and
maxillofacial surgery. Saunders Elsevier. 2009,
3, p.3.

458

8. Smile analysis and design in the Digital
Era. 2002, 36 (4), pp.221-236.
9. Simon Z, A Rosenblatt, W Dorfman.
Eliminating agummy smile with surgical lip
repositioning. The Journal of Cosmetic
Dentistry. 2007, 23 (1), pp.100-108.
10. Liang L.Z, W.J Hu, Y.L Zhang et al.
Analysis of dynamicsmile and upper lip
curvature in young Chinese. Int J Oral Sci.
2013, 5 (1), pp.49-53.
11. Liébart M.F, Borghetti A, Monnet-Corti
V et al. Smile line and periodontum visibility.
Perio. 2004, 1 (1), pp.17-25.
12. Jensen J et al. The smile line of
different rthnic groups in relation to age and
gender. Acta Med Dent Helve. 1999, 4, pp.28-36.




×