Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm hình ảnh cắt lớp điện toán ung thư phổi không tế bào nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.53 KB, 6 trang )

n (10,7 HU), và có sự khác biệt 
có ý nghĩa về sự tăng quang giữa các týp mô học 
(p<0,05).  Kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  rất 
phù  hợp  với  kết  quả  của  Colby(2):  carcinôm  tế 
bào  gai  có  độ  tăng  quang  mạnh  nhất  sau  khi 
tiêm  cản  quang  (26,8  HU),  kế  đến  là  carcinôm 
tuyến phế quản (17,2 HU),  carcinôm  tế  bào  lớn 
(8,7HU)  và  sự  khác  biệt  này  cũng  có  ý  nghĩa 
thống  kê.  Thật  vậy,  trong  một  nghiên  cứu  của 
Shinya Ito về chất đánh dấu Aminopeptidase‐N 
(APN)  (đóng  vai  trò  quan  trọng  trong  sự  phát 
triển của khối u, thúc đẩy sự xâm lấn và di căn, 
ngoài  ra  còn  là  chất  có  liên  quan  đến  sự  tăng 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
sinh mạch của những khối ung thư phổi không 
tế bào nhỏ), ông nhận thấy carcinôm tế bào gai 
có  APN(+)  nhiều  hơn  có  ý  nghĩa  đối  với 
carcinôm  tuyến  phế  quản,  và  những  khối  u  có 
APN (+) có mật độ vi mạch máu nhiều hơn có ý 
nghĩa  đối  với  những  u  có  APN  (‐).  Do  vậy  sự 
khác biệt này có thể là do mỗi týp mô học trong 
lô nghiên cứu của chúng tôi không đồng nhất về 
giai đoạn của yếu tố bướu (T). 
Theo  Lê  Tiến  Dũng(5),  tỷ  lệ  phần  trăm  vôi 
hóa  theo  từng  týp  mô  học  lần  lượt  là  carcinôm 
tuyến  phế  quản  5%,  carcinôm  tế  bào  gai  6%, 
carcinôm tế bào lớn không thấy hiện tượng vôi 


hóa.  Trong  lô  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  7,7% 
carcinôm  tuyến  phế  quản  có  vôi  hóa,  18,75% 
carcinôm  tế  bào  gai  có  vôi  hóa  và  carcinôm  tế 
bào lớn không thấy  hiện  tượng  vôi  hóa  (không 
có  mối  liên  quan  giữa  tỷ  lệ  vôi  hóa  và  týp  mô 
học).  So  sánh  hai  số  liệu  trên,  chúng  tôi  nhận 
thấy  carcinôm  tế  bào  gai  có  tỷ  lệ  vôi  hóa  cao 

Nghiên cứu Y học

nhất và carcinôm tế bào lớn ít có hiện tượng vôi 
hóa nhất, phù hợp với Lê Tiến Dũng. 
Theo Wallace TM(8), ung thư phổi tạo hang ở 
carcinôm tuyến phế quản là 3%, carcinôm tế bào 
gai  là  5%,  carcinôm  tế  bào  lớn  là  4%.  Trong  lô 
nghiên  cứu  của  chúng  tôi  sự  tạo  hang  ở 
carcinôm  tuyến  phế  quản  là  7,7%,  carcinôm  tế 
bào  gai  là  18,8%,  carcinôm  tế  bào  lớn  là  16,7%. 
Không  có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  (p>0,05).  So 
sánh số liệu trên chúng tôi nhận thấy carcinôm 
tế bào gai chiếm tỷ lệ phần trăm u có tạo hang 
cao  nhất,  tiếp  đến  là  carcinôm  tế  bào  lớn,  cuối 
cùng  là  carcinôm  tuyến  phế  quản  phù  hợp  với 
WHO 2004. Tuy nhiên nếu xét theo từng týp mô 
học  thì  tỷ  lệ  phần  trăm  sự  tạo  hang  trong  lô 
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, sự khác biệt 
này là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi không 
đủ lớn, ngoài ra, mẫu nghiên cứu của chúng tôi 
ở  nhiều  giai  đoạn  bệnh  khác  nhau  (trong  lô 
nghiên  cứu  của  chúng  tôi  u  có  tạo  hang 

90%>3cm).  





Hình 2: Carcinôm tế bào gai có vôi hóa lệch tâm (A) và tạo hang (B) 
phần trăm carcinôm tuyến phế quản có khí ảnh 
Theo  Juczewska  M(3)  khi  khảo  sát  132  bệnh 
là 17,9%, carcinôm tế bào gai và carcinôm tế bào 
nhân có nốt phổi đơn độc nhận thấy: có 25% có 
lớn không có trường hợp nào có khí ảnh nội phế 
dấu hiệu khí ảnh nội phế quản. Trong đó 28,7% 
quản, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
những  nốt  UTP  có  dấu  hiệu  này.  Theo 
(3)
(4)
giữa các týp mô học (p>0,05). Như vậy carcinôm 
Juczewska M , Jud WG , chụp HRCT nhạy hơn 
tuyến phế quản có khí ảnh nội phế quản chiếm 
trong  việc  phát  hiện  hình  ảnh  khí  ảnh  nội  phế 
tỷ lệ cao nhất phù hợp với các nghiên cứu trên. 
quản,  đồng  thời  đa  số  týp  mô  học  có  dấu  hiệu 
Tuy nhiên tỷ lệ u có khí ảnh trong lô nghiên cứu 
này là carcinôm tuyến phế quản (60%), sau đó là 
của chúng tôi thấp hơn là do chúng tôi dùng độ 
carcinôm tế bào gai (40%). 
dày lát cắt 5mm. 
Trong nghiên lô nghiên cứu của chúng tôi có 
14% trường hợp có khí ảnh nội phế quản. Tỷ lệ 


Tỷ lệ xẹp phổi, viêm phổi tắc nghẽn trong lô 
nghiên  cứu  100  ca  UTPKTBN  của  chúng  tôi  là 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 

11


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

12%  bằng  với  kết  quả  nghiên  cứu  của  Lê  Tiến 
Dũng(5),  tuy  vậy,  vẫn  thấp  hơn  y  văn.  Sự  khác 
biệt  này  theo  chúng  tôi  là  do  sự  gia  tăng  tỷ  lệ 
phần  trăm  carcinôm  tuyến  phế  quản  trong  lô 
nghiên  cứu.  Theo  týp  mô  học,  tỷ  lệ  phần  trăm 
trường hợp u có xẹp phổi, viêm phổi tắc nghẽn 
lần  lượt  là  carcinôm  tế  bào  gai  25%,  carcinôm 
tuyến phế quản 10,3%, carcinôm tế bào lớn 0%. 
Như vậy carcinôm tế bào gai có tỷ lệ xẹp phổi, 
viêm  phổi  tắc  nghẽn  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  do 
nằm ở vị trí trung tâm, ở những phế quản  lớn, 
phế  quản  phân  thùy  phù  hợp  với  y  văn.  Tuy 
nhiên theo Colby(2), tỷ lệ xẹp phổi, viêm phổi tắc 
nghẽn  chiếm  50%  trường  hợp  carcinôm  tế  bào 
gai.  Có  sự  chênh  lệch  về  tỷ  lệ  phần  trăm  xẹp 
phổi  viêm  phổi  tắc  nghẽn  của  carcinôm  tế  bào 
gai so với số liệu trên do trong lô nghiên cứu của 

chúng tôi chỉ có 16 ca carcinôm tế bào gai (mẫu 
quá nhỏ). 

 KẾT LUẬN 
Chúng ta có thể phân biệt được carcinôm tế 
bào tuyến, lớn và gai dựa trên hình ảnh cắt lớp 
điện toán có tiêm tương phản. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.
2.
3.

4.
5.

6.

7.

8.

Baldini  EH,  Strauss  GM  (1997),  “Women  and  lung  cancer: 
waiting to exhale”, Chest, Vol 112 (4), pp. 229‐234. 
Colby  TV,  Koss  MN,  Travis  WD  (1995),  “Tumor  of  lower 
respiratory tract”, AFIP, 3rd series, Fascicle 13. 
Juczewska M, et al (1997), “Studies on angiogenesis intensity 
in  lung  cancer  in  aspect  of  its  correlation  with  histological 
type of tumor and clinical stage”, Rocz Akad Med Bialymst, 
Vol. 42 (1), pp. 254‐270. 

Jud  WG,  et  al  (2006),  “Diagnostic  imaging  chest”,  Amirsys 
Inc, Canada, pp. volume IV‐3‐7. 
Lê  Tiến  Dũng  (2000),  “Ung  thư  phế  quản:  một  số  đặc  điểm 
lâm sàng và vai trò cắt lớp điện toán trong chẩn đoán”, Luận 
án tiến sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 
Nguyễn  Công  Minh  (2009),  “Đánh  giá  kết  hợp  đa  mô  thức 
trong điều trị ung thư phổi không  phải  tế  bào  nhỏ  tại  bệnh 
viện  Chợ  Rẫy  trong  9  năm  (1999‐2007)”,  Tạp  chí  Y  học 
TPHCM, tập 13, phụ bản số 1, tr 134‐142. 
Nguyễn Viết Nhung, Nguyễn Việt Cồ, Phạm Thị Hoàng Anh 
và cs (1996), “Tổng kết nghiên cứu dịch tễ  và  điều  tra  bệnh 
ung thư phổi nguyên phát”, Tổng hội y dược học Việt Nam, 
Hà Nội, tr 11‐34.  
Wallace TM (2006), “Diagnostic thoracic imaging”, Mcgraw‐
Hill. Medical Publicing division, pp. 232‐319. 

 
Ngày nhận bài báo   
 
     
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 
Ngày bài báo được đăng: 25–09‐2013 

 

10‐03‐2013 
15‐04‐2013 

 


 

12

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  



×