Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hoạt động phòng khám tâm lý - bà mẹ trẻ em bệnh viện đại học y dược TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.49 KB, 5 trang )

mẹ luôn tính số lượng sữa bắt
buộc cho mỗi lần, mỗi ngày dựa vào kiến thức đọc từ
sáchvỡ hoặc dựa vào lời khuyên của bác só mà không
quan tâm đến nhu cầu dinh dưỡng, sự thích thú khi
ăn của con mình.
Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi
thường là sự bất thường về giờ giấc ngủ (ngủ ngày
thức đêm), giấc ngủ không sâu, giấc ngủ ngắn, khóc
đêm,... Những rối loạn này có thể điều chỉnh khi
thay đổi cách cho bú, giờ giấc ngủ. Trẻ lớn hơn


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

thường có rối loạn kiểu thức giấc nửa đêm và la hét
đôi khi vừa chạy vừa la hét. Những rối loạn này
thường liên quan đến những vấn đề khác của trẻ
như áp lực học tập, mẹ mới sanh em bé,... Cũng cần
chú ý đến điều kiện môi trường không thoải mái cho
giấc ngủ của trẻ như nóng nực, ồn ào, phòng sáng
quá,.. Có những đứa trẻ sơ sinh không ngủ được vì
sự quan tâm quá mức dẫn đến tình trạng kích thích
liên tục đứa trẻ (như sờ mó, nựng nòu, cho bú liên
tục hoặc cho bú mỗi khi bé trở mình,..)
Rối loạn hành vi

Dạng rối loạn hành vi mà gia đình có thể chú ý


đến đó là dữ dằn, không nghe lời, nhõng nhẽo,
đánh cha mẹ, đập đầu vào vách tường,.. Những
trường hợp này thường do gia đình không đặt giới
hạn để giáo dục về hành vi cho trẻ. Những rối loạn
về hành vi sẽ dẫn đến sự hình thành nhân cách
lệch lạc, ảnh hưởng về sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Các trường hợp có bệnh lý về rối loạn phát triển,
cha mẹ thường đem trẻ đến vì thấy trẻ không tiếp
xúc với người chung quanh.
Rối loạn ngôn ngữ

Các trẻ này thường được cha mẹ đưa đến khám
vì chậm nói. Việc chậm trễ trong ngôn ngữ thường là
biểu hiện của những vấn đề trầm trọng hơn. Trẻ
chậm nói có thể do bệnh lý thần kinh, bệnh lý tâm
thần, tự kỷ,.... Đôi khi trẻ có sự phát triển về vận động
tốt làm cho gia đình đưa đến khám chậm trễ.
Rối loạn tâm thể

Các rối loạn tâm thể thường gặp ở trẻ lớn là đau
bụng tái diễn, đau nhức tay chân, đau đầu. Các
nguyên nhân thường gặp là áp lực học tập, lo lắng,
trầm cảm,... Trẻ bò suyễn cũng thường gặp nhiều khó
khăn khác trong phát triển tâm vận động cũng như
khó khăn trong học tập. Trào ngược dạ dày thực quản
ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi hầu như luôn có sự liên quan
đến rối loạn mối quan hệ mẹ và con. Cần quan tâm
đến triệu chứng trầm nhược sau sanh của bà mẹ,
hoặc mẹ quá lo lắng, quá mệt mõi trong những
trường hợp trào ngược dạ dày thực quản.

Tiểu dầm

Tiểu dầm thường gặp ở trẻ có lo âu, áp lực học

tập, mẹ sanh em bé,.. Những trẻ tiểu dầm có kèm
theo chậm phát triển về trí tuệ thì tiên lượng xấu
hơn. Tiểu dầm cũng có thể do cha mẹ không giáo
dục trẻ về vệ sinh, nhất là những trường hợp trẻ
mắc bệnh lý về rối loạn phát triển tâm trí hoặc ở trẻ
là con q.
Khó khăn trong học tập

Cần loại trừ nguyên nhân do chậm phát triển về
trí tuệ. Tuy nhiện, trẻ có trí tuệ phát triển bình
thường vẫn có thể gặp khó khăn trong học tập do yêu
cầu của cha mẹ và nhà trường quá cao so với khả
năng của trẻ. Kết quả học tập của trẻ có thể giảm sút
rõ rệt làm cha mẹ lo âu khi trẻ có lo lắng về một vấn
đề khác như thay đổi môi trường sống, thay đổi cấp
học, mẹ sinh em bé, không được cha mẹ quan tâm,...
Ở tuổi mới bắt đầu đến trường, những trẻ có rối loạn
hành vi (như hiếu động, hung hăn, không vâng lời,...)
cũng có thể gặp khó khăn do trẻ không thể đáp ứng
được nhu cầu đòi hỏi cố gắng trong học tập..
Bàn luận về các biện pháp điều trò
Điều trò tâm lý tại phòng khám trong thời gian
qua cho thấy đã đem lại lợi ích đáng kể cho bệnh
nhân. Kết quả điều trò tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
nguyên nhân gây rối loạn, mức độ của các rối loạn,
đặc biệt là sự hợp tác của gia đình bệnh nhi. Người

điều trò luôn phải thiết lập một chiến lược điều trò cụ
thể cho từng bệnh nhi. Không có một công thức
chung cho bất kỳ loại rối loạn nào.
Những khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong
quá trình điều trò đó là khả năng nhận thức của gia
đình, sự hạn chế của các yếu tố liên quan đến văn
hóa và xã hội. Cha mẹ có con bò rối loạn về tâm lý
thường có những khó khăn nhất đònh trong vấn đề
giáo dục cũng như nuôi dưỡng trẻ. Họ thường mong
đợi những biện pháp điều trò kỳ diệu làm thay đổi con
họ một cách nhanh chóng mà họ không cần phải góp
phần vào việc điều trò. Những đứa trẻ có rối loạn hành
vi như hung hẵn, kích động, đánh cha mẹ, thường rất
khó điều trò mà nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ
không muốn cho con mình một giới hạn cần thiết
trong giáo dục. Họ không chấp nhận rằng những
biểu hiện đó là rôí loạn hành vi. Họ cũng không chấp

121


nhận rằng rối loạn hành vi là nguyên nhân đưa đến
chán ăn, rối loạn giấc ngủ, rối loạn trong học tập và
nhất là sự chậm trễ về phát triển tâm vận động, phát
triển trí tuệ.
Cha mẹ thường không thấy giới hạn về khả năng
của con mình. Họ không chấp nhận giảm áp lực học
tập cho con ngay cả khi đứa trẻ đang học trường
chuyên mà chỉ số thông minh chỉ còn ở mức độ
“chậm khôn” vì quá kiệt sức. Cha mẹ chấp nhận

những tiêu chuẩn của các nước u Mỹ về cân nặng,
chiều cao, về thức ăn để mong con mình đạt chuẩn
quốc tế. Nhưng mặt khác, họ lại từ chối những biện
pháp có tính khoa học giúp sự phát triển về tâm vận
động của trẻ. Hoàn cảnh xã hội hiện tại cũng hạn chế
khả năng can thiệp của người điều trò. p lực học tập
từ nhà trường, sự thiếu hụt về hệ thống trường đặc
biệt cho trẻ chậm phát triển, hệ thống hỗ trợ về xã
hội,.. cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả
điều trò.

KẾT LUẬN
Hoạt động của phòng khám TLBM-TE bệnh viện
Đại học Y Dược TP HCM trong thời gian 8 tháng qua
đã cho thấy được nhu cầu của xã hội trong vấn đề
tâm lý điều trò. Với 280 bệnh nhân, chúng ta cũng có
thể phác thảo được phần nào mô hình các rối loạn về
tâm lý ở trẻ em tại TP. HCM. Kết quả cũng cho thấy
sự cần thiết của việc kết hợp giữa phóng khám tâm lý
lâm sàng với các bác só, đặc biệt là bác só nhi khoa,
sản khoa; với ngành giáo dục và các ngành thuộc xã
hội học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.
5.

6.

122

Benony C, Golso B (2003), Psychopathie du bébé,
Nathan.
Chiland C (2002), L’entretient clinique, Presses
universitaires de France.
Houzel C, Emmanuelli M, Moggio F (2000),
Dictionnaire de psychopathologie de l’enfant et de
l’adolescent, Presses universitaires de France.
Golse B (1989), Le developpement affectif et intelectuel
de l’enfant, Masson.
Nathan T (1998), Psychotherapies, Odile Facob.
Smirnoff V (1992), La Psychanalyse de l’enfant.
Presses universitaires de France.



×