Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm khoảng gian khớp ở khớp thái dương hàm người Việt trưởng thành khảo sát trên hình ảnh chùm tia hình chóp khối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.62 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

ĐẶC ĐIỂM KHOẢNG GIAN KHỚP Ở KHỚP THÁI DƢƠNG HÀM
NGƢỜI VIỆT TRƢỞNG THÀNH KHẢO SÁT TRÊN HÌNH ẢNH
CHÙM TIA HÌNH CHÓP KHỐI
Nguyễn Văn Lân*; Nguyễn Thị Kim Anh*
Ngô Thị Quỳnh Lan*; Phạm Ngọc Hoa**
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm khoảng gian khớp theo mặt phẳng đứng dọc ở khớp thái dương
hàm (TDH) bình thường trên người Việt trưởng thành, khảo sát trên hình ảnh cắt lớp điện toán
chùm tia hình chóp khối (CBCT). Đối tượng và phương pháp: 142 người Việt trưởng thành,
có khớp TDH bình thường. Mỗi cá thể được chụp khớp ở tư thế lồng múi tối đa, sử dụng phần
mềm Galaxis XG để xác định kích thước. Kết quả: giá trị trung bình khoảng gian khớp trước
(AS): 1,85 ± 0,49, khoảng gian khớp trên (SS): 3,09 ± 0,59 và khoảng gian khớp sau (PS):
1,97 ± 0,41. Tỷ số của khoảng gian khớp sau và khoảng gian khớp trên so với khoảng gian
khớp trước lần lượt là PS/AS: 1,1; SS/AS: 1,7. Khác biệt có ý nghĩa theo giới ở SS ở nam lớn
hơn nữ (p < 0,05). Kết luận: bước đầu nghiên cứu đặc điểm khoảng gian khớp trên mặt phẳng
đứng dọc ở người Việt trưởng thành có khớp TDH bình thường. Chỉ khoảng gian khớp trên có sự
khác biệt theo giới, nam lớn hơn nữ.
* Từ khóa: Khớp thái dương hàm; Khoảng gian khớp; Chùm tia hình chóp khối.

Morphological Characteristics of Joint Space in Vietnamese with
Healthy Temporal Amandibular with Cone Beam Computed Tomography
Summary
Objectives: To assess the position of mandibular condyle by Cone Beam computed tomography
(CBCT) images in Vietnamese people with healthy temporomandibular joints. Subjects and
methods: 142 asymptomatic volunteers (69 males, 65 females; aged 18 to 30). Digital images
were taken using an Galilleos CBCT scanner. The distances between condyle and glenoid fossa
were measured on the CBCT images on sagital plane (AS, SS and PS). Results: The values of
anterior, superior and posterior joint were 1.85 ± 0.49; 3.09 ± 0.59 and 1.97 ± 0.41 mm,
respectively. The ratio of SS and PS to AS, with AS set to 1.0, were 1.7 and 1.6, respectively.


There was significant difference in the SS values between the sexes. Conclusion: The spaces
between the condyle and the fossa in healthy joints were measured with CBCT images on
sagital plan. The data from the healthy joints might be a useful reference for clinical assessment
of condylar position with CBCT.
* Keywords: Temporomandibular Joint; CBCT; Joint space.
* Trường Đại học Y Dược TP. HCM
** Trườg Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Lân ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 06/09/2017

525


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh CBCT
là công cụ đo đạc và chẩn đoán chính xác
khớp TDH. Hilgers (2005) [4] bằng nghiên
cứu so sánh kích thước khớp TDH giữa
đo trực tiếp trên sọ so với đo trên CBCT
đã cho rằng CBCT là công cụ đo gián tiếp
chính xác khớp TDH. Năm 2012, Zhang
[7] khẳng định một lần nữa về tính chính
xác của CBCT trong đánh giá tình trạng
khớp TDH, kể cả đo đạc kích thước
khoảng gian khớp trên hình ảnh CBCT.
Khoảng gian khớp là thuật ngữ trên
hình ảnh X quang, được dùng để mô tả
vùng thấu quang giữa lồi cầu xương hàm

dưới và hố hàm dưới của xương thái dương
[1]. Xác định kích thước các khoảng gian
khớp được dùng để đánh giá vị trí lồi cầu
trong hõm khớp. Khảo sát đặc điểm khớp
TDH - tương quan lồi cầu với hõm khớp,
trên 3 mặt phẳng có thể giúp mô tả tốt
nhất vị trí lồi cầu [8].
Nghiên cứu này nhằm: Khảo sát khoảng
gian khớp trên mặt phẳng đứng dọc ở
người Việt trưởng thành có khớp TDH không
có triệu chứng.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Nghiên cứu khảo sát trên 142 người Việt
trưởng thành, có khớp TDH bình thường,
tình nguyện tham gia nghiên cứu, thực hiện
tại Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học
Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
* Tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Tuổi 18 - 30, không phân biệt nam, nữ.
526

- Không có bệnh sử hay triệu chứng
lâm sàng khớp TDH: không có tiền sử
đau khớp TDH, không có tiếng kêu khớp,
không há miệng hạn chế.
- Chưa từng điều trị chỉnh hình răng mặt.
- Không bất cân xứng hàm dưới, không
có chấn thương vùng mặt hay vùng cằm.

* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đau, có tiếng kêu ở vùng khớp TDH.
- Hàm dưới lệch khi há.
- Căng cơ nhai.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt
ngang mô tả.
* Kỹ thuật chọn mẫu: đối tượng tình
nguyện tham gia, thỏa điều kiện nghiên
cứu được một chuyên gia cắn khớp học,
Bộ môn Nha khoa cơ sở, Khoa Răng Hàm
Mặt - Trường Đại học Y Dược TP. HCM
khám lâm sàng để xác định khớp TDH có
tình trạng bình thường. Các đối tượng
nghiên cứu được chụp CBCT khớp TDH
ở tư thế lồng múi tối đa.
* Kỹ thuật chụp khớp TDH: tất cả mẫu
nghiên cứu được một kỹ thuật viên chẩn
đoán hình ảnh của Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược TP. HCM chụp
khớp TDH với máy CBCT hiệu Galileos
(Sirona, Đức); quang trường 15 x 15 x 15 cm;
kích thước ảnh điểm 0,3 mm; thời gian
chụp 14 giây; hiệu điện thế 85 kV, cường
độ dòng điện 5 - 7 mA, tần số 50/60 Hz.
Tư thế người được chụp: đứng thẳng; tư
thế đầu tự nhiên; răng ở tư thế lồng múi tối
đa; giá tựa đầu được sử dụng để giữ
vững đầu trong quá trình ghi hình.



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
* Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập thông tin cá nhân của từng
người tình nguyện tham gia nghiên cứu.
Thu thập hình ảnh khớp TDH trên CBCT:
hình ảnh được khảo sát trên màn hình Dell
U2713 HMt, độ phân giải 2.560 x 1.440
WQHD. Độ tương phản và độ sáng hình
ảnh điều chỉnh bằng công cụ xử lý hình
ảnh trong phần mềm để đảm bảo hình
ảnh tối ưu. Thực hiện phép đo bằng phần
mềm Galaxis XG. Trên mỗi khớp TDH,
khảo sát những đặc điểm sau:
* Đo khoảng gian khớp trên mặt phẳng
đứng dọc:
- Kích thước khoảng gian khớp xác
định trên hình lát cắt có vị trí lồi cầu nằm
cao nhất trong hõm khớp trên mặt phẳng
đứng dọc theo phương pháp của Ikeda
(2009) [5].
- Vẽ đường thẳng ngang (THL) đi qua
điểm cao nhất của hõm khớp song song
với mặt phẳng sàn nhà. Từ điểm cao nhất
của lồi cầu (SC) kẻ đường vuông góc cắt
đường thẳng ngang tại SS, khoảng cách
SS - SC là kích thước khoảng gian khớp
trên. Từ SS kẻ hai tiếp tuyến lồi cầu tại
tiếp điểm AC ở phía trước và tiếp điểm
PC ở phía sau. Đường vuông góc với tiếp
tuyến SS - AC vẽ từ AC cắt đường cong

hõm khớp ở phía trước tại AS. Tương tự,
tại PC vẽ đường vuông góc với tiếp tuyến
SS - PC cắt đường cong hõm khớp ở phía
sau tại PS. Khoảng cách AS - AC là kích
thước khoảng gian khớp trước, khoảng
cách PS - PC là kích thước khoảng gian
khớp sau (hình 1).

Hình 1: Điểm mốc và đo khoảng gian khớp
trên mặt phẳng đứng dọc; khoảng gian khớp
trước (AS - AC), khoảng gian khớp trên
(SS - SC) và khoảng gian khớp sau (PS - PC).
(Nguồn: Ikeda (2009), Am J Orthod
Dentofacial Orthop;135:495-501)
* Tính tỷ số khoảng gian khớp:
- Tỷ số khoảng gian khớp sau (PS/AS),
khoảng gian khớp trên (SS/AS) so với
khoảng gian khớp trước (AS) qua giá trị
trung bình của các khoảng gian khớp.
* Xử lý số liệu:
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm
SPSS.20.
- Phân tích thống kê mô tả: tính giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn và khoảng tin
cậy 95% cho mỗi biến số nghiên cứu:
khoảng gian khớp trước, khoảng gian khớp
trên, khoảng gian khớp sau và tỷ số giữa
các khoảng gian khớp.
- Kiểm định t: xác định khác biệt trung
bình về kích thước giữa nam và nữ.

- Kiểm định t-test bắt cặp, đánh giá sự
khác biệt trung bình về kích thước giữa bên
phải và bên trái.
527


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.
Mẫu nghiên cứu gồm 284 khớp của 142 người Việt trưởng thành có khớp TDH bình
thường, tình nguyện tham gia nghiên cứu, gồm 69 nam và 73 nữ, độ tuổi từ 18 - 30.
Các cá thể tham gia mẫu nghiên cứu được chuyên gia cắn khớp học khám và xác định
lâm sàng có khớp TDH bình thường.
Bảng 1: Kích thước khoảng gian khớp trung bình ở mỗi bên khớp.
Nữ (n = 146)
Khoảng
gian khớp

Nam (n = 138)

TB ± ĐLC (mm)

TB ± ĐLC (mm)

Trái (n = 73)

Phải (n = 73)

Trước (AS)


1,77 ± 0,54

1,81 ± 0,6

Trên (SS)

2,97 ± 0,51

Sau (PS)

1,95 ± 0,4

p

p

Trái (n = 69)

Phải (n = 69)

> 0,05

1,95 ± 0,57

1,87 ± 0,60

> 0,05

2,90 ± 0,67


> 0,05

3,33 ± 0,71

3,18 ± 0,71

> 0,05

1,93 ± 0,49

> 0,05

2,02 ± 0,49

1,99 ± 0,55

> 0,05

(* t-test bắt cặp)
Ở nữ: kích thước trung bình khoảng gian khớp ở bên phải và bên trái gần như
tương tự nhau (p > 0,05). Kết quả này tương tự nghiên cứu của Manjula (2015) đánh
giá khoảng gian khớp trên 13 cá thể nữ có khớp TDH không triệu chứng và khớp cắn
hạng I theo Angle, tuổi từ 17 - 20 (AS: 1,8 ± 0,52 mm, SS: 2,4 ± 0,58 mm, PS: 2,1 ±
0,65 mm) [5]. Tương tự, ở cá thể nam, các khoảng gian khớp bên trái có kích thước
lớn hơn bên phải, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 2: Kích thước trung bình khoảng gian khớp theo giới.
Khoảng gian khớp

Trước (AS)


Trên (SS)

Sau (PS)

Nữ

Nam

p

Trái

1,95 ± 0,57

1,77 ± ,054

0,060

Phải

1,87 ± 0,60

1,81 ± 0,60

0,576

Chung

1,91 ± 0,49


1,79 ± 0,50

> 0,05

Trái

3,33 ± 0,71

2,97 ± 0,51

0,001

Phải

3,18 ± 0,71

2,90 ± 0,67

0,015

Chung

3,26 ± 0,61

2,93 ± 0,51

0,001

Trái


2,02 ± 0,49

1,95 ± 0,40

0,358

Phải

1,99 ± 0,55

1,93 ± 0,49

0,450

Chung

2,00 ± 0,43

1,94 ± 0,38

> 0,05

(Phép kiểm t-test độc lập; * Nữ: n trái = n phải = 73; **Nam: n trái = n phải = 69)
So sánh kích thước khoảng gian khớp theo giới: theo mặt phẳng đứng dọc, chỉ khoảng
gian khớp trên ở nam có kích thước lớn hơn nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
528


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
Bảng 3: Kích thước khoảng gian khớp

trung bình của cá thể người Việt.
Khoảng
gian khớp

n

TB ± ĐLC
(mm)

Trước (AS)

142

1,85 ± 0,49

AS/AS

1

Trên (SS)

142

3,09 ± 0,59

SS/AS

1,7

Sau (PS)


142

1,97 ± 0,41

PS/AS

1,1

Tỷ
số

Kích thước trung bình các khoảng gian
khớp trong nghiên cứu tăng dần từ khoảng
gian khớp trước (1,85 ± 0,49 mm), khoảng
gian khớp sau (1,97 ± 0,41 mm) và khoảng
gian khớp trên (3,09 ± 0,59 mm). Khuynh
hướng khoảng gian khớp tăng dần trong
nghiên cứu này tương tự kết quả của
Ikeda (2009) trên các cá thể không có di
lệch đĩa khớp xác định qua MRI, có khớp
TDH ở vị trí tối ưu, mặc dù kích thước
khoảng gian khớp trước và khoảng gian
khớp trên của nghiên cứu này lớn hơn
(AS: 1,3 ± 0,3 mm, PS: 2,1 ± 0,3 mm,
SS: 2,5 ± 0,5 mm) [5] (hình 2).

khớp trước là PS/AS: 1,1 và SS/AS: 1,7.
Tỷ số này nhỏ hơn so với nghiên cứu của
Ikeda (2009) trên người Nhật (PS/AS: 1,6

và SS/AS:1,9) [5]; tương tự kết quả của
Dalili (2012) trên người Iran (PS/AS: 1,2
và SS/AS: 1,7) [3] và của Manjula (2015)
khảo sát trên cá thể nữ miền Nam Ấn độ
(PS/AS: 1,2 và SS/AS: 1,3) [6].
KẾT LUẬN
Bước đầu nghiên cứu đặc điểm khoảng
gian khớp trên người Việt trưởng thành
có khớp TDH bình thường, nghiên cứu này
ghi nhận kích thước trung bình khoảng
gian khớp trước: 1,85 ± 0,49, khoảng gian
khớp trên: 3,09 ± 0,59 và khoảng gian
khớp sau: 1,97 ± 0,41. Khoảng gian khớp
trên có sự khác biệt theo giới, nam lớn
hơn nữ (p < 0,05). Tỷ số của khoảng gian
khớp sau và khoảng gian khớp trên so
với khoảng gian khớp trước lần lượt là
PS/AS: 1,1; SS/AS: 1,7. Cùng với các số
đo khác như đặc điểm lồi khớp và trần
hõm khớp, nghiên cứu này nhằm cung
cấp thêm số liệu về đặc điểm hình thái
khớp TDH trên người trưởng thành có khớp
TDH bình thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Tử Hùng. Cắn khớp học. Nhà xuất
bản Y học. 2005, tr.119-140.

Hình 2: Số đo các khoảng gian khớp.
Tỷ số của khoảng gian khớp sau và
khoảng gian khớp trên so với khoảng gian


2. Christiansen E.L, Thompson J.R,
Zimmerman G, Roberts D, Hasso A.N,
Hinshaw D.B Jr et al. Computed tomography
of condylar and articular disk position within
the temporomandibular joint. Oral Surg Oral
Med Oral Pathol. 1987, 64, pp,757-767.

529


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
3. Dalili Z, Khaki N, Kia S.J, Salamat F.
Assessing joint space and condylar position in the
people with normal function of temporomandibular
joint with cone-beam computed tomography.
Dent Res J (Isfahan). 2012, 9 (26), pp.607-612.

6. Manjula. Assessment of optimal
condylar position with cone-beam computed
tomography in south Indian female population.
J Pharm Bioallied Sci. 2015, Apr, 7 (Suppl 1),
S121-S124.

4. Hilgers M.L, Scarfe W.C, Scheetz J.P,
Farman A.G. Accuracy of linear temporomandibular
joint measurements with Cone Beam computed
tomography and digital cephalometricradiography.
Am J Orthod Dentofac Orthop. 2005, 128 (14),
pp.803-811.


7. Zhang Z.L, Cheng J.G, Li G, Zhang J.Z,
Zhang Z.Y, Ma X.C. Measurement accuracy
of temporomandibular joint space in promax
3-dimensional cone-beam computerized
tomography images. Oral Surg Oral Med
Oral Pathol Oral Radiol Endod. 2012, 114,
pp.112-117.

5. Ikeda K, Kawamura A. Assessment of
optimal condylar position with limited conebeam computed tomography. Am J Orthod
Dentofacial Orthop. 2009, 135, pp.495-501.

530

8. White S.C. Cone-Beam imaging in
dentistry. Health Physics. 2008, Vol 95, Issue, 5,
pp.628-637.



×