Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật rạch vùng rìa giác mạc để điều chỉnh loạn thị sau phẫu thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.3 KB, 6 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT RẠCH VÙNG RÌA GIÁC
MẠC
ĐỂ ĐIỀU CHỈNH LOẠN THỊ SAU PHẪU THUẬT
LƯƠNG NGỌC TUẤN VÀ CỘNG SỰ

Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Miinh
TÓM
TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sự hiệu quả, tính an toàn và độ chính xác của kỹ thuật rạch
vùng rìa giác mạc trong điều chỉnh loạn thị sau phẫu thuật. Phương pháp: Nghiên cứu
mô tả, tiến cứu, không đối chứng trên 20 mắt ở 15 bệnh nhân (BN) tại khoa Khúc xạ,
bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. BN được phẫu thuật rạch vùng rìa giác mạc
(Limbal relaxing incisions – LRIs) để điều chỉnh loạn thị sau phẫu thuật bằng dao kim
cương. Khám và theo dõi kết quả phẫu thuật sau 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6
tháng. Ghi nhận thị lực không chỉnh kính (UCVA), thị lực tốt nhất sau chỉnh kính
(BSCVA) độ khúc xạ, bản đồ giác mạc, chiều dày giác mạc, nhãn áp, các biến chứng
trong, sau phẫu thuật và mức độ hài lòng của BN. Kết quả: Tỉ lệ nam nữ là 5/10. 05 BN
được phẫu thuật cả hai mắt và 10 BN được phẫu thuật ở một mắt. Tuổi trung bình của
BN là 51 tuổi ± 16,62. Độ loạn thị giác mạc trung bình trước phẫu thuật: 2,3D±0,73, độ
loạn thị giác mạc trung bình sau phẫu thuật 6 tháng: 1,02D±0,61. UCVA trung bình
trước phẫu thuật: 0,33±0,1 đv logMAR, thị lực không chỉnh kính trung bình sau phẫu
thuật 6 tháng: 0,11±0,09 đv logMAR. Thị lực chỉnh kính trung bình trước phẫu thuật:
0,04±0,06 đv logMAR, thị lực chỉnh kính trung bình sau phẫu thuật 6 tháng: 0,03±0,05
đv logMAR. Không có biến chứng trong và sau phẫu thuật. Chỉ số an toàn: 1,05. Chỉ số
hiệu quả: 0,89. BN hài lòng cao. Kết luận: Phương pháp rạch vùng rìa giác mạc là
một phương pháp đơn giản, hiệu quả, chính xác, an toàn và có tính khả thi trong việc
điều chỉnh tật loạn thị sau phẫu thuật ở BN có loạn thị tồn lưu sau phẫu thuật ở nước
ta.
Từ khoá: rạch vùng rìa giác mạc, loạn thị sau phẫu thuật.

quan điểm hiện đại, phẫu thuật đục TTT


phải mang lại cho BN thị lực với chất
lượng tốt nhất. Do đó, song song với việc
hoàn thiện các kỹ thuật PT, chất liệu và
kiểu dáng của IOL, việc xử lý độ loạn thị
có sẵn ở mắt BN và độ loạn thị gây ra do
PT ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta hiện nay, công tác giải
phóng mù loà do đục thể thủy tinh (TTT)
vẫn là một trọng tâm hàng đầu với
phương pháp phẫu thuật (PT) thay TTT.
Mục đích của phẫu thuật đục TTT là
nhằm phục hồi thị lực cho BN. Theo

40


Việc điều chỉnh độ loạn thị tồn lưu sau
PTchủ yếu vẫn là phẫu thuật can thiệp
trên giác mạc. So với phẫu thuật LASER
Excimer, PT rạch giác mạc gây ít tổn
thương trên giác mạc hơn, có hiệu qủa
cao, việc thực hiện lại đơn giản và ít tốn
kém hơn nên thường là lựa chọn hàng
đầu. Theo y văn thế giới, trong các loại
PT rạch giác mạc, PT rạch vùng rìa giác
mạc có nhiều ưu điểm như: ít gây biến

dạng giác mạc hơn, ít gây biến chứng
nhìn chói lóa sau PT và thị lực phục hồi
nhanh hơn nên thường được áp dụng. Ở
Việt nam, cho đến nay, chúng tôi vẫn
chưa thấy có nghiên cứu nào về PT rạch
vùng rìa giác mạc để điều chỉnh loạn thị
sau PT đục TTT. Vì vậy, chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu này, áp dụng cho
các BN có loạn thị sau phẫu thuật đục
TTT tại khoa Khúc xạ – Bệnh viện Mắt
TP HCM.

nhãn áp, bản đồ giác mạc, độ dày giác
mạc, được tư vấn và giải thích rõ ràng về
phương pháp và các nguy cơ PT.
Phương pháp PT: BN được PT bởi
cùng 1 PT viên, tuần tự theo các bước
sau: Nhỏ tê bề mặt giác mạc với
Novesine hoặc Cebesine 0,4%, sát trùng
mắt và da bằng dung dịch Povidine 5%,
đánh dấu trục 0 o – 180 o ở tư thế ngồi
hoặc đứng. BN được PT ở tư thế nằm.
Đánh dấu vị trí và độ dài đường rạch trên
vùng rìa giác mạc bằng vòng chia độ
dưới kính hiển vi PT; Điều chỉnh độ sâu
của dao kim cương. Rạch trực tiếp vuông
góc vào vùng rìa giác mạc trên vị trí đã
được đánh dấu. Số lượng đường rạch tùy
theo nomogram (theo nomogram của Gill
– Gibson). Nhỏ kháng sinh và băng mắt.

BN được xuất viện ngay sau PT. Thuốc
dùng sau PT: dd. Oflovid 0,3% 1 giọt x 4
lần/ngày, trong 2 tuần sau PT.
BN được theo dõi tái khám: 1
ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng
sau phẫu thuật và được ghi nhận vào
phiếu theo dõi hậu phẫu LRI. Các BN sẽ
được ghi nhận thị lực không điều chỉnh
kính ở ngày đầu sau PT, thị lực không
điều chỉnh kính và có điều chỉnh kính ở
các lần khám tiếp theo. Độ khúc xạ chủ
quan, khách quan, nhãn áp, bản đồ giác
mạc từ tháng thứ 1 sau PT. Theo dõi biến
chứng trong phẫu thuật, sau PT sớm và
muộn. Mức độ hài lòng của BN được
thăm dò bằng bảng câu hỏi. Dùng phần
mềm SPSS for Window 13.5 để xử lý dữ
liệu.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các BN có loạn thị giác mạc ≥1D,
đã phẫu thuật đục TTT ≥ 3 tháng. Thị lực
điều chỉnh kính tối đa ≥ 0,3. Các tiêu
chuẩn loại trừ bao gồm: Có bệnh lý hoặc
bất thường giác mạc; có bệnh lý võng
mạc, hoàng điểm, bệnh glôcôm hay tiền
căn glôcôm trước PT; có bệnh lý toàn
thân: đái tháo đường, bệnh tự miễn…

trước PT và không tuân thủ tái khám,
theo dõi để thu thập đầy đủ số liệu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, không
đối chứng. BN được khám và ghi nhận
các số liệu trước phẫu thuật về thị lực
không và có chỉnh kính, độ khúc xạ,

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện ở 15
BN với 20 mắt được PT. Tỉ lệ nam nữ là

41


5/10. Trong số này có 05 BN được PT cả
hai mắt và 10 BN được PT một mắt.
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là
51 tuổi ± 16,62.
Độ loạn thị giác mạc trung bình
trước PT: 2,3D±0,73 (1D —3,5D), độ
loạn thị giác mạc trung bình sau PT 1
tháng: 1,01D±0,64 (0,2D—2,3D). Độ

loạn thị giác mạc trung bình sau PT 3
tháng: 0,95D±0,53 (0,2D—2,0D). Độ
loạn thị giác mạc trung bình sau PT 6
tháng: 1,02D±0,61 (0,2D—2,3D). Độ
loạn thị giác mạc giảm rõ sau PT
(p<0,05) và ổn định, không có thoái

triển sau PT 6 tháng (p>0,05).

2.5

Độloạnthị đượcđiềuchỉnh

2.0

Thặng chỉnh

1.5

Thiểu chỉnh

1.0

0.5

1.00

1.50

2.00

2.50

3.00

3.50


Độ loạn thị mục tiêu

Biểu đồ 1: Tương quan giữa độ loạn thị mục tiêu và độ loạn thị điều chỉnh ở 6 tháng
sau PT
Thị lực không chỉnh kính trung
bình trước PT: 0,33±0,1 đv logMAR
(0,15-0,5 đv logMAR), thị lực không
chỉnh kính trung bình sau PT 1 tháng:
0,12±0,11 đv logMAR (0,00-0,40 đv
logMAR), thị lực không chỉnh kính trung
bình sau PT 3 tháng: 0,10±0,10 đv

logMAR (0,00-0,30 đv logMAR), thị lực
không chỉnh kính trung bình sau PT 6
tháng: 0,11±0,09 đv logMAR (0,00-0,30
đv logMAR). Thị lực không chỉnh kính
cải thiện rõ rệt từ sau PT (p<0,05) và ổn
định trong 6 tháng sau PT (p>0,05). Chỉ
số hiệu quả: 0,89.

42


0.5

0.4

0.3

0.2


0.1

0.0

UCVA trPT

UCVA1 tuần

UCVA 1 tháng

UCVA 3 tháng

UCVA 6 tháng

Biểu đồ 2: Sự thay đổi UCVA trước và sau PT
Thị lực chỉnh kính trung bình trước
PT: 0,04±0,06 đv logMAR (0,00-0,20 đv
logMAR). Thị lực chỉnh kính trung bình
sau phẫu thuật 1 tháng: 0,03±0,05 đv
logMAR (0,00-0,15 đv logMAR). Thị
lực chỉnh kính trung bình sau PT 3 tháng:
0,02±0,04 đv logMAR (0,00-0,15 đv
logMAR). Thị lực chỉnh kính trung bình
sau PT 6 tháng: 0,03±0,05 đv logMAR
(0,00-0,15 đv logMAR). Chỉ số an toàn:
1,05. Không có biến chứng trong và sau
PT. Không có BN nào cảm thấy chói lóa
sau PT. Toàn bộ các BN được khảo sát đều
hài lòng với kết quả sau PT.


Hình 1: Đường rạch vùng rìa điều chỉnh
loạn thị
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
đã cho thấy để điều chỉnh loạn thị tồn lưu
sau phẫu thuật đục TTT, phương pháp
rạch vùng rìa giác mạc là một phương
pháp đơn giản, có hiệu quả cao, an toàn
với chi phí thấp. ở tất cả các mắt được
PT, độ loạn thị giác mạc giảm rõ rệt ,
điều này đã làm cải thiện được thị lực
không chỉnh cũng như thị lực có chỉnh
kính của tất cả các BN trong mẫu nghiên
cứu. Việc đặt đúng vị trí đường rạch dựa

43


trên các thông tin có được từ bản đồ giác
mạc, đường rạch ở vùng rìa giác mạc
vuông góc với kinh tuyến có công suất
khúc xạ lớn nhất với độ sâu và chiều dài
chính xác đã mang lại hiệu quả cao trong
việc làm giảm độ loạn thị giác mạc trên
mắt các BN. Trong mẫu nghiên cứu của
chúng tôi, không có trường hợp nào bị
mất thị lực không chỉnh kính, thị lực có
chỉnh kính, không có biến chứng nghiêm
trọng nào xảy ra. Vì vậy, rạch giác mạc ở
vùng rìa, không những có hiệu quả cao

trong điều chỉnh loạn thị giác mạc mà lại
không gây biến chứng nào trên giác mạc,
cũng như không gây chói lóa cho BN,

đây là ưu điểm nổi bật của phương pháp
này. Tuy nhiên, cần phải theo dõi trong
thời gian dài hơn để có thể có kết luận
toàn diện hơn .
V.

KẾT LUẬN

Phẫu thuật rạch vùng rìa giác mạc
với chi phí thấp là phương pháp hiệu
quả, chính xác, an toàn và có tính khả thi
trong việc điều chỉnh tật loạn thị ở BN có
độ loạn thị tồn lưu sau phẫu thuật đục
TTT ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
FRIDERICK S. BRIGHTBILL. “Corneal Surgery: Theory, Technique, Tissue”
The Mosby Inc. 1999. Page 94,652.
2.
JAFFE N.S., LAFFE M.S, JAFFE G.F. “Posoperative Corneal Astigmatism –
Cataract Surgery And Its Complications”. The Mosby Company, 1990, Page 109 –
126.
3.
JAFFE N.S, “Cataract surgery and its complications” The C.V. Mosby Company,
Fourth edition, 1998, P. 111 – 121.

4.
YUSUKE OSHIMA, MD, KAORU TSUJIKAWA, MD, AMI OH, MD, SEIYO
HARINO, MD. “Comparative study of intraocular lens implantation through
3.0mm temporal clear corneal and superior scleral tunnel self – sealing incisions”.
JCRS, Volume 23, Number 3; April 1997.
5.
RICHARD
MOHRMAN.
“The
Keratometer”,
“Duane’s
Clinical
Ophthalmology” Volume 1, Chapter 60. 1990.
6.
GEORGE RAINER MD (1997) “Corneal shape changes after temporal and
superolateral 3.0mm clear corneal incisions” Presented in part at the 11th meeting
of the German Society of IOL Implantation and Refractive Surgery, Frankfurt,
Germany, March 1997.
7.
PETER FEDOR, MD. “Corneal Topography and Imaging” Medicine Inc. 2002.
8.
JAMES P GILLS, MD MICHELLE VAN DER KARR, BA. MCHERCHIO,
COMT (2001) “Correcting Astigmatism at the Time of Cataract Surgery” Opthalmic Hyperguide, section: cataract and IOLs.

44


9.

NIGEL MORLET Darwin Minassian, Jonh Dart (2001) “Astigmatism and the

analysis of its surgical corretion” – J Ophtalmol.

SUMMARY

LIMBAL RELAXING INCISION FOR CORRECTING RESIDUAL
AGTISMATISM
AFTER CATARACT SURGERY
Purpose: To evaluate the efficacy, the safety and the accuracy of the limbal
relaxing incision in correcting post-operation astigmatism. Methods: This prospective
study comprised twenty eyes of 15 patients at the HOCHIMINH city eye Hospital.
Those patients were operated with limbal relaxing incision. The patient were followedup and evaluated at 1 day, 1 week, 1 month, 3 months, 6 months after surgery. The
uncorrected acuity vision, best-corrected acuity vision, manifest refraction, K-reading,
complications intra and post-operation, the satisfactory of patients were evaluated.
Results: six months postoperative, UCVA on average was 0.11±0.09 logMAR (0.000.30 logMAR), BCVA on average was 0.09 LogMAR±0.03±0.05 logMAR (0.00-0.15
logMAR). Safety index was 1.05 and efficacy index was 0.89. The mean of pre-op
simK was 2.3D±0.73 ( 1D —3.5D), the mean of 6 months post-op simK was
1.02D±0.61 (0.2D—2.3D). No serious complication. Patients were happy and very
satisfied. Conclusions: The results suggest that the limbal relaxing incision is an
practical, simple, safe and effective method for the correction of the residual
astigmatism after cataract surgery.
Key words: limbal relaxing incision, post-operation astigmatism.

45



×