Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu nồng độ Glucagon-like peptide-1 ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.95 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ GLUCAGON-LIKE PEPTIDE-1
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2
Lê Đình Tuân*; Nguyễn Thị Hồ Lan**; Trần Thị Thanh Hóa**
Nguyễn Thị Phi Nga***; Vũ Xuân Nghĩa****
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định nồng độ glucagon-like peptide-1 (GLP-1) và mối liên quan với một số đặc
điểm ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu
mô tả cắt ngang 82 BN ĐTĐ týp 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và 30 người
bình thường được xét nghiệm nồng độ GLP-1 huyết thanh. Kết quả:
- Nồng độ trung bình GLP-1 là 31,43 ± 13,00 pg/ml, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm chứng (49,74 ± 18,24 pg/ml, p < 0,001). Tỷ lệ giảm GLP-1 ở BN là 63,4%.
Nồng độ GLP-1 có mối tương quan thuận mức độ vừa với thời gian phát hiện bệnh (r = 0,41;
p < 0,05), tương quan nghịch mức độ nhẹ với BMI (r = -0,24; p < 0,05).
- Nồng độ GLP-1 ở BN uống rượu (24,23 ± 7,25 pg/ml) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
BN không uống rượu (33,18 ± 13,48 pg/ml) (p < 0,001).
- Chưa thấy mối liên quan giữa nồng độ GLP-1 với tuổi, giới, glucose máu và HbA1c.
Kết luận: tỷ lệ BN giảm nồng độ GLP-1 là 63,4% và có liên quan với thời gian phát hiện
bệnh, BMI, tình trạng uống rượu.
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Glucagon-like peptide-1; Béo phì.

Study on Concentration of Glucagon-Like Peptide-1 in Patients with
Type 2 Diabetes Mellitus
Summary
Objectives: To determine the concentration of GLP-1 and its association with some other
relevant factors in patients with type 2 diabetes mellitus (DM). Methods: Research was designed
as a cross-sectional descriptive study on 82 patients with type 2 diabetic and 30 normal people
(control group) in National Endocrinology Hospital. Results:
- The fasting concentration of GLP-1 in type 2 DM (31.43 ± 13.00 pg/ml) was lower
significantly than the control group (49.74 ± 18.24 pg/ml), (p < 0.001). The rate of decreasing


GLP-1 in DM was 63.4%.
* Đại học Y Dược Thái Bình
** Bệnh viện Nội tiết Trung ương
*** Bệnh viện Quân y 103
**** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Lê Đình Tuân ()
Ngày nhận bài: 06/08/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/11/2015
Ngày bài báo được đăng: 03/12/2015

91


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015
- There is a positive correlation between GLP-1 concentrations with duration of diabetes
(r = 0.41; p < 0.05) and a negative correlation with BMI (r = -0.24; p < 0.05).
- The concentration of GLP-1 in the drinking-alcohol patients was lower than non-drinking
(24.23 ± 7.25 pg/ml vs 33.18 ± 13.48 pg/ml, respectively, p < 0.001).
- There were no relationships between GLP-1 and age, sex, glucose and HbA1c.
Conclusions: In patients with type 2 diabetes, the GLP-1 reduced more than the non-diabetes
(the control group) and there were relationships between GLP-1 and duration of diabetes, BMI
and drinking-alcohol.
* Key words: Type 2 diabetes mellitus; Glucagon-like peptide-1; Obesity.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ nhiều thập niên qua, người ta đã
biết glucose dùng qua đường uống sẽ
kích thích tiết insulin nhiều hơn so với
truyền glucose bằng đường tĩnh mạch với
cùng liều lượng. Sự khác biệt về cách
thức dung nạp glucose là do vai trò của

incretin [7, 10]. Ở người, các incretin chính
bao gồm GLP-1 và glucose dependent
insulinotroic polypeptide (GIP). GLP-1 là
một thành phần cơ bản của incretin, được
phát hiện vào đầu những năm 1980.
GLP-1 là một peptid có 30/31 axít amin,
được tế bào L tổng hợp và bài tiết, các tế
bào này có chủ yếu ở đoạn cuối hồi tràng
và đại tràng [7]. GLP-1 kích thích bài tiết
insulin và ức chế bài tiết glucagon sau ăn,
do vậy nó làm giảm glucose máu. Các
nghiên cứu trên động vật còn cho thấy
GLP-1 có nhiều tác dụng có lợi khác như:
kích thích tụy tái sinh và tăng sinh, chống
lại sự chết theo chương trình của tế bào β,
đồng thời GLP-1 còn có tác dụng chống
xơ vữa mạch máu, bảo vệ thần kinh, bảo
vệ tim [2]… Các nghiên cứu trên thế giới
nhận thấy ở BN ĐTĐ týp 2 giảm hiệu ứng
incretin so với người bình thường, biến
đổi này liên quan đến việc kiểm soát kém
glucose máu, đặc biệt là glucose máu
sau ăn ở BN ĐTĐ týp 2 [7, 10]. Hiện nay,
92

ở Việt Nam từ nhiều năm nay, mặc dù liệu
pháp incretin đã được áp dụng trên lâm
sàng để điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 nhưng
chưa có nghiên cứu nào về nồng độ
GLP-1 huyết thanh trên đối tượng BN

này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài nhằm: Khảo sát nồng độ GLP-1 huyết
thanh và tìm hiểu mối liên quan giữa nồng
độ GLP-1 với một số đặc điểm (tuổi, giới,
glucose máu, HbA1c, BMI, thời gian phát
hiện bệnh) ở BN ĐTĐ týp 2.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu: 82 BN ĐTĐ týp 2
điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết
Trung ương. Nhóm chứng: 30 người bình
thường có tuổi, giới tương đương với nhóm
nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu:
- Nhóm BN ĐTĐ týp 2:
+ BN ĐTĐ týp 1, BN ĐTĐ týp 2 đã điều
trị bằng thuốc hạ glucose máu thuộc
nhóm đồng vận thụ thể GLP-1 hoặc ức
chế DPP-4.
+ BN đang có tình trạng bệnh nặng hoặc
cấp tính: hôn mê, tiền hôn mê, hạ đường
huyết, cơn tăng huyết áp kịch phát, lao và


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

nhiễm khuẩn khác, HIV, viêm gan, suy thận
nặng, thiếu máu nặng, có thai, không ổn
định, tai biến mạch máu não, nhồi máu

cơ tim, rối loạn đông máu, suy kiệt nặng,
rối loạn tâm thần.
+ BN đã phẫu thuật ống tiêu hóa, đang
điều trị các bệnh ống tiêu hóa trước khi
nhập viện. BN đang điều trị ung thư,
nghiện rượu.
+ BN không hợp tác, không thu thập
đủ chỉ tiêu nghiên cứu.
- Nhóm chứng:
+ Người đã phẫu thuật ống tiêu hóa,
thừa cân béo phì, có hội chứng chuyển
hóa, rối loạn chuyển hóa lipid máu, người
đang điều trị các bệnh lý tiêu hóa.
+ Người không hợp tác, không thu thập
đủ chỉ tiêu nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

+ Cận lâm sàng và thăm dò chức năng:
. Các chỉ số sinh hóa máu: triglycerid,
cholesterol, HDL-C, LDL-C, glucose, HbA1c,
GOT, GPT, C-peptid, ure, creatinin.
. Định lượng hormon GLP-1:
Nguyên lý: dựa trên phản ứng đặc
hiệu giữa kháng thể được gắn ở đáy
giếng ELISA với kháng nguyên GLP-1 có
trong huyết thanh của BN, kết hợp với sự
chuyển màu của cơ chất đặc hiệu trong
phản ứng ELISA, đo màu bằng máy phổ
quang kế có bước sóng 450 nm. Sử dụng
kít ELISA (Nhật Bản) [3].

* Địa điểm tiến hành: Trung tâm
nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện
Quân y.
Đánh giá kết quả GLP-1: dựa vào các
giá trị của điểm cắt tứ phân vị của nhóm
chứng, đơn vị tính ng/ml:
+ Tăng: nồng độ GLP-1 cao hơn điểm
cắt tứ phân vị trên của nhóm chứng.

* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả
cắt ngang, có so sánh với nhóm chứng.

+ Giảm: nồng độ GLP-1 thấp hơn điểm
cắt tứ phân vị dưới của nhóm chứng.

Mẫu nghiên cứu: bằng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện, gồm 82 BN ĐTĐ týp
2. Nhóm chứng: 30 người bình thường
không bị ĐTĐ tương đồng về tuổi, giới
với nhóm BN nghiên cứu.

+ Bình thường: nồng độ GLP-1 trong
khoảng giới hạn của nhóm chứng.

* Nội dung nghiên cứu:
- BN ĐTĐ týp 2:
+ Khám lâm sàng:
. Tuổi, giới, thời gian phát hiện ĐTĐ,
thói quen hút thuốc lá, uống rượu.


- Nhóm chứng:
+ Khám lâm sàng.
+ Định lượng glucose máu, C-peptid,
GLP-1.
* Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo khuyến
cáo của ADA (2010).
- Chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo WHO
(1999) vận dụng phù hợp với Việt Nam [1].

. Tiền sử bản thân, tiền sử gia đình: có
anh chị em bố mẹ ruột bị ĐTĐ.

- Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn Hiệp hội
ĐTĐ châu Á - Thái Bình Dương (2000) [1].

. Khám lâm sàng toàn diện: tiêu hóa,
tim mạch, hô hấp, tiết niệu…

* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
16.0.
93


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm về tuổi, giới và BMI.
Chỉ tiêu

Tuổi (năm)

Giới

2

BMI (kg/m )

Nhóm ĐTĐ (n = 82)

Nhóm chứng (n = 30)

< 60, [n (%)]

57 (69,5)

24 (80,0)

≥ 60, [n (%)]

25 (30,5)

6 (20,0)

Trung bình

56,2 ± 9,9

52,6 ± 11,1


Nam [n (%)]

29 (35,4)

10 (33,3)

Nữ [n (%)]

53 (64,6)

20 (66,7)

BMI < 23 [n (%)]

43 (52,4)

30 (100)

BMI ≥ 23 [n (%)]

39 (47,6)

0 (0,0)

Trung bình

22,7 ± 3,0

20,6 ± 1,8


p
> 0,05
> 0,05
> 0,05
< 0,05
< 0,05

Tuổi trung bình, giới giữa hai nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
BMI ở nhóm BN ĐTĐ týp 2 cao hơn so với nhóm chứng (p < 0,05).
* Đặc điểm về thời gian phát hiện ĐTĐ (n = 82 BN):
Thời gian phát hiện bệnh < 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (37 BN = 45,1%), thời gian
từ 1 - 5 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (7 BN = 8,5%); > 5 năm: 21 BN (25,7%).
Bảng 2: Đặc điểm về nồng độ glucose máu và HbA1c ở BN ĐTĐ týp 2 (n = 82).
Glucose máu và HbA1c
Glucose máu lúc đói
(mmol/l)

n

%

≤7

9

11,0

>7

73


89,0

Trung bình
HbA1c (%)

12,1 ± 4,6

≤ 7,5

17

20,7

> 7,5

65

79,3

Trung bình

9,8 ± 2,2

Chỉ số glucose máu ở mức kiểm soát kém chiếm tỷ lệ cao (89,0%). Tương tự, chỉ số %
HbA1C ở mức kiểm soát kém chiếm 79,3%.
2. Nồng độ GLP-1.

Bảng 3: So sánh nồng độ trung bình của GLP-1 ở 2 nhóm.
Nhóm ĐTĐ (n = 82)


Nhóm chứng (n = 30)

p

31,43 ± 13,00

49,74 ± 18,24

< 0,001

Giá trị nhỏ nhất

11,0

25,60

-

Giá trị lớn nhất

71,90

80,10

-

GLP-1 (pg/ml)
GLP-1 trung bình


Khoảng giới hạn nhóm chứng: 32,55 - 60,95

Nồng độ cơ bản GLP-1 ở nhóm BN ĐTĐ týp 2 (31,43 ± 13,00 pg/ml) thấp hơn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (49,74 ± 18,24 pg/ml), (p < 0,001).
94


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

* Thay đổi nồng độ GLP-1 ở BN ĐTĐ týp 2 (n = 82):
GLP-1 < 32,55 pg/ml: 52 BN (63,4%); GLP-1 bình thường từ 32,55 - 60,95 pg/ml:
27 BN (32,9%); GLP-1 tăng > 60,95 pg/ml: 3 BN (3,7%).
3. Mối liên quan giữa nồng độ GLP-1 với một số đặc điểm của BN ĐTĐ týp 2.
Bảng 4: Liên quan giữa GLP-1 với tình trạng uống rượu và hút thuốc lá.
Tình trạng uống rƣợu, hút thuốc
Uống rượu

Hút thuốc

GLP-1 (pg/ml)

Có (n = 16)

24,23 ± 7,25

Không (n = 66)

33,18 ± 13,48

Có (n = 16)


28,95 ± 9,6

Không (n = 66)

32,04 ± 13,66

p
< 0,001

> 0,05

Nồng độ GLP-1 thấp hơn ở nhóm có tiền sử uống rượu so với nhóm không uống
rượu, khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
GLP-1 (ng/ml)

GLP-1 (ng/ml)

2

BMI (kg/m )

Thời gian phát hiện bệnh

Biểu đồ 1: Mối tương quan giữa GLP-1 với BMI và thời gian phát hiện bệnh.
Có mối tương quan nghịch mức độ nhẹ giữa nồng độ GLP-1 với BMI (y = 54,89 1,034x; r = -0,24; p < 0,05). Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa nồng độ GLP-1
với thời gian phát hiện ĐTĐ (y = 27,61 + 0,94x; r = 0,41; p < 0,05).
Bảng 5: Liên quan giữa GLP-1 với glucose máu và HbA1c.
Các mức glucose máu và HbA1c


GLP-1 (pg/ml)

≤ 7,0 (n = 9)

27,68 ± 13,61

Glucose (mmol/l)

HbA1c (%)

7,0 < ÷ ≤ 10,0 (n = 28)

32,48 ± 14,69

10,0 < ÷ ≤ 15,0 (n = 22)

31,16 ± 12,29

> 15,0 (n = 23)

32,02 ± 11,26

≤ 7,5 (n = 17)

34,21 ± 10,80

7,5 < ÷ ≤ 9,0 (n=14)

35,01 ± 17,37


> 9,0 (n = 51)

31,23 ± 10,21

P (Anova test)

> 0,05

> 0,05

Không có sự khác biệt về nồng độ GLP-1 trung bình ở các mức glucose máu và
HbA1c (p > 0,05).
95


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

BÀN LUẬN
1. Đặc điểm nồng độ GLP-1.
Năm 1986, Nauck và CS [10] đã phát
hiện hiện tượng giảm hiệu ứng incretin ở
BN ĐTĐ týp 2 thông qua thực nghiệm
thấy: tại đường tiêu hóa có một yếu tố tác
động lên thay đổi nồng độ insulin huyết và
gián tiếp điều chỉnh glucose máu, đó
chính là hiệu ứng incretin và ở BN ĐTĐ
týp 2 có hiện tượng giảm hiệu ứng
incretin so với người khỏe mạnh. Trong
nghiên cứu này, nồng độ trung bình của
GLP-1 lúc đói ở BN ĐTĐ týp 2 thấp hơn

có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng
(p < 0,001) (bảng 3). Kết quả nghiên cứu
của nhiều tác giả trên thế giới cũng đã đề
cập tới nồng độ GLP-1 ở đối tượng BN
ĐTĐ: L Pala và CS (2010) [6] nghiên cứu
15 BN rối loạn dung nạp glucose máu,
13 BN ĐTĐ týp 2 và 28 người có dung
nạp glucose máu bình thường, sau khi
cho các đối tượng sử dụng 75 g đường
bằng đường uống. Kết quả cho thấy, sau
30 phút uống glucose, nồng độ GLP-1 đo
được ở BN ĐTĐ týp 2 và BN có rối loạn
dung nạp glucose máu đều thấp hơn so
với người có dung nạp glucose máu bình
thường, không khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa nồng độ GLP-1 ở đối tượng có rối
loạn dung nạp glucose máu và đối tượng
có ĐTĐ týp 2 (p > 0,05). Mai-Britt ToftNeilsen và CS (2001) [8] nghiên cứu trên
54 BN ĐTĐ týp 2 (BMI trung bình 30,2 ±
5,3), 15 BN có rối loạn dung nạp glucose
máu (BMI trung bình 35,0 ± 5,3) và 33
người dung nạp glucose máu bình thường
(BMI trung bình 29,6 ± 6,2), kết quả cho
thấy, nồng độ GLP-1 lúc đói của các đối
tượng lần lượt là: 6,6 ± 0,5 pmol/l; 4,9 ±
0,4 pmol/l; 4,9 ± 0,4 pmol/l, sự khác biệt
giữa nồng độ GLP-1 của người bị ĐTĐ
96

týp 2 và người không có rối loạn dung

nạp glucose máu có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Vaag AA và CS (1996) nghiên
cứu BN ĐTĐ týp 2 và người bình thường
thấy nồng độ GLP-1 trung bình khi đói
của BN ĐTĐ giảm có ý nghĩa thống kê so
với nhóm chứng (p < 0,05). Như vậy, kết
quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu
của Naucke, L. Pala và Vaag AA. Các kết
quả đều cho thấy: ở BN ĐTĐ týp 2, nồng
độ GLP-1 giảm hơn so với nhóm không bị
ĐTĐ, hiện tượng này có thể có mối liên
quan trong cơ chế bệnh sinh của bệnh
ĐTĐ týp 2 [5]. Kết quả này khác nghiên
cứu của Mai-Britt Toft-Neilsen: nồng độ
GLP-1 ở người bị ĐTĐ cao hơn ở người
có dung nạp glucose máu bình thường.
Sự khác biệt này có thể do cách chọn
nhóm đối chứng của 2 nghiên cứu khác
nhau, Mai-Britt Toft-Neilsen lựa chọn nhóm
đối chứng là những người có dung nạp
glucose máu bình thường, tuy nhiên, lại là
những BN thừa cân béo phì có BMI trung
bình 29,6 ± 6,2 kg/m2, trong khi nghiên cứu
của chúng tôi lựa chọn nhóm chứng là
người bình thường có BMI < 23 kg/m2.
Mặt khác, trên thực tế người ta đã chứng
minh ở đối tượng thừa cân béo phì cũng
có hiện tượng giảm hiệu ứng incretin,
biểu hiện là nồng độ các hormon incretin
[7, 10].

2. Mối liên quan giữa nồng độ GLP-1
với một số đặc điểm của BN ĐTĐ týp 2.
* Liên quan với thời gian phát hiện ĐTĐ:
Kết quả nghiên cứu (biểu đồ 1) cho
thấy có mối tương quan thuận mức độ
vừa giữa nồng độ GLP-1 với thời gian
phát hiện ĐTĐ (y = 27,61 + 0,94x; r = 0,41;
p < 0,05), phù hợp với mối liên quan giữa
nồng độ GLP-1 với tuổi của BN ĐTĐ týp
2. Đa số BN ĐTĐ týp 2 phát hiện bệnh ở


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

giai đoạn từ 30 - 50 tuổi, nồng độ GLP-1
thấp nhất ở giai đoạn này, cũng như ở
thời điểm BN mới phát hiện ĐTĐ týp 2
(thời gian phát hiện dưới 1 năm), điều
này có thể giả thuyết rằng nồng độ GLP-1
giảm tham gia vào cơ chế bệnh sinh của
bệnh ĐTĐ týp 2 [2, 7]. Nồng độ GLP-1
tăng theo thời gian phát hiện ĐTĐ, có thể
do BN ĐTĐ khi được điều trị bằng các
biện pháp kiểm soát glucose máu, kiểm
soát cân nặng thì rối loạn ở những BN
này dần dần được điều chỉnh, tình trạng
bài tiết hormon cũng được khôi phục làm
tăng nồng độ hormon trong máu. Tuy
nhiên, sự khôi phục bài tiết GLP-1 diễn ra
mạnh nhất là trong thời gian bị ĐTĐ từ

1 - 5 năm, nhưng nồng độ vẫn thấp hơn
so với người bình thường, còn ở các giai
đoạn sau, nồng độ GLP-1 tương đối ổn
định, thậm chí có xu hướng giảm đi.
* Liên quan với BMI:
Mối liên quan giữa incretin với thừa
cân béo phì đã được đề cập nhiều trong
thời gian gần đây. Năm 1983, người ta đã
chứng minh tế bào L bài tiết vào ban
ngày ở người béo phì bị suy giảm đáng
kể, thậm chí nồng độ GLP-1 sau ăn ở các
đối tượng này không thay đổi so với nồng
độ cơ bản [2]. Nghiên cứu này nhận thấy
có mối tương quan nghịch mức độ nhẹ
giữa nồng độ GLP-1 với BMI (r = -0,24;
p < 0,05). Kết quả này cũng phù hợp
với nghiên cứu của nhiều tác giả trên
thế giới: Vander Stouwe JG [11] (2015)
nghiên cứu về nồng độ GLP-1 và một số
marker ở người béo phì và BN ĐTĐ týp 2
trên 2.096 BN có độ tuổi từ 24 - 44, chỉ số
BMI trung bình 24,1 kg/m2 thấy có mối
tương quan giữa nồng độ GLP-1 và khối
lượng mỡ ở cả nam và nữ (p < 0,01).
Tuy nhiên, chưa thấy mối liên quan giữa

nồng độ GLP-1 với chỉ số BMI và vòng
hông (p > 0,05), điều này có thể giả
thuyết GLP-1 đóng vai trò trong điều
chỉnh khối lượng mỡ của cơ thể. Nghiên

cứu của Kirsten Vollmer và CS [5] trên
17 BN ĐTĐ týp 2 cũng thấy mối tương
nghịch mức độ vừa giữa nồng độ GLP-1
với chỉ số BMI (r = -0,35, p = 0,016).
* Liên quan với glucose máu và HbA1c:
Nồng độ GLP-1 cao ở mức 7,5 < HbA1c ≤
9,0 (35,01 ± 17,37 pg/ml); thấp nhất ở
mức HbA1c > 9,0 (31,23 ± 10,21 pg/ml),
tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Ở mức glucose máu
khi đói thấy không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa nồng độ
GLP-1 trung bình. Nhiều nghiên cứu trên
thế giới cho kết quả tương tự: nghiên cứu
của Katja Piotrowski và CS (2013) [4] trên
303 BN có mảng xơ vữa động mạch
không thấy mối liên quan giữa nồng độ
GLP-1 với glucose máu lúc đói. Minako
Yamaoka và CS (2010) [9] nhận thấy
không có mối tương quan giữa GLP-1 và
glucose lúc đói ở đối tượng BN có hội
chứng chuyển hóa. Trên thực tế GLP-1
chủ yếu ảnh hưởng đến nồng độ glucose
máu sau ăn. Nồng độ GLP-1 tăng cao
sau bữa ăn đã kích thích bài tiết insulin
phụ thuộc nồng độ glucose máu, ức chế
bài tiết glucagon. Khi đói, nồng độ GLP-1
chỉ được duy trì ở mức cơ bản thấp nhất.
Do vậy, nếu GLP-1 tác dụng lên nồng
độ glucose máu ở thời điểm này thì cũng

rất yếu, thậm chí không có tác dụng. Điều
này có thể nói hiện tượng tăng glucose
máu khi đói là do vai trò của hiện tượng
khiếm khuyết về insulin (đề kháng insulin,
thiếu hụt insulin…), vai trò incretin rất hạn
chế… [2, 7].
97


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 82 BN ĐTĐ týp 2 điều
trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương so
sánh với 30 người bình thường, chúng tôi
rút ra một số kết luận:
* Nồng độ GLP-1 ở BN ĐTĐ týp 2:
- Nồng độ GLP-1 ở BN ĐTĐ týp 2
(31,43 ± 13,00 pg/ml) thấp hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm chứng (49,74 ±
18,24 pg/ml), (p < 0,001).
- Tỷ lệ giảm nồng độ GLP-1 ở nhóm
ĐTĐ týp 2 là 63,4%.
* Mối liên quan giữa nồng độ GLP-1
với một số đặc điểm của BN ĐTĐ týp 2:
- Có mối tương quan thuận mức độ vừa
giữa nồng độ GLP-1 với thời gian phát
hiện bệnh (r = 0,41; p < 0,05).
- Nồng độ GLP-1 thấp hơn ở nhóm có
tiền sử uống rượu so với nhóm không

uống rượu (p < 0,001).
- Có mối tương quan nghịch mức độ
nhẹ giữa nồng độ GLP-1 với BMI (r = -0,24;
p < 0,05).
- Chưa thấy mối liên quan giữa GLP-1
với tuổi, giới, glucose máu, HbA1c.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thy Khuê. Bệnh đái tháo đường.
Nội tiết học đại cương. Nhà xuất bản TP. HCM.
2003, tr.335-400.
2. Holst, Jens Juul. The physiology of
glucagon-like peptide-1. Physiol Rev. 2007, 87,
pp.1400-1437.

98

3. Immuno-Biological Laboratories Co. Ltd.
GLP-1 (active) ELISA. IBL International. 2014,
pp.1-2.
4. Katia Piotrowski, Melanie Becker et al.
Circulating concentration of GLP-1 are
associated with coronary atherosclerosis in
humans. Cardiovascular Diabetology. 2013,
12 (117), pp.1-7.
5. Kristen Vollmer, Jens J. Holst et al.
Predictors of incretin concentrations in subjects
with normal, impaired, and diabetic glucose
tolerance. Diabetes. 2008, 57, pp.678-686.
6. L Pala, S Ciani et al. Relationship
between GLP-1 levels and dipeptidyl peptidase-4

activity in different glucose tolerance condiction.
Diabetic Medicine. 2010, 27, pp.691-695.
7. Liza K. Phillips and Johannes B. Prins.
Update on incretin hormons. Ann N Y Acad Sci.
2012, 0077-8923, pp.0-20.
8. Mai-Britt Toft-Nielsen, Mette B Damholt
et al. 85 determinants of the impaired
secretion of glucagon-like peptide-1 in type 2
diabetes patient. Clinical Endocrinology and
Metabolism. 2001, 86 (8), pp.3717-3723.
9. Minako Ymaoka-Tojo, Taiki Tojo and
Naonobu Takahira. Elevated circulating levels
of an incretin hormone, GLP-1 are associated
with metabolic components in high - risk patients
with cardiovascular disease. Cardiovascular
Diabetology. 2010, 9 (17), pp.1-9.
10. Nauck M, Stockmann F et al. Reduced
incretin effect in type 2 diabetes. Diabetologia.
1986, 29 (1), pp.46-52.
11. Vander Stouwe JG, Aeschbacher S et al.
Plasma levels of glucagon-like peptide 1 and
markers of obesity among young and healthy
adults. Clin Endocrinol. 2015, April 10.



×