Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hệu quả của phương pháp điện châm và cấy chỉ catgut trong điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.94 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM
VÀ CẤY CHỈ CATGUT TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY
DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
Nguyễn Tuyết Trang, Đỗ Thị Phương
Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội
Thoái hóa cột sống cổ chiếm 14% các bệnh thoái hóa khớp. Cấy chỉ điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột
sống cổ được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả, tính an toàn của điện
châm và cấy chỉ catgut vào huyệt trong điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ. Nghiên cứu được tiến
hành trên 60 bệnh nhân từ 40 tuổi được chẩn đoán đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ. Bệnh nhân được
chia thành 2 nhóm: điện châm và cấy chỉ. Kết quả cho thấy điểm đau VAS cải thiện sau điều trị so với trước
điều trị nhưng không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05), nhóm cấy chỉ cải thiện tầm vận động cột
sống cổ và mức độ hạn chế sinh hoạt hiệu quả hơn nhóm điện châm (p < 0,05). Như vậy, cấy chỉ và điện
châm có tác dụng giảm đau nhưng cấy chỉ có xu hướng cải thiện tầm vận động cột sống cổ và mức độ hạn
chế sinh hoạt tốt hơn. Chưa thấy tác dụng không mong muốn của hai phương pháp trên.
Từ khóa: cấy chỉ, đau vai gáy, điện châm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa khớp (còn gọi là hư khớp) là

nhóm thuốc chống viêm giảm đau không

bệnh đặc trưng bởi các rối loạn về cấu trúc và

steroid, steroid, thuốc giãn cơ kết hợp với tia

chức năng của một hoặc nhiều khớp (và cột

hồng ngoại, sóng siêu âm, sóng điện từ… để


sống) [1]. 16,83% số bệnh nhân đau cột sống

điều trị [1]. Đau vai gáy do thoái hóa cột sống

do thoái hóa [2]. Thoái hóa cột sống cổ gây ra

cổ thuộc chứng tý theo y học cổ truyền. Tý là

do thoái hóa không đặc hiệu của cơ, gân,

sự bế tắc kinh mạch, khí huyết. Chứng tý phát

khớp, xương của cột sống cổ và xương bả vai

sinh do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà

[3]. Đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ là

khí từ bên ngoài thừa cơ xâm phạm vào cân,

triệu chứng thường gặp và là một trong những

cơ, khớp, xương, kinh lạc… làm bế tắc kinh

nguyên nhân chính khiến bệnh nhân khó chịu

mạch, khí huyết không lưu thông gây đau;

phải đi khám [4]. Đau vai gáy gặp ở khoảng


hoặc do người cao tuổi chức năng các tạng

10,4 đến 21,3% những người có nguy cơ cao

phủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy,

(làm việc văn phòng và máy tính) đa phần do

can huyết hư không nuôi dưỡng được cân,

thoái hóa cột sống cổ [5]. Hiện nay điều trị

mà gây ra xương khớp đau nhức, sưng nề, cơ

thoái hóa cột sống cổ chủ yếu là điều trị nội

bắp co cứng, vận động khó khăn…[7]. Điều trị

khoa kết hợp phục hồi chức năng và vật lý trị

chứng tý theo y học cổ truyền bao gồm khu

liệu. Y học hiện đại chủ yếu sử dụng các

phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc,
tư bổ can thận khôi phục lại hoạt động sinh lý

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Tuyết Trang – Khoa Y học cổ
truyền – Trường Đại học Y Hà Nội
Email:

Ngày nhận: 28/7/2016
Ngày được chấp thuận: 08/10/2016

TCNCYH 103 (5) - 2016

bình thường của vùng cổ gáy [8]. Các biện pháp
không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp
bấm huyệt được sử dụng đơn thuần hay phối
hợp với thuốc mang lại hiệu quả điều trị [9].

17


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Cấy chỉ còn gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên
chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt
được ứng dụng ở nước ta từ nhiều năm trước
[10]. Hiện nay, phương pháp này đang được

3. Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, so
sánh trước - sau điều trị có đối chứng.
4. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2012
đến tháng 12/2013.

sử dụng nhiều nhưng chưa có một công trình
nghiên cứu nào đánh giá tác dụng điều trị của

5. Liệu trình điều trị

phương pháp cấy chỉ một cách hệ thống trong


* Nhóm điện châm: điện châm 30 ngày,

điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ

ngày 1 lần, lưu kim 25 phút.

trên lâm sàng. Vì vậy, nghiên cứu này được

* Nhóm cấy chỉ: cấy chỉ catgut vào 2 thời

tiến hành nhằm mục tiêu: Đánh giá hiệu quả,

điểm: lần 1 vào ngày thứ nhất của liệu trình

tính an toàn của phương pháp điện châm và

điều trị và lần 2 vào ngày thứ 15. (theo Quy

cấy chỉ catgut vào huyệt trong điều trị đau vai

trình kỹ thuật điện châm – cấy chỉ của Bộ Y tế

gáy do thoái hoá cột sống cổ.

năm 2013).

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

6. Nội dung nghiên cứu

Chỉ tiêu theo dõi:

1. Đối tượng
60 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa
cột sống cổ điều trị ngoại trú tại Phòng khám
Đông y – Bệnh viện Đống Đa.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học
hiện đại
Bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên được chẩn
đoán xác định: đau vai gáy do thoái hóa cột
sống cổ.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học
cổ truyền
Bệnh nhân thuộc thể phong hàn thấp tý.
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
Bệnh nhân đau vai gáy có hội chứng tủy cổ
(dấu hiệu Spurling, dấu hiệu Lhermitte). Bệnh
nhân có hình ảnh phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa
đệm cột sống cổ trên phim CT - scanner hoặc
MRI cột sống cổ, kèm theo các bệnh mạn tính
như lao, ung thư..

- Đặc điểm chung của bệnh nhân: tuổi,
giới, thời gian mắc bệnh.
- Các chỉ tiêu lâm sàng theo dõi trước điều
trị N0 và sau điều trị N15, N30
+ Đánh giá mức độ đau theo thang điểm
VAS.
+ Đánh giá tầm vận động cột sống cổ.
+ Đánh giá ảnh hưởng đau với chức năng

sinh hoạt bằng câu hỏi Northwick Park Neck
Pain Questionnaire (NPQ).
- Tác dụng không mong muốn: vựng châm,
dị ứng, mẩn ngứa, chảy máu…
7. Chỉ tiêu đánh giá kết quả
- So sánh điểm VAS trung bình, điểm đánh
giá tầm vận động cột sống cổ trung bình, điểm
NPQ trung bình trước và sau điều trị của từng
nhóm.

2. Chất liệu nghiên cứu
Công thức huyệt theo phác đồ điều trị
châm cứu đau vai gáy do thoái hóa cột sống
cổ của Bộ Y tế (2008): A thị huyệt, Phong trì,
Đại chùy, Đại trữ, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Giáp
tích vùng cột sống D1 đến D6, Hợp cốc.
18

- So sánh điểm VAS trung bình, điểm đánh
giá tầm vận động cột sống cổ trung bình, điểm
NPQ trung bình sau điều trị giữa hai nhóm.
- Mức độ đau chủ quan của bệnh nhân
được lượng giá bằng thang VAS. Thang VAS
TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
được chia thành 10 đoạn bằng nhau bởi 11

9. Đạo đức nghiên cứu


điểm từ 0 (hoàn toàn không đau) đến 10 (đau

Đề tài được nghiên cứu với mục đích so

nghiêm trọng, có thể choáng ngất).

sánh tác dụng của phương pháp cấy chỉ

- Đo tầm vận động cột sống cổ gồm 6 động

với điện châm được Hội đồng Khoa học

tác: độ gấp - duỗi, độ nghiêng bên trái – phải,

Bệnh viện Đống Đa cho phép. Bệnh nhân

cử động xoay trái – phải. Mức độ hạn chế vận

được giải thích rõ về tác dụng giảm đau

động được chia thành điểm từ 1 đến 4 ở mỗi

của châm cứu và cấy chỉ. Bệnh nhân tự

động tác. Điểm đánh giá tầm vận động cột

nguyện tham gia nghiên cứu và có thể rút

sống cổ là tổng điểm của 6 động tác.


khỏi nghiên cứu. Nếu có dấu hiệu bất

- Bảng NPQ gồm 8 câu hỏi đánh giá các
rối loạn do thoái hóa cột sống cổ về mức độ
đau, dị cảm, thời gian kéo dài triệu chứng, ảnh
hưởng trên giấc ngủ, khả năng mang xách đồ

thường hoặc nặng thêm đều được theo dõi,
xử trí cho phù hợp tùy theo tình trạng bệnh,
có thể đổi phác đồ khác.

III. KẾT QUẢ

vật, khả năng ngồi đọc sách báo hoặc xem ti
vi, các công việc sinh hoạt tại nhà và khả năng

1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu

ra ngoài làm các công việc xã hội.

Sự khác biệt về phân bố bệnh nhân theo

8. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng
phần mềm SPSS 16.0.

tuổi, giới, thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm
không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05 (bảng 1).

Bảng 1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân nghiên cứu

Nhóm cấy chỉ (1)

Nhóm điện châm (2)

Tổng

Đặc điểm

p1-2
n1

%

n2

%

n

%

40 – 49

3

10,0

1

3,3


4

6,7

50 – 59

10

33,3

14

46,7

24

40,0

≥ 60

17

56,7

15

50,0

32


53,3

Tuổi

X ± SD

61,6 ± 10

62,3 ± 8,9

> 0,05

61,9 ± 9,4

Giới
Nam

9

30,0

10

33,3

19

31,6


Nữ

21

70,0

20

66,7

41

68,4

> 0,05
Thời gian mắc bệnh
< 1tháng

06

20,0

10

33,3

16

26,6


1 - 3 tháng

18

60,0

16

53,3

34

56,6

> 3 tháng

06

20,0

04

13,4

10

16,4

X ± SD


2,23 ± 1,89

TCNCYH 103 (5) - 2016

1,86 ± 1,49

> 0,05

2,05 ± 1,70
19


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2. Hiệu quả điều trị
Bảng 2. Hiệu quả điều trị theo VAS của 2 nhóm tại các thời điểm điều trị

VAS ( X ± SD)

Nhóm cấy chỉ (1)

Nhóm điện châm (2)

Trước điều trị (a)

5,78 ± 1,28

6,33 ± 1,15

Sau điều trị 15 ngày (b)


3,23 ± 1,26

3,77 ± 1,13

Sau điều trị 30 ngày(c)

1,53 ± 0,84

1,80 ± 0,73

∆0-15

2,55 ± 0,73

2,57 ± 0,70

∆15-30

1,70 ± 0,92

1,97 ± 0,95

∆0-30

4,25 ± 1,10

4,53 ± 1,03

< 0,05


< 0,05

Điểm chênh
trung bình

p­­a-b, p­­b-c, p­­a-c

p1-2

> 0,05

> 0,05

Điểm VAS trung bình sau điều trị 15 ngày và 30 ngày ở hai nhóm đều giảm có ý nghĩa thống
kê so với trước điều trị (p < 0,05). Điểm VAS trung bình và điểm chênh trung bình ở các thời điểm
điều trị của hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.
Bảng 3. Hiệu quả điều trị theo điểm đánh giá trung bình tầm vận động
của 2 nhóm tại các thời điểm điều trị
Điểm đánh giá TVĐ
( X ± SD)

Nhóm cấy chỉ (1)
(n = 30)

Nhóm điện châm (2)
(n = 30)

12,93 ± 3,56

11,1± 7,31


Sau điều trị 15 ngày (b)

5,73 ± 2,64

5,73± 5,99

Sau điều trị 30 ngày(c)

1,67± 1,75

3,87± 5,79

∆0-15

7,2 ± 2,39

5,37 ± 2,39

∆15-30

4,07 ± 2,35

1,87 ± 1,69

∆0-30

11,27 ± 3, 53

7,23 ± 3,25


< 0,05

< 0,05

Trước điều trị (a)

Điểm chênh
trung bình

p­­a-b, p­­b-c, p­­a-c

p1-2

> 0,05

< 0,05

Sau điều trị, điểm trung bình về mức độ hạn chế tầm vận động của cột sống cổ của từng
nhóm tại các thời điểm N15 và N30 đều cải thiện, nhóm cấy chỉ có sự cải thiện nhanh hơn nhóm
điện châm, p < 0,05.

20

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 4. Hiệu quả điều trị theo điểm NPQ trung bình của 2 nhóm tại các thời điểm điều trị


Nhóm cấy chỉ (1)
(n = 30)

Nhóm điện châm (2)
(n = 30)

p1-2

Trước điều trị (a)

14,47 ± 4,75

17,13 ± 8,26

> 0,05

Sau điều trị 15 ngày (b)

9,53 ± 2,54

11,7 ± 6,15

> 0,05

Sau điều trị 30 ngày(c)

7,33 ± 1,92

10,57 ± 5,67


< 0,05

∆0-15

4,93 ± 2,75

5,43 ± 3,62

> 0,05

∆15-30

2,2 ± 1,4

1,53 ± 1,38

< 0,05

∆0-30

7,13 ± 3,33

6,57 ± 4,55

> 0,05

< 0,05

< 0,05


Điểm NPQ ( X ± SD)

Điểm chênh
trung bình
p­­a-b, p­­b-c, p­­a-c

Sau 30 ngày điều trị, điểm NPQ trung bình của nhóm cấy chỉ giảm có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05) so với nhóm điện châm.
3. Tác dụng không mong muốn
Sau 30 ngày điều trị, theo dõi trên lâm sàng chưa phát hiện các triệu chứng như chảy máu,
sẩn ngứa, vựng châm, nhiễm trùng tại chỗ châm ở cả hai nhóm điện châm và cấy chỉ.

IV. BÀN LUẬN
Theo kết quả nghiên cứu, tuổi trung bình

cứu trong và ngoài nước [11; 12; 13]. Sự khác

của các bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa

biệt về hiệu quả giảm đau giữa hai nhóm

cột sống cổ là 61,9 ± 9,4 tuổi. Trong đó, bệnh

không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, việc điều

nhân lớn hơn 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất

trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng

53,3% ở cả hai nhóm. Kết quả này phù hợp


điện châm hay cấy chỉ đều mang lại hiệu quả

với kết quả của một số nghiên cứu trong nước

giảm đau.

[11]. Tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 1/2. Tỷ lệ bệnh nhân

Hiệu suất giảm điểm đánh giá tầm vận

mắc bệnh từ 1 - 3 tháng cao nhất. Bệnh nhân

động giữa các thời điểm ở hai nhóm khác biệt

trong nghiên cứu đã có hình ảnh thoái hóa cột

có ý nghĩa thống kê. Nhóm cấy chỉ có xu

sống cổ trên phim X quang, diễn biến bệnh

hướng hiệu suất giảm điểm nhiều hơn so với

thường kéo dài, mạn tính.

nhóm điện châm. Hoạt động sinh hoạt hàng

Hiệu quả giảm đau ở mỗi nhóm thông qua

ngày thông qua điểm NPQ trung bình đều


sự giảm điểm VAS trung bình sau điều trị khác

được cải thiện ở cả hai nhóm nhưng ở nhóm

biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị.

cấy chỉ cải thiện nhiều hơn, giảm sự hạn chế

Kết quả phù hợp với hiệu quả giảm đau mà

gây ra do đau vai gáy và các triệu chứng khác

điện châm mang lại trong điều trị đau vai gáy

của thoái hóa cột sống cổ. Kết quả này cũng

do thoái hóa cột sống cổ trong một số nghiên

thấy rõ ở nghiên cứu tại Trung Quốc [14].

TCNCYH 103 (5) - 2016

21


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Cấy chỉ thông qua cơ chế thần kinh và thể

hay không? Cần thiết có những nghiên cứu


dịch tương tự như châm cứu mang lại hiệu

được tiến hành trong tương lai trên cả thực

quả giảm đau cho bệnh nhân. Người ta đã

nghiệm và lâm sàng với thời gian nghiên cứu

chứng minh được rằng có sự tăng β-

dài hơn để đánh giá được đầy đủ về tác dụng

endorphin, encephalin, serotonin và endomor-

cải thiện cấu trúc của hai phương pháp trên

phin-1 trong não và trong huyết tương trong

với bệnh lý thoái hóa cột sống.

quá trình châm cứu. Các chất này tham gia
vào hệ thống giảm đau (anagelsia system) và
điều biến miễn dịch làm tăng interleukin – 2,
interferon γ… tác dụng giảm đau, chống trầm
cảm, lo âu, tạo sự dễ chịu, cân bằng vận động
[13]. Định lượng được các chất này ở bệnh
nhân nhóm cấy chỉ là điều cần thiết nhưng
trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chưa


Mặc dù vậy cấy chỉ đã góp phần mang lại
hiệu quả về mặt chi phí y tế. Do không phải đi
lại nhiều lần, bệnh nhân không phải nằm nội
trú tại bệnh viện nên lợi ích mang lại không chỉ
cho cá nhân mà còn giảm gánh nặng cho
ngành y tế đặc biệt mang lại lợi ích đối với các
bệnh nhân mắc bệnh mạn tính.

có đủ khả năng thực hiện được. Theo y học

Tiến hành theo dõi những tác dụng không

cổ truyền, “Thống tắc bất thông” có nghĩa là

mong muốn của hai phương pháp vào 2 thời

đau do hiện tượng khí huyết, kinh lạc bị ứ trệ

điểm n0, n30 và nhận thấy không có bệnh nhân

không thông. Châm cứu và cấy chỉ vào huyệt

nào bị tai biến (vựng châm), chảy máu, sẩn

làm khai thông khí huyết, kinh lạc, giải cơ, khí

ngứa, nhiễm trùng. Điều này cho thấy việc sử

huyết được thông suốt nên làm giảm đau.


dụng hai phương pháp này trong điều trị bệnh

Cấy chỉ catgut làm thay đổi sinh hóa bên
trong, sự đồng hóa tăng cao, giảm dị hóa,
tăng protein và hydratcarbon ở cơ, giảm acid-

nhân là an toàn và có thể áp dụng được rộng
rãi ở tuyến y tế cơ sở.

V. KẾT LUẬN

lactic làm giảm đau mỏi, giảm phân giải acid
từ cơ từ đó tăng chuyển hóa và dinh dưỡng

1. Hiệu quả của phương pháp cấy chỉ

cơ. Thông qua quan sát đối chiếu, sau khi cấy

catgut với phương pháp điện châm vào huyệt

chỉ lưới mao mạch tăng, huyết quản tăng sinh,

trong điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột

lượng máu lưu thông tăng nhiều, tuần hoàn

sống cổ:

máu được cải thiện ở vùng chi khiến vùng này
có dinh dưỡng tốt hơn, sợi cơ tăng nhiều tạo

thành bó giúp vận động dễ dàng hơn [10].
Như vậy trong kết quả nghiên cứu này,
chúng tôi mới làm rõ được hiệu quả cải thiện
của cấy chỉ và điện châm trên các triệu chứng
về lâm sàng cơ năng như đau vai gáy và các
chức năng sinh hoạt thường ngày, cải thiện
tầm vận động trên bệnh nhân thoái hóa cột
sống cổ. Liệu cấy chỉ có làm tác động vào quá
trình cải thiện các tổn thương trên cấu trúc

22

+ Sự giảm đau theo thang điểm VAS mỗi
nhóm sau điều trị so với trước điều trị khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác
biệt về hiệu quả giảm đau theo VAS giữa
nhóm cấy chỉ và nhóm điện châm.
+ Hiệu suất cải thiện tầm vận động cột
sống cổ và mức độ ảnh hưởng sinh hoạt hàng
ngày sau 30 ngày của nhóm cấy chỉ khác biệt
có ý nghĩa thông kê với nhóm điện châm.
2. Cấy chỉ catgut và điện châm vào huyệt

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột

8. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại


sống cổ chưa thấy tác dụng không mong

học Y Hà Nội (2005). Bài giảng Y học cổ
truyền tập II. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 157-

muốn trên lâm sàng.

158, 160 - 163.

Lời cảm ơn
Để hoàn thành nghiên cứu này, nhóm

9. Trinh K, Graham N, Gross A et al
(2007). Acupuncture for neck disorders. Spine

nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Khoa Y

(Phila Pa 1976), 32, 236 – 243.

học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội và
tập thể y bác sĩ Khoa Đông y – Bệnh viện

10. Lê Thúy Oanh (2010). Cấy chỉ (chôn
chỉ catgut vào huyệt châm cứu). Nhà xuất bản

Đống Đa.

Y học.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011). Bệnh
học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, 140 – 153.
2. Nguyễn Xuân Nghiên (2002). Vật lý trị
liệu phục hồi chức năng. Nhà xuất bản Y học
Hà Nội, 163 - 187.
3. Liang Z (2011). Assessment of a traditional acupuncture therapy for chronic neck
pain: a pilot randomised controlled study.
Complement Ther Med, 19(1), 26 – 32.

11. Đặng Trúc Quỳnh, Nguyễn Thị Thu
Hà, Lại Thanh Hiền (2011). Tác dụng điều trị
của điện châm vài chiếu đèn hồng ngoại trên
bệnh nhân đau vai gáy do THCSC. Tạp chí
Nghiên cứu Y học, 7, 106 – 108.
12. Yoshimizu M, Teo AR, Ando M et al
(2012). Relief of chronic shoulder and neck
pain by electro-acupuncture and transcutaneous electrical nervous stimulation: A randomized crossover trial. Medical Acupuncture, 24
(2), 97 - 103.
13. Qi-ling Yuan, Tuan-mao Guo, Liang

4. Hồ Hữu Lương (2006). Thoái hóa cột
sống cổ và thoát vị đĩa đệm. Nhà xuất bản Y

Liu et al (2015). Traditional Chinese Medicine

học, 7 - 32, 53 - 59, 60 - 61, 92 - 96.

for Neck Pain and Low Back Pain: A System-


5. Hoy DG, Protani M, De R, Buchbinder
R (2010). The epidemiology of neck pain. Best
Pract Res Clin Rheumatol, 24, 783 – 792.
6. Borenstein DG. (2007). Chronic neck
pain: how to approach treatment. Curr Pain
Headache Rep, 11, 436 - 439.
7. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học
Y Hà Nội (2012). Bệnh học nội khoa Y học cổ
truyền. Nhà xuất bản Y học, 152 - 156.

TCNCYH 103 (5) - 2016

atic Review and Meta-Analysis, PLoS One,
10(2), e0117146.
14. ZHAO Zhao; ZHAO Xixin (2015).
Clinical Research of Catgut Embedding and
Acupuncture Treatment for Cervical Spondylosis. China Journal of Chinese Medicine, 3.
15. Zhao ZQ (2008). Neural mechanism
underlying acupuncture analgesia. Prog
Neurobiol, 85(4), 355 - 375.

23


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Summary
THE EFFECT OF ELECTROACUPUNCTURE AND
ACUPOINT CATGUT EMBEDDING THERAPY ON NECK PAIN

WITH CERVICAL SPONDYLOSIS
Accupoint catgut embedding therapy was been used to treat neck pain with cervical
spondylosis at the medical center. This study was to compare the effect of acupoint catgut
embedding with electroacupuncture on treament of neck pain with cervical spondylosis in 60 patients over 40 ages suffering neck pain with cervical spondylosis. Patients were divided into 2
groups: the control group was treated with electroacupuncture while study group used acupoint
catgut embedding therapy. After 30 days, VAS-index was reduced equally in both groups while
cervical spine ranges of motion and NPQ-index were improved in acupoint catgut embedding
group significantly (p < 0.05). In conclusion, both acupoint catgut embedding and electroacupuncture were effective to treat neck pain with cervical spondylosis but acupoint catgut embedding was
more effective to improve the cervical spine ranges of motion and NPQ-index than electroacupuncture. We could not found the side effects on treament of neck pain with cervical spondylosis
by acupoint catgut embedding and electroacupuncture.
Keywords: acupoint catgut embedding, neckpain, electroacupuncture

24

TCNCYH 103 (5) - 2016



×