Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm chỉ số ABI và tổn thương động mạch chi dưới của bệnh động mạch chi dưới mạn tính khu vực dưới gối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.48 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

ĐẶC ĐIỂM CHỈ SỐ ABI VÀ TỔN THƢƠNG ĐỘNG MẠCH CHI DƢỚI
CỦA BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƢỚI MẠN TÍNH
KHU VỰC DƢỚI GỐI
Lương Tuấn Anh*; Lê Văn Trường*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chỉ số huyết áp cổ chân cánh tay (ABI: Ankle
Brachial Index) và hình ảnh tổn thương động mạch (ĐM) của bệnh động mạch chi dưới mạn
tính khu vực dưới gối (BĐMDG). Đối tượng: 66 bệnh nhân (BN) bị BĐMDG, điều trị tại Khoa
Chẩn đoán và Can thiệp Tim mạch, Bệnh viện TWQĐ 108 từ 10 - 2013 đến 12 - 2014. Phương
pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, đo ABI bằng máy đo huyết áp tứ chi tự động VP1000plus
(OMRON), chụp mạch DSA bằng máy Allura Integris FD20 (Philips). Kết quả: ABI trung bình
0,42; nhiều nhất ở nhóm ABI 0,4 - 0,75 (36,3%) và nhóm ABI < 0,4 (47,7%); ABI có tương quan
thuận với giai đoạn lâm sàng BĐMDG. Tổn thương đa tầng chiếm ưu thế (82,8%); hay gặp tổn
thương ở ĐM chày sau (84,1%) và ĐM chày trước (79,5%); tắc ĐM là chủ yếu (67,6%), hay
gặp tổn thương dài > 10 cm; 95,5% tổn thương ĐM dưới gối là TASC D. Kết luận: ABI là một
thông số có giá trị trong chẩn đoán và đánh giá giai đoạn BĐMDG. Tổn thương ĐM chi dưới
phức tạp và phối hợp nhiều tầng giải phẫu.
* Từ khóa: Bệnh động mạch chi dưới mạn tính khu vực dưới gối; Chỉ số huyết áp cổ chân cánh tay.

Characters of Ankle Brachial Index and Arterial Lesions on the
Below the Knee
Summary
Objectives: To evaluate the characteristics of Ankle Brachial Index (ABI) and arterial lesions
on the below the knee. Subject and methods: Designed as a descriptive and cross-sectional
study, by ABI measurement with automatic 4 limbs arterial pressure machine VP1000plus
(OMRON), DSA procedure with Allura Integris FD20 (Philips) on 66 patients suffering from
lower extremities arteries with infrapopliteal lesions, who were treated in the Department of
Cardiovascular Diagnosis and Intervention, 108 Hospital from October, 2013 to December,
2014. Results: The mean ABI was 0.42; the majority of individuals had ABI between 0.4 - 0.75


(36,3%) and ABI under 0.4 (47.7%); ABI correlated with clinical stages of below the knee.
Multilevel arterials lesions were 82.8%; mainly P. tibial (84.1%), A. tibial (79.5%); occlussion
accouted for 67.6%; long lesions (> 10 cm) were over 50%; 95.5% of infrapopliteal lesions
belong to TASC D. Conclusion: ABI is useful in the diagnosis and stage evaluation of below the
knee. Arterial lesions are complicated, often in multi-level anatomic regions.
* Key words: Arterial lesions below the knee; Ankle Brachial Index .
* Bệnh viện TWQĐ 108
Người phản hồi (Corresponding): Lương Tuấn Anh ()
Ngày nhận bài: 25/08/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/12/2015
Ngày bài báo được đăng: 06/01/2016

153


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch chi dưới mạn tính là
bệnh ĐM do vữa xơ thường gặp, chiếm
tới 20% ở người > 70 tuổi, kết quả cuối
cùng là hoại tử chi dưới do tổn thương
ĐM dưới gối gây nên. Bệnh ảnh hưởng
lớn tới chất lượng cuộc sống, tăng cao
nguy cơ tử vong ở người cao tuổi, vì thế
cần được phát hiện sớm và điều trị kịp
thời [2, 5].
Trong thực tế lâm sàng, chỉ số huyết
áp tâm thu cổ chân/cánh tay (ABI) và
chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA)
đánh giá tổn thương ĐM là việc làm

thường xuyên, rất quan trọng trong chẩn
đoán và tiên lượng điều trị [1, 4]. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm: Đưa ra đặc điểm lâm sàng, chỉ số
ABI và hình ảnh tổn thương ĐM chi dưới
ở BĐMDG, rút ra nhận xét góp phần điều
trị bệnh lý này tốt hơn.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
66 BN có triệu chứng thiếu máu chi
dưới mạn tính trên lâm sàng, có hẹp
> 50% hoặc tắc ĐM dưới gối (xác định
trên phim chụp mạch), điều trị tại Khoa
Chẩn đoán và Can thiệp Tim mạch, Bệnh
viện TWQĐ 108 từ tháng 10 - 2013 đến
12 - 2014. Loại trừ các trường hợp hẹp,
tắc ĐM chi dưới cấp tính hay do chèn ép
từ ngoài, có bệnh lý tĩnh mạch kết hợp
(suy tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch), bệnh
Takayasu, Bueger, hội chứng Raynaud.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu theo phương pháp tiến
cứu, mô tả.
154

* Phương tiện nghiên cứu: máy đo ABI
tự động VP1000 Plus (Hãng OMRON,
Nhật Bản) và máy chụp mạch DSA
Integris Alluara FD20 (Hãng Philips, Hà Lan).

* Phương pháp đo ABI:
BN được đo ABI trong tư thế nằm
ngửa trên giường bệnh. Bộc lộ vùng cánh
tay và cổ chân hai bên. Các bao áp lực
gắn bộ phận cảm biến của từng tay/chân
bên phải/trái được quấn vừa đủ chặt vào
hai bên cánh tay ngay trên nếp khuỷu và
hai bên cổ chân ngay trên mắt cá. Sau khi
khởi động hệ thống, bơm các bao nén
huyết áp lên, sau đó xả áp đồng thời
bằng máy bơm tự động. Bộ phận cảm
biến trên bao huyết áp sẽ cảm nhận sóng
mạch và áp lực dòng máu tại 4 vị trí cùng
một thời điểm, chuyển thành tín hiệu đồ
thị và lượng hoá thành các giá trị huyết
áp. Phần mềm tính toán tự động sẽ đưa
ra kết quả chỉ số ABI chính xác đến 0,01
ở từng bên chân, tương đương giá trị
thương số giữa huyết áp tâm thu ở cổ
chân mỗi bên chia cho huyết áp tâm thu ở
bên ĐM cánh tay có giá trị cao hơn.
* Phương pháp chụp mạch DSA:
Chụp chẩn đoán bệnh ĐM chi dưới
bằng máy chụp DSA, thực hiện qua
đường ĐM đùi hoặc ĐM quay. Sử dụng
ống thông đuôi lợn 5 Fr đi qua ĐM đùi
phải hoặc qua ĐM quay phải, đặt đầu ống
thông trong lòng ĐM chủ ngang mức D12L1, bơm thuốc cản quang bằng bơm tiêm
máy đồng bộ với thể tích 30 ml/lần chụp,
tốc độ 15 ml/giây. Toàn bộ hệ ĐM chủ

bụng từ ngang cơ hoành, hai ĐM chậu và
chi dưới hai bên (đến bàn chân) được ghi
hình đầy đủ, đánh giá tình trạng lưu thông
mạch và tuần hoàn bàng hệ.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

Các thông số về ĐM chi dưới được
thu thập bao gồm: vị trí, hình thái hẹp
hoặc tắc, mức độ hẹp, chiều dài tổn
thương, đơn tầng hay đa tầng.
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống
kê SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm lâm sàng.
* Tuổi và giới:
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới của bệnh
ĐM dưới gối.
Đặc điểm

Số BN (%)

Tuổi
Trung bình 71,8 ± 10,7
< 60

6 (9,1%)


60 - 70

12 (18,2%)

70 - 80

31 (47%)

> 80

17 (25,8%)

Giới
Nam

43 (65,2%)

Nữ

23 (34,8%)

Bệnh hay gặp ở lứa tuổi 70 - 80, cao
nhất 94 tuổi, thấp nhất 51 tuổi, tương
đồng với kết quả của các tác giả khác [5].
Tỷ lệ nam/nữ ~ 1,87, tỷ lệ này cao hơn
các nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn,
dao động khoảng 1,2 - 1,5 [2].
* Yếu tố nguy cơ:
Đái tháo đường: 23 BN (34,8%); tăng
huyết áp: 20 BN (30,3%); hút thuốc: 54

BN (51,5%); béo phì: 5 BN (7,6%); rối
loạn lipid máu: 49 BN (74,2%); bệnh
mạch máu khác: 16 BN (24,2%). So với

các nước phát triển, chúng ta ít gặp béo
phì và tiểu đường hơn, tuy nhiên nghiên
cứu cho thấy việc đối mặt thường xuyên
với rối loạn lipid máu - yếu tố nguy cơ của
hàng loạt bệnh tim mạch đã được cảnh
báo cho cộng đồng người Việt [1, 6].
* Giai đoạn lâm sàng theo Rutherford:
Giai đoạn I: 1 BN (1,1%); giai đoạn II;
8 BN (9,2%); giai đoạn III: 20 BN (22,7%);
giai đoạn IV: 45 BN (51,1%); giai đoạn V:
6 BN (6,8%); giai đoạn VI: 8 BN (9,1%);
CLI (Rutherfor 4, 5, 6): 59 BN (67%).
Trong nghiên cứu này thấy chủ yếu là
Rutherford 4 và Rutherford 3, giai đoạn
Rutherford 5 và 6 ít gặp hơn các nghiên
cứu phương Tây, đây là một đặc điểm
thuận lợi hơn trong điều trị BĐMDG ở
nước ta [6]. Thiếu máu chi dưới trầm
trọng (67%) thấp hơn so với các nghiên
cứu nước ngoài (lên tới 80%) [2, 5].
2. Đặc điểm cận lâm sàng.
* Chỉ số ABI: chỉ số ABI ≤ 0,9 có giá trị
chẩn đoán BĐMDG với độ nhạy và độ
đặc hiệu > 90% khi so sánh với tổn
thương ĐM chi dưới trên DSA. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi rút ra mấy đặc

điểm về ABI trong BĐMDG như sau:
- Các nhóm giá trị ABI:
Bảng 2: Chỉ số ABI của bệnh ĐM dưới
gối (n = 88).
Chỉ số ABI theo nhóm

Số chi bệnh (%)

< 0,4

42 (47,7%

0,4 - 0,75

32 (36,3%)

0,75 - 0,9

12 (13,6%)

0,9 - 1,4

2 (2,3%)

> 1,4

0 (0%)

ABI trung bình 0,42 ± 0,04


155


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

ABI trung bình 0,42; chiếm lớn nhất là
nhóm ABI < 0,4 và nhóm ABI 0,4 - 0,75,
đồng nghĩa với thiếu máu chi dưới nặng
và vừa thường gặp trong BĐMDG [1,
3, 10].

Bảng 4: Các ĐM chi dưới bị tổn thương
trong bệnh ĐM dưới gối.
Các ĐM chi

Số chi có tổn
thƣơng (%)

Tỷ lệ % tắc

ĐM chậu

31 (35,2%)

28,6

- ABI với giai đoạn và các nhóm tổn
thương ĐM chi dưới:

ĐM đùi nông


72 (81,8%)

66,7

ĐM khoeo

18 (20,5%)

44,4

Bảng 3: Liên quan giữa chỉ số ABI với
giai đoạn lâm sàng và các nhóm tổn
thương ĐM.

ĐM chày trước

70 (79,5%)

74,3

ĐM chày sau

74 (84,1%)

78,4

ĐM mác

35 (39,8%)


72

ĐM mu chân

31 (35,2%)

75

ĐM ống gót

39 (44,3%)

65

Tổng số chi 88

Tỷ lệ tắc
chung 67,6%

Đặc điểm lâm sàng

ABI

Giai đoạn lâm sàng
(theo Rutherford)
I

0,88


II

0,75 ± 0,15

II

0,59 ± 0,04

IV

0,3 ± 0,05

V

0,23 ± 0,09

VI

0,15 ± 0,07

Các nhóm tổn thương
ĐM chi dưới
Chậu - đùi - cẳng chân

0,34 ± 0,05

Đùi - cẳng chân

0,45 ± 0,05


Cẳng chân

0,78 ± 0,12

Chúng tôi nhận thấy chỉ số ABI tương
quan thuận với giai đoạn lâm sàng
BĐMDG, giảm dần từ 0,88 về 0,15; sự
khác biệt giữa giai đoạn lâm sàng
Rutherford 2 và 3, Rutherford 3 và 4,
Rutherford 4 và 6 có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05) [3, 4].
* Tổn thương ĐM chi dưới:
- Các ĐM bị tổn thương
156

ĐM dưới gối bị tổn thương nhiều nhất
là ĐM chày sau và ĐM chày trước, ĐM
tầng trên tổn thương nhiều nhất là ĐM đùi
(81,8%). Tỷ lệ tổn thương tắc gấp đôi
hẹp. Tổn thương ĐM ở khu vực bàn chân
gặp không ít với ĐM mu chân (35,2%) và
ĐM ống gót (36,2%), đây là những tổn
thương đe dọa trực tiếp tới sự sống còn
của bàn chân. Tổn thương ĐM đùi nông
với tỷ lệ cao (81,8%) cho thấy tính đa
tầng của BĐMDG ở nước ta [2, 8].
- Mức độ tổn thương ĐM dưới gối
(theo TASC II, 2007):
TASC A-B-C: 4,5%; TASC D: 95,5%;
tắc: 89,6%; hẹp: 10,4%. Chủ yếu tổn

thương ĐM dưới gối là TASC D, tỷ lệ tắc
gấp 8 lần hẹp. Tổn thương tắc chiếm đa
số (67,6%) (gấp đôi tổn thương hẹp),
riêng tầng dưới gối, tỷ lệ này là 89,4%.
Tổn thương ĐM dưới gối thường gặp là
TASC D với 95,5%, nói lên mức độ nặng
là phổ biến, tương đồng với nghiên cứu
nước ngoài [5, 7].
- Chiều dài tổn thương:


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

Bảng 5: Chiều dài tổn thương ĐM chi dưới của bệnh ĐM dưới gối.
ĐM chi dƣới

Tỷ lệ % tổn
thƣơng < 5 cm

Tỷ lệ % tổn
thƣơng 5 - 10 cm

Tỷ lệ % tổn
thƣơng > 10 cm

Chiều dài tổn thƣơng
trung bình (cm)

ĐM chậu


35,7

21,4

42,9

9,7 ± 8,4

ĐM đùi nông

18,9

13,5

67,6

20,6 ± 11,6

ĐM khoeo

33,3

66,6

0

5,0 ± 2,8

ĐM chày trước


5,7

8,6

85,7

25,9 ± 11,7

ĐM chày sau

5,4

10,8

83,8

26,9 ± 13,8

ĐM mác

5,5

50

44,4

15,8 ± 9,2

ĐM mu chân


12,5

31,3

56,3

9,6 ± 4,9

ĐM ống gót

10

35

55

10,9 ± 6,7

Tổn thương ĐM dưới gối dài > 10 cm gặp nhiều (> 50%) (trừ vị trí ĐM mác). Tổn
thương ở ĐM chày trước và ĐM chày sau thường dài nhất với chỉ số trung bình 25,9
và 26,9 cm. Các nghiên cứu nước ngoài gặp tổn thương dài (> 10 cm) khoảng 50 70%, vị trí ở ĐM cẳng chân 60 - 80%. Tuy nhiên, các tác giả ít gặp tổn thương dài ở
ĐM đùi nông hơn (chỉ khoảng 30 - 40%) [7, 9]. Trong thực tế lâm sàng, ĐM hẹp tắc dài
thường cho kết quả điều trị kém hơn cả về ngắn hạn và dài hạn. Vì thế, vị trí tổn
thương dài thực sự là mối quan tâm trong thực hành lâm sàng.
- Các nhóm ĐM tổn thương:
Bảng 6: Các nhóm ĐM chi tổn thương của bệnh ĐM dưới gối.
Nhóm tổn thƣơng

Tỷ lệ % gặp


Tỷ lệ % tắc

Tỷ lệ % CLI

Chậu - đùi - cẳng chân

31 (35,2%)

66,1

24 (77,4%)

Đùi - cẳng chân

41 (46,6%)

70,3

24 (58,5%)

Cẳng chân

16 (18,2%)

80

11 (68,6%)

Chủ yếu là tổn thương đa tầng (82,8%), tầng cẳng chân đơn thuần chỉ gặp 18,2%.
Các nghiên cứu ngoài nước thường gặp tổn thương ĐM cẳng chân đơn thuần (61%),

sự khác biệt này có thể do tiểu đường là yếu tố nguy cơ BĐMDG gặp nhiều hơn ở Việt
Nam. Chỉ số này phản ánh tính đa tầng trong tổn thương ĐM của BĐMDG [2, 5, 9]. Ở
mỗi tầng, tổn thương tắc và tỷ lệ thiếu máu chi dưới trầm trọng chiếm đa số (> 50%).
KẾT LUẬN
* Đặc điểm lâm sàng và chỉ số ABI của
bệnh ĐM dưới gối:
- Đặc điểm lâm sàng:
+ Tuổi trung bình 71,8 ± 10,7; hay gặp
lứa tuổi 70 - 80 (47%).

+ Giới: nam nhiều hơn nữ (tỷ lệ 1,87/1).
+ Yếu tố nguy cơ: rối loạn lipid máu
(74,2%); hút thuốc (51,5%); tiểu đường
(34,8%); tăng huyết áp (30,3%).
+ Giai đoạn bệnh: Rutherford IV (51,1%)
và Rutherford III (22,7%). Tỷ lệ thiếu máu
chi dưới trầm trọng (CLI) chiếm 67%.
157


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

- Đặc điểm chỉ số ABI:
+ ABI trung bình 0,42.
+ Nhiều nhất ở nhóm ABI < 0,4
(47,7%) và nhóm ABI 0,4 - 0,75 (36,3%).
+ ABI tương quan thuận với giai đoạn
tiến triển lâm sàng của BĐMDG.
* Đặc điểm tổn thương ĐM chi dưới
của bệnh ĐM dưới gối:

- Chủ yếu là tổn thương đa tầng
(82,8%).
- Vị trí gặp nhiều nhất là ĐM chày sau
(84,1%), ĐM chày trước (79,5%).
- Tỷ lệ tổn thương tắc 67,6%; thường
gặp (50%) tổn thương dài > 10 cm ở hầu
hết các vị trí, trừ ĐM mác. 95,5% tổn
thương ĐM dưới gối là TASC D.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Phương Lan, Huỳnh Văn Minh.
Vai trò chỉ số tâm thu cổ chân/cánh tay (ABI)
trong chẩn đoán bệnh lý viêm tắc ĐM chi
dưới. Tim Mạch học Việt Nam. 2001, số 26,
chuyên đề, tr.29-33.

4. Kim ES, Wattanakit K, Gornik HL. Using
the ankle-brachial index to diagnose peripheral
artery disease and assess cardiovascular risk.
Cleve Clin J Med. 2012, Sep, 79 (9), pp.
651-661.
5. Norgren L, Hiatt WR et al. Trans-Atlantic
Inter-Society Consensus for the management
of peripheral arterial disease (TASC II). Eur J
Vasc Endovasc Surg. 2007, 33, pp.5-70.
6. Paul W. Wennberg. Approach to the
patient with peripheral arterial disease.
Circulation. 2013, 128, pp. 2241-2250.
7. Rooke TW, Hirsch AT, Misra S.
ACCF/AHA Focused update of the guideline
for the management of patients with

peripheral arterial disease (updating the 2005
guideline). J Vasc Surg. 2011, 54, e32-e58.
8. Spence M. Taylor, John W. York David
Cull. Clinical success using patient-oriented
outcome measures after lower extremity
bypass endovascular intervention for ischemic
tissue loss. J Vasc Surg. 2009, 50, pp.534541.

2. ACC/AHA Guidelines for the Management
of Patient With Peripheral Arterial Disease.
JACC. 2006, 20 (10), pp.4-46.

9. Soderstrom M, Arvela E, Korhonen M.
Infrapopliteal
percutaneous
transluminal
angioplasty versus bypass surgery as first-line
strategies for critical limb ischemia. Ann Surg.
2010, 252, pp.765-773.

3. Dachun Xu, Jue Li, Liling Zou.
Sensitivity and specificity of the ankle-brachial
index to diagnose peripheral artery disease: a
structured review. Vasc Med. 2010, Oct, 15
(5), pp.361-369.

10. Victor Aboyans et al. Measurement
and Interpretation of the Ankle-Brachial Index:
A Scientific Statement, From the American
Heart Association. Circulation. 2012, 126,

pp.2890-2909.

158



×