Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá kết quả ban đầu thay khớp gối toàn phần tại Bệnh viện Quân dân miền Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.86 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN DÂN MIỀN ĐÔNG.
Lê Quang Trí*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thoái hóa khớp gối và giai đoạn cuối là hư khớp chiếm tỷ lệ cao ở tuổi già và đặc biệt ở các
nước kém phát triển. Tuy nhiên, phương pháp điều trị cho bệnh lý này ở giai đoạn nặng là thay khớp gối và hiệu
quả của nó như thế nào vẫn còn là vấn đề mới mẻ đối với phần lớn phẫu thuật viên chỉnh hình trong nước. Vì
vậy, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần đánh giá hiệu quả thay khớp gối tại Bệnh viện
QD Miền Đông.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả thay khớp gối toàn phần tại Bệnh viện Quân Dân Miền Đông.
Phương pháp nghiên cứu: Theo phương pháp nghiên cứu mô tả tiền cứu, xử lí số liệu bằng phần mềm
thống kê SPSS 19.0.
Kết quả: Từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2010, chúng tôi đã tiến hành thay 24 khớp gối cho 22 bệnh nhân,
không thay bánh chè. Thời gian theo dõi trung bình là 15 tháng, đánh giá kết quả theo thang điểm Knee score và
Knee function score trước và sau mổ lần lượt 43,34 – 81,85 và 43,76 – 78,65. Kết quả theo thang điểm KS sau
mổ là rất tốt 68,2%; tốt 27,3%; trung bình 4,5%; không có trường hợp nào xấu. Gối gập trung bình 1100. Biến
chứng co rút gối 150 có 1 trường hợp.
Kết luận: Kết quả ban đầu thay khớp gối toàn phần đạt tỉ lệ rất tốt và tốt chiếm 91%, cho thấy hiệu quả
mang lại về mặt vận động cho bệnh nhân già thoái hóa và hư khớp khá tốt, cần được phổ biến để nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người cao tuổi.
Từ khóa: Thoái hóa khớp, thay khớp gối toàn phần, chỉ số số gối, chỉ số chức năng khớp gối.

ABSTRACT
EVALUATED THE FIRST EFFECT OF TOTAL KNEE REPLACEMENT IN QUAN DAN MIEN DONG
HOSPITAL
Le Quang Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 138 - 141


Background: Osteoarthritis and the last stage need to secure by total knee replacement (TKR). But
everything about this surgery is not known clearly. So, we study this research to evaluate the effect in TKR
Purpose: Evaluate the effects of total knee arthroplasty in Quan Dan Mien Dong Hospital.
Mehthods: with prospective observation, statictis and analysis data by SPSS software
Results: From 8/2008 to 12/2010, We have done 24 knee for 22 patients. Average follow time is 15 months,
to evaluate the results by the Knee Score and the Knee Function Score. Pre- KS and post- KS: 43.34 – 81.85. preKFS and post- KFS: 43.76 – 78.65. The Proportion of KS in post-op was 68.2% of excellent. 27.3% of good, 4.5%
of fair, no case is poor. The average flexion was 1100. The complications had 1 case with knee spasm in 150.
Conclusion: The early results of total knee arthroplasty have gotten excellent and good 91%, Improving
movement much more for elder patients with knee joint degeneration. It needs to be attended much more in the
future.


Khoa CTCH –Bệnh viện Quân Dân Miền Đông

Tác giả liên lạc: Bs.Lê Quang Trí

138

ĐT: 0913126229

Email:

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học

Key words: Osteoarthritis, Total knee replacement, knee score, knee function score.

khớp gối.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý thoái hóa khớp mà đặc biệt khớp gối
luôn chiếm tỷ lệ cao ở tất cả các nước trên thế
giới. Tuy đã có nhiều phương pháp điều trị bảo
tồn bệnh lý thoái hóa khớp gối như giảm cân,
thuốc, nội soi, cắt xương sửa trục(4,8) nhưng diễn
biến bệnh sau cùng dẫn đến hư mặt khớp, biến
dạng trục cơ học khớp, co rút khớp, vận động
hạn chế và đau nhiều...đó là những lý do bệnh
nhân và thầy thuốc cùng đồng thuận thay khớp
với mục đích chỉnh sửa biến dạng khớp, không
đau và đi lại tốt hơn(2,3).
Trên thế giới, từ thập niên 1970 đã bắt đầu
áp dụng kỹ thuật thay khớp gối nhân tạo cho
những bệnh nhân già có chỉ định, các nguyên tắc
phẫu thuật và sự chế tạo khớp nhân tạo ngày
càng được hoàn thiện nhằm phù hợp với giải
phẫu và chức năng khớp ngày càng tốt hơn
nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi.
Ở Việt Nam tuy chưa có 1 thống kê cụ thể về
tình hình thoái hóa khớp gối, nhưng theo chúng
tôi tỷ lệ người cao tuổi ở nước ta có các vấn đề
về khớp gối rất cao cũng như tỷ lệ cần được thay
khớp nhằm cải thiện chức năng vận động và
phòng các bệnh lý khác về tim mạch cũng không
phải là ít. Tuy nhiên hiện nay kỹ thuật này còn
rất mới và chưa được cập nhật ở nước ta 1 cách
có hệ thống, cả thầy thuốc và bệnh nhân còn rất
thiếu thông tin về phương pháp phẫu thuật này.

Hơn nữa, điều kiện kinh tế của chúng ta cũng
chưa thể đáp ứng cho tất cả bệnh nhân có chỉ
định được phẫu thuật. Vì vậy, chúng tôi muốn
nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra 1 số thông
tin về tình hình triển khai kỹ thuật thay khớp
gối tại 1 bệnh viện loại 2 để góp phần phát triển
kỹ thuật này ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả ban đầu phẫu thuật thay
khớp gối toàn phần
Mục tiêu chuyên biệt
- Xác định các yếu tố dẫn đến chỉ định thay

- So sánh mức độ biến dạng trước và sau mổ
thay khớp gối.
- Phát hiện, dự phòng và xử trí các biến
chứng thay khớp.
- Đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau
phẫu thuật.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các trường hợp bệnh nhân già có thoái hóa
khớp gối đã điều trị bằng nhiều phương pháp
nhưng không khỏi và bệnh nhân đồng ý thay
khớp.

Phương pháp nghiên cứu

Theo phương pháp nghiên cứu mô tả tiền
cứu, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm
thống kê SPSS.

Phương pháp tiến hành
- Lượng giá theo thang điểm Knee Scociety
Scoring System(2) gồm 2 phần knee score và
Knee Scociety Function Score được đánh giá
trước và sau mổ.
- Chuẩn bị trước mổ chu đáo bao gồm tầm
soát tất cả các bệnh lý có trong tiền sử và hiện
tại, tiến hành điều trị nếu cần cho đến khi ổn
định. Hội chẩn giữa bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ
gây mê hồi sức về vô cảm và các nguy cơ, đánh
giá toàn thân trước mổ theo các mức độ nguy cơ
của hiệp hội các nhà gây mê Hoa kỳ (ASA)(5).
Tập phục hồi chức năng trước mổ và sử dụng
kháng sinh dự phòng.
- Phương pháp phẫu thuật: Sử dụng đường
mổ kinh điển dọc theo cạnh trong xương bánh
chè, không thay xương bánh chè, hy sinh dây
chằng chéo sau bằng loại khớp nhân tạo PFC
sigma.
- Phục hồi chức năng sau mổ: bệnh nhân
được tập phục hồi chức năng ngay ngày thứ 3
sau mổ, có sự hướng dẫn và hổ trợ của chuyên
viên PHCN, theo dõi và tái khám định kỳ.

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương


139


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học
KẾT QUẢ

Số liệu: Từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2010,
chúng tôi đã phẫu thuật 24 khớp gối cho 22
bệnh nhân bao gồm: 22 nữ.
Tuổi trung bình 70,5 tuổi (từ 55 đến 78 tuổi).
Bên tổn thương
Số lượng
Tỉ lệ %

Phải
13
59,09

Trái
7
31,82

2 bên
2
9,09

Tổng cộng
22

100

Nguyên nhân: 18 trường hợp do thoái hóa
khớp tiên phát và 4 trường hợp thoái hóa sau
viêm khớp dạng thấp.
Biến dạng trục khớp gối trước mổ:
Vẹo trong + co rút gập: 16 bệnh nhân
(72,73%)
Vẹo ngoài >100: 2 bệnh nhân (9,09%)

Số lượng
Tỉ lệ %

Tầm vận động gối sau mổ: gập trung bình
1100, có 1 trường hợp giới hạn duỗi gối 150.
Đánh giá x quang sau mổ:
Trục chày đùi (valgus) trung bình sau mổ:
5,430 ± 0,54
Trục ngang mặt khớp mâm chày so với trục
cơ học xương chày:
Số lượng
Tỉ lệ %

00 ± 2
20
83,34

Varus > 30
2
8,33


Valgus > 30
2
8,33

Có 3 trường hợp đau khớp chè đùi sau mổ
(12,5%), nhưng sau 6 tháng bệnh nhân hết đau
hoàn toàn.
Một trường hợp mất duỗi 150

Mức độ nguy cơ theo ASA
ASA II
14
63,63

Tỉ lệ %
0
100

Các biến chứng:

Vẹo trong > 100: 4 bệnh nhân (18,18%)

ASA I
5
22,73

Số bệnh nhân
0
22


Xấu
Tổng cộng

ASA III
3
13,64

Kết quả phục hồi chức năng theo The Knee
Society System (KSS)(2) gồm 2 thang điểm sau:

Một trường hợp sau mổ 8 tháng bệnh nhân
đi vấp ngã, gãy xương đùi ngay trên khớp nhân
tạo, được phẫu thuật kết hợp xương và xương
liền tốt.

@Theo thang điểm Knee Score (KS):

Ngoài ra chúng tôi chưa gặp phải biến
chứng nào khác.

Điểm trung bình trước mổ: 43.34 ± 5.78

BÀN LUẬN

Điểm trung bình sau mổ:81.85 ± 19.54

Các yếu tố liên quan đến chỉ định thay
khớp


Có sự khác biệt về thống kê giữa điểm trung
bình KS trước và sau mổ (paired samples test
p< 0,05).
@Theo thang điểm Knee Function Score
(KFS):
Điểm trung bình trước mổ: 43.76 ± 6.43
Điểm trung bình sau mổ: 78.65 ± 18.93
Có sự khác biệt về thống kê giữa điểm trung
bình KFS trước và sau mổ (paired samples test
p< 0.05)
Kết quả phục hồi chức năng thay khớp gối
sau 15 tháng như sau:
Rất tốt
Tốt
Trung bình

140

Số bệnh nhân
15
6
1

Tỉ lệ %
68,2
27,3
4,5

Chúng tôi luôn cân nhắc rất kỹ về chỉ định,
trong hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam luôn

phụ thuộc vào suy nghĩ và kinh tế của từng
bệnh nhân, thực tế cho thấy có những bệnh
nhân có chỉ định thay khớp nhưng bệnh nhân
không đồng ý, có thể do nếp nghĩ cũng có thể
do kinh tế. Nhưng để có chỉ định phù hợp với
bệnh nhân ở nước ta, theo chúng tôi cần lưu ý
cá yếu tố sau đây:
- Bệnh nhân có biến dạng khớp như varus
trên 100, valgus trên 100, hoặc vừa vẹo trong
vừa co rút gập đã được điều trị bằng nhiều biện
pháp nhưng diễn biến ngày càng nặng hơn, đau
nhiều và vận động khó khăn.

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
- Có mức độ nguy cơ trong phẫu thuật theo
tiêu chuẩn của các nhà gây mê Hoa Kỳ từ
ASA-I đến ASA-III, có nghĩa là bệnh nhân
không có mắc các bệnh khác kèm theo gây suy
yếu các cơ quan trong cơ thể, và như vậy bệnh
nhân mới có đủ các điều kiện để tập phục hồi
chức năng sau mổ.

So sánh mức độ biến dạng trước và sau mổ
thay khớp gối
Theo thang điểm KS
Điểm trung bình trước mổ: 43,34 ± 5,78.
Điểm trung bình sau mổ: 81,85 ± 19,54.


Theo thang điểm KFS
Điểm trung bình trước mổ: 43,76 ± 6,43.
Điểm trung bình sau mổ: 78,65 ± 18,93.
Sự khác biệt về điểm trung bình trước và sau
mổ của cả 2 thang điểm đều có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Cho thấy sự phục hồi về mặt giải phẫu
và các trục cơ học là rất tốt giúp ích cho sự phục
hồi về cơ năng khớp gối.

Kết quả phục hồi chức năng
Với độ tuổi trung bình 70,5 và đa số bệnh
nhân có bệnh lý nội khoa kèm theo là một trở
ngại lớn cho tập phục hồi chức năng, nhưng với
tầm vận động khớp sau mổ đạt trung bình 1100
cho thấy kết quả phục hồi là tương đối tốt so với
một số tác giả khác như TT Hữu 1050(8), Scott
1150(7). Tuy nhiên nếu kỹ thuật cân bằng phần
mềm để tạo khoảng gập duỗi hoàn hảo hơn thì
tầm vận động khớp sẽ đạt được tối ưu hơn.
Kết quả phục hồi chức năng theo thang điểm
KSS có tỉ lệ tốt và rất tốt chiếm 95,5%, trung bình
4,5% và không có trường hợp nào xấu. Đây là
kết quả ban đầu đáng khích lệ, dĩ nhiên số liệu
của chúng tôi còn ít nên có thể chưa gặp những
biến chứng trầm trọng. So sánh với tác giả Scott
thực hiện thay khớp gối 119 trường hợp, thời
gian theo dõi trung bình 5 năm có 83% rất tốt,
15% tốt và 2% xấu(7), số liệu của tác giả vẫn có tỉ
lệ xấu, còn tỉ lệ tốt và rất tốt cũng ngang bằng

với số liệu của chúng tôi.

Nghiên cứu Y học

Biến chứng
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi không có
trường hợp nào gặp các biến chứng như: nhiễm
trùng, trật khớp gối và trật khớp chè đùi. Đau
khớp chè đùi có 3 trường hợp chiếm 12,5% do
trong kỹ thuật thay khớp chúng tôi không thay
xương bánh chè nên 3 trường hợp có nhiều chồi
xương xung quanh bánh chè sau khi lấy bỏ vẫn
còn đau nhưng sau 6 tháng bệnh nhân không
còn đau thường xuyên và hài lòng với khớp
nhân tạo khi di chuyển.

KẾT LUẬN
Kết quả ban đầu thay khớp gối toàn phần
đạt tỉ lệ rất tốt và tốt chiếm 91%, cho thấy mang
lại hiệu quả về mặt vận động cho bệnh nhân già
thoái hóa và hư khớp khá tốt, cần phải chọn lọc
bệnh nhân và tập phục hồi chức năng trước mổ
tốt thì kết quả mang lại mới cao. Đây là phẫu
thuật còn mới mẻ đối với người dân Việt Nam vì
vậy nên được phổ biến nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người cao tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.
3.

4.
5.

6.

7.

8.

Boyd AD, Ewald FC, Thomas WH (1993). Long term
complications after total knee arthroplasty with or without
resurfacing of the patella. J. Bone Joint Surg, N 75: 674-678.
Insall J, Dorr LD, Scott RD (1989). Rationale of knee society
clinical rating system. Clin Orthop, N 248: 13-16.
Nguyễn Thành Chơn, Ngô Bảo khang (2005). Kết quả bước
đầu thay khớp gối toàn phần tại bệnh viện Sài Gòn ITO, Y
học TP. Hồ Chí Minh, tập 9, phụ bản 2: 134-136.
Nguyễn Văn Quang (2006). Sinh cơ học khớp gối. Tạp chí y
học TP. Hồ Chí Minh, tập 10, phụ bản số 2: 9-13.
Phan Thị Hồ Hải và cộng sự (2004). Chuẩn bị bệnh nhân
trước mổ. Gây mê hồi sức. NXB y học chi nhánh TP. Hồ Chí
Minh: 1-5.
Ranawat CS, Luessenshop CP, Rodriguez JA (1997). The
press-fit condylar modular total knee system. Four to six year
results with a posterior-crutiate-substituling design, J. Bone
Joint Surg AM., N79: 342-349.
Scott WN, Rubinstein M, Scuderi G (1986). Results after knee

replacements with a posterior-cruciate-substituting prothesis.
J. Bone Joint Surg AM., N70: 1163-1168.
Trương Trí Hữu, Nguyễn Văn Quang (2007). Kết quả ban
đầu thay khớp gối toàn phần tại bệnh viện Chấn Thương
Chỉnh Hình TP. Hồ Chí Minh. Kỷ yếu hội nghị CTCH lần thứ
XIV: 50-55.

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương

141



×