Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bàng quang trực vị (thay thế nối với niệu đạo): Kết quả trên những trường hợp theo dõi trên 3 năm tại BV Bình Dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.58 KB, 9 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Nghiên cứu Y học

BÀNG QUANG TRỰC VỊ (THAY THẾ NỐI VỚI NIỆU ĐẠO):
KẾT QUẢ TRÊN NHỮNG TRƯỜNG HỢP THEO DÕI TRÊN 3 NĂM
TẠI BV BÌNH DÂN
Đào Quang Oánh* và CS

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bàng quang trực vị cần được theo dõi trong thời gian dài hơn những kết quả đã được báo
cáo trước đây
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của bàng quang tân tạo trong thời gian tối thiểu trên 3 năm sau mổ trên 2
mặt: chức năng và chất lượng sống
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những trường hợp bàng quang trực vị bằng hồi tràng có
thời gian theo dõi tối thiểu là trên 3 năm và làm đủ các xét nghiệm cần thiết theo tiêu chuẩn đặt ra
Kết quả: 84 bệnh nhân. Tỷ lệ tốt cao nhất ở tháng thứ 6 hậu phẫu. Sau đó vì vấn đề tồn lưu nước tiểu
nên có giảm đi chút ít trong thời gian sau.
Kết luận: Bàng quang trực vị là một lựa chọn tốt giúp bệnh nhân có thể đi tiểu một cách tự nhiên sau
mổ. Tuy nhiên cần theo dõi để phát hiện và khắc phục tình trạng thể tích nước tiểu tồn lưu lớn.

ABSTRACT
ORTHOTOPIC BLADDER RECONSTRUCTION:
RESULTS OF MORE THAN 3 YEARS OF FOLLOW- UP
Dao Quang Oanh, et. al. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 244 – 250
Purpose: Evaluation of long term of orthotopic bladder reconstruction after radical cystectomy, at least
3 years of follow-up, in 2 points: function of the neobladder and quality of life of the patient
Material – method: all cases that satisfy the criteria of follow up: more than 3 years of survey,
performing all requiring tests, full cooperation to reply the questions about quality of life
Results: 84 cases. Best ratio occurs at 6 th month of post operation. Aftermath, because of the post
voiding volume so the outcome lightly diminishes


Conclusion: orthotopic bladder substitution is the option that gives the postoperative patient a normal
voiding situation. Nevertheless, long- term follow -up is needed to unveil and manage the large volume of
post-voiding
Bàng quang thay thế gồm 2 nhóm:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật tạo hình thay thế bàng quang
bằng ruột hiện nay đã được thực hiện thường
xuyên tại BV Bình Dân. Một số kết quả, trên
những đoạn ruột khác nhau và bằng những kỹ
thuật khác nhau, đã đuợc tập hợp và báo cáo
trước đây(3,4). Tuy vậy, đa số những báo cáo này
chỉ dựa trên những số liệu thu thập trong
khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm sau mổ.

Bàng quang trực vị: bàng quang thay thế nối
với niệu đạo, giúp bệnh nhân có thể đi tiểu một
cách “tự nhiên” sau mổ.
Bàng quang chuyển lưu ra da: có một van
chuyển lưu có kiểm soát ngoài da. Bệnh nhân
không phải đeo ống, mang bọc, nhưng được
hướng dẫn phương pháp tự thông cách quãng
nhiều lần trong ngày.

* Khoa niệu B - Bệnh viện Bình Dân

Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân

1



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
Bàng quang thay thế là một cơ quan mới, do
đó cần có thời gian để thích ứng với nhiệm vụ
mới. Người bệnh cũng cần có thời gian để làm
quen, nhận biết và điều khiển cơ quan mới.
Kinh nghiệm trong hơn 10 năm cho chúng
tôi nhận xét: sự thành công của phẫu thuật phụ
thuộc rất nhiều vào việc theo dõi định kỳ sau
mổ. Bàng quang thay thế cần ít nhất 6 tháng để
ổn định. Có nhiều thay đổi trong 6 tháng đầu
sau mổ, và vẫn còn tiếp tục trong thời gian sau
với tốc độ chậm hơn. Do đó thời gian theo dõi
vài năm là rất cần thiết để đánh giá lại bàng
quang tân tạo. Để theo dõi những thay đổi trên
bàng quang tân tạo và phát hiện sớm các biến
chứng nếu có, chúng tôi có áp dụng lịch tái
khám định kỳ cho tất cả bệnh nhân sau mổ.
Thực tế cho thấy những bệnh nhân nào giữ mối
liên hệ chặt chẽ với BS phẫu thuật thường có
được kết quả khả quan hơn.

MỤC TIÊU
Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật và tính
bền vững theo thời gian: những thay đổi quan
trọng cần chú ý và cách điều chỉnh, khắc phục.
Sự đánh giá thực hiện trên 2 mặt chính:
-Khả năng bàng quang tân tạo có thể đảm
nhiệm một phần chức năng của bàng quang
bình thường về mặt thể tích chứa đựng, kiểm
soát chủ động, bảo vệ đường niệu trên…

-Đem lại cho bệnh nhân một cuộc sống có
chất lượng tốt hơn, nhất là khi so sánh với các
phương pháp chuyển lưu không kiểm soát như
đem 2 niệu quản ra da.

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những trường hợp bàng quang trực vị bằng
hồi tràng do chính tác giả thực hiện.
Thời gian theo dõi tối thiểu là trên 3 năm,
chấp nhận làm đủ các xét nghiệm cần thiết khi
yêu cầu, hợp tác và trả lời rõ ràng những câu hỏi
liên quan đến chất lượng sống sau mổ.

Chuyên
Đề HN KH KT BV Bình Dân
2

Nghiên cứu Y học

Các xét nghiệm thực hiện
Ngoài các xét nghiệm thường quy, các xét
nghiệm sau đây được làm trước mổ, sau mổ và
được lập lại nhiều lần trong các kỳ tái khám:
-Xét nghiệm sinh hóa chức năng thận, nước
và điện giải
-Niệu ký nội tĩnh mạch (UIV) và âm vang ký
(siêu âm) để biết hình ảnh thận, bàng quang và
bàng quang tân tạo
-Soi bàng quang để xác định tình trạng niệu

đạo, cổ bàng quang và bàng quang
-Xạ ký (X Quang) bàng quang tân tạo bằng
thuốc cản quang để đánh giá hình dạng bàng
quang, thể tích nước tiểu tồn lưu, tìm hiện tượng
ngược dòng lên niệu quản
-Áp lực đồ bàng quang đánh giá chức năng
của bàng quang tân tạo dựa trên: thể tích, áp lực,
độ mạnh của vòi nước tiểu, thể tích tồn lưu...

Đặc biệt sau mổ khảo sát kỹ
Chú ý đến chỗ cắm 2 niệu quản, chỗ nối bàng
quang tân tạo vào niệu đạo, những đặc điểm của
bàng quang mới như: dung tích, sức co bóp, chức
năng đi tiểu, tình trạng nước tiểu tồn lưu…
Theo dõi sự thay đổi của bàng quang mới
theo thời gian: bàng quang tân tạo có to dần ra
không? hiện tượng nước tiểu tồn lưu diễn tiến
thế nào? ảnh hưởng lâu dài đến thận?

Riêng về áp lực đồ bàng quang, nhận xét
thêm về
Áp lực bàng quang tối đa: cần phân biệt áp
lực của tự thân bàng quang tân tạo tương ứng
với dung tích tối đa và không rặn tiểu, và áp lực
lúc rặn tiểu chủ động (có thêm áp lực của cơ
hoành và các cơ thành bụng).
Quan sát và đánh giá dòng tiểu.
Đo thể tích nước tiểu tồn lưu.



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
Tiêu chuẩn đánh giá
Chức năng bàng quang
Bàng quang có 2 chức năng: chứa đựng và
tống xuất nước tiểu.
Đây là chức năng chính của bàng quang, có
thể đánh giá qua phép đo áp lực đồ bàng quang
và qua quan sát vòi nước tiểu khi bệnh nhân đi
tiểu: độ mạnh của vòi nước tiểu, đi tiểu làm một
đợt hay nhiều đợt trong một lần đi tiểu và có
phải rặn nhiều không?
Chức năng chứa đựng của bàng quang dựa
trên dung tích tối đa và thời gian giữa 2 lần đi
tiểu.
Khả năng kiểm soát nước tiểu dựa vào dấu
hiệu són tiểu: thời điểm (ngày, đêm) và số lần
trong ngày. Đây là yếu tố mang tính chất xã hội
và có giá trị quan trọng đối với bệnh nhân.
Thể tích tồn lưu
Tiêu chuẩn đánh giá
1/ Dung tích

Tốt

Trung bình

> 300 ml 150-300 ml

2/ Thời gian giữa 2 lần > 2giờ


Xấu
<150 ml

1-2 giờ

< 1 giờ

50-100 ml

>100 ml

đi tiểu
3/ Thể tích tồn lưu

< 50 ml

4/ Vòi nước tiểu

>20

5-20 ml/giây < 5ml/giây

ml/giây
5/ Khả năng kiểm soát hoàn toàn ban ngày có
ban ngày, lúc không

không
được cả

thỉnh


được, ban

ngày lẫn

thoảng

đêm không

đêm

không

được

Nghiên cứu Y học

-Có hiện tượng ngược dòng lên niệu
quản không?
-So sánh với tình trạng của thận-niệu quản
trước mổ: vì có một số đơn vị thận-niệu quản đã
có dãn nở trước. Tốt: nếu giảm độ chướng nước;
trung bình: nếu giữ nguyên độ chướng nước;
xấu: nếu chướng nước thêm.
Tiêu chuẩn

tốt

trung bình


Xấu

1/ UIV

bài tiết tốt

bài tiết tốt

bài tiết kém

2/ Ngược

không có

dòng

chỉ có với thể thường xuyên
tích lớn và áp
lực cao

3/ Siêu âm

không

chướng nước chướng nước

chướng

nhẹ, độ I hoặc độ II, III hoặc


nước hoặc

độ chướng

có cải thiện nước ổn định,
độ chướng

không tăng

nước

Sự hài lòng của bệnh nhân
Tiêu chuẩn này mang tính chủ quan, khác 2
tiêu chuẩn trên có tính khách quan hơn. Bệnh
nhân được hỏi 2 câu:
Câu 1: ông có hài lòng với kết quả phẫu
thuật không? chọn một trong 4 câu trả lời: hài
lòng, tạm được, không hài lòng, rất buồn.
Câu 2: so sánh với lúc bình thường, khi còn
trẻ và chưa bị bệnh, ông đánh giá sự đi tiểu bây
giờ được bao nhiêu phần trăm?
Tiêu chuẩn

tốt

trung bình

xấu

Câu 1


hài lòng

tạm được

không hài lòng
rất buồn

được ban
đêm

Chức năng bảo vệ đường niệu trên
Thận là một trong những cơ quan sinh tồn
của cơ thể. Bảo vệ thận cũng là một mục đích
quan trọng giúp cải thiện dự hậu cho người
bệnh. Sự đánh giá dựa vào:
-Các kết quả xét nghiệm sinh hoá
-Hình ảnh của 2 thận và niệu quản qua UIV
và qua siêu âm.

Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân

tăng thêm

Câu 2

80% trở lên

50 - 80%


dưới 50%

KẾT QUẢ
Có 84 bệnh nhân, tất cả là phái nam
Trường hợp đầu tiên thực hiện tháng 3/1993
Trường hợp cuối thực hiện tháng 11/2004
1 bệnh nhân tử vong
83 trường hợp được theo dõi tối thiểu 3 năm
và ghi nhận
Tuổi trung bình = 57,43 ± 12,98 tuổi

3


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
Thời gian mổ trung bình = 5g 52 phút ± 34 phút

Biểu đồ phân phối theo tuổi

Nghiên cứu Y học

Biến chứng phải mổ lại
3 trường hợp (3/84 = 3,57%). Một bệnh nhân do
penrose dẫn lưu khoang chậu trái sau phúc mạc
hoạt động không tốt, gây tụ dịch. Bệnh nhân sốt,
đau, có phản ứng phúc mạc và được mổ lại thám
sát vào ngày hậu phẫu 9. Khoang sau phúc mạc
trái được rửa sạch bằng bétadine pha loãng và dẫn
lưu bằng 2 penrose lớn đặt qua 1 đường rạch bên
thành bụng. Sau đó diễn tiến ổn định, các thông

được rút dần nhưng bệnh nhân bị biến chứng hẹp
niệu đạo do đặt thông kéo dài. Bệnh nhân này có
thời gian nằm viện lâu nhất (36 ngày). Hai bệnh
nhân còn lại sau khi cắt chỉ ngoài da thì thành
bụng bị hở, phải khâu lại.

Biến chứng gần
Liệt ruột kéo dài
10 trường hợp (11,9%) phải đặt thông mũidạ dày quá 5 ngày.
Xuất huyết tiêu hoá
1 trường hợp xuất huyết do loét dạ dày đã
được xử trí bằng nội soi chích thuốc cầm máu.

Biểu đồ phân phối theo thời gian mổ

Tai biến – biến chứng
Tử vong
1 trường hợp vì viêm phúc mạc hậu phẫu vì
dò ruột. Bệnh nhân được mổ lại 2 lần, lần sau cắt
bỏ bàng quang tân tạo và đem 2 niệu quản ra da
nhưng không phục hồi được sau mổ.
Tai biến trong lúc mổ
1 trường hợp rách trực tràng trong thì cắt bỏ
bàng quang. Trường hợp này được xử trí bằng
mở đại tràng sigma ra da. Ống tiêu hóa được
khâu phục hồi lại 3 tháng sau, khi bàng quang
tân tạo đã tương đối ổn định.

Chuyên
Đề HN KH KT BV Bình Dân

4

Dò dỉ nước tiểu
5 trường hợp (5,95%) dò dỉ nước tiểu qua dẫn
lưu kéo dài, trên 10 ngày mới rút được hết các dẫn
lưu 2 bên hố chậu. 1 trường hợp dò dỉ trên mu tại
vị trí đặt thông bàng quang cũ, mặc dù đi tiểu khá
tốt. Bệnh nhân này được hướng dẫn tự đặt thông
niệu đạo để lấy hết nước tiểu tồn lưu sau mỗi lần
đi tiểu. Khoảng 1 tháng sau, khi bệnh nhân tái
khám thì nơi dò dỉ đã lành hẳn.

Biến chứng xa
1 trường hợp (1/84 = 1,19%) tiểu không kiểm
soát ngày và đêm, trên cơ địa đái tháo đường.
Những cố gắng điều trị nội khoa không hiệu
quả, sau cùng phải chuyển qua tạo hình van
chuyển lưu ra da.
3 trường hợp (3/84 = 3,57%) hẹp niệu đạo
trước do đặt thông. Một bệnh nhân được xử trí
bằng nong niệu đạo định kỳ, hai bệnh nhân còn
lại được xẻ rộng niệu đạo qua nội soi. Sau 4-6


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
tháng, cả 3 bệnh nhân đi tiểu khá dễ và vòi nước
tiểu chấp nhận được
9 trường hợp (10,71%) hẹp cổ bàng quang
tân tạo (chỗ nối bàng quang vào niệu đạo) được
cắt rộng chỗ hẹp qua nội soi 2-3 tháng sau.


Đánh giá hiệu quả theo thời gian
Chức năng bàng quang
6 tháng
Trên 6 tháng
3 tháng
số bệnh nhân số bệnh nhân số bệnh nhân
(%)
(%)
(%)
48 (57,83)
71 (85,54)
68 (81,93)
tốt
11 (13,25)
14 (16,87)
Trung bình 33 (39,76)
2 (2,41)
1 (1,20)
1 (1,20)
xấu

Tiêu chuẩn để đánh giá là 5 yếu tố: dung
tích, thời gian giữa 2 lần đi tiểu, thể tích tồn lưu,
vòi nước tiểu, khả năng kiểm soát.
Có sự cải thiện rõ theo thời gian. Tỷ lệ quanh
6 tháng là khả quan nhất, tỷ lệ tốt là 85,54%. Sau
6 tháng, bàng quang tân tạo có khuynh hướng
dãn rộng và thể tích tồn lưu có khuynh hướng
tăng lên, ảnh hưởng đến tiêu chí đánh giá. Tỷ lệ

tốt giảm còn 81,93%.
Chỉ có 1 trường hợp (1,20%) được đánh giá
là xấu: tiểu không kiểm soát cả ngày lẫn đêm
trên bệnh nhân đái tháo đường.

Chức năng bảo vệ đường niệu trên
83 bệnh nhân = 166 đơn vị thận – niệu quản
3 tháng: số
đvị thậnnquản (%)
65 (39,16)
tốt
trung bình 91 (54,82)
10 (6,02)
xấu

6 tháng: số
đvị thậnnquản (%)
117 (70,48)
41 (24,69)
8 (4,82)

Trên 6 tháng:
số đvị thậnnquản(%)
133 (80,12)
25 (15,06)
8 (4,82)

Có sự cải thiện dần theo thời gian, số trường
hợp được đánh giá là trung bình (3 tháng sau mổ)
thay đổi về hướng tốt (6 tháng và trên 6 tháng sau

mổ). Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi của
bàng quang tân tạo, bớt những cơn co thắt và áp
lực thấp hơn trong kỳ chứa đựng, nhờ vậy ít ảnh
hưởng trên khúc nối niệu quản - bàng quang.
Sau hơn nửa năm, tỷ lệ tốt (thận bài tiết tốt,
không ứ nước hoặc có cải thiện độ ứ nước, niệu
quản mềm mại) là 80,12% và trung bình (thận
bài tiết tốt, còn ứ nước nhẹ, niệu quản còn dãn

Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân

Nghiên cứu Y học

nở) là 15,06%. Tỷ lệ này thường ổn định từ sau 6
tháng, nếu tồn lưu nước tiểu ít và bàng quang
không dãn lớn.

Sự hài lòng của bệnh nhân
Với câu hỏi 1: sự hài lòng của bệnh nhân sau mổ
1-3
tháng:
số bệnh
nhân (%)
57 (68,67)
tốt
trung 19 (22,89)
bình
xấu
7 (8,43)


3-6
6 tháng1-3 năm:
tháng:
1năm: số
số bệnh
số bệnh bệnh nhân nhân (%)
(%)
nhân (%)
61 (73,49) 77 (92,77) 72 (86,75)
17 (20,48) 3 (3,61)
10 (12,05)
5 (6,02)

3 (3,61)

1 (1,20)

Với câu hỏi 2: so sánh động tác đi tiểu trước
và sau mổ

tốt
trung
bình
xấu

1-3
tháng:
số bệnh
nhân (%)
47 (56,63)

26 (31,33)

3-6
tháng:
số bệnh
nhân (%)
60 (72,29)
15 (18,07)

10 (12,05)

8 (9,61)

6 tháng1năm: số
bệnh
nhân (%)

1-3 năm:
số bệnh
nhân (%)

68 (81,93) 59 (71,08)
12 (14,46) 21 (25,30)
3 (3,61)

3 (3,61)

Bệnh nhân tự đánh giá kết quả đạt được
sau mổ.
Theo thời gian tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với

cuộc mổ tăng lên, từ khoảng 50% khi mới rút
thông, tăng dần đến trên 60% lúc 3 tháng sau
mổ. Tỷ lệ lên cao nhất trong thời gian 6 tháng – 1
năm sau mổ, với khoảng 90% hài lòng sau đó hạ
xuống chút ít vì có một số bệnh nhân phải tự
thông kết hợp với những lúc đi tiểu qua niệu
đạo (để tránh hiện tượng dãn nở của bàng
quang).

BÀN LUẬN
Có sự thay đổi rõ của bàng quang tân tạo
theo thời gian
Ở giai đoạn sớm ngay sau rút thông, bàng
quang tân tạo bị kích thích bởi rất nhiều yếu tố:
quá trình viêm hậu phẫu, sự cọ sát của ống
thông, nhiễm trùng niệu ngược dòng, sự ứ đọng
nhiều dịch ruột dẫn đến sự gia tăng co bóp của
thành bàng quang... Kết quả là dung tích còn
nhỏ và áp lực còn cao.

5


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
3 tháng sau dung tích bàng quang tân tạo
tăng và áp lực giảm dần.
Sau 6 tháng, thể tích bàng quang tân tạo ổn
định dần, thay đổi chậm lại. Khuynh hướng
chung là những cơn co bóp tự phát giảm dần.
Phần lớn các trường hợp đạt được kết quả tốt về

khả năng chứa đựng và tống xuất nước tiểu.
Trên 1 năm trở đi, đa số là ổn định, ít thay
đổi. Vấn đề quan trọng nhất là cần theo dõi
lượng nước tiểu tồn lưu, vì đây là nguyên nhân
cơ bản sẽ gây dãn nở dần bàng quang.

Tỷ lệ tai biến – biến chứng chấp nhận
được
Nếu so sánh với một số tác giả như
Melchior(5), Wenderoth(9), Stein(7), Studer(8),
Skinner(6) là những tác giả cũng sử dụng hồi
tràng để tạo hình thay thế bàng quang thì chúng
tôi có tỷ lệ tai biến – biến chứng chấp nhận được.
Những công bố của các tác giả trên cho thấy tỷ lệ
tử vong là 1 – 1,6%, tỷ lệ biến chứng sớm là 7,5 –
42%, tỷ lệ biến chứng muộn là 2,4 – 17,2%.

Thể tích tồn lưu nước tiểu cần được
đánh giá và theo dõi kỹ
Hầu hết các kết quả đều cho thấy có sự dãn
nở dần dần của bàng quang tân tạo. Sự dãn nở
này được giải thích bằng định luật Laplace mà
trong giai đoạn đầu được xem như là một đáp
ứng tốt (vì làm tăng thể tích, giảm áp suất nhờ
đó sẽ tăng tỷ lệ kiểm soát nước tiểu, tránh tiểu
són) và thường sẽ ổn định sau nửa năm trở đi.
Tuy vậy vẫn có những báo cáo về nhiều bàng
quang thể tích rất lớn. Điều này đã được giải
thích do một lượng thể tích tồn lưu nước tiểu
tăng dần rồi trở nên quá lớn.

Nếu thể tích tồn lưu ổn định từ 50 ml trở
xuống thì bàng quang tân tạo ổn định rất lâu.
Nếu thể tích tồn lưu trên 100 ml thì phải tìm ra
nguyên nhân để phòng tránh. Các nguyên nhân
có thể là:
(1) thoát vị thành bụng sau cuộc đại phẫu (vì
tuổi cao, thể trạng kém, suy dinh dưỡng...) đưa
đến sức rặn kém.

Chuyên
Đề HN KH KT BV Bình Dân
6

Nghiên cứu Y học

(2) hiện tượng ngược dòng nhiều lên niệu quản.
(3) hẹp chỗ nối niệu đạo vào bàng quang.
Hẹp chỗ nối niệu đạo vào bàng quang tân
tạo là nguyên nhân thường gặp nhất. Chúng tôi
gặp biến chứng này với tỷ lệ 10,71% (9TH). Cách
giải quyết cũng khá đơn giản, có thể dễ dàng xẻ
rộng chỗ hẹp qua nội soi. Chú ý vị trí xẻ là ở nửa
trên của vòng tròn nhìn qua thị kính: 12 giờ nếu
chỉ cần xẻ tại một vị trí, hoặc 10 giờ và 2 giờ nếu
cần xẻ tại hai vị trí. Không nên xẻ quá rộng ngay
ở thì đầu để tránh hiện tượng tiểu són. Nếu cần
thiết sẽ xẻ thêm lần nữa, qua việc theo dõi mức
độ cải thiện của động tác đi tiểu và thay đổi thể
tích nước tiểu tồn lưu.
Dù có tìm và giải quyết những nguyên nhân

gây tiểu khó, có thể vẫn còn một số ít bệnh nhân
chưa tự tiểu được ngay, kể cả sự hỗ trợ bằng áp
dụng thủ thuật Vasalva. Vì vậy tất cả phải được
báo trước về khả năng tự thông tiểu khi cần
thiết. Nguyên tắc “tự thông tiểu sạch và cách
quãng” phải được giải thích và hướng dẫn cho
mọi bệnh nhân tạo hình bàng quang bằng ruột,
mở rộng lẫn thay thế. Thực tế cho thấy, đối với
bàng quang trực vị, “tự thông tiểu sạch và cách
quãng” là phương pháp tốt để giải quyết vấn đề
tồn lưu nước tiểu. Cần theo dõi thường xuyên
thể tích nước tiểu tồn lưu. Có thể đánh giá thể
tích này bằng siêu âm hay bằng thông tiểu sau
khi đi tiểu. Cách thức sau chính xác và đơn giản
hơn. Để phát hiện sớm tình trạng này, nên thông
mỗi tháng ít nhất một lần để đánh giá lượng
nước tiểu tồn lưu.

KẾT LUẬN
Bàng quang thay thế nối với niệu đạo (bàng
quang trực vị) là một lựa chọn tốt và cần thiết
cho những bệnh nhân khi phải cắt bỏ bàng
quang. Phương pháp này giúp cho bệnh nhân có
thể đi tiểu một cách tự nhiên, tránh mặc cảm tật
nguyền và hội nhập đời sống xã hội sau mổ. Tuy
là một phẫu thuật khá lớn nhưng tỷ lệ tai biến –
biến chứng chấp nhận được.
Bàng quang tân tạo có những kết quả khá tốt
từ tháng thứ 6 sau mổ. Để bàng quang có thể ổn



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Nghiên cứu Y học

định lâu dài theo thời gian, phải giữ thể tích
nước tiểu tồn lưu ở mức thấp nhất.
Tuy vậy, bàng quang trực vị chỉ có thể thay
thế tốt bàng quang thiên nhiên về mặt chức năng
chứa đựng. Về mặt chức năng tống xuất, bệnh
nhân cần phải tập để vận động tốt cơ bụng
nhằm hỗ trợ động tác đi tiểu. Bệnh nhân cũng
cần phải được giải thích sự cần thiết theo dõi và
phát hiện thể tích tồn lưu lớn, đồng thời khuyến
cáo trước phương pháp tự thông cách quãng có
thể được áp dụng để tránh hiện tượng dãn nở
quá mức của bàng quang tân tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.

6.


7.

8.

9.

Barre PH, Herve J M, Botto H, Camey M (1996), “ Update
on the Camey II procedure”, World J Urol (14), pp 27-28
Degeeter P, Melchior H (1991), “Orthotopic bladder
replacement using detubularized ileum “, Bladder
Reconstruction and Continent Urinary Diversion - 2nd
edit. - Chicago - Mosby Year Book Inc., pp 374-382
Đào quang Oánh, Vũ văn Ty, Nguyễn tuấn Vinh, Nguyễn
văn Ân (2004), “Phẫu thuật không chuyển lưu trong niệu
khoa”, Y Học TP Hồ Chí Minh (8), (1), tr 289 – 295
Đào quang Oánh, Vũ văn Ty, Nguyễn tuấn Vinh, Nguyễn
văn Ân (2005), “Tạo hình bàng quang nằng ruột”, Tạp chí
Y Học VN (313), tr 755 – 763
Melchior H, Spehr C, Knop-Wageman I, Persson M C,
Juernermann K P (1988), “Continent ileal bladder for
urinary tract reconstruction after cystectomy: survey of 44
patients”, J.Uro. (139), pp 714-718
Skinner D G, Boyd S D, Lieskovsky G, Bennet C,
Hopwood B (1991), “Lower urinary tract reconstruction
following cystectomy: experience and results in 126
patients using the Kock ileal reservoir with bilateral
ureteroileal urethrostomy”, J.Uro. (146), pp 756-760
Stein J P, Dunn M D, Quek M L, Miranda G, Skinner D G
(2004), ”The orthotopic T pouch ileal neobladder:
experiences with 209 patients”, J.Uro (172), pp 584 – 587

Studer U E, Danuser H, Merz V W, Springer J P, Zing E J
(1995), “Experience in 100 patients with an ileal low
pressure bladder substitute combined with an afferent
tubular isoperistaltic segment”, J.Uro. (154), pp 49-56
Wenderoth U K, Bachor R, Egghart G, Frohnenberg D,
Miller K, Hautmann R E (1990), “The ileal neobladder:
experience and results of more than 100 consecutive
cases”, J.Uro. (143), pp 492-497

Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân

7


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Chuyên
Đề HN KH KT BV Bình Dân
8

Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân

Nghiên cứu Y học

9




×