Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy Danis - Weber vùng cổ chân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.74 KB, 4 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
GÃY DANIS - WEBER VÙNG CỔ CHÂN
Trần Văn Cư, Lê Nghi Thành Nhân
Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Cổ chân là vùng có chức năng quan trọng bởi vì trọng lượng toàn bộ cơ thể được
truyền qua cổ chân và vận động tùy thuộc nhiều vào tình trạng vững của các khớp ở đây. Gãy xương
cổ chân là kiểu gãy phổ biến nhất trong các loại gãy xương ở chi dưới. Nắn hở và kết hợp xương
bên trong trở thành phương pháp điều trị chính cho hầu hết các gãy xương vùng cổ chân gây mất
vững bởi vì phẫu thuật giúp phục hồi tốt nhất cấu trúc giải phẫu học, sinh cơ học và các đặc điểm
của vùng cổ chân. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị gãy vùng cổ chân trước Danis - weber. Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 41 bệnh nhân được phẫu thuật từ 01/2012 - 06/2014
có gãy xương cổ chân kiểu Danis-Weber B và C. Bệnh nhân được điều trị bằng kết hợp xương bên
trong. Đánh giá kết quả theo thang điểm của Baird và Jakson dựa trên tiêu chí lâm sàng và tiêu
chuẩn X.quang. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 36,93 với tỷ lệ nam/nữ = 2,7. Có 17 trường
hợp Weber B (41,5%) và 24 trường hợp Weber C (58,5%). 19 trường hợp (46,4%) gãy xương mác đơn
thuần và 22 trường hợp (53,6%) gãy phối hợp với các mắt cá khác. Đánh giá sau 6 tháng trên 39 bệnh
nhân được tái khám, kết quả từ tốt đến rất tốt đạt được 33 bệnh nhân (Weber B chiếm 38,4% và Weber
C chiếm 48,7%), khá có 03 bệnh nhân (Weber C chiếm 7,7%) và xấu có 02 bệnh nhân (Weber B chiếm
2,6% và Weber C chiếm 2,6%). Không có bệnh nhân nào có biến chứng trong phẫu thuật. Có 03 bệnh
nhân nhiễm trùng nông vết mổ. Kết luận: Kết hợp xương bên trong là phương pháp điều trị đạt hiệu quả
cao, giúp bệnh nhân phục hồi lại được hình thể giải phẫu và chức năng vùng cổ chân tốt đối với các
trường hợp gãy các mắt cá gây mất vững khớp cổ chân.
Từ khóa: Weber C, Danis - Weber, Weber B, cổ chân.
Abstract
EVALUATION OF THE RESULTS OF INTERNAL FIXATION TREATMENT
OF THE ANKLE FRACTURE
Tran Van Cu, Le Nghi Thanh Nhan
Hue University of Medicine and Pharmacy
Background: Ankles play an important role since the whole body weight is transmitted through this
region, and locomotion depends on the stability of the ankle. Ankle fractures are most commonly found


at the lower extremity. Open reduction and internal fixation have become the main treatment for
most of ankle fractures because these operative methods help restoring the anatomy, biomechanics
and contact loading characteristics of ankles. The aim of this research was to evaluate the results of
surgical treatment for ankle fractures. Materials & Methods: 41 patients with ankle fracture were
enrolled from January 2012 to June 2014. They were treated with internal fixations. Assessment
of postoperative outcomes was done at the third month and the sixth month basing on Baird and
Jackson’s scoring system with clinical and radiological criteria. Results: Male : female = 2.7;
mean age 36.93+-15.28; 17 of the fractures were classified as Weber B (41.5%) and 24 as Weber C
(58.5%). 19 patients (46.4%) had peroneal fractures and 22 patients (53.6%) had peroneal fractures
combined with the other malleolar fractures. Evaluation of 39 patients at sixth month postoperation
showed good to excellent results in 33 patients (38.4% and 48.7% of Weber B and C fracture), fair in 3
patients (7.7% of Weber C) and poor in 2 patients (2.6% and 2.6% of Weber B and C). No intra operative
complications were found. Skin infection was identified as postoperative complications in 3 patients.
- Địa chỉ liên hệ: Lê Nghi Thành Nhân, email:
- Ngày nhận bài: 15/1/2016 *Ngày đồng ý đăng: 25/2/2016 * Ngày xuất bản: 7/3/2016

16

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 31


– ICSI outcome in women operated on for
bilateral endometriomas. Human Reproduction
,Vol.23;7:1526-1530.
14. Keiji K., Mari K., Iwaho K., Jun K., Shozo
M., Masako K., Satoru T (2009). The impact
of endometriosis, endometrioma and ovarian
cystectomy on assisted reproductive technology.
Reprod Med Biol 8:113-118.
15. Benny A., Fady S., Boaz S., Seang Lin Tan.,and

Togas T(2010).Effects of ovarian endometrioma
on the number of oocytes retrieved for in vitro
fertilization.Fertility and Sterility.

16. Sajal G, Ashok A., Rishi A., J Ricardo Loret de
Mola.(2006). Impact of ovarian endometrioma
on assisted reproduction outcomes. Reproductive
BioMedicine Online.Vol.13;3:349-360.
17. Efstratios M Kolibianakis., Basil C Tarlatzis
(2006). Is it of value to treat endomotriosis prior
to IVF? . Middle East Fertility Society Journal.
Vol.11;1:24 -29.
18. Laura B., Edgardo S., Valentino V., Guido R .,
Paolo V., and Luigi F (2010). Rate of severe ovarian
damage following surgery for endometriomas.
Human Reproduction, Vol.25;3:678-682.

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 31

15


từng cá thể. Chỉ có nội soi ổ bụng mới có khả năng
chẩn đoán xác định lạc nội mạc tử cung. Nếu lạc
nội mạc tử cung được chẩn đoán trong nội soi ổ
bụng thì điều trị bằng phẫu thuật nội soi là chọn
lựa hàng đầu, đặc biệt ở các phụ nữ trong tuổi sinh
sản mà có u lạc nội mạc tử cung. Các bệnh nhân
có u lạc nội mạc tử cung, thành của nang lạc nội
mạc tử cung nên được lột bỏ hoàn toàn thay vì dẫn

lưu hay phá hủy đi vì bệnh ít tái phát hơn và tỷ lệ
có thai cao hơn. Hiện nay, không có bằng chứng
về lợi ích của điều trị nội khoa sau phẫu thuật nhận
biết mức độ LNMTC và chẩn đoán đúng dạng lạc
nội mạc tử cung trước điều trị là rất quan trọng vì
có thể ảnh hưởng đến quyết định điều trị. Có thể
kết luận rằng: Chưa có một điều trị nào tối ưu cho
mọi đối tượng LNMTC, việc điều trị phải được cá
thể hoá, đồng thời phải dựa trên các vấn đề lâm
sàng, phải xét đến hiệu quả mong muốn của bệnh
nhân hiếm muộn và tác dụng phụ của điều trị trên
chất lượng cuộc sống của họ.

11. KHUYẾN CÁO TRONG ĐIỀU TRỊ
HIẾM MUỘN
- Cần dựa vào các yếu tố: tuổi vợ, thời gian
hiếm muộn, bệnh sử, triệu chứng đau và kích
thước vị trí của khối u LNMTC ở buồng trứng để
quyết định phác đồ điều trị.
- Khi nội soi, phẫu thuật viên nên cân nhắc
cắt, đốt các sang thương nhìn thấy được, một
cách an toàn. Đối với trường hợp khối lạc nội
mạc lớn cần thiết phải quyết định phẫu thuật
trước khi làm IVF nên cho người phụ nữ tiến
hành các xét nghiệm đánh giá khả năng dự trữ
của buồng trứng.
- Bệnh nhân hiếm muộn LNMTC trẻ tuổi
nên điều trị ngoại khoa sau đó chờ có thai hoặc
KTBT+IUI. Nếu bệnh nhân 35 tuổi trở lên nên
điều trị ngay với KTBT+IUI/ TTTON.

- Bệnh nhân hiếm muộn LNMTC thất bại sau
điều trị ngoại khoa bảo tồn hoặc lớn tuổi, TTTON
là biện pháp hiệu quả.
- Xin trứng khi mọi phác đồ đều thất bại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Speroff L and Fritz M (2011). Endometriosis.
Clinical gynecologic endocrinology and infertility.
United States of America: Lippincott Williams &
Wilkins: pp1221-1248.
2. Parazzini F. Ablation of lesions or no treatment in
minimal-mild endometriosis in infertile women:
a randomized trial. Gruppo Italiano per lo Studio
dell’Endometriosi. Hum Reprod 1999;14:13321334.
3. Hughes E, Fedorkow D, Collins J and
Vandekerckhove P. Ovulation suppression for
endometriosis (Cochrane Review). Cochrane
Database of Systematic Reviews 2007; 3. Art. No.:
CD000155. DOI: 10.1002/14651858.CD000155.
pub2.
4. ESHRE Guidelines, 2014 – online at http://
guidelines.endometriosis.org
5. Jacobson TZ, Barlow DH, Koninckx PR, Olive
D and Farquhar C. Laparoscopic surgery for
subfertility associated with endometriosis
(Cochrane Review). Cochrane Database of
Systematic Reviews 2002;4. Art. No.: CD001398.
DOI: 10.1002/14651858.CD001398.
6. Adamson GD, Hurd SJ, Pasta DJ and Rodriguez
BD. Laparoscopic endometriosis treatment: is it

better? Fertil Steril 2013;59:35-44.

14

7. Osuga Y, Koga K, Tsutsumi O, Yano T, Maruyama
M, Kugu K, Momoeda M and Taketani Y. Role
of laparoscopy in the treatment of endometriosisassociated infertility. Gynecol Obstet Invest
2012;53 Suppl 1:33-39.
8. Reid GD. Endometriosis and infertility. e-Report
2005;1:1-5.
9. Juan A. Garcia-Valasco, Edgardo Somigliana.
Management of endometriomas in women
requiring IVF : to touch or not to touch. Human
Reproduction, Vol.24;3: 496 -501
10. Tarek A Gelbaya, Luciano G Nardo (2011).
Evidence-based management of endometrioma.
Reproductive BioMedicine Online 23, 15-24
11. Ioanna T., Maria K., Tarek A. Gelbaya and Luciano
G.Nardo(2009).The effect of surgical treatment for
endometrioma on in vitro fertilization outcomes: a
systematic review and meta – analysis.Fertility and
Sterility.Vol 92;1:75-87.
12. Takahiro S., Shun-ichiro I., Hidehiko M., Hideo
A., Kikuo Y., and Tsunehisa M (2005). Impact of
ovarian endometrioma on oocytes and pregnancy
outcome in in vitro fertilization. Fertility and
Steritily, Vol.83;4:908-914.
13. Egardo S., Mariangela A., Laura B., Roberta
I., Anna Elisa N.,and Guido R(2008).IVF


Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 31


Society for Human Reproduction and Embryology
khuyến cáo tiến hành phẫu thuật nếu u lạc nội mạc
tử cung ≥ 4 cm. Nội soi bóc u LNMTC trên 4 cm
ở bệnh nhân hiếm muộn giúp cải thiện kết cục thai
kỳ (khuyến cáo B) (SOGC, 2010).
Ở các trường hợp u LNMTC >= 4 cm, bóc
u LNMTC cải thiện khả năng có thai hơn so
với thoát lưu và đốt vỏ bao giả (khuyến cáo A)
(ACOG, 2012). Đốt vỏ bao bằng điện hay laser
được chứng minh là có liên quan với sự gia tăng
nguy cơ tái phát. Do đó, cần tránh thoát lưu và đốt
vỏ bao (khuyến cáo A) (Laura Benschop, 2013).
Mục tiêu của phẫu thuật là làm sạch môi trường
quanh noãn và vùng thụ tinh, trả lại môi trường
lành mạnh xung quanh nang noãn, làm kích thích
buồng trứng trở nên dễ dàng, giảm độc hại cho
phôi. Khả năng đạt được mục tiêu của phẫu thuật
điều trị là có nhưng khả năng mất mô buồng trứng
lành mạnh trong phẫu thuật cũng không thể bỏ qua
(ESHRE, 2014).
Vậy các phương pháp không xâm lấn và không
ảnh hưởng đến trữ lượng buồng trứng sẽ ưu tiên
trong tương lai. Các báo cáo mới đây cho thấy
chọc hút nang LNMTC dưới hướng dẫn của siêu
âm ngã âm đạo liên tục qua các chu kỳ kinh liên
tiếp giúp cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng cộng dồn
(43,4%), đồng thời giảm tần suất tái phát qua số

lần chọc hút (chỉ còn 27, 9% sau 24 tháng) (Zhu
W, 2011). U LNMTC bản thân nó cũng ảnh hưởng
xấu chức năng buồng trứng như khó kích thích
và nguy cơ trong chọc hút trứng. Tuy nhiên, việc
phẫu thuật lại ảnh hưởng trữ lượng buồng trứng
(Juan A. Garcia – Velasco, 2009). Phân tích tổng
quan cho thấy so với không điều trị, bệnh nhân có
phẫu thuật bóc u LNMTC trước khi thực hiện IVF
cho thấy không khác biệt tỉ lệ thai lâm sàng, nhưng
giảm số noãn chọc hút do giảm đáp ứng buồng
trứng với kích thích (Sajal Gupta, 2006). Kể cả
chọc hút nang LNMTC dưới hướng dẫn siêu âm
ngã âm đạo cũng không làm thay đổi các kết quả
này (Cirpan T, 2007).
Nhưng nguy cơ khi chọc hút noãn, khả năng
bỏ sót tổn thương ác tính và nguy cơ làm nặng
tổn thương khi thực hiện kích thích buồng trứng
cho IVF lại ủng hộ cho việc phẫu thuật (Juan A.

Garcia- Velasco, 2009). Do đó, chỉ nên thực hiện
phẫu thuật trong trường hợp có u LNMTC to,
thất bại với nhiều đợt điều trị nội khoa trên triệu
chứng đau đi kèm hiếm muộn, hoặc trong tình
huống không thể loại trừ khả năng bệnh lý ác tính
(ESHRE, 2008).
Độ mạnh của chứng cứ đã từng thuyết phục
về hiệu quả cải thiện trên tỉ lệ thai lâm sàng của
GnRH agonist sau bóc nang LNMTC ngày càng
giảm. Điều này lại là yếu tố thuận lợi cho việc
phẫu thuật. Hiện tại, nguy cơ biến chứng và chi

phí cao cũng như phẫu thuật chưa chứng minh là
vô hại ủng hộ việc chờ đợi và hạn chế can thiệp
phẫu thuật trên buồng trứng nhất là trước thực
hiện IVF (Edgardo Somigliana, 2006).
Tóm lại, thiếu chứng cứ thuyết phục cho việc
tiến hành điều trị phẫu thuật thường quy cho phụ nữ
LNMTC trước khi điều trị vô sinh. Theo ESHRE
hướng dẫn xử trí nếu khối LNMTC ở buồng trứng
nhỏ hơn 4 cm thì nên theo dõi. Người phụ nữ nên
biết một cách chắc chắn rằng IVF không làm ảnh
hưởng đến sự tăng sinh của khối lạc nội mạc tử
cung ở buồng trứng (Benaglia et al.,2009) hay
là sự tái phát cử khối lạc nội mạc (Benaglia et
al., 2010). Đối với trường hợp khối lạc nội mạc
lớn cần thiết phải quyết định phẫu thuật trước
khi làm IVF nên cho người phụ nữ tiến hành các
xét nghiệm đánh giá khả năng dự trữ của buồng
trứng và trong trường hợp giảm dự trữ buồng
trứng thì không nên phẫu thuật. Những phụ nữ
trước khi tiến hành phẫu thuật ở buồng trứng nên
được khuyến cáo về những nguy cơ của phẫu thuật
đối với ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng.      
10. KẾT LUẬN
Bất kỳ phụ nữ nào trong tuổi sinh sản bị thống
kinh hay đau vùng chậu mãn tính thì chẩn đoán
lạc nội mạc tử cung nên được nghĩ đến. Cho đến
tận bây giờ lạc nội mạc tử cung là một vấn đề còn
nhiều bí ẩn cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa
về điều trị LNMTC ở buồng trứng cho bệnh nhân
hiếm muộn. Điều trị vô sinh cho phụ nữ bị lạc nội

mạc tử cung nói chung và u LNMTC ở buồng trứng
nói riêng chưa có một phác đồ nào thống nhất và
thật sự cụ thể, việc điều trị hiện nay tuỳ thuộc vào

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 31

13



×