Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thuật u sao bào lông ở hố sau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT
U SAO BÀO LÔNG Ở HỐ SAU
Trần Quang Vinh*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của u sao bào lông ở hố sau từ đó đánh giá kết quả điều
trị vi phẫu thuật cho loại u này.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mô tả với mẫu là 23 trường hợp được chẩn đoán là u sao bào
lông ở hố sau tại BV Chợ Rẫy từ 1/2009 – 9/ 2011.
Kết quả: Trong 23 trường hợp u sao bào lông ở hố sau, tuổi phát hiện bệnh trung bình là 10 tuổi, tập
trung tại độ tuổi 1-9 tuổi (60,9%). Giới nam chiếm tỉ lệ cao hơn giới nữ (2,2:1). Thời gian mắc bệnh từ khi
có triệu chứng đến khi đươc chẩn đoán và điều trị trung bình 8,5 tuần. Bệnh nhân thường được nhập viện
với hội chứng tăng áp lực nội sọ 95,7% và hội chứng tiểu não 47,8% (trong đó đau đầu 95,7%, nôn ói
60,9%, chóng mặt 13%, phù gai 43%, thất điều 43,5%). Khối u xuất hiện ở thùy nhộng 44%, bán cầu tiểu
não 56%. Kích thước u trung bình 5,2cm. Trên hình ảnh học, 52,2% trường hợp có nốt ở thành nang và
100% trường hợp có giãn não thất. Đa số bệnh nhân được mổ lấy toàn bộ u và lấy gần hết u (95,7%). Bệnh
nhân xuất viện với GOS 4-5 chiếm tỉ lệ cao 91,3%.
Kết luận: Độ tuổi mắc bệnh thường gặp nhất trong khoảng 1 – 9 tuổi chiếm 60,9%. U sao bào lông ở hố
sau, khi được phát hiện có kích thước chủ yếu trên 5cm và biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng: tăng áp lực nội
sọ, hội chứng tiểu não và giãn não thất. Điều trị vi phẫu thuật lấy toàn bộ u cho kết quả tốt, triệu chứng lâm sàng
của bệnh nhân được cải thiện khi xuất viện.
Từ khóa: u sao bào, u sao bào lông, vi phẫu thuật lấy u, hố sau, nốt thành nang.

ABSTRACT
MICROSURGERY RESULTS OF PILOCYTIC ASTROCYTOMA IN POSTERIOR FOSSA
Tran Quang Vinh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 295 - 301
Objectives: To determine the clinical epidemiological, imaging features and to evaluate the result of


microsurgery of pilocytic astrocytoma in posterior fossa.
Methods: The descriptive cross-sectional design was carried out on 23 cases diagnosed with pilocytic
astrocytoma in posterior fossa at Cho Ray hospital in 1/2009 – 9/2011.
Results: In studies 23 cases diagnosed with pilocytic astrocytoma in posterior fossa, the average age was 10
years old. Majority of patients were found to be in the first decade of life (60.9%).The occurrence in male was
higher than female (2.2:1). The average time between onset of symptoms and diagnosis with the initial treatment
was 8.5 weeks. The most frequent presenting symptoms were elevated intracranial pressure 95.7% and cerebellar
syndromes 47.8% (headache 95.7%, vomiting 60.9%, vertigo 13%, papilledema 43%, ataxia 43.5%). 44% of the
tumors were localized in cerebellar vermis and 56% in cerebellar hemisphere. The average size of tumor was 5.2
cm. On imaging scan, 52.2% of cases had the mural nodule and 100% had the hydrocephalus. Most of patients
were treated by microsurgery total and subtotal remove tumors (95.7%). The patients were discharged with GOS
4,5 at high rate 91.3%.
*Khoa Hồi sức Ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Quang Vinh, ĐT: 0903712998, Email:

Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh

295


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

Conclusion: The age group of patient was often found at 1 – 9 years old 60.9%. Pilocytic astrocytoma in
posterior fossa had the size over 5 cm and appeared the symptoms of elevated intracranial pressure, cerebellar
syndromes and hydrocephalus. Tumors were removed total by microsurgery method brought the good outcomes
for patients.
Key words: astrocytoma, pilocytic astrocytoma, microsurgery, posterior fossa, mural nodule
1 – 9 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 14/23 trường

ĐẶT VẤN ĐỀ
hợp (60,9%). Phân bố các nhóm còn lại: từ 10 –
U sao bào lông (USBL) được mô tả lần đầu
19 tuổi chiếm 34,8%, từ 20 – 29 tuổi 0% và trên
bởi Harvey Cushing vào năm 1931 và được xếp
30 tuổi chiếm 4,3%. Tuổi càng lớn thì tỉ lệ xuất
vào nhóm u tế bào thần kinh đệm có độ ác thấp.
hiện của u càng ít.
U sao bào lông chỉ chiếm 6% u nội sọ và 1,7 –
Giới tính
7% của u thần kinh đệm(7,9,12); là một trong
Giới nam mắc (69,6%) bệnh nhiều hơn giới
những u thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ,
nữ (30,4%), theo tỉ lệ nam: nữ = 2,2:1.
chiếm 30% trong nhóm u tế bào thần kinh đệm ở
(6)
trẻ em . U thường phát triển chậm và hiếm khi
Khi phân theo độ tuổi và giới tính, ở mỗi
chuyển độ ác tính. Tỉ lệ sống 5 năm thường cao,
nhóm tuổi số bệnh nhân nam cao hơn bệnh
dao động từ 77 – 95%. Hố sọ sau có kích thước
nhân nữ. Trong nhóm 1 – 9 tuổi, tỉ lệ nam: nữ là
nhỏ nhưng là vị trí có nhiều cấu trúc giải phẫu
2,5: 1 và trong nhóm 10 – 19 tuổi, tỉ lệ này là 1,7:
quan trọng nên u ở vị trí này khó tiếp cận. Với
1.
sự phát triển của chuyên ngành chẩn đoán hình
Thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc nhập
ảnh và sự ra đời của vi phẫu thuật đã cải thiện tỉ
viện

lệ di chứng và tử vong sau mổ của bệnh nhân có
Thời gian trung bình khởi phát bệnh là 8,52
u sao bào lông ở hố sau. Do đó, chúng tôi thực
tuần, ngắn nhất là 0 tuần và dài nhất là 1 năm.
hiện nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị vi
Các triệu chứng khởi phát bệnh
phẫu thuật u sao bào lông ở hố sau” dựa trên 3
mục tiêu chuyên biệt:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 1
bệnh
nhân được phát hiện u não tình cờ sau một
- Khảo sát đặc điểm lâm sàng của u sao bào
chấn thương đầu do tai nạn giao thông; 22 bệnh
lông ở hố sau
nhân còn lại đều có những triệu chứng khởi
- Khảo sát đặc điểm hình ảnh học của u sao
phát. Bệnh nhân than phiền nhiều nhất là triệu
bào lông ở hố sau
chứng nhức đầu (95,7%), kế đó là buồn nôn
- Đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thuật của
(56,5%). Ngoài ra còn có triệu chứng khác ít gặp
u sao bào lông ở hố sau
như: mờ mắt (8,7%), đau gáy (8,7%), chóng mặt
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(4,3%), đi loạng choạng (4,3%).
Thiết kế nghiên cứu tiền cứu mô tả 23
trường hợp u sao bào lông ở hố sau được điều
trị bằng phương pháp vi phẫu thuật lấy u tại
khoa Ngoại Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 01 năm 2009 đến tháng 09 năm 2011.


KẾT QUẢ
Tuổi phát hiện bệnh
Trong 23 trường hợp USBL, tuổi trung
bình là 10,04 (độ lệch chuẩn 6,3 tuổi), nhỏ
nhất là 2 tuổi và lớn nhất là 32 tuổi. Độ tuổi từ

296

Thang điểm GCS lúc nhập viện
95,7% bệnh nhân tỉnh táo (GCS 14, 15đ) lúc
nhập viện; chỉ có 1 trường hợp nhập viện trong
tình trạng hôn mê do dọa tụt não.

Triệu chứng lâm sàng
Phần lớn khi đã có tình trạng tắc nghẽn lưu
thông dịch não tủy gây hội chứng tăng áp lực
nội sọ (95,7%), hội chứng tiểu não (47,8%) với tỉ
lệ phân bố triệu chứng như sau:

Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

Nghiên cứu Y học

Đặc điểm bản chất của u
Khảo sát trên đặc điểm bản chất của USBL
trên hình ảnh học, 73,9% USBL là u dạng

nang; 21,7% có nang - hoại tử trong u. Chiếm
tỉ lệ thấp có tình trạng xuất huyết hoặc vôi
hóa trong u (4,3%).

Hình ảnh dãn não thất
Các trường hợp đều có hình ảnh dãn não
thất bên và não thất III, chiếm tỉ lệ 100%.
Biểu đồ 1: Tỉ lệ bệnh theo triệu chứng lâm sàng

Đặc điểm nốt ở thành nang của USBL
Có 52,2% trường hợp có hình ảnh nốt ở
thành nang (mural nodule).

Tính chất bắt thuốc cản từ và đặc điểm tín
hiệu của u

Biểu đồ 2: Kích thước u

Vị trí USBL ở hố sau
USBL xuất phát từ thùy nhộng chiếm tỉ lệ
cao nhất là 44%; kế đó là ở 2 bán cầu tiểu não:
bên (P) chiếm 26%, bên (T) chiếm 30%. Không
ghi nhận trường hợp nào có u nằm ở 2 vị trí
trở lên.

Kích thước USBL
U có kích thước trung bình là 5,2 ± 1,18
cm; nhỏ nhất là 3 cm; lớn nhất là 8 cm. Tất cả
các USBL ở hố sau đều có kích thước trên 3
cm, trong đó u trên 5 cm chiếm tỉ lệ cao 69,6%.

(biểu đồ 2).

Đặc điểm của USBL trên CT scan sọ não
Hầu hết các USBL đều giảm đậm độ trên CT
scan, chiếm 82,3%; đậm độ hỗn hợp chiếm
17,7%. Sau khi tiêm thuốc cản quang, 100%
trường hợp USBL bắt thuốc không đồng nhất.

Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh

Các USBL có bắt thuốc cản từ. Phần nang
của u có hình ảnh dạng viền, phần đặc hoặc nốt
ở thành nang bắt cản từ không đồng nhất, dịch
trong nang không bắt cản từ. 100% USBL có tín
hiệu thấp trên T1W; 85,7% có tín hiệu cao T2W
và T2 Flair.
Không có trường hợp nào phù độ II và III
trên MRI. Có 57,2% u phù nhẹ độ I và không
phù chiếm 42,8%.

Mổ đặt VP shunt
Có 13% bệnh nhân cần đặt VP shunt trước
mổ lấy u và 8,7% bệnh nhân đặt VP shunt sau
mổ lấy u.

Đặc điểm mổ lấy u
Với phương pháp vi phẫu thuật, trong
nghiên cứu có 69,6% bệnh nhân được mổ lấy
toàn bộ u; 26,1% mổ lấy gần hết u, chỉ có 1
trường hợp sinh thiết u (4,3%) và không có

trường hợp nào lấy một phần u.

Diễn tiến tri giác sau mổ
Trong 23 trường hợp, 91,3% bệnh nhân tỉnh
(GCS 15 điểm) và 2 trường hợp lơ mơ (1 trường
hợp GCS 9 điểm và 1 trường hợp GCS 11 điểm)
sau mổ. Trong đó 1 trường hợp là do có biến
chứng máu tụ và được phẫu thuật lấy máu tụ
sau đó.

297


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

Nghiên cứu Y học

T1W

T1W sau tiêm thuốc

T2W

T2 Flair

Hình 1: USBL trên MRI: (A) u giảm tín hiệu trên T1W; (B) T1W sau tiêm, thành nang bắt thuốc viền, phần đặc
bắt thuốc không đồng nhất nằm sát trên thành nang còn gọi là nốt thành trên nang; (C), (D) u tăng tín hiệu trên
T2
bệnh lý này thường gặp trong thập niên đầu của
Biến chứng của phẫu thuật

cuộc sống, tuổi trung bình có đỉnh điểm là 7(6).
Có 5 trường hợp có biến chứng của phẫu
Giới tính
thuật bao gồm: máu tụ sau mổ (4,3%), viêm
màng não (4,3%), tụ dịch não tủy (4,3%) và rối
Tác giả Burkhard ghi nhận trong nghiên cứu
loạn tim mạch hô hấp (8,7%). Không ghi nhận
dựa vào cộng đồng ở tất cả các bệnh nhân USBL
bệnh nhân nào bị câm tiểu não.
nội sọ thì tỉ lệ nam: nữ = 1: 1,12(1). Nghiên cứu
của Nguyễn Hoàng Anh cho thấy không có sự
Kết quả GOS lúc xuất viện
chênh lệch về giới (tỉ lệ 1:1,104) trên nhóm bệnh
Đa số bệnh nhân có GOS tốt (GOS 4, 5) lúc
nhân USB tiểu não(8). Tác giả Campbell nghiên
xuất viện, chiếm 91,3% và 8,7% bệnh nhân GOS
cứu về USB tiểu não, u hay gặp ở trẻ em, tỉ lệ
3, nghĩa là cần phải có sự hỗ trợ của người thân
nam: nữ cũng tương đương nhau(6).
trong sinh hoạt hàng ngày.

BÀN LUẬN
Tuổi phát hiện bệnh
Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ xuất hiện của
USBL chiếm tỉ lệ cao ở trẻ em, trong nghiên cứu
này xuất độ cao nhất ở độ tuổi 1 – 9 tuổi. Theo
Campbell, khoảng 70% USB tiểu não được chẩn
đoán ở trẻ em. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy

298


Các triệu chứng khởi phát
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy nhức
đầu là triệu chứng khởi bệnh trong hầu hết tất
cả trường hợp, trong đó nhức đầu đơn thuần
chiếm tỉ lệ 95,7%; nhức đầu kèm nôn ói chiếm
59,1%. Điều này phù hợp với y văn, nhức đầu là
triệu chứng thường gặp nhất trong u não nói
chung ngay cả khi có hay không có tăng áp lực

Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
nội sọ. Buồn nôn – nôn là triệu chứng thường
gặp thứ hai, chiếm tỉ lệ 56,5%. Theo tác giả Desai
thì đau đầu và nôn ói là 2 triệu chứng xuất hiện
cao nhất với tỉ lệ lần lượt là 85,3% và 70,6%(3); tác
giả Trần Quang Vinh tỉ lệ này là 91,4% và
54,8%(11). Điều này cho thấy các bệnh nhân vào
viện khi tình trạng tăng áp lực nội sọ đã biểu
hiện rõ. Chúng tôi ghi nhận có 2 trường hợp
bệnh có dấu hiệu đau sau gáy hay đau vùng cổ,
chiếm tỉ lệ 8,7%. Tỉ lệ này trong nghiên cứu của
Desai là 10,7%(3). Đây là triệu chứng tương đối
kín đáo và cũng không thường gặp, do khối u
vùng tiểu não gây kích thích các rễ sau tủy cổ.

Thời gian từ lúc khởi phát bệnh tới lúc
nhập viện

Khoảng thời gian từ khi bệnh nhân có triệu
chứng đến khi đi khám bệnh và được làm chẩn
đoán, sớm nhất là 0 tuần do bệnh nhân được
tình cờ phát hiện bị u não sau tai nạn lao động,
trễ nhất là 48 tuần, trung bình là 8,52 tuần. 75%
trường hợp có thời gian khởi bệnh là 8 tuần.
Điều đó cũng phù hợp với y văn khi có khối
choán chỗ vùng hố sau thì thời gian trung bình
từ bắt đầu có triệu chứng đến khi được chẩn
đoán là 6 – 7 tuần (11,6).

Đặc điểm triệu chứng lâm sàng
Theo số liệu của chúng tôi, hội chứng tăng
áp lực nội sọ (91,3%), hội chứng tiểu não
(43,5%). Điều này cũng phù hợp với tác giả
Karoly, 92% có hội chứng tăng áp lực nội sọ,
68% có hội chứng tiểu não và tác giả Partington,
83% trường hợp có hội chứng tăng áp lực nội sọ.
Hội chứng tiểu não biểu hiện bởi nhiều triệu
chứng, trong đó thất điều là 43,5% còn chóng
mặt ít gặp hơn chiếm 13%. Hội chứng tháp và
động kinh lần lượt chiếm tỉ lệ thấp là 4,3%. Điều
này cũng phù hợp với y văn các u dưới lều
thường ít gây động kinh hơn các u trên lều.

Vị trí USBL
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 56,5%
USBL nằm trên bán cầu tiểu não, 43,5% tại thùy
nhộng và không ghi nhận trường hợp nào tại
các vị trí khác ở hố sau. Không có sự chênh lệch


Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh

Nghiên cứu Y học

giữa bán cầu tiểu não phải (6 trường hợp) và
bán cầu tiểu não trái (7 trường hợp). Điều này
cho thấy vị trí USBL phân bố có ưu thế hơn tại
bán cầu tiểu não so với thùy nhộng. Báo cáo của
Christoph Burkhard cho vị trí phân bố USBL
theo thứ tự từ cao đến thấp là: tiểu não, trên lều,
thân não và tủy sống(1). Hầu hết các nghiên cứu
đã báo cáo vị trí của USBL phân bố tương
đương nhau giữa thùy nhộng và bán cầu tiểu
não. Những u đặc thường nằm trên thùy nhộng
trong khi các u nang có khuynh hướng nằm trên
bán cầu tiểu não. Đa số các USB xâm lấn thân
não có dạng đặc và thường phát triển từ bán cầu
tiểu não hoặc cuống tiểu não, mặc dù những
thương tổn ở thùy nhộng có thể xâm lấn thân
não dọc theo màn tủy trước và sau đó là mặt
lưng của não giữa. Những u có xâm lấn thân
não tiên lượng không tốt do khó có thể lấy hết
toàn bộ u.

Kích thước USBL
Kích thước u nhỏ nhất là 3 cm và lớn nhất là
8 cm, trung bình là 5,2 cm (độ lệch chuẩn 1,18).
U có kích thước từ 3 – 5 cm (30,4%) và ≥ 5 cm
(69,6%). Điều này cũng phù hợp với tác giả

Nguyễn Hoàng Anh, đa số USB ở tiểu não có
kích thước ≥ 5 cm (57,8%) và cũng không có
trường hợp nào u nhỏ < 3cm(8). Khi phân tích 203
trường hợp USB tiểu não ở trẻ em được phẫu
thuật với thời gian theo dõi trung bình là 20
năm, Francisco Villarejo nhận xét kích thước u là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiên
lượng của bệnh (5). Với những u có kích thước
nhỏ (< 3 cm), trung bình (3 – 5 cm) và lớn (≥ 5
cm) thì tỉ lệ sống tương ứng là 100%; 60,2% và
45,1%; tỉ lệ di chứng nặng là 0%; 2,2% và 6,7%; tỉ
lệ tử vong tương ứng là 0%; 3,4% và 18,2. Không
có sự khác biệt giữa kích thước u và mức độ lấy
u trong nghiên cứu của chúng tôi (p=0,3 > 0,05)
cũng như giữa kích thước u và kết quả GOS khi
xuất viện (p=0,4 > 0,05).

Tính chất USBL
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 82,3%
trường hợp u giảm tín hiệu và 17,7% u có đậm
độ hỗn hợp (3 trường hợp) trong đó 1 vôi hóa

299


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

(4,3%), 1 xuất huyết trong u (4,3%) và 1 thoái

hóa trong u (4,3%). Điều này cũng phù hợp
trong y văn là USB đa số giảm đậm độ trên CT
scan và đây là một trong những đặc điểm phân
loại trên hình ảnh học với u nguyên bào ống tủy
ở hố sau thường là tăng đậm độ (6,10). Nghiên
cứu này ghi nhận có 73,9% trường hợp u có
nang bao quanh nhân u; 21,7% có nang hoại tử
trong u và 100% bắt thuốc cản quang không
đồng nhất. Trong y văn cho thấy USBL có thể ở
dạng đặc hoàn toàn, nang hoàn toàn, nang với
nốt trên thành nang hoặc là hỗn hợp nang và
dịch. Những nang này khá lớn, hỗn hợp hay
nhiều nang đơn có thể dẫn đến tiểu não, thân
não và não thất IV ngay kế bên.

Tình trạng giãn não thất
USB ở dưới lều có tỉ lệ tràn dịch não thất từ
60% đến 93%. Nghiên cứu của chúng tôi có
100% bệnh nhân có hình ảnh dãn não thất trên
cả phim CT scan cũng như MRI. Điều này cũng
phù hợp với y văn khi các USB ở vị trí hố sau
làm tắc nghẽn đường lưu thông dịch não tủy
gây nên tình trạng tràn dịch não thất.

Thời điểm đặt VP shunt
100% bệnh nhân có tràn dịch não thất trên
hình ảnh học ngay thời điểm nhập viện. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, đa số các trường hợp
không cần phải đặt VP shunt (78,3%); 2 trường
hợp đặt VP shunt sau mổ lấy u (8,7%) và 3

trường hợp đặt trước khi mổ lấy u (13%). Điều
này cũng phù hợp với y văn việc chuyển đường
dẫn lưu dịch não tủy trước mổ hiếm khi cần
thiết, việc sử dụng corticosteroids và phẫu thuật
sớm thường hiệu quả hơn. 3 trường hợp đặt VP
shunt trước mổ lấy u do bệnh nhân có dấu dọa
tụt não trong đó 1 trường hợp bệnh được phẫu
thuật cấp cứu ngay lúc nhập viện do trong tình
trạng tri giác xấu, hôn mê (GCS 7 điểm) do áp
lực nội sọ tăng cao.

Biến chứng của phẫu thuật
Tỉ lệ tử vong quanh phẫu thuật dao động
5% đến 10% nhưng thực tế ngày nay có thể thấp
hơn. Nguyên nhân tử vong bao gồm các biến

300

chứng như mất máu quá nhiều, máu tụ sau mổ,
tổn thương thân não và phù não. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi ghi nhận 5 trường hợp
(21,3%) có biến chứng sau mổ. Trong đó 1
trường hợp máu tụ tiểu não cùng bên vị trí u, 1
trường hợp tụ dịch não tủy, 1 trường hợp viêm
màng não và 2 trường hợp rối loạn tim mạch hô
hấp. Trường hợp máu tụ được phát hiện kịp
thời bằng CT scan và can thiệp phẫu thuật lấy
hết máu tụ. Tụ dịch não tủy là một biến chứng
cũng thường gặp trong phẫu thuật thần kinh mà
đặc biệt là đối với u não hố sau. Nguyên nhân

do việc vá màng cứng không kín hoàn toàn
khiến dịch não tủy tụ dưới da hoặc là thứ phát
của tràn dịch não thất. Tác giả Nguyễn Hoàng
Anh báo cáo tỉ lệ tụ dịch não tủy sau mổ USB ở
tiểu não là 4,4%(8). Trường hợp này được điều trị
thành công với dẫn lưu thắt lưng liên tục, không
phải mổ lại để vá lỗ dò. Viêm màng não cũng là
một nguy cơ sau mổ u não. Đó thường là hậu
quả của dò dịch não tủy, vì vậy phải điều trị dò
ngay từ đầu nhằm hạn chế nguy cơ viêm màng
não. Chúng tôi có 1 trường hợp (4,3%) sau mổ bị
viêm màng não, được xác định bằng kết quả
sinh hóa, tế bào của dịch não tủy mặc dù cấy vi
khuẩn âm tính. Trường hợp này không có dò
dịch não tủy và viêm màng não xảy ra trong
tuần đầu tiên sau mổ. Bệnh nhân được điều trị
kháng sinh tĩnh mạch và xuất viện sau hơn 1
tháng điều trị.
Chúng tôi có 2 trường hợp bị rối loạn tim
mạch hô hấp, trong đó 1 trường hợp phù phổi
cấp ngay sau mổ nguyên nhân do quá tải dịch
truyền và 1 trường hợp viêm phổi hít ngay sau
mổ. Những biến chứng nội khoa này đều có thể
dẫn đến tử vong vì vậy cần phải theo dõi sát,
điều trị tích cực và phối hợp với cả chuyên khoa
tim mạch, hô hấp khi cần thiết.

GOS lúc xuất viện
Đa số bệnh nhân khi xuất viện có thang
điểm GOS tốt (91,3%), 2 trường hợp (8,7%) có

GOS trung bình nghĩa là cần có sự hỗ trợ của
người thân trong sinh hoạt hằng ngày. Trường
hợp này rơi vào 2 bệnh nhân có biến chứng

Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
tương đối nặng nề là dọa phù phổi và máu tụ
hố mổ. Chính vì vậy, khi xuất viện, kết quả
không tốt. Tuy nhiên, điều này cũng phù hợp
với các nghiên cứu trước đó. Hầu hết bệnh nhân
USBL có cuộc sống bình thường sau mổ lấy u.
18% bệnh nhân tàn tật ở mức độ trung bình hoặc
nặng nề.

KẾT LUẬN
U sao bào lông là loại u lành tính, thường
gặp ở trẻ em và người trẻ. U sao bào lông ở hố
sau chủ yếu gặp ở thùy nhộng và bán cầu tiểu
não. U phát triển và gây tắc nghẽn sự lưu
thông dịch não tủy gây ra triệu chứng lâm
sàng. Qua nghiên cứu 23 trường hợp USBL tại
bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi nhận thấy u xảy
ra ở độ tuổi 1 – 9 tuổi, tuổi trung bình là 10,31
tuổi. Giới nam nhiều hơn giới nữ. Thời gian
khởi phát bệnh trung bình là 8,52 tuần với
triệu chứng khởi phát là đau đầu (95,7%) và
nôn ói (56,5%). Hội chứng điển hình và chiếm
đa số là tăng áp lực nội sọ và hội chứng tiểu

não. U đa số có kích thước lớn hơn 5 cm
(69,6%) ở bán cầu tiểu não (56,5%) và ở thùy
nhộng (43,5%). Đa số USBL có dạng nang với
52,2% có hình ảnh nốt ở thành nang (mural
nodule), tỉ lệ nhỏ có vôi hóa và xuất huyết
trong u. Gần 70% các trường hợp lấy toàn bộ
u và 91,3% bệnh nhân có GOS tốt lúc xuất
viện. Đánh giá tình trạng lâm sàng, hình ảnh

Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh

Nghiên cứu Y học

học và can thiệp điều trị vi phẫu thuật lấy
toàn bộ u là phương pháp thích hợp, góp
phần giảm tỉ lệ tử vong và cải thiện chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

5.
6.
7.
8.


9.

10.

11.

12.

Burkhard C, Di Patre PL, Schüler D (2003). A population-based
study of the incidence and survival rates in patients with pilocytic
astrocytoma, J. Neurosurgery 98, pp.1170-1174.
Concezio DR et al (2001). Infantile brain tumors, Tumors of
pediatric nervous system, Thieme, pp.376-379
Desai KI, Nadkarni TD (2001). Prognostic factors for cerebellar
astrocytomas in children: a study of 102 cases, Pediatr
Neurosurgery 35, pp:311-317.
Forsyth PA, Shaw EG, Scheithauer BW (1993). Supratentorial
pilocytic astrocytomas. A clinicopathologic, prognostic, and flow
cytometric study of 51 patients, Cancer 72, pp.1335–1342.
Francisco V (2007). Prognosis of cerebellar astrocytomas in
children, Springer, pp.203-209.
Jeffrey C (2004). Cerebellar astrocytomasin children, Youmans
Neurological surgery, Elsevier Inc, pp.3655-3661.
Lê Xuân Trung (2004). U mô não, Thần kinh học lâm sàng, Nhà
xuất bản y học, Tp Hồ Chí Minh, tr. 307-327
Nguyễn Hoàng Anh (2003). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và
điều trị phẫu thuật u sao bào tiểu não, Luận án chuyên khoa cấp
II, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Phong và cộng sự (2002). U não-Đặc điểm dịch tễ học,

Chuyên đề ngoại thần kinh, Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh, tr.
238-246
Taylor MC et al (2008). Cerebellar pilocytic astrocytomas,
Principles and practice of pediatric neurosurgery, Thieme, pp.655665.
Trần Quang Vinh (2007). Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật các u
não vùng não thất IV, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Dược Tp
Hồ Chí Minh
Vũ Anh Nhị (2005). U não và u hệ thần kinh, Sổ tay lâm sàng
thần kinh sau đại học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh, tr. 236-251

301



×