Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử xây dựng lưới khống chế đo vẽ phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính xã Chi Thiết, Sơn Dương, Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.02 KB, 6 trang )

Nguyễn Ngọc Anh và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

122(08): 123 - 128

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ XÂY
DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN
ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ CHI THIẾT, SƠN DƯƠNG, TUYÊN QUANG
Nguyễn Ngọc Anh, Phan Đình Binh*
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử để xây dựng lưới khống chế đo vẽ
phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính cấp xã đã được triển khai tại xã Chi Thiết, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu cho thấy: từ 06 điểm địa chính (SD-157_SD-156_SD153_SD-152_SD-151_SD-150) được chọn làm điểm khởi tính đã xây dựng thêm 128 điểm lưới khống
chế được chia thành 16 tuyến đường chuyền kinh vĩ cấp I (trong đó: tổng số cạnh đường chuyền là
146, tổng số góc đường chuyền là 162) đảm bảo yêu cầu chất lượng, độ chính xác cao, lưới chặt
chẽ và đủ điều kiện để tiến hành đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính xã Chi Thiết, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Từ khóa: Lưới khống chế, máy toàn đạc, bình sai, bản đồ địa chính,

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi
quốc gia. Nó là điều kiện, cơ sơ, nền tảng để
phát triển các ngành kinh tế - xã hội như:
công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ...
Trong những năm trước đây để ghi nhận, mô
tả và quản lý tài nguyên thiên thiên, sự phân
bổ đô thị, phân bổ dân cư, phân bổ sản
xuất,… người ta sử dụng hệ thống bản đồ địa


lý, bản đồ chuyên đề, bản đồ dải thửa,… được
vẽ trên giấy cùng các bảng biểu thống kê
được đo vẽ thủ công. Các loại bản đồ này
mức độ sử dụng còn hạn chế do độ chính xác
không cao, nội dung không phong phú, khó
khăn cho việc lưu trữ, nhân bản, bảo quản,
cập nhật và chỉnh sửa [2].
Song song với mỗi giai đoạn phát triển của xã
hội loài người, và các ngành khoa học nói
chung và ngành trắc địa nói riêng cũng có
những bước phát triển rõ rệt. Ngày nay,
những thành tựu to lớn của nhiều ngành như
toán học, địa lý học, kỹ thuật điện, tin học,…
đã được ứng dụng vào ngành trắc địa bản đồ.
Công nghệ đo vẽ bằng máy toàn đạc điện tử
ra đời đã tạo nên một bước phát triển mới
giúp cho việc thành lập bản đồ được thực hiện
nhanh chóng và có độ chính xác cao, đáp ứng
được cho bản đồ ở mọi tỷ lệ, mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Chính vì vậy mà công nghệ
*

Tel:

đo vẽ bằng máy toàn đạc điện tử hiện nay
đang dần trở thành công nghệ chính trong
công tác đo vẽ thành lập bản đồ [5].
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ
địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ chặt
chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, từng

chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính khác với
bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản
đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi rộng
khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa
chính thường xuyên được cập nhật những
thay đổi hợp pháp của pháp luật đất đai, có
thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhật theo
định kỳ. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới, người ta hướng tới việc xây dựng
bản đồ địa chính đa chức năng. Vì vậy, bản
đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ địa
chính cơ bản quốc gia [1].
Với tính chất hết sức quan trọng của hệ thống
bản đồ địa chính, tỉnh Tuyên Quang đã tiến
hành xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho
các địa phương trên địa bàn tỉnh trong đó có
xã Chi Thiết huyện Sơn Dương. Để xây dựng
bản đồ địa chính theo hệ toạ độ nhà nước cho
xã thì chúng ta cần phải xây dựng lưới khống
chế đo vẽ cho khu vực đo. Do vậy, việc “Ứng
dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc
điện tử xây dựng lưới khống chế đo vẽ phục
vụ công tác thành lập bản đồ địa chính tại
xã Chi Thiết, Sơn Dương, Tuyên Quang” là
công việc hết sức cần thiết và quan trọng
123


Nguyễn Ngọc Anh và Đtg


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

nhằm mục đích nâng cao chất lượng và yêu
cầu về độ chính xác đo vẽ.
VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
- Máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 230N
phục vụ đo đạc lưới khống chế
- Thu thập các bản đồ số có sẵn: Bản đồ địa
hình, bản đồ địa giới 364, bản đồ hiện trạng,..
- Thu thập số liệu các điểm khống chế hạng
cao có sẵn trong khu đo.
- Sử dụng các phần mềm trong biên tập, xử lý
số liệu: phần mềm trút dữ liệu T-CON; phần
mềm bình sai PickNet.
Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra cơ bản (thu thập tài liệu, số liệu,
các bản đồ hiện có,…)
- Công tác ngoại nghiệp [5]:
+ Khảo sát thực địa kết hợp với bản đồ địa
giới hành chính xác định ranh giới khu đo.
+ Dựa vào các điểm địa chính để thành lập
lưới đo vẽ.
+ Chọn điểm, chôn mốc thông hướng.
+ Đo lưới kinh vĩ (đo góc, cạnh) bằng máy
toàn đạc điên tử
- Công tác nội nghiệp [5]:
+ Kiểm tra đánh giá các kết quả đo và bản vẽ
sơ họa bằng cách thống kê toàn bộ số liệu đo
và số liệu gốc, phân tích và xử lý thông tin.

+ Trút số liệu đo từ máy toàn đạc điên tử vào
máy tính, tiến hành xử lý số liệu để bình sai
lưới kinh vĩ.

122(08): 123 - 128

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Điều tra cơ bản
Chi Thiết là một xã nằm ở phía Nam của
huyện Sơn Dương, cách trung tâm huyện
30km và cách thị xã Tuyên Quang 50km, có
vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế xã
hội. Vị trí địa lý của xã Chi Thiết giáp ranh
với các xã sau: phía Bắc giáp xã Văn Phú;
phía Đông giáp xã Đông Lợi và Núi Lịch;
phía Tây giáp xã Hồng Lạc và phía Nam giáp
xã Hào Phú.
Thành lập lưới khống chế đo vẽ
Công tác chuẩn bị :
- Thu thập tài liệu: Tiến hành thu thập số liệu,
tài liệu từ UBND xã, phòng TN&MT, sở
TN&MT chúng tôi có được các kết qủa sau
(bảng 1, 2).
- Khảo sát khu đo, thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ:
Sử dụng bản đồ địa hình 1:10.000 làm bản đồ
nền để thiết kế sơ bộ lưới khống chế đo vẽ.
Để đảm bảo bảo mật độ cũng như phân bố
đều của các điểm toạ độ lưới kinh vĩ cấp 1
đáp ứng cho việc phát triển lưới kinh vĩ cấp 2,
các điểm cọc phụ, ta thiết kế lưới theo dạng

đường chuyền phù hợp, đường chuyền khép
kín. Khu đo được bố trí 128 điểm lưới kinh vĩ
cấp 1 tạo thành 16 tuyến đường chuyền, điểm
khởi tính cho tuyến đường chuyền là 06 điểm
địa chính trong khu đo.
Sơ đồ các tuyến của lưới đường chuyền thể
hiện ở bảng 3.

Bảng 1: Các loại bản đồ hiện có trên địa bàn xã
STT
1
2
3
4

Tên bản đồ
Bản đồ giải thửa 299
BĐ ĐGHC 364
Bản đồ địa hình
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Tỉ lệ
1:1000; 1:500
1:50.000
1:10.000
1:10.000

Năm đo vẽ
1985
1994

2004
2005

Bảng 2: Hệ thống các điểm trắc địa hạng cao đã có trong địa bàn xã

124

STT

Tên điểm

1
2
3
4
5
6

SD- 157
SD-156
SD-153
SD-152
SD-151
SD-150

Tọa độ
Xm
2387872.100
2387440.331
2388275.075

2388086.112
2386851.239
2387437.201

Ym
426922.876
426756.678
428239.686
428713.861
428076.687
428174.667


Nguyễn Ngọc Anh và Đtg

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15

16

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

122(08): 123 - 128

Bảng 3: Thống kê các tuyến đường chuyền
Sơ đồ các tuyến đường chuyền
SD-150_SD151_ SD152_ SD153_1K01_1K02_1K03_1K04_1K05_1K06
SD-150_SD152_ SD153_1K07_1K08_1K09_1K10_1K11_1K12_1K13_1K14
SD-152_SD-153_1K15_1K16_1K17_1K18_1K19_1K20_1K21_1K22_1K23_1K24_1K25_1K26_
1K31_1K32_1K33_1K34_1K35_1K36_1K37_SD-157_SD-156
SD-152_SD-153_1K15_1K16_1K17_1K30_1K29_1K28_1K27_1K26_1K25_1K24_1K23_1K22_
1K21_1K20_1K39_1K38_SD-157
SD-152_SD-153_1K15_1K16_1K17_1K18_1K19_1K20_1K40_1K41_1K42_1K43_1K44_1K45_
SD-157_SD-156
SD-150_SD-151_1K63_1K62_1K61_1K60_1K59_1K58_1K57_1K56_1K55_1K52_1K53_1K54_
SD-157_SD-156
SD-150_SD-151_1K63_1K62_1K61_1K60_1K59_1K58_1K57_1K56_1K55_1K52_1K51_1K50_
1K49_1K48_1K47_1K46_SD-157_SD-156
SD-150_SD-151_1K63_1K62_1K61_1K64_1K65_1K66_1K67_1K68_1K69_1K70_1K71_1K78_
1K79_1K80_1K81_1K82_SD-156_SD-157
SD-150_SD-151_1K63_1K62_1K61_1K64_1K65_1K66_1K67_1K77_1K76_1K75_1K74_1K73_
1K72_1K71_1K78_1K79_1K80_1K81_1K82_SD-156_SD-157
SD-157_SD-156_1K82_1K81_1K83_1K84_1K85_1K86_1K87_1K88_1K89_1K90_1K91_SD157_SD-156
SD-157_SD-156_1K82_1K81_1K83_1K84_1K85_1K86_1K87_1K88_1K89_1K92_1K43_1K44_
1K45_SD-157_SD-156
SD-150_SD-151_1K63_1K62_1K61_1K64_1K65_1K66_1K67_1K77_1K76_1K75_1K74_1K73_

1K120_1K121_1K122_1K123_1K124_1K125_1K85_1K84_1K83_1K81_1K82_SD-156_SD-157
SD-156_SD-157_1K45_1K44_1K43_1K42_1K41_1K40_1K20_1K19_1K18_1K17_1K16_1K126_
1K127_1K128_1K114_1K115_1K116_1K117_1K96_1K95_1K94_1K93_SD-153_SD-152
SD-156_SD-157_1K45_1K44_1K43_1K42_1K41_1K40_1K20_1K19_1K18_1K17_1K16_1K126_
1K127_1K128_1K114_1K115_1K116_1K117_1K96_1K97_1K98_1K118_1K119_SD-152_SD-153
SD-156_SD-157_1K45_1K44_1K43_1K42_1K41_1K40_1K20_1K19_1K18_1K17_1K16_1K126_
1K127_1K128_1K114_1K113_1K108_1K107_1K106_1K105_1K111_1K110_1K112_1K101_1K1
00_1K99_1K98_1K118_1K119_SD-152_SD-153
SD-156_SD-157_1K45_1K44_1K43_1K42_1K41_1K40_1K20_1K19_1K18_1K17_1K16_1K126_
1K127_1K128_1K114_1K113_1K108_1K109_1K110_1K111_1K105_1K104_1K103_1K102_1K1
01_1K100_1K99_1K98_1K118_1K119_SD-152_SD-153

Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có
thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất. Chỉ tiêu kĩ thuật của lưới phải đảm bảo theo đúng quy phạm
đo vẽ thành lập bản đồ địa chính do Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành (bảng 4) [3][4][6].
Bảng 4: Chỉ tiêu kĩ thuật đường chuyền kinh vĩ cấp I, II
STT
1
2
3
4
4
5
6
7
8
9
10

Yếu tố lưới đường chuyền kinh vĩ

- Chiều dài đường chuyền không lớn hơn
- Số cạnh nhiều nhất
- Số cạnh từ điểm gốc đến điểm nút hoặc giữa 2 nút
- Chiều dài cạnh đường chuyền dài nhất không quá
- Chiều dài cạnh đường chuyền không ngắn nhất
- Sai số trung phương đo góc không lớn hơn
- Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai không lớn hơn
- Sai số khép góc giới hạn trong đường chuyền
- Sai số khép giới hạn đường chuyền fs/[s] không lớn hơn
- Số lần đo góc trong đường chuyền
+ Đối với máy có độ chính xác đo góc từ 1" đến 5 "
+ Đối với máy có độ chính xác đo góc trên 5" đến 10"
- Số lần đo cạnh trong đường chuyền

Chỉ tiêu kỹ thuật
Cấp 1
2000m
15 cạnh.
10 cạnh.
400 m.
20 m.
15''
0.015 m.
 30'' √ n.
1/ 4000

Cấp 2
1000m
15 cạnh.
10 cạnh.

400 m.
5 m.
15''
0.015 m.
 30'' √ n.
1/ 2000

1
2
2

1
2
2

125


Nguyễn Ngọc Anh và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Công tác ngoại nghiệp
- Chọn điểm, chôn mốc và thông hướng:
Trong quá trình khảo sát và chôn mốc ngoài
thực địa, ta chọn 6 điểm địa chính gốc, 128
điểm lưới, 146 cạnh đo, 162 góc đo.
- Đo các yếu tố cơ bản của lưới: Sau khi chôn
mốc, thông hướng xong ta tiến hành đo các
yếu tố cơ bản của lưới.

* Đo góc: Dùng máy toàn đạc điện tử
TOPCON GTS 230N để đo góc trong lưới
khống chế đo vẽ. Sai số kép trong đường
chuyền không vượt quá đại lượng: f b=2mbn
[3][4][5][6]. Trong đó:
mb : Là sai số trung phương đo góc
n : Là số góc đo
Kết quả đo góc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Kết quả đo góc của lưới khống chế
Ký hiệu góc
STT
Góc đo
Trái
Giữa
Phải
1
SD-152 SD-153 1K01 109050’20”
2
SD-153 1K01
1K02
96058’38”
3
1K01
1K02
1K03 175010’32”
4
1K02
1K03
1K04 189006’22”
5

1K03
1K04
1K05 228046’11”
6
1K04
1K05
1K06 191020’14”
7
1K05
1K06
1K07 179044’23”
8
1K08
1K07
1K06 193010’45”
..
..
..
..
..

* Đo cạnh: Dùng máy toàn đạc điện tử
TOPCON GTS 230N để đo cạnh lưới khống
chế đo vẽ. Chỉ tiêu kỹ thuật của cạnh như sau
[3][4][5][6]:

+ Chiều dài cạnh đường chuyền không quá
400m.
+ Chiều dài 2 cạnh đường chuyền không
chênh lệch quá 2.5 lần.

+ Đối với đường chuyền có điểm nút, chiều
dài lớn nhất và số cạnh lớn nhất giữa điểm
gốc với điểm nút và các điểm nút phải nhỏ
hơn 2/3 chiều dài và số cạnh của đường
chuyền đơn.
+ Cạnh lưới đường chuyền được đo 2 lần,
chênh lệch kết quả giữa các lần đo  2a (a là
hằng số của máy). Sai số trung phương trong
cạnh đường chuyền không lớn hơn 0.015m.
Kết quả đo cạnh thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6: Kết quả đo cạnh của lưới
Ký hiệu cạnh
Cạnh đo
STT
(m)
Điểm 1
Điểm 2
1
SD-153
1K01
58.241
2
1K01
1K02
120.967
3
1K02
1K03
62.433
4

1K03
1K04
86.652
5
1K04
1K05
212.555
6
1K05
1K06
225.865
7
1K06
SD-151
189.910
..
..
..
..

Công tác nội nghiệp
- Tổ chức file số liệu bình sai: Sau khi đo
xong các yếu tố cơ bản của lưới tiến hành
nhập số liệu đo vào máy tính. Khi số liệu đo
được xử lý xong sẽ được soạn thảo bằng
Notepad với 3 file dữ liệu D1.dat; D2.dat và
D3.dat. Kết quả được thể hiện hình 1:

Hình 1: Kết quả tổ chức File số liệu đo lưới khống chế


126

122(08): 123 - 128


Nguyễn Ngọc Anh và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

122(08): 123 - 128

Sau đó tiến hành bình sai lưới khống chế đo vẽ bằng phần mềm PickNet. Như vậy ta đã kết thúc
quá trình bình sai lưới khống chế. Kết quả bình sai được thể hiện như hình 2:

Hình 2: Kết quả bình sai lưới khống chế

Hình 3: Sơ đồ lưới khống chế xã Chi Thiết, Sơn Dương, Tuyên Quang

127


Nguyễn Ngọc Anh và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Kết quả đánh giá độ chính xác của lưới khống
chế đo vẽ như sau:
1. Tổng số điểm:
134
2. Số điểm gốc:

6
3. Số điểm mới lập:
128
4. Số lượng góc đo:
162
5. Số lượng cạnh đo:
146
6. Hệ số k:
0.9999
* Kết quả đánh giá độ chính xác lưới D1:
+ Sai số trọng số đơn vị M = 4.51"
+ Điểm yếu nhất (1K05) mp = .004 (m)
+ Chiều dài cạnh yếu: (SD-153_1K01) ms/s =
1/37700
+ Phương vị cạnh yếu: (SD-153_1K01) ma = 3.71"
* Kết quả đánh giá độ chính xác lưới D2:
+ Sai số trọng số đơn vị M = 7.41"
+ Điểm yếu nhất (1K10) mp = .018 (m)
+ Chiều dài cạnh yếu: (1K10 _1K09) ms/s =
1/34600
+ Phương vị cạnh yếu: (1K14 _SD-150) ma = 8.72"
* Kết quả đánh giá độ chính xác lưới D3:
+ Sai số trọng số đơn vị M = 3.36"
+ Điểm yếu nhất (1K106) mp = .010 (m)
+ Chiều dài cạnh yếu: (1K96 _1K117) ms/s =
1/33100
+ Phương vị cạnh yếu: (1K32 _1K31) ma = 4.11"

122(08): 123 - 128


Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ xã Chi Thiết
được thể hiện qua hình 3.
KẾT LUẬN
Như vậy, kết quả thiết kế và thi công lưới
đường chuyền kinh vĩ dựa trên 6 điểm địa
chínH
(SD-157_SD-156_SD-153_SD152_SD-151_SD-150) được chọn làm điểm
khởi tính đã xây dựng thêm 128 điểm lưới
khống chế được chia thành 16 tuyến đường
chuyền kinh vĩ cấp I (trong đó: tổng số cạnh
đường chuyền là 146, tổng số góc đường
chuyền là 162) đảm bảo yêu cầu chất lượng,
độ chính xác cao, lưới chặt chẽ và đủ điều
kiện để tiến hành đo vẽ chi tiết thành lập bản
đồ địa chính xã Chi Thiết, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật đất đai 2003, Nhà xuất bản chính trị quốc
gia, Hà Nội.
2. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng bản đồ địa
chính - Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
3. Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ
1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 –
của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, năm 2008.
4. Quy phạm lưới đường chuyền và tam giác đo
cạnh – Cục ĐĐBĐ Nhà nước, 1982.
5. Vũ Thị Thanh Thuỷ (2008), Bài giảng trắc địa
II - Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
6. Thông tư số 06/2009/TT- Quy định về quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới toạ độ

của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

SUMMARY
SETTING UP DRAWING CONTROL NETWORK FOR CADASTRAL MAP
CREATION IN CHI THIET COMMUNE, SON DUONG DISTRICT,
TUYEN QUANG PROVINCE BY INFORMATIC TECHNOLOGY
AND TOTAL STATION ELECTRONICS
Nguyen Ngọc Anh, Phan Dinh Binh*
College of Agriculrure and Forestry - TNU

A study on setting up drawing control network for cadastral map creation in commune level by
informatics technology and total station electronic was conducted in Chi Thiet commune, Son
Duong district, Tuyen Quang province. The result shown that, from 6 cadastral starting points (SD157_SD-156_SD-153_SD-152_SD-151_SD-150), there are 128 added drawing control network points
were built and were divided in to 16 I level theodolite angles. In which, there are 146 lines and 162
angles meeting requested standard and conditions for setting up detail cadastral map of Chi Thiet
commune, Son Duong district, Tuyen Quang province.
Keywords: theodolite angles, total station electronic, adjustment, cadastral map
Ngày nhận bài:15/4/2014; Ngày phản biện:29/4/2014; Ngày duyệt đăng: 25/8/2014
Phản biện khoa học: TS. Lê Văn Thơ – Trường Đại học Nông Lâm – ĐHTN
*

Tel:

128



×