Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số đánh giá và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.45 KB, 12 trang )

Một số đánh giá và giải pháp hoàn thiện pháp luật
về chống chuyển giá của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam
Phạm Minh Quốc

Khoa Kinh tế - Luật, Đại học Thương Mại

Việc xác định có tồn tại quan hệ chuyển giá và xử lý các vụ việc chuyển giá
đòi hỏi các nhà quản lý và hoạch định chính sách phải luôn quan tâm đúng
mức, từ đó nhằm kịp thời phát hiện ra các “lỗ hổng” cho việc hoàn thiện
chính sách tài chính (đặc biệt là các quy định pháp luật về thuế) của Nhà
nước, đồng thời đề xuất các biện pháp kinh tế- pháp lý tốt nhất để các cơ
quan quản lý Nhà nước (trong đó có các cơ quan thuế) có thể chống chuyển
giá một cách có hiệu quả. Bài viết này nhằm mục tiêu xác định bản chất
của hoạt động chuyển giá trong khu vực doanh nghiệp FDI, đánh giá sơ
bộ những hạn chế tồn tại của pháp luật hiện hành trong việc chống chuyển
giá ở Việt Nam, từ đó rút ra một số kết luận và giải pháp nhằm hoàn thiện
chính sách và pháp luật về môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và về
lĩnh vực thuế quan nói riêng tại Việt Nam.
Trên nền tảng tổng hợp các nghiên cứu đánh giá từ các chuyên gia khác,
Ngày nhận: 07/07/2019

Ngày nhận bản sửa: 11/07/2019

Ngày duyệt đăng: 22/07/2019

Some assessments about and solutions for completing the legal regulations on anti-transfer pricing
conducted by FDI enterprises in Vietnam

Abstract: The determination of transfer pricing transactions and dealing with these phenomina require the
appropriate interests from the administrative managers and policy planners, in order, on the one hand, to timely


find out the “loophole” of law in process of improving the financial policies (especially the legal regulations
on taxation) of the State and, on the other hand, to put forward the proper legal - economic measures for
the effective operations in anti-trasfer pricing activities of the competent administrative authorities (including
the tax authorities). This paper shall mention to some legal aspects relating to the nature of transfer pricing in
business transations of FDI enterprises in Vietnam, give out some preliminary assessments about the existing
shortcomings of current legal regulations on anti-transfer pricing in Vietnamese law, then propose some
solutions for completing the policies and laws in Vietnam on the field of investment and business in general
and on the taxation and tariff sector in particular. Based on the current regulations of law, synthesizing some
research results from other experts, combining with the assessments from comparative and analysis study,
the paper points out some shortcomings of Vietnamese legal regulations in the field of anti-transfer pricing,
concurrently offers some suggestions for continuing to improve the law in this field.
Keywords: transfer pricing, anti-transfer pricing, law on anti-transfer pricing, tax evasion.
Quoc Minh Pham, lecture
Faculty of Economics and Law, Thuongmai University

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 207- Tháng 8. 2019

48

© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X


PHẠM MINH QUỐC

kết hợp với việc phân tích so sánh các quy định của pháp luật thực định,
bài viết đã chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại trong pháp luật Việt Nam về
chống chuyển giá, đồng thời đưa ra một số đề xuất cho việc tiếp tục hoàn
thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

Từ khóa: Chuyển giá, chống chuyển giá, pháp luật về chống chuyển giá,
trốn thuế

1. Khái quát chung về chuyển giá của
các doanh nghiệp FDI

phát điểm cho hiện tượng chuyển giá diễn
ra gồm những lý do khách quan sau:

1.1. Bản chất của hiện tượng chuyển giá

- Xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong
kinh doanh, trong đó có sự định đoạt về
giá cả trong giao dịch mua bán của các
chủ thể kinh doanh.

Hiện tượng chuyển giá đã tồn tại khá phổ
biến trên thế giới. Nguyên nhân cơ bản
cho hiện tượng này là bởi nhu cầu của các
nhà đầu tư trong việc làm giảm những
chi phí có ảnh hưởng tới doanh thu (đặc
biệt là chi phí thuế) của các doanh nghiệp
trong nước và nước ngoài, nhằm làm gia
tăng tối đa mức lợi nhuận có thể thu được
từ hoạt động kinh doanh có tính liên kết
nội bộ giữa các chủ thể kinh doanh đó.
Tuy nhiên ở bình diện toàn xã hội, với
nhiều hình thức khác nhau, hiện tượng
chuyển giá nội bộ giữa các đơn vị kinh tế
có mối quan hệ liên kết lại có thể gây thất

thu thuế cho Nhà nước và gây bất lợi cho
các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tạo
ra những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trong môi trường kinh doanh.
Trên bình diện kinh doanh quốc tế, chuyển
giá được hiểu là việc thực hiện chính sách
giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản
được chuyển dịch qua biên giới không
theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa
số thuế giữa các thành viên có mối quan
hệ liên kết gắn bó trong các công ty (tập
đoàn) đa quốc gia trên thế giới (A. Lymer
& J.Hasseldine, 2002).
Theo cách hiểu như trên, có thể thấy xuất

- Xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ vốn có về lợi ích kinh tế và chu trình
kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh có
sự liên kết nhóm khiến cho trong các giao
dịch giữa các đơn vị thành viên, các doanh
nghiệp liên kết của tập đoàn tồn tại sự chi
phối về quyền ra quyết định kinh doanh,
sự phụ thuộc lẫn nhau về nguồn cung cấp
vốn và nguyên liệu sản phẩm…
- Xuất phát từ thực tế của việc ra các quyết
định quản lý điều hành các đơn vị thành
viên (doanh nghiệp, chi nhánh) có mối liên
kết chặt chẽ trong chu trình kinh doanh
(đặc biệt là các chính sách giá giao dịch
giữa các đơn vị đó) có thể khiến cho tổng

lợi ích chung của nhóm liên kết không bị
ảnh hưởng, song tổng nghĩa vụ thuế của
họ lại có sự thay đổi đáng kể.
- Xuất phát từ sự khác nhau về chính sách
thuế giữa các quốc gia (sự ưu đãi thuế
trong việc thu hút FDI) dẫn đến những
chênh lệch đáng kể giữa các quốc gia về
mức điều tiết thuế. Thông qua việc thực
hiện các chính sách giá trong giao dịch
giữa các doanh nghiệp thành viên của

Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

49


Một số đánh giá và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam

nhóm liên kết, nghĩa vụ thuế phải thực
hiện đối với hàng hóa, dịch vụ hoặc tài
sản trong giao dịch có thể được chuyển từ
quốc gia có mức điều tiết cao sang quốc
gia có mức điều tiết thấp hơn.
Như vậy, việc xác định hiện tượng chuyển
giá của doanh nghiệp FDI chỉ thực sự có
ý nghĩa đối với các giao dịch giữa doanh
nghiệp đó với các chủ thể khác vốn đã
tồn tại mối quan hệ liên kết (theo kiểu tập
đoàn kinh tế, hoặc có cơ cấu theo mô hình

công ty mẹ- công ty con) và có hoạt động
kinh doanh quốc tế1. Mặc dù các đơn vị
kinh tế trong nhóm liên kết đều phải thực
hiện hạch toán độc lập và có thẩm quyền
riêng trong việc ra quyết về định mức chi
phí và doanh thu, song trong các giao dịch
chuyển giá, nhóm liên kết đã thiết lập một
chính sách về giá mà ở đó giá chuyển giao
(giá chuyển giao nội bộ hay giá liên kết)
có thể được định ở mức cao hơn hay thấp
hơn giá trị của hàng hóa dịch vụ mua vào
hoặc bán ra thông thường (giá thị trường)
nhằm đạt được những lợi ích nhất định
trong tập đoàn hoặc nhóm.
Đứng về phía lợi ích của các nhà đầu tư
quốc tế, trong điều kiện kinh doanh có
tính cạnh tranh gay gắt, thực hiện các giao
dịch chuyển giá có thể được xem như một
phương cách giúp lợi ích các tập đoàn
hoặc nhóm liên kết đạt được lợi ích tối ưu
do giảm được tối đa tổng các mức thuế
của các đơn vị thành viên tại các quốc gia
khác nhau. Hành vi chuyển giá khi đó là
Xem Công ước mẫu về định giá chuyển giao của
OECD, theo Điều 9 của Công ước này, hai doanh
nghiệp được xem là liên kết (associated enterprises)
khi:
1. Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành
hay góp vốn vào doanh nghiệp kia một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian;

2. Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay
những chủ thể (entities) khác tham gia quản lý, điều
hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
hoặc thông qua trung gian.
1

50

sự tận dụng tối đa những ưu thế của sự
chênh lệch thuế suất tại các quốc gia khác
nhau nơi tập đoàn hoặc nhóm liên kết
có các đơn vị thành viên. Việc thực hiện
chính sách giá chuyển giao nội bộ giữa các
đơn vị liên kết ở các quốc gia khác nhau
sẽ dịch chuyển các khoản lợi nhuận giữa
họ sao cho lợi nhuận cao nhất sẽ được
chuyển dịch tới đơn vị thành viên có trụ sở
tại quốc gia có mức chịu thuế thấp nhất.
Con số thống kê đánh giá của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã
chỉ ra một thực tế là có tới hơn 60% giá
trị giao dịch thương mại toàn cầu đã được
triển khai thông qua các giao dịch nội bộ
của công ty đa quốc gia (OECD, 2001)2.
Thực tiễn này cho thấy tầm quan trọng
của các chính sách giá nội bộ trong các
doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế các
nước và toàn cầu, cũng như mức độ ảnh
hưởng lớn của các chính sách này đối với
sự hình thành và tận dụng tối đa các hành

vi chuyển giá của các tập đoàn hoặc nhóm
liên kết đa quốc gia.
Tuy nhiên, trên phương diện quản lý nhà
nước về kinh tế, đặc biệt là quản lý các
hoạt động tài chính và thuế quan, hành vi
chuyển giá của các doanh nghiệp FDI có
thể được xem như một phương thức trốn
tránh các khoản thuế thông qua việc báo
lỗ trong hoạt động kinh doanh. Xét trên
phạm vi tổng thể của quan hệ đầu tư quốc
tế, chuyển giá đã gây ra sự bất bình đẳng
trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế tại các
quốc gia khác nhau, dẫn đến sự bất bình
đẳng về lợi ích và những cách biệt trong
ưu thế cạnh tranh tại một quốc gia tiếp
nhận đầu tư nhất định do việc phải mua
cao hơn hoặc bán thấp hơn giá thị trường
Xem thêm: Transfer pricing: Keeping it at arm’s length,
nguồn website:
/>aid/670/Transfer_pricing:_Keeping_it_at_arms_length.
html
2

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 2019


PHẠM MINH QUỐC

nhằm chuyển lợi nhuận về công ty mẹ
hoặc một doanh nghiệp thành viên khác ở

nước ngoài.
1.2. Các hình thức thực hiện chuyển
giá phát sinh trong quan hệ đầu tư kinh
doanh quốc tế
Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, hoạt
động chuyển giá tồn tại không chỉ riêng tại
Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia tiếp
nhận đầu tư. Khi hội nhập với nền kinh tế
toàn cầu với sự có mặt của nhiều tập đoàn
đa quốc gia, những khác biệt trong chính
sách điều tiết lợi ích của các quốc gia đã
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI
tìm cách phát huy và thực hiện các hoạt
động chuyển giá với nhiều phương thức
đa dạng (Phan Hữu Thắng, 2013). Thông
thường trong mối liên kết kinh doanh quốc
tế, các hành vi chuyển giá có thể được
thực hiện với những hình thức sau:
- Chuyển giá thông qua việc đầu tư vốn
bằng tài sản và mua tài sản cố định với giá
cao.
- Chuyển giá thông qua việc mua nguyên
vật liệu với giá cao hơn giá bán buôn
thông thường.
- Chuyển giá thông qua việc cho vay hoặc
đi vay.
- Chuyển giá thông qua việc bảo hành sản
phẩm, thương quyền sản phẩm hưởng trên
doanh thu xuyên biên giới.
- Chuyển giá thông qua mối liên kết đào

tạo, nhà thầu.
- Chuyển giá thông qua việc sản phẩm sản
xuất trong nước nhưng xuất khẩu rồi lại
nhập khẩu, sau đó bán trong nước sản xuất

dưới tên một công ty khác trong mối liên
kết.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoạt
động trong lĩnh vực thuế và kiểm toán,
việc xác định các doanh nghiệp có phát
sinh hoạt động chuyển giá trong các giao
dịch liên kết hay không cần lưu ý một số
biểu hiện sau (Võ Phan Sử, 2013; Dương
Thị Vân Anh, 2018):
- Lỗ trên 03 năm hoặc lỗ âm nguồn vốn
chủ sở hữu nhưng vẫn hoạt động và tăng
doanh thu, tăng quy mô.
- Hiệu quả kinh doanh không đáng kể
nhưng luôn có sự tài trợ từ các khoản vay
của các công ty liên kết giao dịch, công ty
mẹ hoặc các chủ sở hữu phần góp vốn.
- Công ty chỉ có một khách hàng hoặc
vài khách hàng trong nhiều năm liên tục,
thường bán sản phẩm chỉ bằng giá thành
sản xuất không bao gồm chi phí quản lý,
chi phí bán hàng.
- Cùng một hàng hóa dịch vụ trong doanh
nghiệp nhưng giá bán thị trường nội địa
cao hơn giá xuất khẩu.
- Công ty phải trả nhà cung cấp hàng hóa

hoặc phải thu khách hàng có mối liên kết
trong nhiều năm mà không thanh toán
công nợ nhưng vẫn phát sinh giao dịch.
- Xuất xứ hàng hóa có sự tham gia từ 03
nước khác nhau trở lên.
Với bản chất và hình thức nêu trên của
hành vi chuyển giá, việc xác định các
doanh nghiệp FDI có mối quan hệ liên kết
giao dịch khi giao dịch với nhau không
theo giá thị trường như các bên giao dịch
độc lập khác là một vấn đề không đơn

Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

51


Một số đánh giá và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam

giản. Trên thực tế, các doanh nghiệp có
thể đưa ra nhiều lý giải để cho rằng việc
thực hiện chính sách giá trong giao dịch
với các bên trong mối quan hệ liên kết
của mình không phải là “chuyển giá”: Đó
là kết quả của việc kinh doanh hợp pháp;
xuất trình đầy đủ các hóa đơn chứng từ
xuất nhập khẩu; tận dụng tốt những ưu thế
vốn có về nguồn nhân lực, nguồn nguyên
vật liệu, cơ sở hạ tầng, chính sách ưu

đãi đầu tư… tại các quốc gia khác nhau.
Chính vì vậy, việc ứng phó với chuyển giá
sao cho đảm bảo cân bằng được lợi ích
của các nhà đầu tư và lợi ích quốc gia luôn
đòi hỏi phải có cách đánh giá đúng mức và
toàn diện về hiện tượng này, qua đó ban
hành và hoàn thiện những cơ sở pháp lý
đủ mạnh và linh hoạt để các cơ quan quản
lý nhà nước có thể phản ứng nhanh và xử
lý kịp thời các hành vi chuyển giá.

năm 1997, vấn đề chuyển giá mới chính
thức được đề cập lần đầu tiên trong một
văn bản pháp quy ở nước ta- Thông tư số
74-TC/TCT ngày 20/10/1997 hướng dẫn
về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Tiếp theo đó là sự ra đời của Thông tư số
89/1999/TT-BTC ngày 16/7/1999 (thay
thế Thông tư 74) và Thông tư số 13/2001/
TT-BTC ngày 08/3/2001 (thay thế Thông
tư 89). Cả 3 Thông tư kể trên đều có
những quy định cơ bản về chuyển giá với
các biện pháp chống chuyển giá giống
nhau, song đều thiếu hướng dẫn chi tiết.
Chính bởi những thiếu sót trong các quy
định về chuyển giá, nội dung và các biện
pháp còn chưa sát với thực tế, các văn bản
này đã khiến cho việc áp dụng của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền kém hiệu
quả, không kiểm soát được vấn đề chống

chuyển giá.

2. Đánh giá thực trạng pháp luật về
chống chuyển giá ở Việt Nam hiện nay

Sự ra đời của Thông tư 117/2005/TT-BTC
ngày 19/12/2005 hướng dẫn việc thực hiện
xác định giá thị trường trong các giao
dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ
liên kết đã đánh dấu bước thay đổi đáng
kể trong việc điều chỉnh vấn đề chuyển
giá ở Việt Nam. Khác hẳn các văn bản
pháp quy trước đó, nội dung của Thông
tư 117 không chỉ quy định áp dụng đối
với các doanh nghiệp có vốn FDI mà còn
mở rộng sang tất cả các giao dịch trong
nước và quốc tế. Đây là văn bản pháp quy
điều chỉnh khá chi tiết về biện pháp chống
chuyển giá bằng phương pháp xác định
lại giá giao dịch giữa các doanh nghiệp
liên kết nhằm đưa giá giao dịch nội bộ
về sát với giá thị trường. Theo quy định
của Thông tư 117, các bên tham gia giao
dịch có tính liên kết nội bộ phải có nghĩa
vụ kê khai, xác định thuế thu nhập doanh
nghiệp theo giá thị trường dựa vào một
trong 5 phương pháp định giá chuyển giao
nội bộ sau: (1) Phương pháp so sánh giá

2.1. Cơ sở pháp lý cho việc chống chuyển

giá ở Việt Nam hiện nay
Trong những năm 90 của thế kỷ trước,
hoạt động thu hút khuyến khích đầu tư
nước ngoài ở Việt Nam đã phát triển mạnh
với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp liên
doanh với những ưu đãi đáng kể trong đầu
tư (đặc biệt là quyền thuê, sử dụng đất và
chính sách miễn, giảm thuế). Tận dụng cơ
hội được miễn tiền thuê đất và thuế thu
nhập doanh nghiệp trong 10-15 năm đầu
và tiếp tục giảm thuế 50% trong 5-7 năm
tiếp theo đối với các dự án đầu tư trong
một số ngành, địa bàn, có sử dụng nhiều
lao động… hoạt động chuyển giá đã bắt
đầu diễn ra tại Việt Nam khi đó bởi đã
có nhiều doanh nghiệp FDI chuyển lợi
nhuận từ nước ngoài vào Việt Nam để
tránh nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên phải đến

52

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 2019


PHẠM MINH QUỐC

giao dịch độc lập; (2) Phương pháp giá
bán lại; (3) Phương pháp giá vốn cộng lãi;
(4) Phương pháp so sánh lợi nhuận; (5)
Phương pháp tách lợi nhuận.

Mặc dù được đánh giá là đã có những thay
đổi quan trọng so với những văn bản pháp
luật quy định về chuyển giá trước đó, song
Thông tư 117 vẫn không thể tránh khỏi
những bất cập nhất định, dẫn đến sự ra
đời của Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày
22/4/2010 về việc hướng dẫn thực hiện
việc xác định giá thị trường trong giao
dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ
liên kết. Sự ra đời của Thông tư 66 không
những khắc phục những hạn chế của
Thông tư 117 mà còn được coi là một cơ
sở pháp lý quan trọng trong việc gia tăng
các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với
vấn đề chuyển giá, đặc biệt tập trung vào
các doanh nghiệp FDI (Phạm Hùng Tiến,
2012). Về cơ bản, nội dung của Thông tư
66 là sự kế thừa các quy định trong Thông
tư 117 trước đó về các phương pháp chống
chuyển giá thông qua việc hướng dẫn
áp dụng 5 phương pháp xác định giá thị
trường. Trường hợp do đặc thù duy nhất
trong các giao dịch liên kết, một trong các
phương pháp trên không áp dụng được thì
có thể vận dụng biện pháp tổng hợp hoặc
biện pháp vận dụng số liệu so sánh giữa
các kỳ. Thông tư 66 cũng kế thừa các tiêu
chí nhằm xác định đối tượng liên kết trong
Thông tư 117, tuy nhiên ở mức độ cụ thể
hóa hơn các khái niệm và tiêu chí (chẳng

hạn như: về sở hữu vốn, quan hệ gia đình,
đặc quyền về điều hành kiểm soát, độ lớn
của sản phẩm dịch vụ trao đổi…). Ngoài
ra Thông tư 66 còn quy định rõ trách
nhiệm của doanh nghiệp có phát sinh giao
dịch với các bên trong quan hệ liên kết ở
việc lưu giữ các thông tin, tài liệu chứng
từ làm căn cứ áp dụng phương pháp xác
định giá thị trường và xuất trình các thông

tin, tài liệu chứng từ đó theo yêu cầu kiểm
tra, thanh tra của cơ quan Thuế.
Trong lĩnh vực chống chuyển giá ở Việt
Nam, ngoài cơ sở pháp lý quan trọng là
Thông tư 66/2010/TT-BTC, các cơ quan
hữu quan (đặc biệt là cơ quan Thuế) còn
căn cứ áp dụng các văn bản pháp quy khác
như Thông tư số 71/2010/TT-BTC ngày
07/5/2010 hướng dẫn ấn định thuế đối với
hoạt động kinh doanh xe ô tô, xe hai bánh
gắn máy3; Thông tư số 28/2011/TT-BTC
ngày 28/02/2011 hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Quản lý Thuế4; Thông
tư số 201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013
hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận trước
về phương pháp xác định giá tính thuế
(APA) trong quản lý thuế.…
Đặc biệt gần đây, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày
24/02/2017 quy định về quản lý thuế đối

với doanh nghiệp có giao dịch liên kết,
đồng thời Bộ Tài chính ban hành Thông
tư 41/2017/TT-BTC ngày 20/4/2017 nhằm
cung cấp những quy định hướng dẫn cụ
thể cho vấn đề chuyển giá. Trong khuôn
khổ kế hoạch cải cách thuế của Việt Nam,
hướng tới sự phù hợp với bối cảnh toàn
cầu trong việc gia tăng tính minh bạch
và nỗ lực chống né tránh nghĩa vụ thuế,
những văn bản pháp lý quan trọng này
hướng tới việc xử lý các doanh nghiệp có
sử dụng các giao dịch liên kết để chuyển
giá, trốn thuế.
Thông tư 71/2010/TT-BTC nhằm hướng dẫn xác định
giá giao dịch trên thị trường làm căn cứ ấn định giá, ấn
định thuế phải nộp, qua đó giúp cho việc hạn chế hoạt
động chuyển giá có thể phát huy trong lĩnh vực kinh
doanh nhập khẩu lắp ráp các loại xe ô tô và xe hai bánh
gắn máy tại Việt Nam.
3

Thông tư 28/2011/TT-BTC nêu rõ việc so sánh giá
đầu ra, đầu vào với các bên trung gian của thị trường
hoặc đơn vị độc lập, làm cơ sở pháp lý cho việc thực
hiện tốt hơn Thông tư 66/2010/TT-BTC.
4

Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

53



Một số đánh giá và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam

Ngoài ra, vấn đề chống chuyển giá ở các
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
FDI nói riêng ở Việt Nam cũng ngày càng
thu hút sự quan tâm phối hợp của các
cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Chẳng hạn như Tổng Cục Thuế đã thành
lập Tổ Quản lý thuế đối với hoạt động
chuyển giá trực thuộc Tổng Cục Thuế; Bộ
Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập Tổ công
tác liên ngành với sự tham gia của Bộ Tài
chính, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Văn
phòng Chính phủ để nghiên cứu vấn đề
chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI;
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định
1250/QĐ-BTC ngày 21/5/2012 phê duyệt
chương trình hành động kiểm soát hoạt
động chuyển giá giai đoạn 2012- 2015.
2.2. Một số hạn chế của quy định pháp
luật trong xử lý vấn đề chuyển giá ở
nước ta hiện nay
Trong những năm qua, cùng với quá
trình chuyển đổi, phát triển nền kinh tế
đất nước và hội nhập kinh tế thế giới, hệ
thống các định chế và chính sách kinh
tế- tài chính của Việt Nam đã có nhiều

chuyển biến tích cực, ngày càng phù hợp
hơn với yêu cầu của cơ chế thị trường và
thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, thông qua
việc tiếp cận các quy định pháp luật thực
định về chống chuyển giá từ hệ thống
các văn bản pháp quy nêu trên, theo
đánh giá của tác giả, việc xây dựng và
ban hành các định chế pháp lý cho việc
chống chuyển giá tồn tại một số vấn đề
còn hạn chế như sau:
Thứ nhất, khái niệm “chuyển giá” vẫn
chưa chính thức được định nghĩa trong
luật- vấn đề chống chuyển giá vẫn chưa
được luật hóa. Việc quản lý giá giao dịch
chuyển giao sản phẩm giữa các bên liên
kết còn chưa được quy định cụ thể trong

54

Luật Thuế hiện hành. Điều này được thể
hiện ở chỗ các văn bản pháp quy hiện tại
làm cơ sở pháp lý quan trọng cho việc
xác định các vụ việc có tính “chuyển giá”
thông qua việc quy định các phương pháp
xác định giá thị trường đối với các giao
dịch liên kết chủ yếu là các văn bản dưới
luật (do Bộ Tài chính ban hành trên cơ sở
đề xuất của Tổng Cục Thuế). Các văn bản
này khi được ban hành, chủ yếu là nhằm
hướng dẫn, hỗ trợ cơ quan Thuế thực hiện

Luật Quản lý Thuế và nhằm xử lý các vụ
việc được xem là vi phạm pháp luật thuế.
Thứ hai, các văn pháp pháp luật hiện hành
còn thiếu nhiều quy định cụ thể nhằm hỗ
trợ việc triển khai thực hiện các biện pháp
xác định các vụ việc chuyển giá như:
- Chưa có những quy định về hệ thống
định mức bình quân theo ngành nghề, hệ
thống tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành,
hệ thống giá… làm cơ sở so sánh, ấn định
thuế.
- Chưa quy định rõ cách thức kết hợp các
phương pháp định giá chuyển giao trong
trường hợp việc xác định giá chuyển giao
bằng 1 trong 5 phương pháp đã nêu không
thể đưa ra kết quả chính xác.
- Chưa có quy định việc lưu trữ sổ sách
kế toán, hồ sơ khai thuế dưới dạng dữ
liệu để cung cấp thông tin phục vụ công
tác thanh tra, kiểm tra thuế. Mặc dù văn
bản có hiệu lực hiện hành đã quy định
nghĩa vụ lập và lưu giữ hồ sơ gồm các
thông tin, tài liệu và các chứng từ có
liên quan đến giao dịch liên kết, nhưng
lại chưa đưa ra những tiêu chí cụ thể
về mức độ chi tiết của thông tin. Vì thế
chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho việc xác
định tính chính xác của thông tin.

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 2019



PHẠM MINH QUỐC

- Chưa xây dựng được một hệ thống các
quy định riêng về chế tài dành riêng cho
các doanh nghiệp có hành vi chuyển giá.
Việc xử lý các hành vi này vẫn dựa theo
các quy định chung về xử phạt hành vi vi
phạm thuế5. Trong khi việc xử lý hành vi
vi phạm thuế hiện nay ở Việt Nam không
phân biệt lỗi cố ý hoặc vô ý của doanh
nghiệp vi phạm, thì việc phân biệt mức độ
vi phạm trong chuyển giá với lỗi cố ý hay
vô ý lại hết sức có ý nghĩa trong việc xác
định mức độ nghiêm khắc của chế tài xử
lý.
Thứ ba, cơ chế thực thi các quy định pháp
luật hiện hành trong lĩnh vực xác định, xử
lý hành vi chuyển giá trốn thuế còn chưa
thực sự có hiệu quả, cụ thể như:
- Sự tuyên truyền của các cơ quan quản
lý nhà nước (đặc biệt là cơ quan thuế) đối
với xã hội (đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp) nhằm nâng cao nhận thức về hành
vi chuyển giá cũng như những ảnh hưởng
của loại hành vi này đối với lợi ích chung
của xã hội còn chưa đầy đủ, hiệu quả. Cho
đến nay, khái niệm chuyển giá còn khá
xa lạ và mới mẻ với nhiều doanh nghiệp,

nhiều khi còn có sự hiểu nhầm vấn đề
chuyển giá trong các giao dịch liên kết với
giá nội bộ (nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế)
với khái niệm về chuyển giá (nhằm kết
toán) của người làm công tác kế toán tại
đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Chưa có cơ chế hợp tác cụ thể giữa các
cơ quan hữu quan (cơ quan thuế, cơ quan
hải quan, cơ quan kiểm toán, ngân hàng,
cơ quan giám định, cơ quan ngoại giao…)
Xem thêm: Nghị định số 129/2013/NĐ-CP về xử phạt
vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính thuế; Nghị định số 109/2013/NĐCP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý giá, phí, lệ phí, hoá đơn; Thông tư 166/2013/
TT-BTC quy đinh chi tiết về xử phạt hành chính về thuế.

trong quá trình xác định và xử lý hành vi
chuyển giá. Điều đó khiến cho việc triển
khai các văn bản pháp quy hiện hành
trong lĩnh vực chống chuyển giá còn gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa thực sự
đồng bộ giữa các tỉnh, thành, ngành. Mặc
dù vấn đề chuyển giá trong kinh doanh ở
Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều
sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà
nước nhằm phát hiện kịp thời các lỗ hổng
trong công tác ban hành chính sách kinh
tế và tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng
lực quản lý, song sự hợp tác phối hợp
giữa các cơ quan hữu quan trong quá trình

chống chuyển giá của các doanh nghiệp
FDI còn thiếu đồng bộ và chặt chẽ. Chẳng
hạn, sự thiếu hợp tác giữa cơ quan thuế và
cơ quan hải quan trong việc xác định giá
chuyển giao sẽ làm gia tăng khối lượng
công việc cho cơ quan thuế trong việc xác
định giá trị chính xác của hàng hóa dịch
vụ nhập khẩu...
- Chưa có cơ chế giải quyết tại Tòa án
những tranh chấp phát sinh giữa cơ quan
thuế với doanh nghiệp trong quá trình
xác định lại giá thị trường trong những
giao dịch có tính liên kết để áp dụng các
biện pháp ấn định thuế, xử phạt hành vi
vi phạm thuế. Một trong lý do cơ bản để
tồn tại hạn chế này đó là vì vấn đề chống
chuyển giá hiện nay ở Việt Nam thực chất
chủ yếu là để nhằm xử lý tình trạng trốn
tránh nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Việt
Nam. Việc xử lý hành vi chuyển giá chủ
yếu mang tính hành chính do cơ quan thuế
tiến hành trên nền tảng chức năng quản lý
Thuế. Các vụ việc tranh chấp về vấn đề
chuyển giá vì thế còn khá mới mẻ đối với
hệ thống cơ quan xét xử ở nước ta.

5

3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật về chống chuyển giá của các doanh

nghiệp FDI ở Việt Nam

Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

55


Một số đánh giá và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam

Đối với khu vực đầu tư FDI, chuyển giá
được xem như một hiện tượng “đặc trưng”
có thể xảy ra ở hầu hết các nước tiếp
nhận đầu tư, trong đó có Việt Nam. Tuy
nhiên, cần nhận thức một cách khách quan
rằng, mục đích của việc chống chuyển giá
không phải chỉ để nhằm “bịt khe hở” trốn
thuế (như cách hiểu của nhiều thông tin
đã đưa gần đây trên các phương tiện đại
chúng)6, mà còn nhằm để xác định được
phạm vi tác động của các giao dịch liên
kết trong quan hệ kinh doanh trong nước
và quốc tế, đưa các giao dịch liên kết có
chuyển giá về bản chất tự nhiên vốn có
của một giao dịch bình đẳng như các giao
dịch thông thường khác. Có như vậy mới
tránh đươc tình trạng phân bổ lợi ích cục
bộ thông qua các giao dịch có tính liên
kết, đồng thời bảo vệ được lợi ích của Nhà
nước và tạo ra một môi trường cạnh tranh

lành mạnh, bình đẳng trong nền kinh tế
tồn tại nhiều quan hệ đa dạng (Phan Thị
Thành Dương, 2006).
Trên cơ sở nhận thức trên, việc xây dựng
và tiếp tục hoàn thiện các chế định pháp
luật liên quan đến chuyển giá cần phải đặt
trong mối tương quan giữa các chính sách
kinh tế- thương mại- tài chính một cách
hài hòa, sao cho đảm bảo được sự cân
bằng lợi ích của nhà đầu tư và nước tiếp
nhận đầu tư, đồng thời vừa thu hút được
đầu tư, vừa đảm bảo nâng cao năng lực
quản lý kinh tế tài chính của hệ thống các
thiết chế quản lý của Nhà nước.
Từ những đánh giá sơ bộ về những hạn
chế còn tồn tại trong pháp luật hiện hành
ở nước ta đối với vấn đề chống chuyển giá
nêu trên, tác giả khuyến nghị một số giải
Xem: - Ngăn chặn lỗ giả, lãi thật, website: http://www.
sggp.org.vn/kinhte/2011/9/269030
- Quốc hội bàn cách “chặn” doanh nghiệp lỗ giả, website:
/>6

56

pháp cần tập trung nhằm hoàn thiện khuôn
khổ pháp lý cho việc chống chuyển giá ở
Việt Nam như sau:
Thứ nhất, cần luật hóa vấn đề chuyển giá.
Như đã nêu, vấn đề chống chuyển giá

hiện nay mới chỉ được đề cập trong góc
độ các quy định dưới luật do Bộ Tài chính
ban hành đồng thời với tư cách là nghiệp
vụ quản lý của cơ quan thuế. Mặt khác,
khái niệm chuyển giá còn chưa được trực
tiếp chỉ ra trong bất cứ một văn bản pháp
quy nào. Chính vì vậy, trước mắt vấn đề
xác định chuyển giá nhằm trốn thuế nên
được đề cập trong Luật Quản lý Thuế với
tư cách là một nghiệp vụ quản lý của lĩnh
vực thuế. Điều này sẽ có ý nghĩa hết sức
quan trọng để Chính phủ, trên cơ sở Luật
Quản lý Thuế, sẽ ban hành các văn bản
pháp quy (Nghị định) có giá trị pháp lý
và phạm vi tác động ở mức độ cao hơn
Thông tư, giúp cho công tác phối hợp giữa
các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan có
cơ sở pháp lý rõ ràng, chặt chẽ và hiệu quả
hơn.
Về lâu dài, công tác chống chuyển giá cần
phải có sự phối hợp toàn diện của nhiều
cơ quan quản lý Nhà nước trên các lĩnh
vực khác nhau gồm: Đầu tư, cạnh tranh,
thuế, hải quan, ngân hàng, tòa án, thương
vụ nước ngoài… và sự tham gia của nhiều
tổ chức nghiệp vụ khác như tổ chức giám
định, kiểm toán, hiệp hội ngành nghề…
Khi đó, các quy định pháp luật về chuyển
giá và các biện pháp chống chuyển giá có
thể sẽ tiến tới được ban hành dưới hình

thức là một chế định pháp luật riêng song
hành cùng với các luật trong các lĩnh vực
liên quan như Luật về đầu tư, thuế, hải
quan, cạnh tranh, ngân hàng… Vì vậy,
trong tương lai cần xây dựng Luật Chống
chuyển giá nhằm tạo cơ sở pháp lý thống
nhất có giá trị pháp lý cao cho việc chống

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 2019


PHẠM MINH QUỐC

chuyển giá.
Thứ hai, tiếp tục rà soát và hoàn thiện
hành lang pháp lý cho vấn đề chống
chuyển giá ở Việt Nam. Ở phạm vi pháp
luật trong nước, song hành với việc ghi
nhận chính thức trong Luật Quản lý Thuế
vấn đề chống trốn thuế qua chuyển giá,
cần tiếp tục bổ sung trong các luật hiện
hành (như Luật Thương mại, Luật Đầu tư,
Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật
Thuế Thu nhập Doanh nghiệp, Luật Tổ
chức Tín dụng…) vấn đề chuyển giá dưới
hình thức các hành vi bị cấm, các giao
dịch cần đảm bảo tính minh bạch… Ngoài
ra, cần xây dựng ban hành các biện pháp
chế tài pháp lý đủ mạnh để xử lý các hành
vi chuyển giá, trốn lậu thuế. Kinh nghiệm

từ nhiều nước trong khu vực cho thấy các
hành vi chuyển giá nhằm gian lận thuế
thường phải chịu những mức xử phạt từ
100% đến 400% số thuế bị phát hiện gian
lận, đồng thời công khai danh tính những
doanh nghiệp thực hiện chuyển giá nhằm
trốn thuế (Đặng Văn Hải, 2018).
Ở phạm vi quốc tế, đến nay Việt Nam đã
là thành viên chính thức của WTO, có
quan hệ thương mại với hầu hết các quốc
gia trên thế giới và đã ký Hiệp định Giá trị
hải quan và Hiệp định Tránh đánh thuế 2
lần với hơn 50 quốc gia, đây chính là điều
kiện pháp lý quan trọng trong việc triển
khai xây dựng và thực hiện các biện pháp
chống chuyển giá. Theo khuyến nghị của
OECD (OECD, 1995), việc triển khai cơ
chế thỏa thuận trước về phương pháp giá
tính thuế (APA) có thể được coi là một
giải pháp có ý nghĩa tích cực trong việc
cân bằng lợi ích quốc gia nhận đầu tư và
các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời vẫn
đảm bảo việc không vi phạm các cơ chế
pháp lý khác của Hiệp định Tránh đánh
thuế 2 lần đã ký kết. Trong tương lai, việc

tiếp tục ký kết các hiệp định tránh đánh
thuế 2 lần với các đối tác thương mại khác
của Việt Nam và hình thành cơ chế thỏa
thuận trước về phương pháp giá tính thuế

APA giữa nhà đầu tư nước ngoài với các
cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực
này là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
trong việc minh bạch hóa phương pháp
xác định giá trị tính thuế của các giao
dịch có tính liên kết. Tuy nhiên, việc hình
thành và áp dụng cơ chế APA tại Việt
Nam cần phải có một lộ trình và bước đi
thích hợp nhằm đảm bảo khả năng thích
ứng của cơ quan quản lý nhà nước, cũng
như tâm lý kinh doanh của các nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
Thứ ba, tiếp tục kiện toàn bộ máy quản
lý Nhà nước nhằm thực thi có hiệu quả
pháp luật trong lĩnh vực chống chuyển
giá. Về lâu dài, việc hình thành một cơ
quan chuyên trách chống chuyển giá ở cấp
Trung ương nhằm chỉ đạo thực hiện thông
suốt công tác chống chuyển giá ở tầm
quốc gia và trực tiếp xử lý các vấn đề về
thông tin ở tầm quốc tế sẽ có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
công tác chống chuyển giá ở nước ta.
Trước tiên cần phải tạo ra cơ sở pháp lý
cho việc tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ
quan thanh tra trong lĩnh vực chuyển giá
trong ngành Thuế, chú trọng công tác
thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao đối
với các doanh nghiệp có nhiều thành viên,
các ngành nghề có dấu hiệu rủi ro lớn về

thuế do hành vi chuyển giá của doanh
nghiệp liên kết, các doanh nghiệp đã và
đang thực hiện tái cơ cấu… Ngoài ra, để
nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ
quan chức năng trong quá trình kiểm soát
và xử lý các hành vi chuyển giá, các cơ
quan chức năng (đặc biệt ngành Thuế và
Hải quan…) cần tích cực phổ biến, tuyên

Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

57


Một số đánh giá và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam

truyền nhằm nâng cao sự nhận thức về các
tác động và ảnh hưởng của hành vi chuyển
giá đối với lợi ích chung của xã hội và giới
kinh doanh, đồng thời tiếp tục xây dựng
và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành
về chuyển giá và tùy theo nhu cầu có thể
xây dựng Đề án về việc thành lập cơ quan
chuyên trách về chuyển giá ở từng địa
phương có nhiều doanh nghiệp có vốn
FDI hoạt động.
Trong quá trình tiến hành công tác chống
chuyển giá, một hệ thống cơ sở dữ liệu
được kết nối liên thông nhằm cung cấp kịp

thời thông tin về doanh nghiệp nói chung
và doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng
trong các cơ quan chức năng của Việt
Nam sẽ hết sức có ý nghĩa để có sự phối
hợp đồng bộ, thông suốt trong kiểm soát
hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp
có quan hệ liên kết. Điều này đòi hỏi
ngành thuế, cơ quan ngoại giao, cơ quan
cấp phép đầu tư, hải quan, ngân hàng…
cần tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và
kết nối thông tin để có được một hệ thống
thông tin cần thiết cho quá trình quản lý,
phân tích rủi ro, thanh tra và xử lý các
hành vi chuyển giá giữa các doanh nghiệp
liên kết. Để đạt được điều này, Chính phủ
cần tiếp tục rà soát, xây dựng cơ chế pháp
lý cụ thể cho việc phối hợp giữa các cơ
quan chức năng, khoản chi Ngân sánh Nhà
nước phục vụ công tác chuyển giá (chi
phí để mua thông tin, chi phí điều tra, xác
minh…).
4. Kết luận
Chuyển giá là một hiện tượng khá phổ
biến trong quan hệ đầu tư kinh doanh quốc
tế thường xuất hiện trong các các giao
dịch kinh tế giữa các doanh nghiệp vốn đã
tồn tại mối quan hệ liên kết (theo kiểu tập
đoàn kinh tế, hoặc có cơ cấu theo mô hình

58


công ty mẹ- công ty con), trong đó các bên
trong giao dịch liên kết đã thiết lập cơ chế
giá chuyển giao (giá chuyển giao nội bộ
hay giá liên kết) được xác định ở mức cao
hơn hay thấp hơn giá trị của hàng hóa dịch
vụ mua vào hoặc bán ra thông thường (giá
thị trường) nhằm đạt được những lợi ích
nhất định trong tập đoàn hoặc nhóm.
Trong quá trình quản lý nhà nước về kinh
tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và
thuế quan, hiện tượng này có thể được các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử
dụng như một phương thức trốn tránh các
khoản thuế thông qua việc báo lỗ trong
hoạt động kinh doanh, dẫn đến sự thất thu
về ngân sách đồng thời gây ra sự bất bình
đẳng sự bất bình đẳng về lợi ích và những
cách biệt trong ưu thế cạnh tranh tại một
quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Trên thực tế, việc xác định có tồn tại sự
chuyển giá trong hoạt động của các doanh
nghiệp FDI là một vấn đề không đơn giản,
đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải
có cách đánh giá đúng mức và toàn diện
về hiện tượng này, đồng thời phải ban
hành và hoàn thiện những cơ sở pháp lý
đủ mạnh và linh hoạt nhằm xử lý kịp thời
các hành vi chuyển giá.
Cùng với sự nỗ lực của nhà nước trong

việc hình thành khuôn khổ pháp lý cho
hoạt động chống chuyển giá, tạo những
cơ sở pháp lý nhất định cho hoạt động của
các cơ quan chức năng (đầu tư, thuế, hải
quan, kiểm toán, ngân hàng…) trong đấu
tranh chống chuyển giá của các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
FDI ở Việt Nam, việc tiếp tục hoàn thiện
những hạn chế còn tồn tại trong pháp luật
về lĩnh vực này cần thiết phải được đặt ra.
Theo đó, Việt Nam cần sớm cụ thể hóa và
ban hành các quy định pháp luật về chống

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 2019


PHẠM MINH QUỐC

chuyển giá ở mức độ hiệu lực cao hơn
nhằm hỗ trợ cho công tác đấu tranh chống
chuyển giá, tạo khuôn khổ pháp lý thống
nhất rõ ràng và minh bạch cho các doanh
nghiệp có cơ sở chấp hành và tuân thủ.
Trên cơ sở kinh nghiệm và dựa theo các
quy tắc, thông lệ trong thực tiễn hoạt động
chống chuyển giá trên thế giới, Việt Nam
cần tiếp tục rà soát, xây dựng cơ chế pháp

lý cụ thể cho việc phối hợp giữa các cơ
quan chức năng trong công tác này, hướng

tới hình thành một cơ quan chuyên trách
chống chuyển giá ở cấp Trung ương nhằm
chỉ đạo thực hiện thông suốt công tác
chống chuyển giá ở tầm quốc gia và trực
tiếp xử lý các vấn đề về thông tin chuyển
giá ở tầm quốc tế ■

Tài liệu tham khảo
1. Andrew Lymer & John Hasseldine (2002), The International Taxation System, Kluwer Academic Publishers, ISBN
1402071574.
2. Bộ Tài chính (1997), Thông tư số 74/1997/TT-BTC ngày 20/10/1997 hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước
ngoài.Bộ Tài chính (1999), Thông tư số 89/1999/TT-BTC ngày 16/7/1999 về việc hướng dẫn thực hiện quy định về thuế
đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3. Bộ Tài chính (2001), Thông tư số 13/2001/TT-BTC ngày 08/3/2001 về việc hướng dẫn thực hiện quy định về thuế
đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
4. Bộ Tài chính (2005), Thông tư 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị
trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
5. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 về việc hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị
trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
6. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 hướng dẫn thi hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
7. Chính phủ (2017), Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có
giao dịch liên kết.
8. Dương Thị Vân Anh (2018), Thực trạng chuyển giá và giải pháp chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư FDI tại Việt Nam, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (số T4/2018).
9. Đặng Văn Hải, Giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chống chuyển giá tại Việt Nam, website:
10. />11.OECD (2001), Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administrantions.
12.OECD, Công ước mẫu về định giá chuyển giao của OECD.
13.OECD (1995), Cẩm nang hướng dẫn về chuyển giá.
14.Phạm Hùng Tiến (2012), Bàn về chống chuyển giá trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế
và Kinh doanh số 28.

15.Phan Hữu Thắng, Nhận biết dấu hiệu chuyển giá, nguồn website: />16.Phan Thị Thành Dương (2006), Chống chuyển giá ở Việt Nam, Khoa học pháp lý số 2 (33)/2006.
17.Quốc hội (2006), Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH 11 (sửa đổi năm 2012).
18.Quốc hội (2012), Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH 12 (sửa đổi năm 2013).
19.Võ Phan Sử, Bàn về vấn đề chuyển giá doanh nghiệp FDI, nguồn website:
20. />21.Website, Cần ngăn chặn doanh nghiệp FDI báo lỗ giả, nguồn: />NewsDetail.aspx?co_id=30111&cn_id=612807
22.Website, Doanh nghiệp FDI, minh bạch thuế và túi tiền quốc gia, nguồn: />23.Website, Ngăn chặn lỗ giả, lãi thật, nguồn: />24.Website, Quốc hội bàn cách “chặn” doanh nghiệp lỗ giả, nguồn: />
Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

59



×