Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Bài giảng Luật kinh tế: Chương 6 - ThS. Bùi Huy Tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.91 KB, 171 trang )

CHƯƠNG VI. PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TẠI 
VIỆT NAM


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 
II. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT ĐẦU TƯ 
III.  QUY  TRÌNH,  THỦ  TỤC  ĐẦU  TƯ  VÀ  TRIỂN  KHAI 
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
IV.  CÁC  BIỆN  PHÁP  BẢO  ĐẢM  VÀ  KHUYẾN  KHÍCH 
ĐẦU TƯ
V. ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 
VI. ĐẦU TƯ, KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC 


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 

1. Khái niệm đầu tư 
2. Phân loại đầu tư 
3. Hình thức đầu tư 
4. Lĩnh vực và địa bàn đầu tư 


1. Khái niệm đầu tư 







Theo cách phổ thông, đầu tư là việc “bỏ nhân lực, vật 
lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu 
quả  KT­XH”  (Viện  ngôn  ngữ  học,  Từ  điển  tiếng  Việt, 
Nxb ĐN).
Trong khoa học kinh tế, đầu tư là hoạt động sử dụng 
các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền KT­XH 
những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực 
đã được sử dụng (ĐHKTQD, Giáo trình kinh tế đầu tư, 
Nxb Thống Kê, HN).
Dưới  góc  độ  pháp  lý,  đầu  tư  là  việc  nhà  đầu  tư  bỏ 
vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức luật định 
nhằm  mục  đích  lợi  nhuận  hoặc  lợi  ích  KT­XH  khác. 
Đầu tư có thể mang tính chất TM hoặc phi TM.  


1. Khái niệm đầu tư (tt) 






“Đầu  tư  là  việc  nhà  đầu  tư  bỏ  vốn  bằng  các  loại  tài 
sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến 
hành các hoạt động đầu tư” (K1 Đ3 LĐT2005). 
“Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong 
quá  trình  đầu  tư  bao  gồm  các  khâu  chuẩn  bị  đầu  tư, 
thực hiện và quản lý dự án đầu tư” (K7 Đ3).
Cần phân biệt các khái niệm: đầu tư (với mục đích lợi 
nhuận), KDTM.

Đầu  tư  là  hoạt  động  có  tính  chất  tạo  lập  nhằm 
hình thành cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như các điều 
kiện khác để thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận. 


2. Phân loại đầu tư 
 Căn cứ vào mục đích đầu tư 
  Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư 
  Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu 
tư đối với vốn đầu tư 



 Căn cứ vào mục đích đầu tư 



Đầu tư phi lợi nhuận 
Đầu tư kinh doanh 


 Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư 


Đầu tư trong nước 
“Là việc nhà  đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và 
các  tài  sản  hợp  pháp  khác  để  tiến  hành  hoạt  động 
đầu tư tại VN” (K13 Đ3).     




Đầu  tư  nước  ngoài  (đầu  tư  quốc  tế):  Bao  gồm 
hai hình thức:




“Đầu  tư  từ  nước  ngoài  là  việc  nhà  đầu  tư  nước 
ngoài đưa vốn vào VN để tiến hành hoạt động đầu 
tư;
Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn từ 
VN  ra  nước  ngoài  để  tiến  hành  hoạt  động  đầu  tư” 
(K12 và 14 Đ3).


 Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà 
đầu tư đối với vốn đầu tư 


Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ 
vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư (K2 
Đ3).




Đầu  tư  trực  tiếp  không  có  sự  tách  bạch  giữa  quyền  sở 
hữu và quyền quản lý, và thường dẫn đến việc thành lập 
một TCKT mới.


Đầu  tư  gián  tiếp  là  hình  thức  đầu  tư  thông  qua  việc 
mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá 
khác,  quỹ  đầu  tư  và  các  định  chế  tài  chính  khác  mà 
nhà đầu tư không trực tiếp quản lý (K3 Đ3). 


Đầu tư gián tiếp có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và 
quyền quản lý, và thường không dẫn đến việc thành lập 
một TCKT mới. 


3. Hình thức đầu tư 
Hình  thức  đầu  tư  là  cách  tiến  hành  hoạt 
động  đầu  tư  của  các  NĐT  theo  pháp  luật. 
LĐT2005  chia  các  hình  thức  đầu  tư  thành  hai 
nhóm: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.


 Các hình thức đầu tư trực tiếp (Đ21)













Thành  lập  TCKT  100%  vốn  của  NĐT  trong  nước 
hoặc nước ngoài. 
Thành lập TCKT liên doanh. 
Đầu  tư  theo  hình  thức  hợp  đồng  BCC,  BOT,  BTO 
và BT.
Đầu tư phát triển kinh doanh (mở rộng).
Mua  cổ  phần  hoặc  vốn  góp  để  tham  gia  quản  lý 
hoạt động đầu tư (có tham gia quản lý). 
Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh 
nghiệp 
Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. 


◙  Thành  lập  TCKT  100%  vốn  của  NĐT; 
Thành lập TCKT liên doanh(Đ22) 
NĐT được thành lập các TCKT:







DN theo Luật DN 2005;
TCTD,  DN  bảo  hiểm,  quỹ  đầu  tư  và  các  tổ  chức  tài 
chính khác;
Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể 
thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư 
sinh lợi;

Các TCKT khác.
Ngoài  các  TCKT  nêu  trên,  NĐT  trong  nước  được 
đầu tư để thành lập HTX, liên hiệp HTX theo LHTX; hộ 
kinh doanh. 


◙ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)






BCC  là  hình  thức  đầu  tư  được  ký  kết  giữa  các  NĐT 
nhằm  hợp  tác  kinh  doanh  phân  chia  lợi  nhuận,  phân 
chia  sản  phẩm  mà  không  thành  lập  pháp  nhân  (K16 
Đ3). 
Đối  tượng,  nội  dung  hợp  tác,  thời  hạn  kinh  doanh, 
quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, quan hệ hợp tác và 
tổ  chức  quản  lý  do  các  bên  thỏa  thuận  và  ghi  trong 
hợp đồng. 
Hợp đồng trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác 
dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp 
đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo BCC. 


◙ Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – 
chuyển giao (BOT)
BOT  là  hình  thức  đầu  tư  giữa  CQNN  và  NĐT  để 
xây  dựng,  kinh  doanh  công  trình  hạ  tầng  trong 

một  thời  hạn;  hết  thời  hạn,  NĐT  chuyển  giao 
không bồi hoàn công trình cho NN (K17 Đ3).


◙  Hợp  đồng  xây  dựng  –  chuyển  giao  – 
kinh doanh (BTO)
BTO  là  hình  thức  đầu  tư  giữa  CQNN  và  NĐT  để 
xây  dựng  công  trình  hạ  tầng;  sau  khi  xây  dựng 
xong, NĐT chuyển giao công trình đó cho NN; CP 
dành cho NĐT quyền kinh doanh công trình trong 
một  thời  hạn  để  thu  hồi  vốn  và  lợi  nhuận  (K18 
Đ3). 


◙ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)
BT là hình thức đầu tư giữa CQNN với NĐT để xây 
dựng công trình hạ tầng; sau khi xây dựng xong, 
NĐT chuyển giao công trình cho NN; CP tạo điều 
kiện  cho  NĐT  thực  hiện  dự  án  khác  để  thu  hồi 
vốn  và  lợi  nhuận  hoặc  thanh  toán  cho  NĐT  theo 
thỏa thuận (K19 Đ3). 


Đặc  điểm  chung  của  các  hợp  đồng  BOT, 
BTO và BT:











Chỉ được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình 
hạ tầng;
Chỉ được ký kết giữa CQNN với bên còn lại là NĐT;
Là các hình thức đầu tư dài hạn;
Đối  với  BOT  và  BTO  luôn  có  ấn  định  về  thời  gian  để 
NĐT kinh doanh trên công trình đó;
CP là cơ quan có thẩm quyền quy định lĩnh vực, điều 
kiện,  trình  tự,  thủ  tục  và  phương  thức  thực  hiện, 
quyền và nghĩa vụ của các bên;
Để  thực  hiện  các  dự  án  BOT,  BTO,  BT  NĐT  có  thể 
thành lập DN BOT, BTO, BT hoạt động theo LDN, LĐT 
và pháp luật có liên quan. 


◙ Đầu tư phát triển kinh doanh (Đ24)




Mở  rộng  quy  mô,  nâng  cao  công  suất,  năng 
lực kinh doanh;
Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản 
phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.



◙  Mua  cổ  phần  hoặc  góp  vốn  để  tham 
gia quản lý hoạt động đầu tư (K5 Đ21)
NĐT  được  góp  vốn,  mua  cổ  phần  của  các 
công ty, chi nhánh tại VN. Tỷ lệ góp vốn, mua 
cổ  phần của NĐT nước ngoài  đối với một  số 
lĩnh vực, ngành nghề do CP quy định (K1 Đ25).


◙  Đầu  tư  thực  hiện  việc  sáp  nhập  hoặc 
mua lại DN (K6 Đ21)
NĐT được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi 
nhánh theo quy  định tại LĐT2005, pháp luật về 
cạnh tranh và pháp luật có liên quan (K2 Đ25).


 Các hình thức đầu tư gián tiếp(Đ126)





Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ 
có giá khác;
Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.


4. Lĩnh vực và địa bàn đầu tư 
Lĩnh vực ưu đãi đầu tư (Đ27)
 Địa bàn ưu đãi đầu tư (Đ28)

 Lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Đ29)
 Lĩnh vực cấm đầu tư (Đ30)



II. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT ĐẦU TƯ 
1. Khái niệm luật đầu tư 
2. ĐTĐC và PPĐC của Luật đầu tư 
3. Chủ thể của Luật đầu tư 
4. Quyền và nghĩa vụ của NĐT 
5. Nguồn của Luật đầu tư 
6. Khái quát về sự phát triển của luật đầu tư 
ở VN 


1. Khái niệm luật đầu tư 




Luật  đầu  tư  theo  nghĩa  rộng:  là  tập  hợp  các  QPPL 
điều  chỉnh  các  QHXH  phát  sinh  trong  quá  trình  tổ 
chức và thực hiện hoạt động đầu tư; là một lĩnh vực 
pháp  luật,  chứa  đựng  quy  phạm  thuộc  nhiều  ngành 
luật  khác  nhau,  điều  chỉnh  quá  trình  tổ  chức  và  tiến 
hành hoạt động đầu tư.
Luật đầu tư theo nghĩa hẹp: là hệ thống các QPPL do 
NN  ban  hành  hoặc  thừa  nhận,  điều  chỉnh  các  QHXH 
phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý 
hoạt động đầu tư kinh doanh. 



2. ĐTĐC của Luật đầu tư




ĐTĐC của Luật đầu tư là các quan hệ đầu tư kinh 
doanh.
Dựa vào nội dung và chủ thể của quan hệ đầu tư, 
có thể chia quan hệ đầu tư thành hai nhóm: 



Quan hệ đầu tư theo chiều ngang 
Quan hệ đầu tư theo chiều dọc


 Quan hệ đầu tư theo chiều ngang









Quan  hệ  đầu  tư  phát  sinh  giữa  các  NĐT  trong  quá 
trình  tổ  chức,  thực  hiện  hoạt  động  đầu tư. Chúng  có 

những đặc điểm cơ bản:
Phát  sinh  trực  tiếp  trong  quá  trình  thực  hiện  hoạt 
động đầu tư của các NĐT;
Chủ  thể  là  các  NĐT  có  tư  cách  chủ  thể  pháp  lý  độc 
lập, bình đẳng với nhau;
Về  nội  dung,  các  quan  hệ  đầu  tư  là  QHTS;  quyền  và 
nghĩa  vụ  của  các  bên  luôn  gắn  liền  với  đối  tượng  là 
các nguồn lực đầu tư;
Về  hình  thức  pháp  lý,  các quan  hệ  đầu  tư  được  thực 
hiện thông qua hình thức pháp lý chủ yếu là hợp đồng 
giao kết giữa các NĐT hoặc điều lệ của DN. 


×