Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và kết quả tài chính của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------------------------------------

NGÔ THỊ HƯƠNG GIANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU VỐN VÀ KẾT QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
CHUYỀN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH HUYỀN

HÀ NỘI, NĂM 2018


i

0LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi tìm hiểu và nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn.
Tôi cũng xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, nội dung của luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018



HỌC VIÊN

Ngô Thị Hương Giang


ii
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và kết quả tài
chính của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán
Hà Nội” một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự cố gắng của bản thân còn có sự hướng
dẫn nhiệt tình của quý Thầy, Cô cũng như sự động viên ủng hộ của cơ quan công
tác, gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận
văn thạc sĩ.
Trước tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Thanh
Huyền, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Em hoàn thành
luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của Em với Cô.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Tài Chính –
Ngân Hàng, Trường Đại học Thương Mại đã tận tình truyền đạt những kiến thức
trong suốt quá trình học tập nghiên cứu để Em có thể hoàn thành luận văn .
Tôi chân thành cảm ơn các cán bộ lãnh đạo đang công tác tại Công ty Cổ phần
dầu tư xây dựng và thương mại Bình Minh đã giúp đỡ tạo điều kiện hoàn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

HỌC VIÊN

năm 2018



iii
MỤC LỤC
2.Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước......................................................................1
2.1.Một số nghiên cứu trong nước.......................................................................................................1
2.2.Thiết kế nghiên cứu....................................................................................................................34
2.2.1.Giả thuyết về mối tương quan giữa kết quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả tài chính.....................................................................................................................................34

a.Nhân tố quy mô doanh nghiệp.........................................................35
Giả thuyết 1: kết quả tài chính tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp 36
Giả thuyết 2: kết quả tài chính tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng......36
Giả thuyết 3: kết quả tài chính tỷ lệ nghịch với đầu tư tài sản cố định.
...................................................................................................36
Giả thuyết 4: kết quả tài chính tỷ lệ nghịch/thuận cơ cấu vốn............37
Giả thuyết 5: kết quả tài chính tỷ lệ nghịch/thuận với rủi ro kinh
doanh.........................................................................................37
Giả thuyết 6: kết quả tài chính tỷ lệ thuận với thời gian hoạt động....37
2.2.2. Đo lường các biến..................................................................................................................38
2.2.3. Đặc trưng mẫu.......................................................................................................................39
2.2.4.Các phương pháp ước lượng mô hình...................................................................................40

a.Phương pháp bình phương bé nhất – Mô hình Pooled OLS............40
b.Phương pháp ảnh hưởng cố định – Mô hình FEM (Fixed Effects
Model).......................................................................................41
c.Phương pháp ảnh hưởng ngẫu nhiên – Mô hình REM (Radom
Effects Model)...........................................................................42
d.Kiểm định Hausman........................................................................43
Biến phụ thuộc....................................................................................51

Biến độc lập........................................................................................51
Mô hình nghiên cứu............................................................................52
Như đã trình bày ở trên, mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
...................................................................................................52
Yit = -0.023205+0.038333X1it+0,0133086X5it-0,007949X6it-0,100798X7it-0,03725it................56


iv
+uit...................................................................................................................................................56
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................75
1.Những kết quả đạt được và hạn chế của đề tài...........................................................................75
1.2.Hạn chế......................................................................................................................................75
2.Hướng nghiên cứu và phát triển sau đề tài.................................................................................75


v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GDCK

Giao dịch chứng khoán

DTT

Doanh thu thuần


FEM

Fixed Effects Model

REM

Random Effects Model

Pooled OLS

Pooled Ordinary Least Square

VSCH

Vốn chủ sở hữu


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây,
số lượng các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội ngày càng gia tăng. Hiện tại có 72 công ty xây dựng niêm yết trên sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội với tổng tài sản niểm yết là 4.495.005.308. Ngành
xây dựng có vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân, nó quyết định quy
mô và trình độ kỹ thuật của xã hội và đất nước. Ngoài ra, ngành xây dựng còn góp
phần tạo việc làm cho nhiều lao động, kích thích đầu tư và phát triển bền vững của
nền kinh tế.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự tác động của cấu trúc vốn ảnh hưởng tới
kết quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực có nét đặc thù iêng

trong hoạt động kinh doanh cũng như quản trị vốn.
Đặc thù của ngành xây dựng đòi hỏi nguồn vốn lớn và dài hạn. Để đạt được
hiệu quả tài chính cao, mỗi công ty phải xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý và thay
đổi linh hoạt cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình. Cơ cấu vốn bất hợp
lý không những không giúp doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực mà còn có thể
đưa doanh nghiệp đứng trước nguy cơ có khả năng phá sản.
Hiện nay có nhiều công ty tái cơ cấu vốn bằng cách phát hành cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang giảm sút,
những công ty có cơ cấu vốn không hợp lý sẽ đứng trước nguy cơ cạn kiệt tài chính,
đầu tư dàn trải không có kết quả cao và có khả năng phá sản. Căn cứ vào lý do trên,
cao học viên quyết định lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và kết quả
tài chính của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch Chứng
khoán Hà Nội “ làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
2.1. Một số nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn đã công bố.


2


Luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn
chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013). Trong luận
văn tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của 45 công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết
trên Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 03 năm (2010 – 2012) như sau:
Biến phụ thuộc: Hiệu quả họat động kinh doanh được đo lường qua chỉ tiêu Tỷ
suất sinh lời của tài sản – ROA

Biến độc lập: Quy mô của doanh nghiệp: được đại diện bởi biến Quy mô tài
sản (LnSIZE); Tốc độ tăng trưởng: đại diện bởi tốc độ tăng trưởng doanh thu
(GROWTH); Quản trị nợ phải thu của khách hàng: được đo lường bởi biến Kỳ thu
tiền bình quân (LnTC); Đầu tư tài sản cố định: được đo lường bởi biến Tỷ trọng tài
sản cố định (LnTANG); Cơ cấu vốn: được đo lường bởi tỷ lệ nợ (DE); Rủi ro kinh
doanh: được đo lường bởi biến độ lệch chuẩn của dòng tiền (LnRISK); Thời gian
hoạt động: là thời gian doanh nghiệp bắt đầu thành lập đến thời gian thực hiện
nghiên cứu (LnAGE).
Qua đó, cho thấy trong mô hình các biến tốc độ tăng trưởng của doanh thu, kỳ
thu tiền bình quân, tỷ trọng tài sản cố định, tỷ lệ nợ, độ lệch chuẩn của dòng tiền có
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 45 doanh nghiệp ngành sản xuất
chế biến thực phẩm tại Việt Nam; các biến quy mô tài sản và thời gian hoạt động
không có tác động.
Từ đó, tác giả đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp nói trên.


“ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các

nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh “ của
tác giả Nguyễn thị Ngọc Thảo. Bài viết nghiên cứu 32 doanh nghiệp xây dựng niêm
yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh từ năm 2009-2013.
Tác giả chọn biến phụ thuộc là hiệu quả kinh doanh, đại diện là biến ROA.
Biến phụ thuộc bao gồm: Quy mô doanh nghiệp đại diện là đại lượng doanh


3
thu thuần, Tốc độ tăng trưởng đại diện là tốc độ tăng trưởng doanh thu, đầu tư tài
sản cố định, cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh và thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
Kết quả nhiên cứu cho thấy: quy mô doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng cho

tác động thuận chiều đến kết quả tài chính, tài sản cố định và rủi ro kinh doanh
không ảnh hưởng dến kết quả tài chính, cơ cấu vốn và thời gian hoạt động có tác
động nghịch chiều đếu kết quả tài chính.
2.2. Một số nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn, đặc biệt ở
các nước phát triển, nơi mà có hệ thống thông tin minh bạch, đầy đủ và đáng tin
cậy. Đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế chưa phát triển toàn diện, hoạt
động của các doanh nghiệp mang nhiều tính tự phát, việc nghiên cứu về cơ cấu vốn
doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn.



Capital strucre and corporate performance evidence from Jordan – Tác

giả R. Zeitun, G.G. Tian
Bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả của công ty bằng
dữ liệu bảng đại diện của 167 công ty phi tài chính tại Jordan giai đoạn từ 1989 –
2003.
Dưới góc độ thị trường Hiệu quả của doanh nghiệp được đại diện bởi Tobin’s
Q, MBVR (giá trị thị trường/ giá trị sổ sách của VCSH), P/E.. Dưới góc độ tài chính
hiệu quả doanh nghiệp được đo lường qua ROA, ROE và PROFT. Biến độc lập: Cơ
cấu vốn (LEVERAGE); Quy mô doanh nghiệp (SIZE); Rủi ro (STDVCF); Thuế
(TAX); Khả năng tăng trưởng (GROWTH), khủng hoảng chính trị (POLITICAL
CRISIS); Ngành nghề kinh doanh (INDUST); Tỷ trọng TSCĐ (TANGIBILITY).
Kết quả hồi quy cho thấy: các nhân tố có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu quả
của doanh nghiệp GROWTH, SIZE, TAX.
Các nhân tố có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hiệu quả doanh nghiệp là:
TANGIBILITY, LEVERAGE, STDVP.
Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động mạnh đến yếu tố Hiệu quả kinh
doanh ở một số lĩnh vực như: bất động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học và dầu mỏ,



4
thuốc lá.



Capital Structure and firm peformce: evidan from Nigeria – Tác giả

Onaolapo & Kajola (2010)
Tác giả nghiên cứu biến Hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài chính được
đại diện bởi chỉ số ROA, ROE. Biến độc lập bao gồm: SIZE (quy mô doanh
nghiệp), TANG (tỷ lệ TSCĐ), GROWTH (khả năng tăng trưởng), TURN (vòng
quay tài sản), AGE (số năm hoạt động) và IND (ngành nghề kinh doanh).
Dữ liệu nghiên cứu gồm 30 công ty phi tài chính niêm yết trên Sàn chứng
khoán Nigeria từ 2001 – 2007. Kết quả hồi quy cho thấy: tỷ lệ nợ, tỷ lệ tài sản cố
định có tác động nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh; vòng quay tài sản, quy mô
và số năm hoạt động có tác động thuận chiều với hiệu quả kinh doanh. Các yếu tố
ngành nghề kinh doanh có tác động đến hiệu quả kinh doanh, ví dụ như : Ngành bia
rượu, ngành xây dựn ngành hóa học, ngành thuốc lá, ngành máy tính và thiết bị văn
phòng… sẽ có tác động khác nhau đến hiệu quả kinh doanh (ROA).



The Relationship between Capital Structure and Firm Performance:

Evidence from Jordan – Tác giả Khalaf Taani (2013)
Bài viết sử dụng báo cáo tài chính trong 05 năm từ 2005 - 2009, của 45 doanh
nghiệp sản xuất được niêm yết trên sàn Amman Stock Exchange sử dụng phương
pháp hồi quy bội để nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài

chính và tính toán mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả.
Biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được sử
dụng là ROA và PM (Tỷ suất lợi nhuận – profit magin).
Biến độc lập: cấu trúc vốn được đại diện qua Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng tài sản
(STDTA), Nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA) và Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu
(TDE).
Kết quả hồi quy cho mối tương quan nghịch chiều giữa Nợ ngắn hạn trên
Tổng tài sản (STDTA), Nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA) với ROA trong khi đó
ROA và Tổng nợ có mối tương quan thuận chiều. Tuy nhiên R 2 = 4%, chứng tỏ sự
ảnh hưởng không đáng kể giữa các biến.


5
Kết quả hồi quy cũng cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa STDTA,
LTDTA, TDE và PM. Cứ 1% tăng trong STDTA, LTDTA, TDE sẽ làm giảm PM
tương ứng 2,8%, 3,92% và 0,3%.
Kết luận cuối cùng cho thấy quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả doanh
nghiệp là nghịch chiều và mức độ tác động là không đáng kể. Kết quả này được cho
là phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Shoaib (2007); Onaolapo và Kajola
(2010); Shah (2011).
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và kết quả tài chính của các
công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng cơ cấu vốn và mối quan hệ giữa cơ cấu vốn với kết quả tài
chính của 72 công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội trong 5 năm từ 2012 đến 2016. Từ đó có thể đưa ra các cơ cấu vốn hợp lý với
các công ty xây dựng để đạt hiệu quả tài chính cao nhất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài dự định sẽ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau đây
-

Phương pháp định tính: Qua việc thu thập thông tin, dùng kỹ thuật thống kê

mô tả để phân tích, đánh giá thực trang cơ cấu vốn của các công ty ngành xây dựng
-

Phương pháp định lượng: Từ bộ dữ liệu thu thập của các công ty ngành

xây dựng. Sử dụng phần mềm Eviews 4.0 và phương pháp bình phương nhỏ nhất
(Least square – LS) để xác định hệ số hồi qui, trên cơ sở đó xây dựng phương trình
các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các công ty này.
Tài liệu sử dụng trong luận văn gồm nguồn tài liệu thứ cấp (tự thu thập từ báo
cáo tài chính của 72 công ty ngành xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội trên trang web của sở giao dịch chứng khoán); nguồn tài liệu sơ cấp


6
được thu thập qua các giáo trình và các nghiên cứu được công bố trên phương tiện
thông tin đại chúng
6. Kết cấu luận văn
Ngoài trang bìa chính, bìa phụ, trang ghi ơn, phần mở đầu, kết luận và khuyến
nghị, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành
3 chương như sau:
 Chương I. Lý luận chung về cơ cấu vốn, kết quả tài chính và mối quan hệ
giữa cơ cấu vốn và kết quả tài chính của doanh nghiệp.

 Chương II. Thực trạng mối quan hệ giữa cơ cấu vốn với kết quả tài chính
của các công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
 Chương III. Kết luận, hàm ý và chính sách.


7
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN, KẾT QUẢ TÀI CHÍNH VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU VỐN VÀ KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát cơ cấu vốn của công ty.
1.1.1. Vốn của công ty.
a. Khái niệm vốn.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh việc đầu tiên doanh nghiệp cần nghĩ tới đó
là làm sao có đủ nguồn vốn để đầu tư và làm sao để sử dụng nó thật hiệu quả.
Có rất nhiều quan điểm về nguồn vốn khác nhau. Mark đã nhìn nhận dưới góc
độ của các yếu tố sản xuất, ông cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại
giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Tuy nhiên, một hạn chế
của Mark trong quan điểm này là giá trị thằng dư chỉ được tạo ra trong quá trình sản
xuất.
Nếu Mark cho rằng vốn là một trong những yết tố đầu vào của quá trình sản
xuất thì Paul A.Samuelson lại cho rằng “ vốn và hàng hóa là yếu tố kết quả của quá
trình sản xuất“.
Ngoài hai quan điểm ở trên thì có nhiều quan niệm khác về vốn. Nhưng mọi
quá trình sản xuất kinh doanh đều có một quy trình chung đó là: Tiền….. Hàng (tư
liệu lao đồng, tư liệu sản xuất) …Sản xuất ….Hàng….Tiền. Như vật, để có được
yếu tố đầu vào (tư liệu lao động, tư liệu sản xuất) phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp thì họ phải có một lượng tiền ứng trước, đó chính là
vốn của doanh nghiệp.
Tóm lại qua các khái niêm trên chúng ta có thể hiểu khái niệm vốn của doanh

nghiệp như sau: “Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của vật tư, tài sản
được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu lợi
nhuận”. Các công ty huy động nguồn vốn để thực hiện đầu tư tài sản, và nguồn vốn
cho biêt tài sản của công ty do đâu mà có và công ty đó phải có những trách nhiệm
về kinh tế, pháp luật về tài sản, về nguồn vốn hình thành.


8
b. Phân loại vốn
• Nếu phân loại vốn theo nguồn hình thành thì toàn bộ tài sản của công ty
được hình thành từ hai nguồn vốn, đó là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn mà các nhà đầu tư, các nhà sáng lập đóng góp,
hoặc được bổ sung từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây không phải là một
khoản nợ nên công ty không có trách nhiệm phải thanh toán.
Với các công ty khác nhau thì nguồn hình thành vốn chủ sở hữu khác nhau,
thuộc 3 nguồn sau:
+ Vốn góp ban đầu: là khoản vốn mà các nhà đầu tư góp ban đầu để hình
thành doanh nghiệp, đây chính là vốn điều lệ của công ty.
+ Vốn huy động do phát hành cổ phiếu: Các công ty cổ phần có quyền phát
hành cổ phiếu nhằm huy động vốn ra thị trường nhằm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
Cổ phiếu bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Người nắm giữ cổ phiếu ưu
đãi được ưu tiên trả cổ tức hàng năm cho dù công ty làm ăn thua lỗ, và được ưu tiên
nhận lại khoản vốn góp của mình trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường.
+ Lợi nhuận giữ lại: Trong quá trình kinh doanh, nếu doanh nghiệp có lãi, có
thể chia lãi cho cổ đông hoặc giữ lại một phần hoặc toàn bộ để tái đầu tư sản xuất.
Đây là nguồn vốn chủ động của công ty, tuy nhiên các cổ đông thường yêu cầu cam
kết trả lãi cao hơn cổ tức hiện tại.
- Nợ phải trả
Nợ phải trả là khoản vốn mà doanh nghiệp đi vay hoặc chiếm dụng từ các

doanh nghiệp, các tổ chức tài chính khác. Công ty có trách nhiệm trả đủ cả gốc và
lãi nếu có trong thời hạn vay thỏa thuận. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ
dài hạn:
+ Nợ ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn vay dưới 1 năm, bao gồm:
Nợ ngắn hạn vay ngân hàng: là các khoản vay ngân hàng thời hạn dưới 1 năm.
Mục đích để bù đắp thiếu hụt vốn ngắn hạn tạm thời như trả tiền hàng, thanh toán
tiền lương, tiền công…
Các khoản phải trả nhà cung cấp: Căn cứ vào hợp đồng mua bán, bên bán cho
phép bên mua thanh toán chậm với một số điều kiện nhất định. Thông thường bên


9
bán không phải trả thêm khoản phí nào, chủ yếu dựa vào tín chấp và mối quan hệ
làm ăn lâu dài, cũng như là bên mua có uy tín tốt.
Các khoản phải trả công nhân viên.
Trái phiếu ngắn hạn: các công ty có thể phát hàng trái phiếu ngắn hạn để huy
động vốn kinh doanh. Thông thường giá trị trái phiếu sẽ nhỏ và số lượng phát hành
phụ thuộc vào nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như khả năng thành công của
đợt phát hàng trái phiếu.
+ Nợ dài hạn: Là các khoản vay giúp công ty trang trải cho các dự án dài hạn,
nhưng doanh nghiệp phải chịu mức lãi suất cao hơn nợ ngắn hạn. Không có bất kì
doanh nghiệp nào tập trung toàn bộ vốn vào một dự án mà muốn chia sẻ rủi ro cho
các nhà đầu tư khác, ví dụ như ngân hàng.
• Nếu phân loại vốn trên giác độ chu chuyển của vốn thì có vốn cố định và
vốn lưu động.
- Vốn cố định được thể hiện dưới dạng tài sản cố định hữu hình và vô hình,
có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và được phân bổ khấu hao.
- Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào một chu kì kinh doanh và được trở
về trạng thái ban đầu sau mỗi vong chu chuyển kinh doanh.
1.1.2. Cơ cấu vốn của công ty

1.1.2.1. Khái niệm cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn của công ty là tỷ lệ vốn chủ sở hữu và nợ trên tổng nguồn vốn
được tính từ bảng cân đối kế toán của công ty. Một cơ cấu vốn hợp lý là kết hợp sử
dụng hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn đi vay bên ngoài.
Có rất nhiều quan điểm về cơ cấu vốn của công ty, hay còn được gọi là cấu
trúc tài chính. Theo M.Albouy (1991) cho rằng “Cơ cấu vốn của doanh nghiệp được
hiểu là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ kể cả các khoản nợ phát sinh trong kinh doanh
và vốn chủ sở hữu được tính từ bảng cân đối kế toán“. Còn theo Bertoneche và
Teulie thì cho rằng “Cơ cấu vốn là quan hệ tỷ lệ giữa vốn và chủ sở hữu phục vụ
cho quá trình tài trợ của doanh nghiệp, còn cấu trúc vốn là quan hệ giữa nợ trung
dài hạn và vốn chủ sở hữu”.


10
Theo tác giả, cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa toàn bộ nợ phải trả và tổng nguồn vốn
của doanh nghiệp được tính từ bảng cân đối kế toán. Từ khái niệm này có thể đưa ra
công thức phản ánh chỉ tiêu cơ cấu vốn.
1.1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn
• Tỷ số nợ (Debt Ratio): Phản ánh tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ

Nợ phải trả

=

Tổng nguồn vốn

Tỷ số nợ cho biết trong một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng có
bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ.
Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ thấp, vì công ty nào có tỷ lệ cao thì

thường rủi ro không thanh toán được các khoản nợ sẽ cao hơn.
Ngược lại, các cổ đông lại muốn có nợ nhiều hơn bởi vì nợ làm tăng cao thu
nhập dự tính cho các cổ đông. Tuy nhiên nếu tỷ lệ nợ quá cao thì gánh nặng trả nợ
của doanh nghiệp càng lớn, khả năng phá sản lớn.
Chi tiết hơn, có thể có các chỉ tiêu sau:
Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn (Short Term Debt to Total Capital)
= Nợ ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn
Tỷ số nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn (Long Term Debt to Total Capital) =
Nợ dài hạn/ Tổng nguồn vốn


Tỷ số tự tài trợ: Phản ánh trong một đồng tổng vốn doanh nghiệp đang sử

dụng thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, tỷ số tự tài trợ lớn hơn 0,5 cho biết
trong cơ cấu vốn doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn so với nợ.
Tỷ số tự tài trợ



=

Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu phải

gánh bao nhiêu đồng nợ. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 nghĩa là cơ cấu vốn nghiêng về
vốn CSH, khả năng đảm bảo thanh toán nợ cao và ngược lại.
Tỷ số nợ
Trên vốn CSH


Nợ phải trả
=
Vốn chủ sở hữu

1.1.2.3. Một số lý thuyết về cơ cấu vốn


11
a. Lý thuyết M&M
• Lý thuyết M&M trong trường hợp không có thuế
Với các giả định:


Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường không có thuế thu nhập doanh

nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.


Không có chi phí giao dịch.



Thị trường vốn hoàn hảo và các công ty có điều kiện tiếp cận các nguồn

vốn là như nhau với lãi suất vay bằng nhau.


Không tồn tại chi phí phá sản và chi phí khốn khó tài chính.


Nghiên cứu tình huống: Doanh nghiệp A có cơ cấu vốn trước và sau khi thay
đổi như sau:
Tài sản
Nợ
Vốn
Lãi suất
Giá thị trường của CP
Số CP lưu hành

Trước thay đổi
8 tỷ đồng
0
8 tỷ đồng
10%
10.000 đ/CP
800.000

Sau thay đổi
8 tỷ đồng
4 tỷ đồng
4 tỷ đồng
10%
10.000 đ/CP
400.000


12




Kết quả kinh doanh (đơn vị: tỷ đồng)

Trước thay đổi
Sau thay đổi
Suy thoái
Kì vọng Tăng trưởng Suy thoái
Kì vọng
Tăng trưởng
ROA
5%
15%
25%
5%
15%
25%
LN
0.4
1.2
2
0.4
1.2
2
Lãi vay
0
0
0
-0.4
-0.4
-0.4
LN sau lãi

0.4
1.2
2
0
0.8
1.6
ROE
5%
15%
25%
0
20%
40%
EPS
500 đ/CP 1.500đ/CP 2.500đ/CP
0
2.000đ/CP 4.000Đ/CP
Qua ví dụ có thể dễ dàng nhận ra, EPS của doanh nghiệp trong các điều kiện
như nhau, trong điều kiện làm ăn có lãi doanh nghiệp vay nợ sẽ có thu nhập trên
mỗi cổ phiếu cao hơn doanh nghiệp không vay vốn.
Nội dung của lý thuyết M&M được phát biểu thành 2 mệnh đề như sau
Mệnh đề I – Giá trị công ty: Trong điều kiện không có thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, giá trị công ty có vay nợ (V L) bằng giá trị công ty
không có vay nợ (VU), nghĩa là VL= VU.
Mệnh đề II – Chi phí sử dụng vốn: Lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần tỷ lệ
thuận với mức độ sử dụng đòn bảy tài chính hay tỷ số nợ. Mệnh đề được biểu diễn
dưới dạng công thức sau:

rs = r0 + (r0 – rB) B/ S
Trong đó:

rs: Lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần
r0: Chi phí sử dụng vốn trong tình huống sử dụng 100% vốn chủ sở hữu
rB: Chi phí sử dụng nợ vay
B: Giá trị của các khoản nợ vay
S: Giá trị của vốn cổ phần của công ty


Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế

Mệnh đề I – Giá trị công ty trong trường hợp có thuế: Trong trường hợp có
thuế thu nhập công ty, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công ty không có vay nợ
cộng với hiện giá của lá chắn thuế, biểu diễn dưới dạng công thức sau:
VL = VU + TCB


13
Ví dụ minh họa: doanh nghiệp X đang dự kiến thay đổi cơ cấu nguồn vốn
bằng cách vay 4 tỷ với lãi suẫt vay là 4%. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế trung
bình hàng năm là 1 tỷ đồng, toàn bộ lợi nhuận sau thuế được chi trả cổ tức cho các
cổ động. Thuế suất thuế TNDN hiện hành là 20%. Tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ thay đổi sau khi vay vốn được biểu diễn như bảng dưới đây (đơn vị: nghìn
đồng)
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT
Lãi vay
Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
Dòng tiền dành cho cổ đông và trái chủ

PA 1

1.000.000
0
1.000.000
200.000
800.000
800.000

PA 2
1.000.000
400.000
600.000
120.000
480.000
880.000

Mệnh đề II – Chi phí sử dụng vốn trong trường hợp có thuế: Lợi nhuận kỳ
vọng trên vốn cổ phần tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng đòn bảy tài chính.
RE = rU + (rU – rD)(1- TC)D/E
Lý thuyết M&M có thể giải thích rõ mối quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn
(RE) và mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp (D/E). Tuy nhiên lý thuyết M&M
chưa xét đến các yếu tố khác khiến cho lợi ích từ lá chắn thuế bị giảm dần thậm chí
là đưa công ty gặp rủi ro nếu như tăng tỷ lệ nợ quá cao. Khi doanh nghiệp sử dụng
nợ quá nhiều sẽ phát sinh chi phí khốn khó tài chính và chi phí này sẽ tăng dần khi
nợ tăng, và cao hơn lợi ích từ lá chắn thuế, khiến cho công ty gặp khó khăn trong
việc trả nợ và rủi ro thanh toán.
Ví dụ: Doanh nghiệp DA hiện tại không vay nơ. Hiện tại doanh nghiệp có lợi
nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là 100 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp là 20% và toàn bộ lợi nhuận sau thuế đều được dùng để trả cổ tức cho cổ
đông. Chi phí sử dụng vốn cổ phần hiện là 20%. Doanh nghiệp đang xem xét tái cấu
trúc vốn bằng cách vay nợ 200 tỷ đồng từ ngân hàng với lãi suất vay là 10%. Như

vậy giá trị doanh nghiệp DN X sau khi tái cấu trúc theo mệnh đề 2 như sau
VA = EBIT(1-TC)/Ru + TcxD = 100 x (1- 20% )/20% + 20% x 200 = 400 + 40 =
440 tỷ đồng.


14
Giá trị DN A trước khi thay đổi bằng 40 tỷ đồng. Do giá trị của công ty bằng
tổng nguồn vốn nên LA = D + E = 440 tỷ đồng. Suy ra giá trị của vốn chủ sở hữu sẽ
là 440 – 200 = 220 tỷ đồng.
b. Lý thuyết đánh đổi
Lý thuyết này được gọi là “lý thuyết đánh đổi của đòn bảy tài chính”. Các
công ty đánh đổi lợi ích thuế từ việc tài trợ bằng nợ vay với các vấn đề có nguyên
nhân từ khả năng phá sản
c. Lý thuyết về chi phí đại diện
Trong quản trị tài chính, luôn luôn tồn tại mau thuẫn lợi ích giữa nhà đầu tư và
người quản lý doanh nghiệp. Jenshen và Meckling (1976) cho rằng có hai loại mâu
thuẫn về đại diện đó là mâu thuẫn giữa chủ sở hữu với người quản lý của doanh
nghiệp và mâu thuẩn giữa người sở hữu với các chủ nợ.
Khi người chủ sở hữu doanh nghiệp phải thuê người quản lý doanh nghiệp
hoặc có ít hơn 100% phần vốn CSH sẽ phát sinh mâu thuẫn giữa họ. Do người chủ
sở hữu không có được toàn bộ phần lợi nhuận từ kinh doanh của công ty nhưng họ
phải chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động này. Để giảm mâu thuẫn thì người sở hữu
doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra chi phí để giám sát các hoạt động điều hành hành công
ty, hay gọi là hoạt động kiểm toán, để cơ cấu lại tổ chức công ty nhằm hạn chế các
hành vi gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Chi phí này gọi là chi phí đại diện.
Thứ hai là mẫu thuẫn giữa chủ nợ và chủ doanh nghiệp xảy ra khi cân nhắc
hạn mức vay, giá trị khoản vay cho các khoản đầu tư và trong các hợp đồng, khế
ước vay nợ. Giả sử có một dự án có thu nhập cao hơn giá trị của khoản nợ vay thì
chủ doanh nghiệp sẽ hưởng toàn bộ khoản chênh lệch này. Nhưng nếu dự án thất
bại, chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ thiệt hại, mặt khác, có thể các chủ nợ

cũng sẽ phải chịu thiệt hại do không đòi được số nợ mình cho vay. Do vậy, các chủ
nợ sẽ đưa ra các điều kiện cho vay để hạn chế rủi ro, tự bảo vệ mình. Nhưng một
mặt nào đó các điều kiện này sẽ tạo ra những khó khăn cho doanh nghiệp khi vay
vốn. Các doanh nghiệp sẽ bị giám sát để đảm bảo các điều khoản cho vay được tuân
thủ. Như vậy, các chủ nợ sẽ mất chi phí để giám sát hoạt động của doanh nghiệp và


15
các doanh nghiệp sẽ phải bỏ mức chi phí cao hơn nếu muốn vay các khoản nợ cao
hơn và dài hạn hơn.
Vấn đề về đại diện ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp cũng như
lựa chọn cấu trúc tài chính. Diamond (1989) cho rằng, một doanh nghiệp có khả
năng thanh toán tốt trong quá khứ thì doanh nghiệp đó có uy tín cao, và đương
nhiên chi phí lãi vay sẽ thấp hơn. Do đó mà các doanh nghiệp lâu năm thường chọn
các dự án an toàn để đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro, tránh mất uy tín. Trong khi các
doanh nghiệp mới có ít cơ hội lựa chọn hơn, có thể phải đầu tư vào các dự án rủi ro
hơn. Nếu doanh nghiệp nhỏ nào có thể tồn tại và phát triển được, đã có uy tín trong
thị trường họ sẽ chuyển dần sang các dự án an toàn hơn. Kết quả là các doanh
nghiệp lâu năm có tỷ lệ thất bại khá thấp và chi phí vay sẽ thấp hơn các doanh mới.
d. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Thông thường các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có đầy đủ các thông tin về
tình hình kinh doanh và tình hình tài chính và tiềm năng phát triển của công ty hơn
các nhà đầu tư và các chủ nợ. Đây chính là hiện tượng bất cân xứng thông tin.
Thông tin bất cân xứng có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Có hai trường phái về lý thuyết cơ cấu vốn đó là lý thuyết tín hiệu và lý thuyết trật
tự phân hạng


Lý thuyết phát tín hiệu (Signaling theory)


Theo công trình nghiên cứu của Ross (1977) và Lyand, Pyle (1977), các nhà
quản trị nắm rõ về triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp hơn là các nhà đầu
tư và các chủ nợ. Khi doanh nghiệp có triển vọng làm ăn tốt thì các nhà quản trị
không muốn san sẻ lợi nhuận với những người đầu tư hay chủ nợ nhưng nếu doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn thì nhà quản trị lại muốn san sẻ rủi ro cho các nhà đầu tư
bên ngoài. Do đó, khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu tức là triển vọng của
doanh nghiệp sẽ không tốt, tức là cổ phiếu của doanh nghiệp được đánh giá là
không cao.


Lý thuyết về trật tư phân hạng (Pecking-order theory)


16
Lý thuyết trật tự phân hạng bắt nguồn từ những công trình nghiên cứu của
Myers và Majluf (1984). Họ cho rằng có thể sắp xếp các khoản đầu tư thành một
trật tự có ưu tiên. Tức là phải sử dụng các nguồn vốn sẵn có bên trong doanh
nghiệp, sau đó mới đến các khoản vay nợ và ưu tiên các khoản vay nợ ít rủi ro hơn,
và cuối cùng là huy động thêm vốn sở hữu mới. Trật tự phân hạng trên còn phản
ánh chi phí tương đối của các nguồn tài trợ là khác nhau. Do đó Myers và Majluf
(1984) cho rằng không tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu đối với doanh nghiệp.
Lý thuyết tín hiệu ít được sử dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do các
doanh nghiệp này thường không niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do đó khi
thực hiện một quyết định tài trọ nào đó, các nhà đầu tư không cần thể hiện các tín
hiệu đói với thị trường. nhưng lý thuyết trật tự phân hạng thì có ích với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Do thông tin bất cân xứng, mặt khác các công ty vừa và nhỏ
không bị yêu cầu phải công khai hoạt động kinh doanh nên chi phí đối với các
nguồn tài trợ bên ngoài sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp lớn có niêm yết trên
TTCK. Vì vậy mà các khoản tài trợ bên trong sẽ được quan tâm hơn so với các
nguồn tài trợ bên ngoài.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của công ty
Trên cơ sở lý thuyết về cơ cấu vốn, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu
vốn của doanh nghiệp. Đó là các nhân tố: quy mô hoạt động, cơ cấu tài sản, hiệu
quả tài chính và rủi ro tài chính. Đây là các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến
cơ cấu vốn của công ty.
a. Quy mô hoạt động
Quy mô của công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nợ vay. Các công ty lớn
thường tiếp cận với nguồn vốn vay dễ dàng hơn, sử dụng nhiều nợ hơn để gia tăng
lợi ích từ lá chắn thuế. Quy mô hoạt động không chỉ thể hiện qua tổng tài sản, mà
có thể thể hiện qua doanh thu thuần. Doanh nghiệp có doanh thu thuần tăng trưởng
ổn định có khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn cả gốc và lãi. Do đó, các công
ty này có xu hướng sử dụng vốn huy động hơn là vốn chủ sở hữu.
b. Cơ cấu tài sản


17
Lý thuyết đánh đổi cho rằng các công ty có tài sản cố định hữu hình lớn sẽ hữu
ích hơn trong việc thế chấp để vay nợ, do vậy, các công ty này có cơ hội vay nợ
nhiều hơn. Ngoài ra, tài sản cố định hữu hình cao đồng nghĩa với việc khả năng
thanh toán cũng cao hơn và làm các chủ nợ yên tâm hơn.
c. Rủi ro tài chính
Đây là nhân tố mang tính chất chủ quan. Doanh nghiệp hoạt động trong môi
trường tự do kinh doanh khó có thể lường trước hết được những khó khăn và rủi ro
gặp phải trong tương lai. Những công ty có mức độ rủi ro cao thường vay nợ ít hơn
và ít sử dụng đòn bẩy tài chính. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, khả
năng rủi ro là cao nhất bao gồm cả rủi ro tài chính. Do vậy nguồn vốn chủ yếu là
huy động từ các nhà đầu tư dám chịu rủi ro cao hoặc kinh doanh mang tính đầu cơ.
Trong giai đoạn tăng trường, mặc dù rủi ro đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, công ty
huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán rộng rãi. Khi doanh nghiệp đã đi
vào ổn định, vốn nợ sẽ được khai thác sử dụng nhiều hơn vì doanh nghiệp có thể tạo

ra lợi nhuận hay dòng tiền thuần dương.
d. Doanh lợi vốn và lãi suất huy động
Một dự án được kỳ vọng là có lợi nhuận dương sau khi phải chi trả lãi vay thì
doanh nghiệp sẽ có xu hướng vay vốn nhiều hơn để hưởng lợi ích từ lá chắn thuế và
nâng cao thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Hay nói cách khác nếu doanh lợi vốn lớn hơn
lãi suất huy động vốn thì doanh nghiệp sẽ muốn sử dụng vốn vay hơn là vốn chủ sở
hữu và ngược lại.
1.2. Khái quát về kết quả tài chính của công ty
1.2.1. Khái niệm
Kết quả tài chính phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực để đạt được kết
quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Kết quả tài
chính của doanh nghiệp thể hiện mối tương quan giữa kết quả đầu ra là thu nhập và
các chi phí đầu vào là chi phí của doanh nghiệp. Nếu gọi H là kết quả tài chính thì H
được tính bằng công thức sau:
H = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào


18
Kết quả tài chính chính là giá trị thu được sau khi bỏ vốn đầu tư. Bởi vậy mà
kết quả tài chính luôn được các nhà đầu tư quan tâm. Một doanh nghiệp có kết quả
tài chính cao sẽ có điều kiện tăng trưởng, chi trả cổ tức hấp dẫn, có cơ hội tiếp cận
thị trường vốn để mở rộng sản xuất, đồng thời, các nhà đầu tư cũng sẵn sàng đầu tư
thêm hoặc để lại một phần lợi nhuận tái đầu tư.
Kết quả tài chính biểu hiện tương quan giữa kết quả đầu ra và các chi phí
đầu vào.
Kết quả đầu ra chính là thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm các khoản tiền
thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các thu nhập khác. Thu nhập của các
công ty xây dựng bao gồm:
-


Thu nhập từ bán hàng và sản xuất dịch vụ: chính là doanh thu từ việc bàn

giao các hàng mục công trình hoàn thành cho chủ đầu tư. Đây là phần thu chủ yếu
trong tổng thu nhập của công ty xây dựng.
- Thu nhập từ việc sản xuất kinh doanh hay thương mại phụ của doanh nghiệp
- Thu nhập từ các hoạt động tài chính: liên doanh, góp vốn, đầu tư tài chính...
- Thu nhập khác: thanh lý, nhượng bán tài sản,...
Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ chi phí phục vụ cho việc tạo ra doanh
thu cho hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Chi phí của các công ty xây dựng là chi
phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy
móc thi công, chi phí sản xuất chung, chi phí vay nợ
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả tài chính của công ty
Từ khái niệm kết quả tài chính có thể đưa ra một số chỉ tiêu phản ánh kết quả
tài chính như sau:
a. Các hệ số về khả năng sinh lời
Các hệ số đo lường khả năng sinh lời phổ biến nhất là chỉ tiêu Lợi nhuận trên
tổng tài sản (ROA) và Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
ROA

=

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tổng tài sản


×