Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH đầu tư thương mại phượng hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 52 trang )

TÓM LƯỢC
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và đăc biệt hơn nữa kể từ khi chúng ta
ra nhập tổ chức WTO nên các doanh nghiệp của Việt Nam có nhiều thuận lợi cũng như
nhiều thách thức trong kinh doanh. Để tồn tại và không ngừng phát triển thì các doanh
nghiệp phải biết vượt qua những khó khăn, hạn chế những rủi ro thì cần phải coi công
tác quản trị rủi ro là việc làm cực kỳ quan trọng. Trong quá trình thực tập ở Công ty
TNHH đầu tư thương mại Phượng Hoàng, em nhận thấy công tác quản trị rủi ro không
được coi trọng hoặc có nhưng không hiệu quả. Vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH đầu tư thương mại Phượng
Hoàng” Bài khóa luận gồm có 3 phần chính sau:
Chương 1: Trình bày một số lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro, các khái
niệm cơ bản về rủi ro, công tác quản trị rủi ro, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến
quản trị rủi ro.
Chương 2: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH đầu tư thương mại Phượng
Hoàng, phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro dựa trên các số liệu, qua đó rút
ra những ưu điểm, nhược điểm và chỉ ra nguyên nhân vấn đề quản trị rủi ro trong
Công ty.
Chương 3: Đưa ra các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi
ro trong Công ty TNHH đầu tư thương mại Phượng Hoàng.

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo
PGS.TS Bùi Hữu Đức - giảng viên trường đại học Thương Mại và các cô chú, anh, chị
trong ban lãnh đạo và các phòng ban của Công ty TNHH đầu tư Thương mại Phượng
Hoàng đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Do hạn chế về hiểu biết và kiến thức chuyên môn nên bài khóa luận của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy
giáo PGS.TS Bùi Hữu Đức để bài khóa luận được hoàn thiện .


Em xin chân thành cảm ơn thầy!

ii


MỤC LỤC
5

vi

SXKD vi
Sản xuất kinh doanh...................................................................................................vi
6

vi

QTRR vi
Quản trị rủi ro............................................................................................................. vi
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO....................1
TRONG DOANH NGHIỆP........................................................................................1
1.1.Các khái niệm có liên quan...................................................................................1
1.1.1.Khái niệm về rủi ro và phân loại rủi ro trong doanh nghiệp...........................1
1.2. Các nội dung lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.................4
1.2.1. Các nguyên tắc quản trị rủi ro..........................................................................4
1.2.2. Các nội dung quản trị rủi ro.............................................................................4
- Phân tích rủi ro..........................................................................................................5
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp......................8
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp...............................................................8
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp..............................................................10
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC..........10

QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI...............10
PHƯỢNG HOÀNG...................................................................................................10
2.1. Khái quát về Công ty TNHH đầu tư thương mại Phượng Hoàng...................10
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty................................................10
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của công ty.......................................13
2.1.3. Đặc điểm và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty................................16
(Nguồn:Phòng kế toán của Công ty)........................................................................16
2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH
đầu tư thương mại Phượng Hoàng từ năm 2015 đến năm 2017.............................20
2.2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của Công ty
20
+/- 20
% 20
iii


+/- 20
% 20
2.2.2. Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty............................27
2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro của công ty...................................33
2.3.1. Ưu điểm............................................................................................................33
2.3.2. Nhược điểm......................................................................................................33
2.3.3. Nguyên nhân.....................................................................................................34

iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Đo lường rủi ro
Bảng 2.1:Danh sách các sản phẩm của công ty

Sơ đồ 2.1:Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm: 2015 - 2017
Bảng 2.3. Số nhân viên tiếp thị có chuyên môn nghiêp vụ cao của Công ty
Bảng 2.4: Bảng đội ngũ lãnh đạo tại Công ty năm 2017
Bảng 2.5. Bảng số liệu phân tích nguồn vốn của Công ty năm 2015 – 2017
Bảng 2.6: Các khách hàng tiêu biểu của Công ty
Bảng 2.7. Một số đối thủ cạnh tranh tiêu biểu của Công ty năm 2017
Sơ đồ 2.2: Thị phần của các đối thủ cạnh tranh với Công ty năm 2017
Sơ đồ 2.3: Thị phần của các đối thủ cạnh tranh với Công ty năm 2016
Bảng 2.8: Các nhà cung ứng cho Công ty năm 2017
Bảng 2.9: Các rủi ro thường gặp trong Công ty
Bảng 2.10: Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ của Công ty năm 2017
Bảng 2.11: Các rủi ro kinh doanh thường gặp ở Công ty

v


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Ký hiệu
KH KTCN
IIA
NPV
IRR

SXKD

Giải thích
Khoa học kỹ thuật công nghệ
Hiệp hội Kiểm toán nộ bộ quốc tế
Giá trị hiện giá ròng
Tỷ suất hoàn vốn nội tại
Sản xuất kinh doanh

6

QTRR

Quản trị rủi ro

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và luôn có sự cạnh tranh rất gay gắt,
bởi vậy một doanh nghiệp dù lớn, trung bình, hay nhỏ cũng phải đối mặt với vô vàn
rủi ro, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, quản trị rủi ro là hoạt
động không thể thiếu của bất kỳ một doanh nghiệp.
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cùng với đó là các hoạt
động kinh doanh rất đa dạng, phong phú nên những rủi ro cũng theo đó phát sinh nhiều
và độ phức tạp cao hơn. Vấn đề này đã làm đau đầu các nhà quản trị của doanh nghiệp,
để có được những giải pháp xử lý phù hợp khắc phục hay hạn chế tối đa các rủi ro gặp
phải thì các doanh nghiệp phải hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
của mình.

Công ty TNHH đầu tư thương mại Phượng Hoàng luôn dự báo, phân tích những
rủi ro có thể xảy ra và có các giải pháp phòng ngừa rủi ro cũng như hạn chế được tổn
thất. Nhưng do nguồn tài chính chưa nhiều, trình độ chuyên môn, kỹ năng quản trị rủi
ro của ban lãnh đạo còn kém nên đã khiến công tác quản trị rủi ro của Công ty gặp rất
nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những vấn đề phát hiện qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH
đầu tư thương mại Phượng Hoàng nên em chọn đề tài khóa luận “Hoàn thiện công tác
quản trị rủi ro tại Công ty TNHH đầu tư thương mại Phượng Hoàng”
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Qua quá trình đi học thêm bên ngoài về ngành quản trị kinh doanh được tìm
hiểu về công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp và có một số dẫn chứng minh họa.
Qua một thời gian tìm hiểu, em được biết tại trường Đại học Thương Mại, đã có
một số đề tài luận văn, đề tài nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro như sau:
• Đặng Thu Trang (2013), Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tại Công ty
TNHH Thương mại và Dịch vụ Vận Hậu, Đại học Thương mại.
Luận văn đã nêu được tình hình thực trạng của quản trị rủi ro của công
ty, đã nêu được một loạt vấn đề rủi ro cụ thể xảy ra trong công ty, nêu được
những giải pháp phòng ngừa rủi ro và hạn chế rủi ro cho Công ty. Đề xuất được
một số giải pháp hay và mới giúp Công ty hoàn thiện công tác quản trị rủi ro.
• Nguyễn Thị Ngọc (2014), Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động mua hàng đá Granite và đá Marble của Công ty TNHH đầu tư xây dựng và
Thương mại An Thái, Đại học Thương Mại.

1


Luận văn đã phân tích được những rủi ro, có dẫn chứng cụ thể về rủi ro trong
hoạt động mua hàng. Từ đó, đã đưa ra các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong
hoạt động mua hàng tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và Thương mại An Thái.
• Phạm Thị Hoa Hoè (2013), Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty

TNHH Thương mại và Dịch vụ công nghiệp Hưng Việt, Đại học Thương mại.
Luận văn đã nêu lên đầy đủ phần lý luận liên quan đến rủi ro. Trong phần thực
trạng tác giả đã nêu được đa số các rủi ro xảy ra đối với công ty trong thời gian mà tác
giả nghiên cứu, phân tích tình trạng phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro của công ty như thế
nào và từ đó đề xuất được các giải pháp phòng ngừa tối ưu hơn cho công ty, nhằm
hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty.
Những bài khóa luận trên đã giúp em hiểu rõ hơn về vấn đề quản trị rủi ro trong
doanh nghiệp. Nhưng em xin khẳng định bài khóa luận của em là hoàn toàn khác với
tất cả các bài khóa luận trên, vấn đề mà khóa luận em đi sâu nghiên cứu là: “Hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH đầu tư thương mại Phượng
Hoàng”
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro của doanh nghiệp
- Phân tích và đánh giá thực trạng thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty
TNHH đầu tư thương mại Phượng Hoàng.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH
đầu tư thương mại Phượng Hoàng.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận về công tác quản trị rủi ro và thực tiễn
tại Công ty TNHH đầu tư Thương mại Phượng Hoàng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Các số liệu của Công ty TNHH đầu tư thương mại Phượng Hoàng từ năm 2013 đến
năm 2016.
- Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH đầu tư thương mại Phượng
Hoàng, và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH đầu tư
thương mại Phượng Hoàng.
5.Phương pháp nghiên cứu
5.1 .Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
•Phương pháp phiếu điều tra: Lập các phiếu điều tra với các câu hỏi trắc nghiệm
liên quan đến công tác quản trị rủi ro của công ty.

2


•Phương pháp phỏng vấn: Soạn thảo sẵn những câu hỏi liên quan đến quản trị
rủi ro và gặp trực tiếp hỏi những nhân viên, cán bộ trong công ty.
5.2.Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
+ Nguồn bên trong công ty: Báo cáo tài chính của Công ty qua các năm 2013,
2014, 2015, 2016 và bản kế hoạch kinh doanh; bảng lao động…
+ Nguồn bên ngoài công ty: tìm trên mạng internet.
6.Kết cấu khóa luận:
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, danh
mục sơ đồ - hình vẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo,... đề tài kết cấu thành
ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH
đầu tư thương mại Phượng Hoàng .
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiệc công tác quản trị rủi ro tại Công ty
TNHH đầu tư thương mại Phượng Hoàng.

3


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.Các khái niệm có liên quan
1.1.1.Khái niệm về rủi ro và phân loại rủi ro trong doanh nghiệp
*Khái niệm
Theo các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Kiểm toán nội bộ quốc tế (IIA) định
nghĩa Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hướng đến việc đạt
được các mục tiêu. Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khả năng xảy ra.

Rủi ro là sự bất trắc xảy ra liên hệ đến việc xuất hiện một biến cố không mong
đợi. Thuật ngữ rủi ro sử dụng trong kinh doanh còn có thể hiểu là sự nguy hiểm cần
được ngăn ngừa hay được bảo hiểm. Có nhiều khái niệm rủi ro, trong những lĩnh vực
khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau:
Theo từ điển Tiếng việt: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”.
Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, hoặc bị đau đớn, thiệt hại”.
Theo quan điểm của các nhà đầu tư, rủi ro lại được định nghĩa là “NPV và IRR
dự tính”
Theo xác suất thống kê thì “rủi ro là biến cố ngẫu nhiên có thể đo lường được
bằng xác suất”
Theo quan điểm hiện đại “rủi ro là khả năng sẽ xảy ra một kết quả có lợi hay
không có lợi từ mối nguy hiểm hiện hữu”
Nhìn chung rủi ro được hiểu theo nghĩa không những chỉ là khả năng mà còn là
tổn thất của chính bản thân nó, hoặc của một vật thể, hoặc của một chất có sự hiện
diện của mối nguy hiểm.
Rủi ro trong kinh doanh là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình
kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của
một doanh nghiệp.
Rủi ro vừa mang đến cơ hội cũng như tạo ra những thách thức cho doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp nhận dạng, phân tích rủi ro một cách kịp thời và chính xác,
doanh nghiệp có thể tránh được những tổn thất do rủi ro mang lại và còn có thể nắm
bắt được những cơ hội mà rủi ro đem lại.
* Phân loại rủi ro
Rủi ro căn bản và rủi ro cá biệt:
1


Rủi ro căn bản: bao gồm các thiệt hại thông phàm về nguồn gốc và hậu quả. Đó
là các rủi ro, nguyên nhân của hầu hết các hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị. Nó tác
động trên một vùng rộng lớn hay tất cả dân số, nó không trói vào cá biệt một ai cả. Vì

vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm loại rủi ro này.
Rủi ro cá biệt: là các rủi ro phát sinh từ một số các hiện tượng cá biệt. Các rủi
ro mà cá nhân phải gánh chịu, nó không phải chủ thể để toàn xã hội phải quan tâm.
Rủi ro này có thể được loại bỏ bởi một số cá nhân thông qua bảo hiểm, ngăn ngừa thiệt
hại hoặc một số kỹ thuật giảm thiểu rủi ro khác.
Rủi ro thuần tuý và rủi ro suy đoán:
Rủi ro thuần tuý tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội
kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể. Rủi
ro thuần tuý được phân thành 5 nhóm: Rủi ro cá nhân; Rủi ro về tài sản; Rủi ro pháp
lý; Rủi ro phát sinh do sự phá sản của người khác.
Rủi ro suy đoán tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời cũng như một nguy cơ tổn
thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất. Rủi
ro suy đoán có thể được phân loại theo nhóm nguyên nhân như sau: Rủi ro do thiếu
kinh nghiệm và kỹ năng quản lý; Rủi ro do kém khả năng cạnh tranh; Rủi ro do sự
thay đổi thị hiếu của khách hàng; Rủi ro do lạm phát; Rủi ro do điều kiện không ổn
định của thuế; Rủi ro do thiếu thông tin kinh tế và thiếu kinh nghiệm quản lý; Rủi ro
tình hình chính trị bất ổn.
Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán:
Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thoả
hiệp đóng góp (như tài sản, tiền bạc…) và chia sẻ rủi ro.
Rủi ro không thể phân tán: là rủi ro mà những thoả hiệp đóng góp về tiền bạc
hay tài sản không có tác động gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia
vào quỹ đóng góp chung.
Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh:
Rủi ro kinh tế: rủi ro kinh tế thường bị ảnh hưởng của môi trường chính trị, và
ngược lại. Các rủi ro kinh tế có thể là: suy thoái kinh tế; lạm phát; mất khả năng thanh
toán do tỷ lệ nợ ngắn hạn lớn hơn mức dự trữ ngoại tệ; dự trữ ngoại tệ nhỏ hơn kim
ngạch nhập khẩu; nợ nước ngoài lớn hơn GDP.

2



Rủi ro chính trị: Các chính sách và đường lối phát triển kinh tế xã hội của một
đất nước cũng là một nguồn rủi ro tiềm năng vô cùng quan trọng, vì nó có ảnh hưởng
nhiều đến các hoạt động của các tổ chức. Đây cũng là rủi ro vĩ mô, bao gồm: Chính
sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách về thuế, hạn ngạch và các giới hạn thương
mại khác; Chính sách tài chính, lưu thông tiền tệ, kiểm soát ngoại hối, lãi suất; Chính
sách lao động và tuyển dụng lao động; Chính sách môi trường, sức khoẻ.
Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro liên quan đến vấn đề pháp lý – kiện
tụng, làm hao tổn sức người và tài sản như: Vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư;
Tranh chấp hàng hoá, nhãn hiệu và thương hiệu; Bồi thường khiếu nại đối với khách
hàng; Thay đổi luật pháp liên quan đến kinh doanh.
1.1.2. Khái niệm về quản trị rủi ro và vai trò của quản trị rủi ro trong doanh
nghiệp
* Khái niệm
Quản trị rủi ro là sự nhận dạng, đo lường và kiểm soát các loại rủi ro có thể đe doạ
các loại tài sản và thu thập từ các dịch vụ chính hay từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
chính chủ một ngành kinh doanh hay của một doanh nghiệp sản xuất.
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm
nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng
bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
Quản trị rủi ro là một quá trình bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế loại bỏ các rủi ro
hoặc khắc phục các hậu quả mà rủi ro gây ra đối với hoạt động kinh doanh từ đó tạo điều kiện
cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp, giảm đến mức thấp nhất các thiệt
hại về người và của cải của doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro liên quan đến tất cả rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực chất của quản trị rủi ro là phòng chống và khắc phục hậu quả.
Rủi ro không chỉ đơn thuần là các hoạt động thụ động và phòng ngừa mà còn là
những hoạt động chủ động trong việc dự kiến những mất mát xảy ra và tìm cách giảm nhẹ

hậu quả của chúng.
Các nội dung chính của quản trị rủi ro:
-Nhân dạng – phân tích – đo lường rủi ro
-Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro
-Tài trợ rủi ro khi nó xuất hiện
-Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công
3


Việc thực hiện quản trị rủi ro, tùy thuộc vào các yếu tố:
-Quy mô tổ chức lớn hay nhỏ?
-Tiềm lực của tổ chức mạnh hay yếu?
-Môi trường của tổ chức hoạt động đơn giản hay phức tạp? Có nhiều rủi ro hay ít rủi
ro?
-Nhận thức của lãnh đạo.
Mục tiêu chính của quản trị rủi ro là né tránh các tổn thất từ rủi ro tai nạn. Mục tiêu thứ hai là
tối thiểu hoá tổn thất có thể xuất hiện và tối thiểu hoá hậu quả của một tổn thất.
* Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
- Nhận dạng rủi ro, chủ động phòng ngừa.
- Thực hiện được mục tiêu, sứ mạng của doanh nghiệp qua việc lựa chọn chiến
lược ít rủi ro.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
1.2. Các nội dung lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
1.2.1. Các nguyên tắc quản trị rủi ro
- Nguyên tắc 1: Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu
Khi xác định được mục tiêu cần phải tính rủi ro và quan tâm đến công tác quản trị rủi
ro
- Nguyên tắc 2: Quản trị rủi ro gắn liền với trách nhiệm của nhà quản trị
- Nguyên tắc 3: Quản trị rủi ro gắn liền với các hoạt động của tổ chức
1.2.2. Các nội dung quản trị rủi ro

- Nhận dạng rủi ro
Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ
thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ sở của nhận dạng rủi ro:
Nguồn rủi ro (phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm): thường được tiếp cận
là ở yếu tố của môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
Môi trường chung: Môi trường chính trị luật pháp; Môi trường kinh tế; Môi
trường KH KTCN; Môi trường văn hóa- xã hội; Môi trường tự nhiên.
Môi trường đặc thù: Khách hàng; Nhà cung cấp; Đối thủ cạnh tranh; Các cơ
quan hữu quan.
Môi trường bên trong: Nhận thức của con người nói chung và của nhà quản trị
nói riêng.
Nhóm đối tượng rủi ro (nguy cơ rủi ro):
4


Nguy cơ rủi ro về tài sản là khả năng tổn thất về tài sản vật chất (tài sản hữu
hình: Động sản và bất động sản; tài sản vô hình: thương hiệu, quyền tác giả, sự hỗ trợ
về chính trị…), tài sản tài chính (các loại cổ phiếu và trái phiếu). Tài sản có thể bị hư
hỏng, bị hủy hoại hay tàn phá mất mát hoặc giảm giá theo nhiều cách khác nhau.
Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý là các nguy cơ có thể gây ra các tổn thất
về trách nhiệm pháp lý đã được quy định. Luật dân sự và hình sự quy định chi tiết các
trách nhiệm mà người dân phải thực hiện. Nhà nước ban hành hiến pháp, các luật, quy
định và chỉ thị áp đặt các giới hạn theo luật cho một số hoạt động. Các trách nhiệm
pháp lý thay đổi theo từng quốc gia cũng là một vấn đề phải lưu ý.
Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực là rủi ro liên quan đến “tài sản con người”
của tổ chức. Rủi ro có thể gây tổn thương hoặc tử vong cho các nhà quản lý, công
nhân viên hay các đối tượng có liên quan đến tổ chức như khách hàng, người cung
cấp, người cho vay, các cổ đông.
- Phân tích rủi ro

Khái niệm: là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân
gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất.
Nội dung:
Phân tích hiểm họa: Phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc
những điều kiện những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Phân tích nguyên nhân rủi ro: Khi phân tích nguyên nhân rủi ro, doanh nghiệp
sẽ phải phân tích nguyên nhân liên quan tới yếu tố con người và yếu tố kỹ thuật.
Phân tích tổn thất: Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro người ta dự đoán
những tổn thất có thể có.
Phương pháp phân tích rủi ro: Phương pháp thống kê kinh nghiệm; Phương
pháp xác suất thống kê; Phương pháp phân tích cảm quan; Phương pháp chuyên gia;
Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động.
Nhận dạng những rủi ro - Những rủi ro có thể là:
Nhân sự – từ cá nhân và các sự kiện có liên quan như đau ốm, bệnh tật, qua đời v.v…
Hoạt động sản xuất, kinh doanh – từ sự gián đoạn trong việc cung cấp nguồn hàng và
trong hoạt động, mất khả năng sử dụng những tài sản thiết yếu, thất bại trong việc
phân phối v.v…
Tiếng tăm – việc giảm sút niềm tin của đối tác kinh doanh và của nhân viên, tổn hại
về danh tiếng trên thị trường.
5


Thủ tục – thiếu khả năng trong việc giải trình với cấp trên, trong hệ thống kiểm soát
nội bộ, trong tổ chức, gian lận v.v…
Dự án – rủi ro về những khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến, công việc kéo dài quá
lâu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không đáp ứng yêu cầu v.v…
Tài chính – thất bại trong kinh doanh, thị trường chứng khoán, lãi suất, thất nghiệp
v.v…
Kỹ thuật – những bước tiến trong công nghệ, không thích hợp về mặt kỹ thuật v.v…
Thiên nhiên – những đe dọa từ thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh..v.v..

Và còn những rủi ro khác…
Việc phân tích những rủi ro này rất cần thiết vì thường ta hay dễ bỏ sót những phần
quan trọng. Có một cách để có thể nắm bắt được tất cả là sử dụng những cách tiếp cận
khác nhau:
Thứ nhất, xem qua danh sách mô tả nêu trên và nhận định xem điều gì có thể xảy ra.
Thứ nhì, suy nghĩ thấu đáo về hệ thống, tổ chức mà bạn đang hoạt động, phân tích
những rủi ro đối với từng bộ phận.
Nhận định xem bạn có thể biết được những điểm yếu trong hệ thống hay không?
Phỏng vấn nhiều người để thu thập những ý kiến khác nhau.
* Đánh giá rủi ro:
Phương pháp này đảm bảo cho việc đánh giá của bạn về khả năng xảy ra rủi ro và chi
phí phải bỏ ra để thiết lập lại mọi thứ khi rủi ro xảy ra.
- Kiểm soát rủi ro:
Điều quan trọng là chọn ra những phương pháp có hiệu quả về mặt chi phí. Không có
tài liệu nào dạy bạn rằng nên bỏ ra nhiều chi phí để loại trừ rủi ro hơn là chấp nhận chi
phí của những sự kiện đó nếu nó xảy ra. Thông thường nếu nguồn lực quá giới hạn để
loại trừ rủi ro, có thể sẽ tốt hơn nếu ta chấp nhận nó.
Rủi ro có thể được kiểm soát theo những cách sau:
Sử dụng hiệu quả những công cụ hiện có - Điều này có liên quan đến việc cải tiến
những phương pháp và hệ thống hiện hành, những thay đổi về mặt trách nhiệm,
những cải tiến trong việc giải trình với cấp trên và trong kiểm soát nội bộ.
Lập kế hoạch để đối phó những sự kiện bất ngờ - Một kế hoạch tốt có thể đối phó với
những sự kiện bất ngờ.

6


Đầu tư vào những nguồn lực mới - Nó có thể bao gồm cả việc bảo hiểm rủi ro như
sau: bạn có thể trả tiền cho ai đó để họ gánh vác một phần rủi ro của bạn; điều này
đặc biệt quan trọng khi rủi ro thật sự lớn và có thể đe dọa khả năng thanh toán đối với

tổ chức bạn.
* Kiểm tra:
Nên kiểm tra một cách nghiêm túc công tác phân tích rủi ro, hoặc thử nghiệm sự hữu
hiệu của hệ thống và kế hoạch.
Những điểm chính:
Phân tích rủi ro thiết lập nền tảng cho việc kiểm soát rủi ro. Điểm nhấn mạnh ở đây là
việc kiểm soát phải có hiệu quả về mặt chi phí. Kiểm soát rủi ro có liên quan đến việc
tận dụng những tài sản hiện có để sử dụng, lập kế hoạch để đối phó với những sự kiện
bất ngờ và sử dụng có hiệu quả những nguồn lực mới.
- Tài trợ rủi ro :
Khái niệm : là khoản tiền dùng để bù đắp (hay cứu trợ) một phần tổn thất xuất hiện,
nó được chỉ cho các hoạt động nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro. Các rủi ro không
thể ngăn ngừa và kiểm soát sẽ được tài trợ.
Biện pháp tài trợ rủi ro : Có hai phương pháp tài trợ rủi ro cơ bản là lưu giữ rủi ro và
chuyển giao rủi ro.
Phương pháp lưu giữ rủi ro bao gồm : Không bảo hiểm ( để mặc nhiên, doanh nghiệp
không bảo hiểm hay sử dụng bất kỳ một biện pháp nào để ngăn ngừa hay giảm thiểu
rủi ro. Khi có sự cố xảy ra, doanh nghiệp sẽ tự bù đắp tổn thất bằng nguồn của doanh
nghiệp) ; Tự bảo hiểm (không phải là bảo hiểm vì nó không chuyển giao rủi ro cho
người khác. Người tự bảo hiểm và người bảo hiểm có thể chia sẻ các tổn thất của họ
trong tương lai. Nguồn tự bảo hiểm của doanh nghiệp bao gồm : chi phí hoạt động,
nguồn tích luỹ hay nguồn bảo hiểm trực hệ)
Phương pháp chuyển giao rủi ro bao gồm : Trả chậm bằng các nguồn (chí phí ổn định
và chi phí tín dụng) ; Sử dụng các nguồn khác (các nguồn khác ngoài bảo hiểm hoạc
bảo hiểm).
1.2.3. Đo lường rủi ro
- Là xây dựng tần suất xuất hiện rủi ro và tiến độ hay mức độ nghiêm trang của rủi ro:
Bảng 1.1. Đo lường rủi ro
Tấn suất xuất hiện


Cao

Biên độ xuất hiện
7

Thấp


Cao

1. Rủi ro nhiều, mức độ
nghiêm trọng cao.

3. Rủi ro mức độ cao

Thấp

2. Tần suất xuất hiện cao,
mức độ rủi ro không cao.

4. Có rủi ro nhưng tần suất
không nhiều.
(Nguồn: internet)

(1). Nhà quản trị rủi ro bắt buộc quan tâm đến nhóm này.
(2). Nhà quản trị cần tập trung quản trị rủi ro ở nhóm này nhưng ở mức độ thấp hơn
nhóm 1.
(3). Tập trung quản trị rủi ro nhưng ở mức độ tập trung nhiều lần.
(4). Mức độ không lớn và xác suất xảy ra rủi ro không nhiều. Quản trị rủi ro ở
nhóm này đòi hỏi ở mức độ thấp nhất.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Môi trường kinh tế:
Ngày nay, xã hội ngày một phát triển, nền kinh tế cũng gặp không ít những thay
đổi như khủng hoảng, lạm phát triền miên, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ giá
thay đổi chóng mặt, hàng hóa dịch vụ khan hiếm (thật và giả), độc quyền không kiểm
soát được, cạnh tranh công bằng chỉ nằm trên giấy... đều được coi là những rủi ro lớn
cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, xét từ một góc độ khác, các thách thức đến từ một nền
kinh tế có sức cạnh tranh cao, sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật của công
nghệ thông tin cũng sẽ là những rủi ro cho những doanh nghiệp thiếu khả năng thích
ứng với đổi mới.
Môi trường văn hoá – xã hội:
Các rủi ro từ môi trường xã hội, từ cấu trúc xã hội, dân số, dân cư. Đó là sự thay
đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, các thang giá trị trong xã hội... khi doanh
nghiệp không thích ứng kịp thời được với những sự thay đổi đó, là điểm xuất phát của
những rủi ro khác nhau trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn hoá là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro của doanh nghiệp, bao gồm
: Không am hiểu phong tục tập quán, am hiểu về lối sống ngôn ngữ và các giá trị
chuẩn mực đạo đức có liên quan. Các yếu tố đó nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới
khách hàng và các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Và có thể gây ra những rủi
ro với những tổn thất không thể lường trước được.
Môi trường chính trị:
8


Các chính sách và đường lối phát triển của quốc gia cũng là một nguồn rủi ro
tiềm năng vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động tổ chức. Như
các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách hạn ngạch, chính sách tài chính,
chính sách lao động và chính sách môi trường, sức khỏe…
Môi trường pháp luật:

Một hệ thống văn bản pháp luật được ban hành với sự tham gia có hiệu quả của
cộng đồng doanh nghiệp, theo các tiêu chí bền vững, thống nhất, thân thiện, công bằng,
dễ áp dụng; một hệ thống hành pháp hoạt động theo phương châm hỗ trợ, thúc đẩy và
phục vụ kinh doanh; một hệ thống tư pháp đáng tin cậy, tôn trọng công lý, bảo đảm pháp
luật thực thi hiệu quả cùng với một xã hội thượng tôn đạo đức, pháp luật sẽ là một môi
trường lý tưởng để khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Ngược lại, nơi pháp
luật bất nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, thay đổi đột ngột, mờ ám, thực thi pháp luật thiếu
minh bạch, công khai, hiệu quả, việc áp dụng pháp luật thiếu công bằng, khách quan,
các quyền sở hữu tài sản, quyền bảo vệ hợp đồng hoặc luôn bị xâm hại hoặc chi phí quá
cao... đều là nguồn gốc rủi ro, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.
Môi trường tự nhiên:
Nguyên nhân từ môi trường tự nhiên, như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi
lửa, sóng thần, nước biển dâng, trái đất “nóng” lên,... Các rủi ro này thường có hai đặc
điểm chung: khả năng dự báo, dự đoán thấp, xảy ra bất ngờ, thứ hai là gây thiệt hại
trên quy mô lớn; không chỉ cho một vùng miền, một ngành hàng, một cộng đồng mà
cho cả một nền kinh tế, một số quốc gia hoặc cả thế giới. Doanh nghiệp có thể xem xét
kỹ sự thay đổi của môi trường tự nhiên, để từ đó có thể chủ động phòng tránh hoặc lựa
chọn giải pháp thích hợp.
Nhà cung cấp: trong mối quan hệ với nhà cung ứng của doanh nghiệp cũng tồn
tại vô số các rủi ro ví dụ như sự tăng giá đột ngột, hàng hoá hỏng hóc thiếu hụt,…
doanh nghiệp cần phải có những giải pháp phù hợp để hai bên cùng có lợi, duy trì mối
quan hệ làm ăn lâu dài với những nhà cung cấp uy tín khi xảy ra những rủi ro mà hcính
họ cũng không lường trước đươc.
Khách hàng: khách hàng có thể có những lý do riêng mà huỷ hợp đông, hay có
những yêu cầu quá khắt khe mà doanh nghiệp không thể đáp ứng, hay giá cả có thể
quá cao so với khách hàng, hoặc khách hàng quá khó tính… cũng có thể tạo ra những
rủi ro và những tổn thất khá lớn đối với doanh nghiệp.
9



Đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp khi cạnh trên thị trường đều có đối thủ, khi
các đối thủ có nhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp, thì doanh nghiệp khó chiếm lĩnh
thị trường và không giữ được khách hàng của mình. Hậu quả mang lại những thiệt hại
về tài chính cho công ty. Thiệt hại này đôi khi có thể làm cho Công ty phá sản.
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nguồn nhân lực:
Trình độ quản lý: khi trình độ quản lý kém thì khả năng nhận diện và phân tích
một vấn đề không đúng có thể dẫn đến quyết định sai lầm. Nếu nhận thức và thực tế
hoàn toàn khác nhau thì rủi ro càng lớn. Các nhà quản trị phải có đủ năng lực để nhìn
nhận ra được vấn đề một cách nhanh chóng, chủ động trước mọi rủi ro có thể xảy ra.
Có những biện pháp kịp thời để hạn chế rủi ro cũng như tổn thất do rủi ro mang lại.
Đội ngũ nhân viên: nhân viên cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây
ra rủi ro cho các doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên yếu kém về trình độ, về năng lực
nghiệp vụ, đồng thời, thiếu tinh thần trách nhiệm đạo đức, sức khỏe và văn hóa kinh
doanh, thiếu động cơ làm việc, thiếu đoàn kết nội bộ… có thể gây ra những rủi ro cho
công ty.
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng về giao thông, thiết bị, văn phòng có thể ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn lực tài chính: tài chính mạnh thì Công ty mới có thể phát triển lâu dài.
Là cơ sở để phát triển được những yếu tố khác. Cũng là một yếu tố để chứng minh uy
tín của doanh nghiệp với các đối tác, các nhà cung cấp khi giao dịch trên thị trường.
Để có sự tài trợ các rủi ro một cách tốt nhất cần có một nguồn tài chính mạnh. Đối với
các rủi ro đã xảy ra gây tổn thất lớn, phải có tài chính thì mới có thể bù đắp được
những tổn thất và không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh donah của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI
PHƯỢNG HOÀNG
2.1. Khái quát về Công ty TNHH đầu tư thương mại Phượng Hoàng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Tên Công ty: Công ty TNHH đầu tư thương mại Phượng Hoàng
10


Địa chỉ: Số 3, ngõ 110, đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy,
Hà Nội.
Tên giao dịch: PHOENIX CO .,LTD
Giấy phép kinh doanh: 0101400822 - ngày cấp: 15/09/2003
Mã số thuế: 0101400822
Lĩnh vực kinh doanh: Dụng cụ dùng trong thể thao
Số TK: 1400206013042
Ngân hàng: NHNN&PTNT HÀ NỘI-CN LÁNG HẠ
Ngày hoạt động: 28/08/2003
Điện thoại: 7830685 - Fax: 7830686
Giám đốc: Phạm Ngọc Khuê
 Quá trình hình thành và phát triển
 Năm 1993 trung tâm dụng cụ thể thao Việt Hương được thành lập tại địa điểm
157A Nguyễn Thái Học, Đống Đa, Hà Nội.
 Năm 1995 Việt Hương ký hợp đồng phân phối độc quyền thương hiệu vợt cầu
lông Proace trên lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc với Công ty Quốc tế Proace.
Từ 1 cửa hàng bán lẻ dụng cụ thể thao, sau 1 năm chúng tôi đã phát triển mạng lưới
trên 200 đại lý trên toàn quốc.
 Ngày 13/08/2003 Công ty TNHH ĐTTM Phượng Hoàng chính thức thành
lập.
 Năm 2005 phân phối độc quyền thương hiệu thời trang thể thao Lining.
 Năm 2006 phân phối độc quyền thương hiệu thời trang thể thao Reebok,
Umbro
khu vực phía Bắc Việt Nam.
 Năm 2007 phân phối độc quyền tại Việt Nam thương hiệu Ashaway của Mỹ.
 Năm 2009 phân phối độc quyền thương hiệu giày da cao cấp Rockport,

Everbest,
phân phối thương hiệu thời trang thể thao Adidas.
Đến nay Phượng Hoàng đã trở thành công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh
vực phân phối kinh doanh thời trang và dụng cụ thể thao.
 Gần 20 năm hoạt động và phát triển, Công ty Phượng Hoàng đã có những
bước
11


đi đầy chiến lược trong việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu. Từ khi chỉ có một
cửa hàng, nay chúng tôi đã có một mạng lưới phân phối gần 100 cửa hàng bán lẻ,
640 đại lý trên toàn quốc. Chúng tôi đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên
thị trường và là đối tác tin cậy của các bạn hàng trong nước cũng như Quốc tế.
Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Cung cấp nhiều hơn nữa những sản phẩm Quốc tế đáp ứng các nhu cầu mua sắm
cho thị trường Việt Nam.
Với những sản phẩm kinh doanh chủ lực là phục vụ cho Thể thao, công ty đã áp
dụng nhiều biện pháp marketing để chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam. Phượng
Hoàng đã tài trợ bằng nhiều hình thức cho các giải thi đấu thể thao trong nước và
Quốc tế, đồng thời cũng đã tài trợ cho đội tuyển Quốc gia Việt Nam và nhiều vận động
viên có thành tích cao,

qua đó đã góp phần vào sự phát triển chung của thể thao Việt

Nam.
Với phương châm: Uy tín – Hợp tác – Cùng Phát triển ,muốn cùng hợp tác với
tất cả các đối tác trong nước và Quốc tế nhằm duy trì, phát triển các thương hiệu đã có,
đồng thời mở rộng kinh doanh nhiều lĩnh vực khác với những thương hiệu và sản
phẩm mới.
Ngành nghề kinh doanh của công ty

Công ty phân phối các sản phẩm thuộc lĩnh vực thể thao: thời trang, thiết bị, đồ
dùng,…Các hoạt động dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị thể thao, cho thuê sân
bóng, tư vấn, tiếp thị chương trình biểu diễn thể thao, nghệ thuật
Hiện nay Phượng Hoàng là nhà phân phối chính thức cho các hãng Thời trang
Thể thao và Dụng cụ thể thao danh tiếng trên Thế giới như: Lining, Reebok, Adidas,
Rockport, Everbest, Proace, Ashaway…
Bảng 2.1:Danh sách các sản phẩm của công ty
STT
1
2
3

Mặt hàng

Phân loại
Thời trang thể thao

Tennis
Cầu lông

Quần áo
Giày dép
Túi xách
Vợt
Bóng
Khung vợt
12


Giày bao vợt

Quả cầu
Gậy
Bóng golf
4

Golf

Túi
Tee
Gang tay
Vợt

5

Bóng bàn

Bóng bàn
Bàn bóng bàn
Bóng đá

6

Sản phẩm khác

Bóng rổ
Bóng chuyền
Máy chạy bộ
Xe đạp tập thể dục
Máy tập đa năng


7

Thiết bị thể thao

Máy tập AB thông minh
Thiết bị phòng tập thể hình
Tạ
(Nguồn: Phòng kinh doanh- xuất khẩu)

2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của công ty
Lãnh đạo Công ty đã xây dựng cơ cấu tổ chức, phân công trách nhiệm cụ thể trong ban
lãnh đạo cũng như các phòng ban một cách hợp lý. Sự phối hợp phân công nhiệm vụ
và chức năng của từng phòng ban, bộ phận đã được quy định chặt chẽ bằng hệ thống
văn bản, đó là điều kiện đảm bảo cho sự thống nhất hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ
phận trong guồng máy điều hành và quản lý, đảm bảo cho việc triển khai các kế hoạch
hoạt động có hiệu quả
Hiện tại, tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo mô hình:

13


Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng Kinh
doanh – Xuất
khẩu

Phòng nghiệp

vụ

Phòng Hành
chính- Nhân sự

Phòng kế toán

Sơ đồ 2.1:Bộ máy tổ chức quản lý của công ty:
(Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự của công ty )
Ghi chú:

: Quan hệ chỉ đạo

* Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận ở Công ty:
- Giám đốc: Là người quản lý cao nhất của Công ty đại diện cho cán bộ công nhân
viên, quản lý Công ty theo cơ chế một thủ trưởng. Giám đốc có quyền quyết định mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phó Giám đốc kinh doanh: trực tiếp điều hành hoạt động của phòng kinh doanh,
phòng kế toán, và có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho giám đốc trong việc tổ chức
quản lý, báo cáo tình hình kinh doanh của công ty cho giám đốc để từ đó có thể đề ra
được chiến lược và phương thức kinh doanh phù hợp với biến động thị trường.
- Phòng kinh doanh: tham mưu giúp việc cho giám đốc kinh doanh trong các lĩnh vực
nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hóa dịch vụ, khả năng tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu
nguồn hàng. Ngoài ra phòng còn có thể trực tiếp ký kết các hợp đồng mua bán hàng
hóa dịch vụ.
- Phòng kế toán: chuyên cập nhật mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của Công
ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả trước ban Giám đốc. Phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty theo từng quý, năm. Kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, thanh
toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Phân tích tình hình tài
chính trong Công ty, đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty. Cuối quý, kế toán tổng

hợp lập báo cáo kế toán để trình lên ban lãnh đạo về tình hình thực hiện kinh doanh
của Công ty.
14


- Phòng Kinh doanh – Xuất khẩu: Đảm bảo đầu vào và đầu ra của công ty, tiếp cận và
nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút
khách hàng mới. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với
khách hàng.Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiên dịch cho ban lãnh đạo. Theo
dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện của các phòng ban, phân xưởng đảm bảo sản xuất sản
phẩm đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng và kịp thời đề xuất những phương án
sản xuất hiệu quả nhất.
- Phòng Hành chính- Nhân sự: Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động
nhân sự. Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao
động đảm bảo nhân lực cho sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới, soạn
thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của Công ty và những thông
tin có liên quan đến Công ty. Tiếp nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị, quyết định,
….
- Phòng nghiệp vụ: chức trách của phòng nghiệp vụ, Tham mưu, giúp việc cho Ban
Giám đốc trong lĩnh vực nghiệp vu – đào tạo, huấn luyện, quản lý nhân viên bảo vệ.
chuyên môn nghiệp vụ của từng nhân viên.

15


2.1.3. Đặc điểm và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017
ST
T


Năm
2015

Các chỉ tiêu chủ yếu

Năm 2016

1

Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành

triệu đồng

16.522

22.467

2

Tổng số lao động

người

32

Tổng vốn kinh doanh bình quân

triệu đồng

3a. Vốn cố định bình quân


Đơn vị tính

Năm
2017

So sánh tăng, giảm
2016/2015

2017/2016

+/-

%

+/-

%

28.198

5.945

35,98

3.731

16,61

42


52

10

31,25

10

23,81

18.550

21.290

27.500

2.740

14,77

6.210

29,17

triệu đồng

5.850

8.280


11.690

2.430

41,54

3.410

41,18

3b. Vốn lưu động bình quân

triệu đồng

12.700

13.010

15.810

310

2,44

2.800

21,52

4


Lợi nhuận sau thuế

triệu đồng

1.990

2.498

2.890

508

25,53

392

15,69

5

Nộp ngân sách

triệu đồng

419

437

485


18

4,29

48

10,98

trđ/tháng

5,500

6,000

6,500

500

9,09

500

8,33

triệu đồng

516,31

534,93


542,27

18,62

3,61

7,34

1,37

Chỉ số

0,12

0,11

0,10

-0,01

-8,33

-0,01

-9,09

Chỉ số

0,107


0,117

0,105

0,01

9,35

-0,012

-10,26

Vòng

1,30

1,73

1,78

0,43

33,08

0,05

2,89

3


6

Thu nhập BQ 1 lao động (V)
Năng suất lao động BQ năm (7) = (1)/
7
(2)
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tiêu thụ
8
(8) = (4)/(1)
Tỷ suất lợi nhuận/vốn KD (9) = (4)/
9
(3)
Số vòng quay vốn lưu động (10) =
10
(1)/(3b)

(Nguồn:Phòng kế toán của Công ty)

16


×