Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu xây dựng phương pháp định tính và định lượng một số lignan trong ngũ vị tử Ngọc Linh ( Schisandra Spenanthera Rehder E.H.Wilson)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.87 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐÌNH QUÂN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG
PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG
MỘT SỐ LIGNAN TRONG NGŨ VỊ
TỬ NGỌC LINH (SCHISANDRA
SPHENANTHERA REHDER & E.H.
WILSON)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐÌNH QUÂN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG
PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG
MỘT SỐ LIGNAN TRONG NGŨ VỊ
TỬ NGỌC LINH (SCHISANDRA


SPHENANTHERA REHDER & E.H.
WILSON)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT

MÃ SỐ: 8720210
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Phương Thiện Thương
2. TS. Trần Nguyên Hà

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn này được hoàn thành tại Khoa Hóa phân tích - Tiêu chuẩn, Viện
Dược liệu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phương Thiện Thương và TS. Trần
Nguyên Hà.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS
Phương Thiện Thương và TS. Trần Nguyên Hà là những người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn tận tình, chu đáo, luôn động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Viện Dược liệu cùng toàn thể đồng
nghiệp tại Khoa Hoá phân tích - tiêu chuẩn, Viện Dược liệu đã tạo điều kiện, giúp
đỡ và động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân trong gia đình luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công
trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2019

Học viên
Nguyễn Đình Quân


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu về họ Schisandraceae ..................................................................... 3
1.1. Tổng quan về chi Schisandra .......................................................................... 3
1.1.1. Các loài Schisandra trên thế giới .............................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật của chi Schisandra ..................................................... 5
1.1.3. Một số loài thuộc chi Schisandra ở Việt Nam .......................................... 6
1.2. Tổng quan về cây Ngũ vị tử Ngọc Linh .......................................................... 7
1.2.1. Đặc điểm thực vật ..................................................................................... 7
1.2.2. Phân bố ..................................................................................................... 8
1.2.3. Thành phần hóa học ................................................................................. 8
1.2.4. Tác dụng dược lý ...................................................................................... 9
1.3. Tổng quan về schisandrin, gomisin B và schisandrin A ............................... 10
1.3.1. Tính chất lý hóa ...................................................................................... 11
1.3.2. Tác dụng dược lý của schisandrin, gomisin B và schisandrin A ........... 12
1.4. Những nghiên cứu về định tính và định lượng lignan trong Ngũ vị tử ........ 15
1.4.1. Các nghiên cứu về định tính các lignan trong Ngũ vị tử........................ 15
1.4.2. Các nghiên cứu về định lượng các lignan trong Ngũ vị tử .................... 17
1.5. Tiêu chuẩn về Ngũ vị tử trong một số Dược điển ......................................... 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 23
2.2. Chất chuẩn, hóa chất và thiết bị .................................................................... 24

2.2.1. Chất chuẩn .............................................................................................. 24
2.2.2. Hóa chất .................................................................................................. 24
2.2.3. Thiết bị .................................................................................................... 25


2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
2.3.1. Chuẩn bị dung dịch chuẩn ...................................................................... 25
2.3.2. Xây dựng phương pháp định tính lignan trong Ngũ vị tử ...................... 26
2.3.2.1. Khảo sát hệ dung môi pha động .......................................................... 26
2.3.2.2. Thẩm định phương pháp định tính ...................................................... 26
2.3.3. Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời 03 lignan trong Ngũ vị tử
Ngọc Linh. ........................................................................................................ 26
2.3.3.1. Khảo sát điều kiện sắc ký .................................................................... 26
2.3.3.2. Khảo sát quy trình xử lý mẫu .............................................................. 27
2.3.3.3. Thẩm định phương pháp...................................................................... 28
2.3.4. Áp dụng trên một số mẫu dược liệu Ngũ vị tử Ngọc Linh .................... 31
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 33
3.1. Xây dựng phương pháp định tính SC, GB và SA trong Ngũ vị tử Ngọc Linh
.............................................................................................................................. 33
3.1.1. Khảo sát điều kiện sắc ký ....................................................................... 33
3.1.2. Thẩm định phương pháp định tính ......................................................... 35
3.1.2.1. Độ đặc hiệu .......................................................................................... 35
3.1.2.2. Giới hạn phát hiện ............................................................................... 36
3.1.3. Áp dụng phương pháp định tính trên mẫu thực ..................................... 37
3.2. Xây dựng phương pháp định lượng SC, GB và SA ...................................... 38
3.2.1.1. Khảo sát bước sóng hấp thụ cực đại của chất nghiên cứu .................. 38
3.2.1.2 Khảo sát điều kiện sắc ký ..................................................................... 39
3.2.1.2.1. Lựa chọn pha tĩnh ............................................................................. 39
3.2.1.2.2. Khảo sát thành phần pha động ......................................................... 39

3.2.1.2.3. Khảo sát thể tích tiêm mẫu ............................................................... 43
3.2.2. Nghiên cứu quy trình xử lý mẫu ............................................................ 44
3.2.2.1. Khảo sát phương pháp chiết mẫu ........................................................ 44
3.2.2.2. Khảo sát dung môi chiết ...................................................................... 46
3.2.2.3. Khảo sát thời gian chiết ...................................................................... 47


3.2.2.4. Phương pháp định lượng đồng thời SC, GB và SA bằng HPLC ........ 48
3.3. Thẩm định phương pháp định lượng bằng HPLC ......................................... 48
3.3.1. Độ chọn lọc của phương pháp ................................................................ 49
3.3.2. Độ thích hợp hệ thống ............................................................................ 50
3.3.3. Đường chuẩn và khoảng tuyến tính........................................................ 51
3.3.4. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) ..................... 52
3.3.5. Độ chính xác ........................................................................................... 53
3.3.6. Độ đúng .................................................................................................. 55
3.4. Áp dụng phương pháp định lượng SC, GB và SA trên các mẫu Ngũ vị tử
Ngọc Linh ............................................................................................................. 56
Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên tiếng Anh hoặc tên khoa học

ACN


Acetonitril

DMSO

Dimethyl sulfoxyd

ESI

Electrospray ionization

GB

Gomisin B

Tiếng Việt

Ion hóa bằng phương
pháp phun điện tử

High performance liquid

Sắc ký lỏng hiệu năng

chromatography

cao

High performance liquid

Sắc ký lỏng hiệu năng


chromatography diode array

cao ghép nối detector

detector

mảng iod

High performance thin layer

Sắc ký lớp mỏng hiệu

chromatography

năng cao

LC-

Liquid chromatography tandem

Sắc ký lỏng ghép khối

MS/MS

mass spectrometry

phổ 2 lần

LOD


Limit of detection

Giới hạn phát hiện

LOQ

Limit of quantification

Giới hạn định lượng

R(%)

Recovery

Hiệu suất thu hồi

RSD(%)

Relative standard deviation

Độ lệch chuẩn tương đối

SA

Schisandrin A

SC

Schisandrin


SD

Standard Deviation

Độ lệch chuẩn

TLC

Thin layer chromatography

Sắc ký lớp mỏng

HPLC

HPLCDAD

HPTLC


Tài liệu tham khảo

TLTK
UV-VIS

Ultraviolet - Visible

Vùng tử ngoại – khả kiến



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Phân bố các loài Schisandra trên thế giới
Tính chất hóa lý của schisandrin, gomisin B và
schisandrin A

Tr. 4
Tr. 11

Bảng 1.3

Một số phương pháp TLC về định tính Ngũ vị tử

Tr. 16

Bảng 1.4

Một số phương pháp định lượng lignan trong Ngũ vị tử

Tr. 18

Bảng 2.1

Các mẫu dược liệu Ngũ vị tử Ngọc Linh trong nghiên
cứu

Tr. 23


Bảng 3.1

Thông số sắc ký Rf của 4 hệ dung môi khảo sát

Tr. 35

Bảng 3.2

Giới hạn phát hiện của phương pháp định tính

Tr. 37

Bảng 3.3

Các chương trình gradient khảo sát

Tr. 40

Bảng 3.4

Các thông số sắc ký của 4 hệ gradient khảo sát

Tr. 42

Bảng 3.5
Bảng 3.6

Kết quả đánh giá độ thích hợp hệ thống của phương
pháp
Quan hệ tuyến tính giữa nồng độ và diện tích píc của các

chất

Tr. 50

Tr. 51

Bảng 3.7

Kết quả xác định LOD và LOQ của phương pháp

Tr. 52

Bảng 3.8

Kết quả đánh giá độ lặp lại của phương pháp

Tr. 53

Bảng 3.9

Kết quả đánh giá độ chính xác trung gian của phương
pháp

Bảng 3.10 Kết quả thẩm định độ đúng của phương pháp
Bảng 3.11

Kết quả hàm lượng SC, GB và SA trên các mẫu Ngũ vị
tử Ngọc Linh

Tr. 54

Tr. 55
Tr. 56


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1

Hình ảnh cây Ngũ vị tử Ngọc Linh

Tr.6

Hình 1.2

Một số hình ảnh về cây Ngũ vị tử Ngọc Linh

Tr.8

Hình 1.3

Một số lignan chính trong Ngũ Vị tử Ngọc Linh

Tr. 9

Hình 2.1

Hình ảnh dược liệu Ngũ vị tử Ngọc Linh

Tr. 23

Hình 3.1


Sắc ký đồ HPTLC của 4 hệ dung môi khảo sát

Tr. 34

Hình 3.2

Sắc ký đồ HPTLC cđánh giá độ đặc hiệu của phương pháp

Tr. 36

Hình 3.3

Sắc ký đồ HPTLC xác định LOD của SC, GB và SA

Tr. 37

Hình 3.4

Sắc ký đồ HPTLC định tính các mẫu Ngũ vị tử Ngọc Linh

Tr. 37

Hình 3.5

Phổ hấp thụ UV-VIS của SC, GB và SA

Tr. 38

Hình 3.6


Sắc ký đồ HPLC hệ gradient 1

Tr. 41

Hình 3.7

Sắc ký đồ HPLC hệ gradient 2

Tr. 41

Hình 3.8

Sắc ký đồ HPLC hệ gradient 3

Tr. 42

Hình 3.9

Sắc ký đồ HPLC hệ gradient 4

Tr. 42

Hình 3.10 Sắc ký đồ HPLC khảo sát thể tích tiêm mẫu

Tr. 43


Hình 3.11 Kết quả khảo sát phương pháp chiết mẫu


Tr. 45

Hình 3.12 Kết quả khảo sát dung môi chiết

Tr. 46

Hình 3.13 Kết quả khảo sát thời gian chiết

Tr. 47

Hình 3.12 Sắc ký đồ đánh giá tính chọn lọc của phương pháp

Tr. 49

Hình 3.15

So sánh phổ của mẫu thử Ngũ vị tử Ngọc Linh và mẫu
chuẩn

Tr. 49

Hình 3.16 Đường chuẩn của SC, GB và SA

Tr. 52

Hình 3.17 Giới hạn phát hiện (LOD) của SC, GB và SA

Tr. 53



ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngữ vị tử (Schisandra spp) là một vị thuốc Y học cổ truyền dùng để hồi
phục sức khỏe, làm thuốc bổ, an thần, chữa phế hư, ho tức ngực, di tinh [11].
Trong đó có 2 loài Ngũ vị tử được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất là Ngũ vị
tử Bắc (S. chinensis) và Ngũ vị tử Nam (S. sphenanthera) và đều đã được đưa
vào Dược điển Trung Quốc. Loài S. chinensis phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía
Đông Bắc của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và phía Đông của Nga, còn loài
S. sphenanthera chủ yếu ở một số tỉnh phía Nam của Trung Quốc [32].
Vào năm 2007, các nhà thực vật học đã phát hiện một loài Ngũ vị tử phân
bố tự nhiên ở vùng núi Ngọc Linh - Kon Tum và đã được các nhà thực vật học
xác định tên khoa học là Schisandra sphenanthera Rehder. et Wils, tương tự loài
Ngũ vị tử Nam phân bố bên Trung Quốc.
Các nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy, các hợp chất lignan là
thành phần chính trong Ngũ vị tử Ngọc Linh và cho thấy có những sự tương đồng
về thành phần hóa học của Ngũ vị tử Ngọc Linh với Ngũ vị tử Bắc của Trung
Quốc bao gồm: schisandrin, gomisin A, B, J, schsandrin A....trong đó schisandrin,
gomisin B và schisandrin A là những lignan chính trong Ngũ vị tử Ngọc Linh [3],
[7], [8], [10], [9], [12]. Với trữ lượng tự nhiên lớn, chỉ riêng tại xã Ngọc Lây, Tê
Xăng, Măng Ri của huyện Đăk Tô - Kon Tum, trữ lượng khoảng 40 - 50 tấn quả
tươi/năm (4,5 – 5,0 tấn khô/năm), cho thấy có thể hướng đến phát triển Ngũ vị tử
Ngọc Linh trong nước để thay thế nhập khẩu Ngũ vị tử từ Trung Quốc trong tương
lai gần [7]. Tuy nhiên, hiện tại việc đánh giá chất lượng Ngũ vị tử Ngọc Linh còn
gặp nhiều khó khăn do Dược điển Việt Nam V chỉ mới quy định loài Ngũ vị tử
Bắc trong khi Dược điển Trung Quốc và Hồng Kông đều quy định cả 2 loài Ngũ
vị tử Bắc và Ngũ vị tử Nam. Mặt khác, trong nước chưa có nghiên cứu nào đánh
giá hàm lượng và định tính các lignan chính trong Ngũ vị tử Ngọc Linh như
schisandrin, gomisin B và schisandrin A. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài “Nghiên cứu xây dựng phương pháp định tính và định lượng một số lignan

1



trong Ngũ vị tử Ngọc Linh (Schisandra sphenanthera Rehder & E.H.
Wilson)” với các mục tiêu như sau:
- Xây dựng phương pháp định tính schisandrin, gomisin B và schisandrin
A trong Ngũ vị tử Ngọc Linh bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao
(HPTLC).
- Xây dựng phương pháp định lượng schisandrin, gomisin B và schisandrin
A trong Ngũ vị tử Ngọc Linh bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
(HPLC).
- Áp dụng phương pháp đã xây dựng trên các mẫu Ngũ vị tử Ngọc Linh thu
hái và mua tại Kon Tum và Quảng Nam.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về họ Schisandraceae
Họ Schisandraceae gồm có 2 chi, là chi Ngũ vị tử (Schisandra) và chi Na
rừng (Kadsura) với tổng cộng khoảng 39 loài trên thế giới phân bố chủ yếu ở
Đông và Đông Nam Á, ngoài ra 1 loài Schisandra đặc hữu được tìm thấy ở đông
nam Hoa Kỳ và dãy núi Madre của Mexico. Người ta đã tìm thấy ở Trung Quốc
có khoảng 27 loài thuộc cả 2 chi trong đó có 16 loài đặc hữu [17], [37].
Đặc điểm chung về hình thái học họ Schisandraceae:
Cây thân leo hóa gỗ, đơn tính, khác gốc. Lá mọc xen kẽ hoặc mọc chùm
vòng trên cành. Hoa mọc ở nách lá hoặc cuối cành, thường đơn độc nhưng đôi
khi mọc thành cặp hoặc cụm lên đến 8. Bộ nhị khác nhau, có 4-80 nhị, rời nhưng
chặt chẽ, đôi khi tập hợp thành một khối gần giống hình cầu. Nhụy hoa có 12-300
lá noãn, lá noãn gập đôi. Quả là tập hợp của các lá noãn rời, vỏ quả nạc. Hạt
thường 1-5, hiếm khi có nhiều hơn, hạt dẹt và có nhiều nội nhũ [9], [17], [37].

1.1. Tổng quan về chi Schisandra
1.1.1. Các loài Schisandra trên thế giới
Chi Schisandra hay còn gọi là chi Ngũ vị tử gồm khoảng 22 loài, phân bố
chủ yếu ở Đông Á và Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc phát hiện 19 loài (12
loài đặc hữu) và ở Bắc Mỹ (1 loài) [17], [37]. Các loài thuộc chi Schisandra còn
biết đến với tên gọi khác như wuweizi (Trung Quốc), gomishi (Nhật Bản) hay
omija (Hàn Quốc) và hầu hết các loài thuộc chi này đều được sử dụng làm thuốc
từ hàng ngàn năm về trước. Trong số các loài thuộc chi Schisandra, hai loài
Schisandra chinensis (Ngũ vị tử Bắc) và Schisandra sphenanthera (Ngũ vị tử
Nam) được sử dụng phổ biến nhất và được mô tả đầu tiên bởi danh Y Trung Quốc
Lý Thời Trân trong cuốn Bản cương thảo mục vào năm 1596 [38]. Điểm khác biệt
giữa tên của hai loài này do vị trí phân bố của chúng, loài Ngũ vị tử Bắc
(Schisandra chinensis) phân bố ở các tỉnh phía Đông bắc Trung Quốc như Hắc
Long Giang, Cát Lâm, Liêu Linh, Nội Mông, Hồ Bắc, Sơn Tây, Ninh Hạ, Cam

3


Túc, Sơn Đông; còn loài Ngũ vị tử Nam (Schisandra sphenanthera) lại phân bố ở
các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Vân Nam, An Huy, Hồ Nam, Giang Tây, Hà
Nam. Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, cả hai loài này đều cho thấy có tác dụng
giống nhau, tuy nhiên với nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý
cho thấy có sự khác biệt giữa hai loài này. Chính vì vậy, vào năm 2000, Dược điển
Trung Quốc đã quy định Ngũ vị tử thành hai chuyên luận riêng là Ngũ vị tử Bắc
và Ngũ vị tử Nam tương ứng với hai loài này [32].
Bảng 1.1. Phân bố các loài Schisandra trên thế giới
TT

Tên loài


Phân bố
Trung Quốc (An Huy, Cam Túc, Quý Châu,

1

Schisandra sphenanthera

Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Thiểm
Tây, Sơn Tây, Tứ Xuyên,Vân Nam, và Chiết
Giang).

2

Schisandra chinensis

3

Schisandra grandiflora

4

Schisandra rubriflora

5

Schisandra incarnata

6

Schisandra sphaerandra


7

Schisandra neglecta

Đông Bắc Trung Quốc và bắc Nhật Bản
(Hokkaido).
Dãy Himalayas (Ấn Độ, Nepal, Bhutan và
Tây Tạng).
Đông bắc Assam, bắc Myanmar (Miến Điện),
Trung Quốc (tây Tứ Xuyên và bắc Vân Nam)
Phía tây Hồ Bắc Trung Quốc.
Trung Quốc (nam Tứ Xuyên và bắc Vân
Nam).
Nepal, đông bắc Ấn Độ, bắc Myanmar (Miến
Điện) và Trung Quốc (Vân Nam).
Trung Quốc (An Huy, Phúc Kiến, Quảng

8

Schisandra arisanensis

Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam và
Giang Tây).

9

Schisandra glaucescens

Trung Quốc (tây Hồ Bắc và đông Tứ Xuyên).


4


10 Schisandra tomentella

Nam Tứ Xuyên Trung Quốc.

11 Schisandra pubinervis

Trung Quốc (Hồ Bắc và Tứ Xuyên).

12 Schisandra lancifolia

Trung Quốc (Tứ Xuyên và Vân Nam).

13 Schisandra micrantha

Bắc Ấn Độ (Manipur), bắc Myanmar (Miến
Điện) và nam Trung Quốc (Vân Nam).
Trung Quốc (Quảng Tây, Quý Châu, Hà

14 Schisandra henryi

Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Tứ
Xuyên và Vân Nam).

15 Schisandra longipes

Trung Quốc (bắc Quảng Đông và bắc Quảng

Tây).

16 Schisandra perulata

Thái Lan và Việt Nam.

17 Schisandra glabra

Đông nam Hoa Kỳ và Mexico (Sierra Madre).

18 Schisandra repanda

19 Schisandra bicolor
20 Schisandra propinqua
21 Schisandra plena
22 Schisandra pubescens

Nhật Bản (Hokkaido đến Kyushu) và phía
nam Hàn Quốc
Trung Quốc (Quảng Tây, Hồ Nam, Giang
Tây, Vân Nam và Chiết Giang).
Himalaya Ấn Độ, Trung Quốc.
Đông bắc Ấn Độ (Arunachal Pradesh) và
Trung Quốc (Vân Nam).
Trung Quốc (Hồ Bắc và Tứ Xuyên).

1.1.2. Đặc điểm thực vật của chi Schisandra
Cây thân leo, hóa gỗ, không có lông, đơn tính, khác gốc. Lá hình elip
hoặc hình trứng, thường mọc xen kẽ nhau. Hoa mọc ở nách lá, thường mọc đơn
độc. Bộ nhị từ 4 - 60 nhị, rời rạc hoặc tập hợp thành một khối cầu. Nhụy hoa

có 12-120 noãn, đầu nhụy hình dùi. Quả tụ tập lại với nhau trên đế hoa thành
chùm, khi chín cho màu đỏ hiếm gặp quả chín màu đen. Hạt thường 1, 2 hoặc 3,
nhẵn hoặc hơi nhăn nheo [17], [37].

5


Hình 1.1. Hình ảnh loài Ngũ vị tử Nam (Schisandra sphenanthera)
(Nguồn: />1.1.3. Một số loài thuộc chi Schisandra ở Việt Nam
Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, trong hệ thực vật Việt Nam
chi Ngũ vị tử (Schisandra) có 6 loài:
- Ngũ vị Bắc (Schisandra chinensis (Turez) baill): Phân bố ở Lai Châu, Lào
Cai: Quả và hạt làm thuốc bổ, có tác dụng cường dương, trị suy nhược, chữa hen
xuyễn, ho lâu ngày, ra mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy kéo dài, bồn chồn mất ngủ [2],
[11], [6].
- Ngũ vị cuống dài (Schisandra propinqua (Wall.)): Phân bố ở Lào Cai (Sa
Pa, Phan Si Pan). Thân và lá dùng trị kinh nguyệt không đều, bạch đới, lao
xương, mụn nhọt, tổn thương, phổi có mủ. Quả dùng thay thế Ngũ vị Bắc [2], [6].
- Ngũ vị hoa đỏ (Schisandra rubriflora (Franch) Rehder et E.H.Wilson):
Phân bố ở Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Sa Pa), Hòa Bình (Mai Châu). Quả
và hạt làm thuốc bổ, có tác dụng cường dương, trị suy nhược, đau dạ dày [2].
- Ngũ vị sần (Schisandra verrucosa Gagnep.): Phân bố ở Lai Châu (Bình
Lư), Lào Cai (Sa Pa). Toàn dây băm nhỏ, phơi khô, nấu nước uống hằng ngày,
chữa sưng vú, khô sữa [2], [6].
- Ngũ vị vảy chồi (Schisandra perulata Gagn): Cây Ngũ vị vảy chồi theo
địa phương còn được gọi là Phân hùng vảy chồi. Cây phân bố ở phía bắc Việt
Nam như Sapa. Đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai sử dụng loài Ngũ vị vảy chồi

6



để chăm sóc sức khỏe, như lấy thân, lá làm thuốc tắm hay thân còn được ngâm
rượu làm thuốc bổ gân cốt, ngoài ra quả của loài này còn được dùng ăn để giải
nhiệt khi đi rừng. Ở Trung Quốc, loài này được dùng chữa kinh nguyệt không đều,
bạch đới, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt, thần kinh suy nhược, đau dạ dày [2].
- Ngũ vị tử Nam (Schisandra sphenanthera): Cây Ngũ vị tử Nam được phát
hiện ở Việt Nam năm 2007 tại vùng núi Ngọc Linh, thường được gọi là Ngũ vị
tử Ngọc Linh. Ở Việt Nam, cây phân bố ở Tây Nguyên, đặc biệt có trữ lượng
lớn ở Kon Tum. Đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Nam và Tây Nguyên dùng cây
này trị bệnh về gan mật [2].
1.2. Tổng quan về cây Ngũ vị tử Ngọc Linh
Theo kết quả từ nghiên cứu về thực vật học, Ngũ vị tử Ngọc Linh có tên
khoa học là Schisandra sphenanthera Rehder & E.H.Wilson, thuộc chi Ngũ vị
tử (Schisandra), họ Ngũ vị (Schisandraceae), bộ Hồi (Illiciales), phân lớp Hoàng
liên (Rancunulidae), lớp Hai lá mầm (Dicotyledones), ngành Hạt kín
(Angiospermae).
1.2.1. Đặc điểm thực vật
Ngũ vị tử Ngọc Linh là loại cây thân leo gỗ, dài 3 – 5m. Toàn cây không
lông, rất ít gặp trên gân, mặt dưới lá non có lông nhỏ mềm thưa thớt. Thân cành
có nốt sần, cành non hơi có cạnh. Lá mọc so le, hình trứng đảo, rộng hơn về
phía cuối lá, gốc hình nêm, đỉnh nhọn, kích thước lá trung bình dài 5-11 cm, rộng
3-7 cm. Mép lá có răng cưa thô về phía cuối lá. Lá có gân hình lông chim. Hoa
đơn tính, khác gốc, tràng có 6-9 cánh, màu vàng trắng, có mùi thơm, nhị 5. Hoa
mọc ở nách lá, cuống dài 2-4 cm, gốc có phiến bao (vẩy) dài 3-4 mm. Cánh hoa
5-9, màu cam, hình trứng đảo dạng tròn dài, kích thước 6-12 x 5-8 mm. Hoa
đực nhị nhiều, thành bó hình trứng đảo, đường kính 4-5 mm. Đế hoa lồi hình trụ
tròn, nhị nhiều, ô phấn hướng nội, 2 ô. Trục đế hoa tập hợp quả dài 6-17 cm,
đường kính 4 mm, cuống quả dài 5-10 cm. Quả mọng khi chín có mầu hồng sau
đỏ sẫm, hình cầu dạng trứng, đường kính 5-7 mm. Hạt tròn màu vàng, hình thận


7


dài 4 mm, rộng 3,8 mm, rốn hạt hình chữ V, vỏ hạt lưng có vân sần sùi [1], [7].

A

B

C

Hình 1.2. Một số hình ảnh về cây Ngũ vị tử Ngọc Linh
(Hình A: Quả Ngũ vị tử Ngọc Linh chưa chín; Hình B: Hoa Ngũ vị tử Ngọc
Linh; Hình C: Quả Ngũ vị tử Ngọc Linh chín)
1.2.2. Phân bố
Cây Ngũ vị tử Ngọc Linh phân bố chủ yếu tại hai tỉnh Kon Tum và Quảng
Nam ở độ cao 1.200 – 1.600 m, tập trung nhiều ở những vùng có sinh thái là rừng
cây bụi, rừng thứ sinh và rừng thông đã qua khai thác chọn. Ở Kon Tum, Ngũ vị
tử phân bố ở các huyện Ngọc Lây, Đak tô, Tu-mơ-rông, Konplông. Ở Quảng
Nam phân bố chủ yếu ở nam Trà My cây tái sinh tự nhiên bằng hạt [1], [7].
1.2.3. Thành phần hóa học
Lignan là thành phần chính trong các loài thuộc họ Schisandraceae, thường
được

chia

thành

5


dibenzocyclooctadien,

nhóm

dibenzocyclooctadien,

4-aryltetralin,

spirobenzofuranoid

2,3-dimetyl-1,4-diarylbutan



2,5-

diaryltetrahydrofuran trong đó chiếm thành phần chủ yếu là các lignan nhóm
dibenzocyclooctadien [32]. Một số lignan được phân lập từ loài Schisandra
sphenanthera như: gomisin U, benzoylgomisin U, benzoylgomisin U,
tigloylgomisin P, schisantherin A (gomisin A), schisantherin B (gomisin B),
schisantherin C – E, deoxichisandrin (schisandrin A),… [32], [40]. Trong đó, chín
hợp chất bao gồm epigomisin O, tigloylgomisin P, angeloylgomisin P,
schisantherin

A,

schisantherin

B,


schisantherin

8

D, deoxyschizandrin,


schisanthenol, và isoschizandrin được tìm thấy trong quả của cả 2 loài Schisandra
chinensis và Schisandra sphenanthera [32].
Do sự chênh lệch về vĩ độ, cũng như sự khác biệt về điều kiện tự nhiên như
khí hậu, thổ nhưỡng mà thành phần hóa học của cùng một loài giữa các vùng có
thể khác nhau. Những nghiên cứu về thành phần hóa học gần đây cho thấy, trong
quả của Ngũ vị tử Ngọc Linh có chứa các lignan như: gomisin A, B, C, J, N,
schisandrin, schisandrin A, angeloylgomisin P, trong đó nghiên cứu sơ bộ cho
thấy schisandrin, gomisin B và schisandrin A là những lignan chiếm hàm lượng
cao trong quả Ngũ vị tử Ngọc Linh [3], [7], [8], [10], [9], [12]. Trong đó
schisandrin là hợp chất có trong Ngũ vị tử Ngọc Linh mà không có trong loài Ngũ
vị tử Nam mọc ở Trung Quốc.

Schisandrin

Gomisin B

Schisandrin A

Hình 1.3. Một số lignan chính trong Ngũ Vị tử Ngọc Linh
Ngoài ra, còn có các terpenoid (β-sitosterol, henridilacton, acid coccinic,
acid ursolic, daucosterol…) và các tinh dầu dễ bay hơi [5], [8].
1.2.4. Tác dụng dược lý
Ngũ vị tử từ lâu đã được sử dụng như thuốc chống co giật, thuốc bổ và an

thần, chữa phế hư, ho tức ngực, di tinh,... Quả Ngũ vị tử còn có hiệu quả tốt
trong điều trị bệnh viêm gan mạn tính và xơ gan do làm giảm mức transaminase
glutamic-pyruvic trong huyết thanh của bệnh nhân bị viêm gan siêu vi mạn
[30]. Nhiều nghiên cứu đã nói về hiệu quả chống oxy hóa của quả Ngũ vị tử
theo cơ chế gốc tự do [24], [31], [25], [30].
Làm tái tạo gan sau phẫu thuật cắt bỏ 1 phần gan ở chuột: Nghiên cứu được

9


tiến hành trên chuột, sự tăng sinh tế bào gan được đánh giá bằng chỉ số ghi nhãn
Ki-67. Kết quả cho thấy Schisandra sphenanthera làm tăng đáng kể tỷ lệ cân nặng
của gan đối với chuột sau phẫu thuật cắt bỏ 1 phần gan nhưng không có ảnh hưởng
gì cân nặng của gan ở những con chuột được phẫu thuật giả [29].
Làm giảm độc tính của cisplatin trên thận: Cisplatin là 1 chất chống ung thư
theo cơ chế ức chế tổng hợp AND, gây độc ở thận do tác dụng lên dòng tế bào
HK-2. Trong 1 nghiên cứu của Jin J và các cộng sự cho thấy 1 sản phẩm thuốc
của Schisandra sphenanthera làm giảm độc tính của Cisplatin trên thận do phá
hủy cấu trúc của cisplatin và làm giảm sự mất cân bằng oxy hóa [27].
Các hợp chất lignan được phân lập từ quả Ngũ vị tử cũng cho thấy có nhiều
tác dụng dược lý, chủ yếu là những lignan dibenzocyclooatadien. Schisandrin A,
gomisin B, schisandrin C, schisanhenol, gomisin J được báo cáo cho thấy tác
dụng chống oxy hóa, ức chế kênh Ca2+ và có dụng làm giảm SGPT huyết tương,
các enzym chuyển hóa của gan như LGPT, ALT và AST [15], [32]. Gần đây,
một vài lignan như gomisin A, gomisin G, schisandrin và schisanhenol được báo
cáo có tác dụng chống ung thư do khả năng ức chế khả năng hoạt động của virus
Epstein-Barr [14], ức chế đa kháng thuốc của P-glycoprotein [44], [18], tăng
cường cảm ứng của doxorubicin trên thế bào ung thư gan ở người và khả năng
kháng HIV [32].
1.3. Tổng quan về schisandrin, gomisin B và schisandrin A


10


1.3.1. Tính chất lý hóa
Bảng 1.2. Tính chất hóa lý của schisandrin, gomisin B và schisandrin A
Schisandrin (SC) [47]

Gomisin B (GB) [45]

Schisandrin A (SA) [46]

Công thức phân tử

C24H32O7

C28H34O9

C24H32O6

Khối lượng phân
tử (g/mol)

432,513

514,571

416,514

Nhóm lignan


dibenzocyclooctadien

dibenzocyclooctadien

dibenzocyclooctadien

Công thức cấu tạo

Tính chất

Tinh thể hình kim màu trắng, Tinh thể hình kim màu trắng, Tinh thể hình kim màu trắng, nhiệt độ
nhiệt độ nóng chảy 128 - 129 nhiệt độ nóng chảy 206- 207ºC, nóng chảy khoảng 215 -216oC. Tan
o

C, tan tốt trong DMSO, tan tốt trong DMSO, methanol, tốt trong dung môi hữu cơ như trong

methanol, ethanol, chloroform, dichloromethan,
dicholoromethan,…

ethanol,..

11

chloroform, DMSO,

ethanol,

methanol,


chloroform, dichloromethan, …


1.3.2. Tác dụng dược lý của schisandrin, gomisin B và schisandrin A
1.3.2.1. Tác dụng dược lý của schisandrin
Tác dụng cải thiện trí nhớ nhờ cơ chế chống oxy hóa
Theo Di Hu và các cộng sự, schisandrin có khả năng cải thiện sự suy giảm
trí nhớ ở chuột sau khi tiêm amyloid-beta (1-42) nhờ cơ chế chống oxy hóa.
Nghiên cứu được tiến hành trên chuột, các con chuột được tiêm amyloid-beta (142) và sau đó được điều trị bằng schisandrin hoặc thuốc đối chiếu donepezil (DPZ)
trong khoảng 14 ngày. Hoạt động của các enzyme chống oxy hóa bao gồm
superoxide dismutase

(SOD)

và peroxidase

glutathion

(GSH-px) và

malondialdehyd (MDA), glutathion (GSH) và oxidase glutathion (GSSG) trong
vỏ não và vùng hippocampus của chuột được đo để làm sáng tỏ cơ chế này. Kết
quả cho thấy schisandrin cải thiện đáng kể khả năng suy giảm trí nhớ do Aβ1-42
gây ra trong ngắn hạn. Hơn nữa, trong vỏ não và vùng hippocampus của chuột,
hoạt động của SOD và GSH-px, GSH, và GSH/GSSG tăng lên, mức MDA
và GSSG giảm khi điều trị bằng schisandrin. Những kết quả này cho thấy
schisandrin là một chất dùng để điều trị bệnh Alzheimer thông qua cơ chế chống
oxy hoá [22] .
Tác dụng chống viêm
Theo Lian Yu Guo và các cộng sự, schisandrin tác động lên nồng độ nitrit

trong huyết tương chuột được đánh giá thông qua quá trình điều trị tác nhân kích
hoạt phản ứng viêm lipopolysaccharide (LPS). Schisandrin cũng ức chế đáng kể
carrageenan gây ra phù chân và axit axetic, tác nhân gây tăng tính thấm thành
mạch ở chuột. Schisandrin có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn huyết gây ra do LPS.
In vitro, tác dụng chống viêm của schisandrin là kết quả của việc ức chế sản xuất
nitric oxide (NO), giải phóng prostaglandin E2, cyclooxygenase-2 và tổng hợp
nitric oxi (iNOS) [31].
Tác dụng chống xơ gan

12


Các yếu tố tăng trưởng chuyển đổi (TGF) -β1 đóng một vai trò quan trọng
trong việc tạo ra EMT ở tế bào gan, 1 nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan. Sự ức chế
TGF-β1 làm ức chế sự tổng hợp EMT giúp ngăn ngừa xơ gan. Theo Park JH và
các cộng sự, schisandrin ức chế hoạt động tiền xơ hóa (pro-fibrotic) của TGF-β1
trong tế bào AML12 do đó ngăn chặn sự tích tụ của các protein ECM. Sự ức chế
EMT của schisandrin được đánh giá bằng biểu hiện giảm vimentin và fibronectin,
và tăng E- cadherin và ZO-1 trong tế bào AML12 gây ra bởi TGF-β. Schisandrin
còn làm giảm sự phosphoryl hóa gây ra bởi TGF-β1 do đó làm giảm nguy cơ gây
xơ gan [30].
Tác dụng chống hen suyễn
Trong 1 nghiên cứu của Mee-Young Lee và các đồng nghiệp tiến hành trên
chuột, với tác nhân gây viêm đường hô hấp là ovalbumin (VOA). Việc sử dụng
schizandrin có tác dụng ức chế mạnh mẽ sự tích tụ eosinophils vào đường hô hấp
và làm giảm mức interleukin-4, interleukin-5, IFN-γ và TNF-α. Ngoài ra,
schizandrin ngăn chặn sự hình thành các loại oxy phản ứng (ROS) phụ thuộc vào
liều dùng, ức chế sự gia tăng tế bào mỡ và sự thâm nhiễm tế bào viêm trong mô
phổi. Do đó, schizandrin có tác dụng chống hen, nó được xem như một nguyên
nhân gián tiếp làm giảm sự mất cân bằng oxy hóa và viêm đường hô hấp [28].

1.3.2.2. Tác dụng dược lý của gomisin B
Tác dụng cải thiện trí nhớ
Theo Mengjie Xu và cộng sự, việc sử dụng gomisin B ( liều 0,15 mg/kg)
liên tục trong 5 ngày đã làm cải thiện đáng kể khả năng học tập và suy giảm trí
nhớ do Aβ1-42 gây ra trên thử nghiệm Locomotor, thử nghiệm Y-maze. Hơn
nữa,gomisin B với liều 0,15 mg/kg đã phục hồi các hoạt động của GLT-1 và
GSK3β trong khi làm giảm mức độ protein Tau tăng phosphoryl hóa ở vùng đồi
thị và vỏ não. Kết quả cho thấy rằng gomisin B có thể bảo vệ chống lại sự thiếu
hụt nhận thức và thoái hóa thần kinh do Aβ1- 42 gây ra ở chuột bằng cách điều
chỉnh phục hồi GLT-1 cũng như khả năng của GSK3β [43].

13


Trong một nghiên cứu khác của Mengjie Xu, gomisin B cũng cải thiện bệnh
lý trên chuột bị gây trầm cảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gomisin B hoạt động
như một thuốc chống trầm cảm, làm tăng GLT-1 bằng cách thúc đẩy con đường
PI3K / AKT / mTOR. Mặc dù thiệt hại có thể đảo ngược, nhưng việc học tập và
suy giảm trí nhớ ngắn hạn do thử nghiệm FST gây ra nghiêm trọng hơn ở những
con chuột già, và trong khi đó, STB cũng phát huy khả năng cải thiện nhận thức.
Gomisin B có thể là một tác nhân trị liệu đầy triển vọng của bệnh trầm cảm bằng
cách điều chỉnh phục hồi GLT-1 cũng như kích hoạt con đường PI3K / AKT /
mTOR [42].
1.3.2.3. Tác dụng dược lý của schisandrin A
Tác dụng bảo vệ gan
Trong nghiên cứu của Mi Ji Jeong và cộng sự cho thấy việc bổ sung
schisandrin A làm giảm đáng kể nồng độ acid béo tự do và triglyceride trong huyết
tương, trong khi đó mức cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao trong huyết tương
(HDL) lại tăng lên ở những con chuột được bổ sung schisandrin A. Hơn nữa, acid
béo tự do gan, chất béo trung tính và hàm lượng cholesterol, cũng như sự tích lũy

lipid ở gan, thấp hơn rõ rệt ở nhóm schisandrin A với nhóm đối chứng. Hoạt động
của các enzyme gan liên quan đến tổng hợp acid béo và triglycerid đã giảm đáng
kể khi bổ sung schisandrin A. Schisandrin A cũng làm tăng đáng kể biểu hiện của
các gen liên quan đến cân bằng nội môi cholesterol (bài tiết cholesterol đường mật
và dòng chảy cholesterol đến HDL) trong gan. Hơn nữa, schisandrin A làm giảm
đáng kể peroxid hóa gan, đi kèm với tăng hoạt động của các enzyme chống oxy
hóa gan. Những kết quả này cho thấy schisandrin A có thể làm giảm bớt NAFLD
do chế độ ăn kiêng HFHC bằng cách điều chỉnh chuyển hóa lipid ở gan và stress
oxy hóa cũng như bài tiết lipid trong phân [26].
Trong nghiên cứu của tác giả Ye Lu và cộng sự cho thấy rằng, schisandrin
A có thể bảo vệ gan do tổn thương cấp tính bởi D-galactosamin. Nồng độ
Aspartate amino-transferase (AST) và alanine transaminase (ALT) trong nhóm

14


×