Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Hệ sinh thái hợp tác của các trường đại học Việt Nam và doanh nghiệp: Quan điểm của giảng viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.56 KB, 18 trang )

An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94

HỆ SINH THÁI HỢP TÁC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ DOANH NGHIỆP:
QUAN ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
Nguyễn Kim Dung1, Phạm Thị Hương2
Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Tài chính - Marketing

1
2

Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 16/05/2017
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
28/06/2017
Ngày chấp nhận đăng: 10/2017
Title:
Vietnamese university business cooperation
ecosystem: Perspective of
academics
Keywords:
University - business
cooperation, UBC ecosystem,
academics, Vietnam
Từ khóa:
Hợp tác trường đại học –
doanh nghiệp, hệ sinh thái
hợp tác, giảng viên,
Việt Nam

ABSTRACT


Most of higher education institutions in Vietnam are oriented to be institutions
that can meet the employment of society through collaborating with business.
This article examines the state of university – business collaborations in
Vietnam from the perspective of academics. An online survey was employed as
a major research instrument to investigate the state of collaborating between
university and business in Vietnam. A group of 242 research academics joined
the study. The extent of cooperation was found to be at low and medium level
for research academics in eight types of cooperation: collaboration in R&D,
mobility of academics, mobility of students, curriculum development and
delivery, lifelong learning, entrepreneurship, commercialization of research
and development results, and governance. Drivers, barriers, and situational
factors of the cooperation were also identified in this study. The study was
quantitative in nature and was conducted online. This provides an overall view
of the extent of cooperation in Vietnam. It is suggested to investigate the state of
cooperation in depth applying qualitative methods including interviews with
experts. The article discusses the ecosystem of university-business cooperation
(UBC) in Vietnam. Based on the system, the authors offer suggestions to policy
makers on how to keep the UBC ecosystem work.

TÓM TẮT
Trong giai đoạn phát triển hiện nay hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều
xác định là các cơ sở giáo dục có thể đáp ứng được nhu cầu việc làm của xã
hội. Một trong những cách tiếp cận để các trường có thể đào tạo nguồn nhân
lực như vậy là thông qua hợp tác với các doanh nghiệp. Bài viết xem xét thực
trạng hợp tác của các trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam từ quan
điểm của giảng viên thông qua khảo sát trực tuyến. Khảo sát được thiết kế cho
ba nhóm đối tượng: giảng viên có hợp tác với các doanh nghiệp ở mức rất thấp,
giảng viên có nghiên cứu khoa học và đại diện cơ sở giáo dục đại học. Bài viết
trình bày kết quả nghiên cứu từ góc độ giảng viên có tham gia nghiên cứu (242
người) về mức độ hợp tác trường đại học và doanh nghiệp. Kết quả của nghiên

cứu cho thấy giảng viên hợp tác với doanh nghiệp ở mức độ thấp và trung bình
tương ứng với tám phương thức hợp tác: hợp tác trong nghiên cứu và phát
triển, luân chuyển của giảng viên, luân chuyển của sinh viên, xây dựng và triển
khai chương trình đào tạo, học tập suốt đời, tinh thần khởi nghiệp, thương mại

77


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94
hóa, phát triển các kết quả nghiên cứu và quản trị đại học. Thuận lợi, khó khăn
và yếu tố khác của sự hợp tác cũng được phân tích trong nghiên cứu này.
Nhóm tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và đã được thực
hiện trực tuyến. Kết quả nghiên cứu giúp xác định bức tranh tổng thể về hợp tác
giữa doanh nghiệp và trường đại học tại Việt Nam từ quan điểm của giảng viên.
Bài viết cũng thảo luận mô hình sinh thái hợp tác trường đại học – doanh
nghiệp ở Việt Nam. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra các khuyến nghị cho các nhà
hoạch định chính sách để hỗ trợ phát triển hợp tác trường đại học và doanh
nghiệp ở Việt Nam.

này, ở tất cả các cấp của trường đại học, được tạo
ra bằng cách kết nối với nhà tuyển dụng, trong khi
các kỹ năng của sinh viên cũng được rèn luyện
qua các hoạt động kết nối với nhà tuyển dụng. Để
có thể kết hợp với các trường đại học tái cấu trúc
chương trình đào tạo và cái tiến thực tập nghề
nghiệp, điều này đòi hỏi phải có cách thức và
phương pháp hợp tác hiệu quả giữa trường đại học
và doanh nghiệp. Sức mạnh, chiều sâu và cường
độ của sự hợp tác trường đại học-doanh nghiệp
(HTTĐH&DN) là những yếu tố ảnh hưởng đến

chất lượng giáo dục, được đo qua tiêu chí khả
năng việc làm.

1. GIỚI THIỆU NGỮ CẢNH VÀ LỊCH SỬ
VẤN ĐỀ
Báo cáo phát triển Việt Nam (2013) của Ngân
hàng Thế giới nhấn mạnh rằng, các nhà tuyển
dụng ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong
quá trình tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. Điều
này phản ánh những thách thức của thị trường lao
động, một khoảng cách lớn giữa yêu cầu của nhà
tuyển dụng và khả năng đáp ứng của sinh viên tốt
nghiệp ở Việt Nam. Các kỹ năng nhà tuyển dụng
yêu cầu là kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc
theo nhóm, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng về công
nghệ thông tin, kỹ năng tư duy phê phán và sáng
tạo (The World Bank, 2012). Truyền thông Việt
Nam và các bên liên quan khác luôn bày tỏ sự
không hài lòng với tỷ lệ việc làm và tình trạng
thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp.

Dự án POHE2 đã bắt đầu từ giả định rằng chất
lượng của sinh viên được đánh giá dựa vào khả
năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp trên thị
trường lao động. Dự án POHE2 đã có cơ hội để
thử nghiệm và nghiên cứu trong thực tế với quy
mô 8 trường đại học thí điểm. Nghiên cứu này là
một trong ba nghiên cứu, mỗi nghiên cứu tập
trung vào một trong ba nhóm đối tượng liên quan,
bao gồm: (a) doanh nghiệp, (b) nhà nước, và (c)

các trường đại học. Các nghiên cứu từ quan điểm
của chính phủ và các doanh nghiệp đã được thực
hiện, nghiên cứu này tập trung vào quan điểm
trường đại học.

Để giải quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên
sau khi ra trường và lấp khoảng cách về kỹ năng
sống và tồn tại như báo cáo của Ngân hàng Thế
giới, các bên có liên quan cho rằng, các trường đại
học có chất lượng thì phải đáp ứng các yêu cầu
này của xã hội. Điều này cũng trùng với một kết
quả trong nghiên cứu của Phạm Thị Hương
(2016) về quan điểm chất lượng của giáo dục đại
học ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra
các sáng kiến khác nhau, bao gồm các thí nghiệm,
các thử nghiệm và nỗ lực điều tiết tiếp xúc giữa
các trường đại học và doanh nghiệp nhằm giúp
các trường đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Một số tác giả (Coaldrake P & Stedman, 1999; De
Ziwa, 2005) đã bàn về triết lý của trường đại học
và những triết lý này thay đổi như thế nào theo
thời gian. Triết lý đầu tiên là mô hình Humbodt về
các trường đại học định hướng nghiên cứu và kiến
tạo kiến thức thông qua các nghiên cứu khám phá

Giúp sinh viên đạt được kiến thức mà thị trường
lao động yêu cầu trở thành một điều kiện tiên
quyết của các trường đại học. Những kiến thức

78


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94

hơn là chỉ truyền tải các kỹ năng trong quá khứ
hay giảng dạy (Anderson, 2010). Có ý kiến cho
rằng, triết lý này đã thúc đẩy hợp tác và nghiên
cứu ứng dụng giữa doanh nghiệp và các trường
đại học theo mô hình Humboldt. Một mô hình
khác, mô hình các trường đại học Anglo - Saxon
của Newman, ngược lại, tập trung vào một nền
giáo dục tự do, ủng hộ sự phân biệt giữa khám
phá và giảng dạy (EU, 2014). Liên minh châu Âu
đề cập đến mô hình thứ ba của các trường đại học,
mô hình Napoleon, đã thống trị ở miền Nam châu
Âu nơi mà nhà nước quy định và kiểm soát giáo
dục đại học, dẫn đến việc giáo dục không gắn với
kinh tế địa phương.

quốc gia đã dẫn đến một loạt các chính sách được
ban hành nhằm khuyến khích các trường đại học
xây dựng liên kết chặt chẽ với các doanh
nghiệp. Theo nhu cầu này, các doanh nghiệp được
cho là nên tham gia vào việc thiết kế chương trình
giảng dạy và học tập, và các trường đại học nên
làm việc chặt chẽ hơn với các đối tác kinh doanh
và công nghiệp để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp,
sự dịch chuyển của các học giả và sinh viên, dịch
chuyển giữa doanh nghiệp và trường đại học

nhằm thúc đẩy quá trình học tập suốt đời. Do đó,
một loạt các nghiên cứu đã tiến hành trong thập
kỷ qua để nghiên cứu về sự hợp tác này. Một
nghiên cứu tổng quan về HTTĐH&DN ở Châu
Âu (SBMRC, 2011) và báo cáo Wilson do chính
phủ Anh tài trợ (Wilson, 2012) là một vài ví dụ.

Vào thế kỷ 19, để đáp ứng yêu cầu của các ngành
công nghiệp đang phát triển, các trường đại học
dân sự ở Anh (Goddard, 2009) và các trường cao
đẳng Land - Grant ở Mỹ (McDowell, 2003) đã
được thành lập. Những trường đại học này chủ
yếu có chức năng cung cấp lực lượng lao động có
tay nghề cao cho các ngành nghề mới phát triển.
Đây là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp
và nông nghiệp (Delanty, 2002). Giáo dục đại học
của các trường đại học này dần dần thoát khỏi mô
hình Newman. Từ giữa thế kỷ 20, chức năng này
của giáo dục đại học ngày càng mờ nhạt do nhiều
nước quản lý giáo dục đại học theo hướng tập
trung (centralism) và tăng ngân sách công cho
nghiên cứu (Goddard, 2009). Các trường đại học
đã không còn phục vụ các mục đích cụ thể nhằm
đáp ứng nhu cầu của địa phương. Ngược lại, việc
phân cấp quản lý của Mỹ và sự phụ thuộc của các
trường đại học cả công lập và ngoài công lập vào
kinh phí địa phương đã ngày càng gắn kết hợp tác
nghiên cứu và mối quan hệ giữa các trường đại
học và ngành công nghiệp (Mowery, 1999).


Bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu thực nghiệm
về mặt chính sách giúp phát triển HTTĐH&DN.
Những nghiên cứu này, chủ yếu về các yếu tố
quyết định của sự hợp tác, hoặc là từ quan điểm
của các doanh nghiệp và công ty tham gia vào hợp
tác (Cohen, Nelson và Walsh, 2002; Fontana và
cộng sự, 2006) hoặc từ quan điểm của các trường
đại học và/hoặc khoa (DiGregorio & Shane, 2003;
Friedman & Silberman, 2003; Tornquist &
Kallsen, 1994) đã giúp các bên có liên quan hiểu
biết nhiều hơn về hợp tác.
Đối với các trường đại học và các khoa, Meyer Krahmer và Schmock (1998) cho rằng, các nhà
nghiên cứu tại các trường đại học chọn hợp tác
với các doanh nghiệp vì một số lý do bao gồm: cơ
hội tăng nguồn thu nhập từ kinh phí nghiên cứu,
khả năng ứng dụng của nghiên cứu, tiếp cận với
cơ sở vật chất và kỹ năng của doanh nghiệp, và
cập nhật các vấn đề của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp và ngành công nghiệp,
động lực chính của hợp tác với các trường đại học
bao gồm:

HTTĐH&DN ngày càng được thúc đẩy và phát
triển xuất phát từ các tác động của các bên có liên
quan và lợi ích mà các bên tham gia hợp tác có
được.

• Tiếp cận cơ sở dữ liệu khoa học được các

trường đại học xây dựng thông qua nguồn kinh

phí tài trợ của Nhà nước.

2.1 Động lực và lợi ích của hợp tác
Việc các trường đại học đóng vai trò ngày càng
tăng trong quá trình phát triển kinh tế của một
79


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94

Có rất nhiều tác giả đã đưa ra các cách phân loại
phương thức hợp tác khác nhau. Santoro (2000)
phân loại hợp tác trường đại học – doanh nghiệp
thành bốn loại: hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao
công nghệ, chuyển giao kiến thức, và hợp tác
nghiên cứu. Davey, Muros, và Meerman (2011)
đưa ra phân loại chi tiết hơn về phương thức hợp
tác. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu về
hợp tác trường đại học – doanh nghiệp tại Châu
Âu năm 2010 - 2011, bao gồm:

• Tiếp cận với kiến thức được phát triển trong

các trung tâm nghiên cứu cũng thông qua
nguồn kinh phí tài trợ của Nhà nước.
• Tiếp cận với các nhà nghiên cứu đẳng cấp thế

giới cả về khoa học và công nghiệp.
• Có được lợi thế cạnh tranh bằng cách tiếp cận


với tiềm năng tốt hơn thông qua các kênh
thông tin nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh
của họ.
• Giảm chi phí vì hợp tác nghiên cứu với các

• Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển.

trường đại học có thể hiệu quả hơn về mặt
kinh phí do các trường đại học có thể đã có cơ
sở hạ tầng tại chỗ từ các hoạt động nghiên cứu
được Nhà nước cung cấp kinh phí (Doleey &
Kirk, 2007, tr. 321).

• Luân chuyển của các học giả, giới hàn lâm.
• Luân chuyển của sinh viên.
• Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và

phát triển.

Trong giáo dục, nhiều HTTĐH&DN chủ yếu tập
trung vào các dự án liên quan đến nghiên cứu. Sự
hợp tác này có thể có tác động gián tiếp vào việc
giảng dạy và học tập, chẳng hạn như một học giả
có thể mời một đối tác doanh nghiệp giảng bài
hoặc tổ chức một chuyến đi thực tế (EU,
2014). Ngân hàng Thế giới (2012) đã có một
nghiên cứu nhằm rà soát các hình thức hợp tác
trong thực tế để xác định các phương thức liên kết
chặt chẽ hơn giữa trường đại học và doanh
nghiệp. Báo cáo cho rằng, các phương thức liên

kết mạnh hơn có thể cải thiện dòng luân chuyển
thông tin giữa các trường đại học và doanh
nghiệp. Hợp tác cho phép các trường đại học đáp
ứng nhu cầu kỹ năng và nghiên cứu của doanh
nghiệp để đối phó với quá trình toàn cầu hóa, với
sự thay đổi công nghệ nhanh và cộng tác với các
nhà nghiên cứu khác. Tuy nhiên, những loại hình
hợp tác này lại là một trong những nguyên nhân
dẫn đến việc dừng hợp tác giữa các trường đại học
và xã hội (Ngân hàng Thế giới, 2012).

• Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo.
• Thúc đẩy học tập suốt đời.
• Hỗ trợ tinh thần sáng nghiệp và các hoạt động

khởi nghiệp.
• Tham gia quản trị trường đại học.

Nghiên cứu này đã sử dụng 8 phương thức hợp
tác này để khảo sát thực trạng hợp tác ở Việt
Nam.
2.3 Các rào cản và thách thức của hợp tác
trường đại học và doanh nghiệp
HTTĐH&DN cũng đối mặt với những thách thức
lớn (Elmuti, Abebe, và Nicolosi, 2005). Dooley
và Kirk (2007) cho rằng, các nền văn hóa khác
nhau có thể cản trở sự thành công của hợp tác.
Trường đại học và doanh nghiệp với hai lĩnh vực
hoạt động khác nhau, có những mục tiêu khác
nhau và có các hệ thống giá trị khác nhau có thể là

rào cản cho hợp tác trường đại học - doanh nghiệp
(Elmuti và cộng sự, 2005). Thách thức lớn nhất là
làm sao cân bằng được sự khác biệt để thỏa mãn
các bên liên quan. Một thách thức khác là mâu
thuẫn giữa mong muốn của học giả được công bố
công trình nghiên cứu và ngành công nghiệp phải
duy trì bí mật để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ
(SHTT) và duy trì lợi thế cạnh tranh. Các vấn đề
liên quan đến quyền sở hữu của các sản phẩm

Dường như là không có bất cứ hình thức hợp tác
duy nhất nào có thể đáp ứng tất cả động lực để
thúc đẩy HTTĐH&DN. Phần sau đây trình bày
tổng quan về các phương thức hợp tác.
2.2 Phương thức hợp tác

80


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94

SHTT và phân chia doanh thu giữa các bên
thường dẫn đến tranh luận mạnh mẽ giữa các bên
tham gia hợp tác. Bất đồng là rất phổ biến trong
lĩnh vực này, với các doanh nghiệp và ngành công
nghiệp, các yêu cầu về giá cả của các trường đại
học đối với SHTT thường quá cao và các trường
đã bỏ qua rủi ro ngành công nghiệp phải đương
đầu khi thương mại hóa sản phẩm. Ngược lại, các
trường đại học lo ngại rằng ngành công nghiệp có

thể ăn cắp những khám phá của họ và tạo ra
nguồn doanh thu mà đúng ra phải thuộc về các
trường đại học. Những thách thức như thế này chỉ
có thể được khắc phục thông qua một qui trình cụ
thể và tin tưởng lẫn nhau. Các bên phải thay đổi
chiến lược để đáp ứng với môi trường bên
ngoài. Những thay đổi này có thể dẫn đến mức độ
tương tác giữa các trường đại học và doanh
nghiệp theo hướng tăng hoặc giảm. Vì hầu hết các
nghiên cứu học thuật về bản chất là lâu dài
(Chiesa & Piccaluga, 2000), sự bất ổn trong hỗ trợ
của ngành công nghiệp có thể dẫn đến những khó
khăn cho các trường đại học trong việc lập kế
hoạch.

tạo ngành công nghệ phần mềm cho sinh viên
cũng như các hoạt động phát triển chuyên
môn. Họ phát hiện ra rằng, hợp tác đáp ứng một
cách đáng kể các yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng
chuyên môn cho các kỹ sư phần mềm, bao gồm
nâng cao nhận thức và đánh giá cao
HTTĐH&DN, dẫn đến mối quan hệ tốt hơn và tin
cậy lẫn nhau, tăng doanh thu tiềm năng giữa các
đối tác, mở rộng quan hệ và các nguồn lực từ cả
hai phía, danh tiếng nâng cao cho tất cả các bên
tham gia hợp tác và tăng cơ hội phát triển kinh
doanh với các chương trình tương tự và liên kết
khác. Họ cũng nhận thấy rằng đối với giảng viên,
hợp tác đã giúp giảng viên tiếp cận với các ứng
dụng thực tế, giúp phát triển chuyên môn, mua

sắm trang thiết bị, và các nguồn lực khác để
nghiên cứu và tư vấn. Đối với sinh viên từ các
ngành công nghiệp, các hợp tác cung cấp các khóa
học có liên quan ở các địa điểm, thời gian và hình
thức triển khai rất thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu
của họ tại nơi làm việc.

2.4 Kết quả của hợp tác trường đại học và
doanh nghiệp

Hình 1 mô tả mô hình hệ sinh thái HTTĐH&DN
của Davey, Muros, và Meerman (2016). Mô hình
là sản phẩm của công trình nghiên cứu về hợp tác
trường đại học – doanh nghiệp năm 2010 - 2011
tại Châu Âu.

2.5 Hệ sinh thái hợp tác trường đại học và
doanh nghiệp

Mead và cộng sự (1999) đã tiến hành khảo sát
hình thức hợp tác chính thức giữa các trường đại
học và doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu đào

Hình 1. Hệ sinh thái hợp tác trường đại học và doanh nghiệp của Davey, Muros, và Meerman (2016)

81


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94


Một mô hình đơn giản hơn cũng được nhóm tác
giả tạo ra nhằm tìm hiểu HTTĐH&DN (Hình 2).

gồm chính phủ, trường đại học, giảng viên, sinh
viên, và các doanh nghiệp. Thông qua các cơ chế
hỗ trợ và tác động của các yếu tố khác sẽ quyết
định đến hiệu quả, các hoạt động hợp tác trường
ĐH và doanh nghiệp. Từ sự hợp tác này sẽ hình
thành một xã hội tri thức.

Theo mô hình này, nhóm tác giả lý luận một mô
hình sinh thái HTTĐH&DN sẽ bao gồm 6 thành
tố kết nối và tác động lẫn nhau. Bắt đầu là xác
định các nhóm đối tượng có liên quan tham gia
vào các hoạt động HT TĐH&DN. Họ có thể bao

Hình 2. Hợp tác trường đại học và doanh nghiệp (Davey, Muros, và Meerman, 2016)

Các câu hỏi khảo sát của nghiên cứu được thiết kế dựa vào mô hình hệ sinh thái này.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mẫu mục tiêu cho nghiên cứu này là giảng viên
có nghiên cứu hiện đang làm việc tại các trường
đại học tham gia dự án POHE2. Họ trả lời khảo
sát trên danh nghĩa của họ (sau đây gọi là giảng
viên). Câu hỏi được đặt ra cho giảng viên về nhận
thức của họ về HTTĐH&DN.

Đây là một nghiên cứu được phát triển mở rộng từ
một nghiên cứu được thực hiện năm 2011 ở châu

Âu và được dựa trên mô hình hệ sinh thái
HTTĐH&DN (Hình 2). Bảng khảo sát được điều
chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Các
lãnh đạo dự án gửi bảng điều tra cho tất cả các
trường đại học tại Việt Nam với việc tập trung
vào tám trường đại học tham gia dự án POHE2.

3.1 Người tham gia nghiên cứu
Phần bên dưới giải thích chi tiết về giảng viên
tham gia khảo sát cho nghiên cứu này.

82


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94

Độ tuổi của GV

Giới tính của GV

Thâm niên công tác tại trường đại học

Thâm niên công tác tại doanh nghiệp

Tính chất của trường đại học

Lĩnh vực kiến thức

Kết quả cho thấy, sự hợp tác giữa trường đại học
và doanh nghiệp ở Việt Nam diễn ra dưới nhiều

hình thức. Có thể nhóm các hình thức thành bốn
nhóm: giáo dục, nghiên cứu, chuyển giao tri thức,
và quản lý (Hình 3).

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu được trình bày theo mô hình
hệ sinh thái ở ba cấp độ: cấp độ kết quả, cấp độ
yếu tố tác động hợp tác, và cấp độ hành động.
4.1 Cấp độ kết quả

83


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94

Hình 3. Phương thức hợp tác ở Việt Nam

4.2 Cấp độ yếu tố
Ở cấp độ yếu tố, mức độ các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hợp tác với doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ
được trình bày, bao gồm: rào cản, động lực, lợi ích, văn hóa và niềm tin (Hình 4).

Hình 4. Các nhóm yếu tố tác động đến mức độ hợp tác

84


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94

4.2.1 Rào cản hợp tác trường đại học và doanh nghiệp theo trả lời của giảng viên
Bảng 1. Mức độ tác động của rào cản đến hợp tác trường đại học và doanh nghiệp


Rào cản về nhận thức và khởi xướng

Rào cản về ứng dụng kết quả

Rào cản về tài trợ và các nguồn kinh phí

Rào cản về mối quan hệ



Doanh nghiệp thiếu quan tâm đến các hoạt động
nghiên cứu / dịch vụ trong trường đại học



Các trường đại học thiếu quan tâm đến các cơ hội
phát sinh từ HTTĐH&DN



Không có người liên lạc ban đầu thích hợp trong
trường đại học hoặc doanh nghiệp



Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác thích hợp




Tập trung vào việc sản xuất các kết quả thực tế từ
doanh nghiệp



Khả năng giới hạn của doanh nghiệp trong việc tiếp
thu các kết quả nghiên cứu



Khả năng tiếp thu hạn chế của doanh nghiệp vừa và
nhỏ



Doanh nghiệp sợ rằng các kiến thức của họ sẽ bị
tiết lộ



Doanh nghiệp cần có sự bảo mật cho các kết quả
nghiên cứu



Thời gian làm việc không đủ được phân bổ cho các
hoạt động HTTĐH&DN




Thiếu các nguồn lực bổ sung để thực hiện
HTTĐH&DN



Doanh nghiệp thiếu các nguồn lực tài chính



Chính phủ thiếu kinh phí dành cho HTTĐH&DN



Trường đại học thiếu kinh phí dành cho
HTTĐH&DN



Các ưu thế mang tính cạnh tranh



Khác biệt trong phạm vi thời gian giữa trường đại
học và doanh nghiệp



Khác biệt chế độ truyền thông và ngôn ngữ giữa
trường đại học và doanh nghiệp




Có sự quan liêu trong và ngoài trường đại học



Sự thiếu hiểu biết của tôi về doanh nghiệp và kinh
nghiệm trong HTTĐH&DN



Thiếu người có kiến thức khoa học trong doanh
nghiệp

85

5.7

5.8

5.7

5.7


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94



Sự thiếu hiểu biết của tôi về doanh nghiệp và nhu

cầu của doanh nghiệp



Thiếu văn hóa hỗ trợ



Khác biệt động lực/ giá trị giữa trường đại học và
doanh nghiệp

Đối với giảng viên, nhận thức về mức độ của tất
cả các rào cản là giống nhau. Rào cản lớn nhất là
doanh nghiệp cần sự bảo mật kết quả nghiên cứu
(6.3), trong khi đó rào cản thấp nhất là doanh

nghiệp, thiếu hiểu biết của doanh nghiệp về các
hoạt động nghiên cứu của trường (5.3).
4.2.2 Các nhóm tác động thúc đẩy hợp tác

Bảng 2. Các yếu tố thúc đẩy hợp tác

Tác động liên quan đến mối quan hệ

Tác động liên quan đến kiến thức

Tác động liên quan đến doanh nghiệp




Có mối quan hệ từ trước với doanh nghiệp



Chia sẻ cùng một mục tiêu



Có sự tin tưởng lẫn nhau



Có sự cam kết với nhau



Tính linh hoạt của đối tác doanh nghiệp



Tiếp cận được các vấn đề, phương pháp và tư duy của
“thế giới thực" một cách hợp lý



Có khả năng giải quyết các thách thức và các vấn đề
xã hội một cách hiệu quả




Thấy được nghiên cứu của tôi được sử dụng trong
thực tế



Tạo được nguồn cảm hứng cho nghiên cứu



Cho thấy được những khoảng trống kiến thức



Sự quan tâm của doanh nghiệp trong việc tiếp cận các
kiến thức khoa học



Khoảng cách địa lý gần giữa trường đại học và doanh
nghiệp



Tiếp cận các mạng lưới mới xuất hiện



Định hướng thương mại của trường đại học




Doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên và sinh viên
trường đại học



Việc tiếp cận được các nghiên cứu và công nghệ phát
triển của doanh nghiệp



Khả năng tiếp cận các nguồn kinh phí / tài chính để
làm việc với doanh nghiệp

86

7.2

6.8

6.6


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94

Theo quan điểm của giảng viên, các yếu tố chính
thúc đẩy hợp tác bao gồm: có sự tin tưởng lẫn
nhau, doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên trường
đại học, có sự cam kết lẫn nhau, và có mục tiêu
chung.


4.2.3 Lợi ích từ sự hợp tác
Bảng 3 thể hiện mức độ giảng viên đánh giá tác
động của hợp tác đến xã hội, doanh nghiệp,
trường đại học, sinh viên, giảng viên, và cá nhân
từng giảng viên.

Bảng 3. Tác động của sự hợp tác lên các nhóm đối tượng khác nhau

Xã hội

Doanh nghiệp



Tăng GDP cho địa phương và thu nhập khả dụng



Làm lợi cho các ngành công nghiệp địa phương



Tạo ra được nhiều lợi ích xã hội và giải trí



Tạo việc làm tại địa phương




Cải thiện hiệu suất của nhân viên doanh nghiệp



Cải thiện hiệu suất nghiên cứu của doanh nghiệp



Hỗ trợ trách nhiệm giảng dạy và nghiên cứu của trường đại
học

Trường đại học

Sinh viên

Giảng viên nói chung

Cá nhân giảng viên



Tăng danh tiếng của trường đại học trong lĩnh vực nghiên cứu



Cải thiện kinh nghiệm học tập của sinh viên




Tăng kỹ năng và kiến thức của sinh viên tốt nghiệp



Tăng cơ hội thăng tiến của giảng viên



Cải thiện danh tiếng của giảng viên trong trường đại học



Là một cách thức tuyệt vời để nhận tài trợ cho giảng viên



Quan trọng đối với các nghiên cứu của giảng viên



Hỗ trợ trách nhiệm giảng dạy và nghiên cứu của tôi



Tăng danh tiếng của tôi trong lĩnh vực nghiên cứu

Như vậy, các tác động chính của sự hợp tác từ
quan niệm của giảng viên bao gồm:
-


-

HTTĐH&DN tăng kỹ năng và kiến thức sinh
viên tốt nghiệp.
Hoạt động HTTĐH&DN cải tiến kinh
nghiệm học tập của sinh viên.

7.0

7.2

7.9

8.2

6.5

5.1

HTTĐH&DN tăng danh tiếng trường đại
học, hỗ trợ trách nhiệm giảng dạy và nghiên
cứu của trường đại học.

4.2.4 Văn hóa hợp tác
Bảng câu hỏi khảo sát cũng tìm hiểu quan điểm
của giảng viên về văn hóa hợp tác ở Việt Nam.
Kết quả như sau (Bảng 4):

87



An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94
Bảng 4. Văn hóa hợp tác tại Việt Nam

Sự hiện diện của những nhà vô địch

Sự công nhận



Tỷ lệ “các nhà vô địch” HTTĐH&DN' trong nhóm
nghiên cứu/khoa của tôi là cao



Tỷ lệ “các nhà vô địch” HTTĐH&DN trong trường đại
học của tôi là cao



Những người thực hiện HTTĐH&DN nhận được sự
công nhận trong trường đại học



Những người thực hiện HTTĐH&DN nhận được sự
công nhận trong khoa




Trường đại học của tôi có hồ sơ hoạt động nghiên cứu
tốt

Hồ sơ hoạt động

Yếu tố vùng miền



Trường đại học của tôi có hồ sơ hoạt động giáo dục tốt



Địa phương nơi trường đại học của tôi hoạt động có các
doanh nghiệp mạnh



Địa phương nơi trường đại học của tôi hoạt động có
một kinh nghiệm đổi mới mạnh



Có văn hóa HTTĐH&DN trong trường đại học



Có văn hóa HTTĐH&DN trong khoa của tôi




Có văn hóa HTTĐH&DN trong nhóm nghiên
cứu/giảng dạy của tôi

Yếu tố liên quan đến trường


HTTĐH&DN được khuyến khích trong trường đại học
của tôi



HTTĐH&DN được khuyến khích trong khoa của tôi

Theo quan điểm của giảng viên, các yếu tố chính
của văn hóa HTTĐH&DN ở Việt Nam bao gồm:
-

-

Trường tôi có hồ sơ hoạt động giáo dục
mạnh
HTTĐH&DN được khuyến khích ở khoa tôi.

5.2

6.0

6.4


6.5

6.5

HTTĐH&DN được khuyến khích ở trường
tôi.

4.2.5 Niềm tin về hợp tác
Kết quả khảo sát giảng viên về niềm tin hợp tác
được thể hiện ở Bảng 5.

Bảng 5. Niềm tin hợp tác trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam


Kiến thức HTTĐH&DN





Tôi có đầy đủ các thông tin và các mối quan hệ với doanh nghiệp
để có thể tiến đến việc hợp tác
Tôi có đủ kiến thức về HTTĐH&DN nói chung bao gồm các thủ
tục và quy trình
Tôi có đủ kiến thức về những gì doanh nghiệp cần và muốn
Tôi biết nơi để có thể nhận được sự hỗ trợ (nếu được yêu cầu) có
88

5.0



An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94

liên quan đến HTTĐH&DN
Hỗ trợ cho HTTĐH&DN




Tôi có đủ thời gian làm việc để thực hiên HTTĐH&DN
Tôi có đủ sự hỗ trợ từ trường đại học hay các nơi khác để thực
hiện HTTĐH&DN

5.3




Tôi tin rằng có đủ lý do nói chung để thực hiện HTTĐH&DN
Tôi có nhiều thứ để cung cấp cho doanh nghiệp trong giáo dục và
đào tạo
Tôi tin rằng mình có nhiều thứ để cung cấp cho doanh nghiệp
trong nghiên cứu

6.4

Tôi tin rằng trường đại học có vai trò nối kết với doanh nghiệp
Tôi tin rằng các giảng viên có vai trò nối kết với doanh nghiệp
trong giáo dục
Tôi tin rằng các giảng viên có vai trò nối kết với doanh nghiệp

trong nghiên cứu

7.5

Sự tự tin




Niềm tin vai trò


4.3 Cấp độ hành động
4.3.1 Cơ chế hỗ trợ cho HTTĐH&DN

Từ kết quả khảo sát, có thể nhận thấy niềm tin
chính của giảng viên vào hợp tác TĐH&DN bao
gồm: giảng viên có vai trò kết nối với doanh
nghiệp trong nghiên cứu, giảng viên có vai trò kết
nối với doanh nghiệp trong giáo dục và giảng viên
tin rằng mình có nhiều thứ để cung cấp cho doanh
nghiệp trong giáo dục và đào tạo.

Hình 5 mô tả kết quả khảo sát giảng viên về mức
độ phát triển của cơ chế hỗ trợ HTTĐH&DN tại
Việt Nam. Sự phát triển của những cơ chế này
được nhìn nhận là có tác động sâu sắc đến sự hợp
tác HTTĐH&DN.

Chính sách


Hình 5. Cơ chế hỗ trợ hợp tác trường đại học và doanh nghiệp

89


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94

Mức độ phát triển của chiến lược HTTĐH&DN từ quan điểm của giảng viên có kết quả như sau (Bảng
6).
Bảng 6. Mức độ phát triển của chiến lược hợp tác trường đại học và doanh nghiệp

Các chiến lược trên văn bản và thăng tiến

Phân bổ tài nguyên

Ưu đãi khuyến khích



Một quản lý cấp cao tận tụy với HTTĐH&DN



Một văn bản có sứ mệnh/ tầm nhìn trong đó có
HTTĐH&DN



Sự ủng hộ bên ngoài đối với HTTĐH&DN




Sự khuyến khích
HTTĐH&DN



Dành các nguồn lực (bao gồm cả hiến tặng, tài
trợ) để hỗ trợ HTTĐH&DN



Dành cơ sở hạ tầng và thiết bị để hỗ trợ
HTTĐH&DN



Có sự khen thưởng các giảng viên nhằm khuyến
khích HTTĐH&DN



Xem ‘sự hợp tác với doanh nghiệp’ là một tiêu chí
đánh giá thành tích chuyên môn



Sự công nhận các nỗ lực từ phía nội bộ/ bên ngoài
đối với HTTĐH&DN, ví dụ như giải thưởng




Đo lường kết quả/ thành tích HTTĐH&DN



Giảm thời gian giảng dạy cho các giảng viên để
hợp tác với doanh nghiệp

6.0

trong nội bộ đối với

5.5

4.6

Bảng 7 thể hiện mức độ phát triển của các hoạt động điều hành dành cho HTTĐH&DN theo quan điểm
của giảng viên.
Bảng 7. Kết quả đánh giá mức độ phát triển của hoạt động điều hành hợp tác

Các hoạt động liên quan đến sinh viên

Các hoạt động liên quan đến giảng viên



Các hoạt động hợp tác tạo điều kiện cho sinh viên
tương tác với doanh nghiệp




Giáo dục khởi nghiệp dành cho sinh viên



Mạng lưới sinh viên trong/ngoài trường đại học
dành cho HTTĐH&DN hoặc giúp khởi nghiệp



Các hoạt động hợp tác tạo điều kiện cho các giảng
viên tương tác với doanh nghiệp



Giáo dục khởi nghiệp dành cho các giảng viên



Mạng lưới các giảng viên trong/ngoài trường đại
học dành cho HTTĐH&DN hoặc giúp khởi nghiệp

90

5.8

5.7



An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94



Các sự kiện, các hội thảo nội bộ, các buổi trao đổi
thông tin và diễn đàn hợp tác giữa HTTĐH&DN
dành cho các giảng viên



Các buổi xây dựng mạng lưới hoặc các cuộc gặp
mặt tổ chức cho các giảng viên với các doanh
nghiệp



Các sự kiện, các hội thảo nội bộ, các buổi trao đổi
thông tin và diễn đàn hợp tác giữa HTTĐH&DN



Các tính năng nổi bật của HTTĐH&DN được đưa
lên website của trường đại học



Các hoạt động truyền thông và phổ biến kết quả
nghiên cứu


Các hoạt động khuyến khích

5.4

4.4 Con đường xây dựng hợp tác trường đại học và doanh nghiệp của giảng viên
Một số câu hỏi được đặt ra cho giảng viên về sự quan tâm và tham gia HTTĐH&DN của họ. Sơ đồ sau
đây trình bày kết quả của những câu hỏi này:

Hình 6. Con đường xây dựng hợp tác trường đại học và doanh nghiệp của giảng viên

Sơ đồ hình phễu ở trên cho thấy có 67% giảng
viên bày tỏ quan tâm của họ với HTTĐH&DN,
nghĩa là có cơ hội để khai thác thêm
HTTĐH&DN. Tuy nhiên chỉ có 57% giảng viên

có kế hoạch trong tương lai liên quan đến
HTTĐH&DN. 54% là những giảng viên đi trước
một bước và hiện đang lên kế hoạch hành động
cho HTTĐH&DN và 49% hiện đang thực hiện
91


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94

một số loại hình thức HTTĐH&DN. Cuối cùng
43% giảng viên Việt Nam hiện đang cộng tác với
nhiều doanh nghiệp ở mức độ nhất định.

Từ kết quả khảo sát giảng viên về thực trạng
HTTĐH&DN tại Việt Nam, hệ sinh thái hợp tác

của Việt Nam có thể tóm tắt như trong Hình 7.

5. HỆ SINH THÁI HỢP TÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC VÀ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
TỪ QUAN ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
5.1.1Hình thức
HTTĐH&DN:
Mức độ phát
triển theo bốn
hình thức

Yếu tố ảnh
hưởng
HTTĐH&DN

Cơ chế hỗ trợ
HTTĐH&DN:
chiến lược,
cách thức tiếp
cận, và hoạt
động

Các bên liên
quan

Ghi chú:

Giáo dục

Nghiên cứu

Là phương thức
hợp tác phát triển
trung bình, trọng
tâm của sự phát
triển

Là phương thức
HTTĐH&DN
phát triển nhất

Ứng dụng kết quả
nghiên cứu là rào
cản lớn nhất

Quản trị đại học

Là phương thức
hợp tác phát triển
thấp nhất

Là phương thức
hợp tác phát triển
trung bình

Tác động

Động lực

Rào cản


Chuyển giao tri
thức

Các mối quan hệ
thúc đẩy hợp tác

GV nhận thấy họ
có ít lợi ích nhất
từ sự hợp tác

Chiến lược

Cơ cấu tổ chức &
cách thức

Mức độ phát triển
trung bình. Cần cải
thiện phân bổ nguồn
lực và cơ chế đãi ngộ

Mức độ phát triển
trung bình, thiếu
nhân sự và phân bổ
nguồn lực

Trường đại học

Tiềm năng phát triển

Doanh nghiệp


Mức phát triển hài lòng

Văn hóa & niềm tin
Theo GV, có văn
hóa hợp tác
nhưng họ thiếu
hỗ trợ và kiến
thức
Hoạt động
Đây là cơ chế dễ
nhất và phát triển
nhất với mức độ
phát triển trung
bình

Chính phủ

Mức phát triển thấp

Hình 7. Hệ sinh thái hợp tác trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam

6. KẾT LUẬN:
Thực trạng về hệ sinh thái HTTĐH&DN ở VN
cho thấy các lĩnh vực sau đây cần sự chú ý đặc
biệt và khẩn cấp để giúp cho hệ sinh thái hoạt
động và phát triển bền vững:

92




“Chuyển giao kiến thức” là loại hình
HTTĐH&DN phát triển thấp nhất, theo đánh
giá của giảng viên.



“Hợp tác trong nghiên cứu” là một hình thức
HTTĐH&DN cần được cải thiện cấp bách và
có thể được tăng lên bằng cách mở rộng các


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94

Cohen, W.M., Nelson, R.R., Walsh, J. (2002).
Links and impacts: the influence of public
research on industrial R&D. Management
Science, 48, 1 – 23.

mối quan hệ hiện tại với doanh nghiệp trong
giáo dục sang nghiên cứu.


Giảng viên nhận thức về lợi ích cá nhân ít
nhất trong hợp tác. Điều này là vấn đề cấp
bách cần giải quyết trước mắt để tăng mức độ
tham gia hợp tác của giảng viên.




Chiến lược HTTĐH&DN có tiềm năng để
phát triển hơn nữa, đặc biệt là những chiến
lược liên quan đến việc phân bổ nguồn lực và
hệ thống khen thưởng.



Cơ cấu tổ chức và cách thức tiếp cận
HTTĐH&DN, là những cơ chế hỗ trợ khác
cũng yêu cầu nhiều nỗ lực đáng kể để cải
thiện, đặc biệt là trong các lĩnh vực về nguồn
nhân lực có tay nghề cao và các cơ quan bên
trong và bên ngoài trường đại học.

Davey, T., Baaken, T., Muros, V.G., & Meerman,
A. (2011). The state of European university –
business cooperation final report – Study on
the cooperation between higher education
institutions
and
public
and
private
organisations. Munster: Science-to-Business
Marketing Research Center.
De Ziwa, D. (2005). Using entrepreneurial
activities as a means of survival: investigating
the processes used by Australian Universities
to diversify their revenue streams. High Educ,

50(3), 387 - 411.
Delanty, G. (2002). The University and
Modernity: A History of the Present. In K.
Robins & F. Webster (Eds.). The virtual
university?
information,
markets
and
magements. Oxford: Oxford University Press

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abramo, G., D'Angelo, C.A., Costa, F.D., Solazzi,
M. (2009). University–industry collaboration
in Italy: A bibliometric examination.
Technovation, 29(6–7), 498 - 507.

DiGregorio, D., Shane, S. (2003). Why do some
universities generate more startups than
others? Research Policy, 32(2), 209 – 227.

Anderson, R. (2010). The ‘Idea of a University’
today
Retrieved April 15, 2015, from
/>
Dooley, L., & Kirk, D. (2007). Universityindustry
collaboration:
Grafting
the
entrepreneurial paradigm onto academic
structures. European Journal of Innovation

Management, 10(3), 316 – 332. doi:
10.1108/14601060710776734.

Bettis, R., & Hitt, M. (1995). The new
competitive landscape. Strategic Management
Journal, 16, 7 - 19.
Bettis, R., & Hitt, M. (1995). The new
competitive landscape. Strategic Management
Journal, 16, 7 - 19.

Elmuti, D., Abebe, M., & Nicolosi, M. (2005). An
overview of strategic alliances between
universities and corporations. Journal of
Workplace Learning, 17(1/2), 115 - 129.

Brennan, J., King, R., & Lebeau, Y. (2004). The
role of universities in the transformation of
societies- An international research project.
London: Centre for Higher Education
Research and Information.

Etzkowitz, H., & Leydesdorff, L. (1997).
Universities and the global knowledge
economy: A triple helix of university–industry–
government relations. London: Continuum.

Coaldrake P, & Stedman, L. (1999). Academic
work in the twenty-first century. Changing
roles and policies Occasional Paper Series.
Australia: Higher Education Division,

Department of Education, Training and Youth
Affairs.

Etzkowitz, H., & Leydesdorff, L. (1997).
Universities and the global knowledge
economy: A triple helix of university–industry–
government relations. London: Continuum.
Etzkowitz, H., & Leydesdorff, L. (2000). The
dynamics of innovation: from national systems
93


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94

Mead, N., Beckman, K., Lawrence, J., O'Mary,
G., Parish, C., Unpingco, P., & Walker, H.
(1999). Industry/university Collaborations:
Different perspectives heighten mutual
opportunities. The Journal of Systems and
Software, 49(2-3), 155 - 162.

and “Mode 2” to a triple helix of university–
industry–government relations. Research
Policy, 29(2), 109 - 123.
Etzkowitz, H., & Leydesdorff, L. (2000). The
dynamics of innovation: from national systems
and “Mode 2” to a triple helix of university–
industry–government relations. Research
Policy, 29(2), 109 - 123.


Meyer-Krahmer, F., & Schmock, U. (1998).
Science-based
technologies:
Universityindustry interactions in four fields. Research
Policy, 27(8), 835 – 851.

EU. (2014). Measuring the impact of universitybusiness cooperation - Final report.
Luxembourg.

Mowery, D. (1999). The Evolving Structure of
University-Industry Collaboration in the
United
States:
Three
Cases,
from
/>6/

Fontana, R., Geuna, A., Matt, M. (2006). Factors
affecting
university–industry
R&D
projects:The importance of searching,
screening and signalling. Research Policy, 35,
309 – 323.

Pham, T. H. (2014). Quality culture in Vietnamese
universities: a multiple case study of quality
assurance and quality culture of business
english undergraduate programmes at three

universities in Vietnam (PhD thesis). School of
Education, Victoria University of Wellington,
New Zealand.

Friedman, J. & Silberman, J. (2003). University
technology
transfer:
Do
incentives,
management, and location matter? The Journal
of
Technology
Transfer,
28(17).
Doi:10.1023/A:1021674618658
Goddard, J. (2009). Re-inventing the Civic
University. London: NESTA.

The World Bank. (2012). Putting higher
education to work: Skills and research for
growth in East Asia. Washington, D.C.:
Author.

Lee, J.Y., & Mansfield, E. (1996). Intellectual
property protection and U.S. foreign direct
investment. The Review of Economics and
Statistics, 78(2), 181 - 186.

The World Bank. (2013). Skilling up VietnamPreparing the workforce for a modern market
economy. Hanoi: Author.


Leydesdorff, L., & M. Meyer. (2003). The triple
helix
of
university-industry-government
relations: Introduction to the topical issue.
Scientometrics, 58(2), 191 - 203.

Tornquist, K.M. and Kallsen, L.A. (1994). Out of
the ivory tower: characteristics of institutions
meeting the research needs of industry.
Journal of Higher Education, 65(5), 523 –
539.

McDowell, G. R. (2003). Engaged universities:
Lessons from the Land-Grant universities and
extension. Annals of the American Academy of
Political and Social Science, 585 (Higher
Education in the Twenty-First Century
(January)), 31-50.

Wilson, T. (2012). The Wilson review: A review
of
business-university
collaboration.
/>
94




×