Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu romano của công ty TNHH trung đông trên địa bàn thành phố hải phòng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.92 KB, 74 trang )

TÓM LƯỢC
Ước lượng và dự báo cầu là công tác có vai trò hết sức quan trọng cũng như có
tầm ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp. Trong điều
kiện nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng trở lại sau giai đoạn
khó khăn, mức sống của người dân từng bước được cải thiện đòi hỏi sản phẩm của các
công ty cần đáp ứng nhanh nhạy và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì
vậy, các doanh nghiệp hiện nay cần thực hiện tốt công tác phân tích và dự báo cầu để
có thể nắm bắt kịp với những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, những mong muốn,
sở thích của khách hàng, qua đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa và đảm bảo mục
tiêu kinh doanh đã đề ra.
Trên cơ sở những kiến thức đã được đào tạo và nhận thức về tình hình thực tế của
công ty trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Trung Đông, tác giả đã lựa chọn và
thực hiện đề tài “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano của
công ty TNHH Trung Đông trên địa bàn Thành phố Hải Phòng đến năm 2020”. Với
đối tượng nghiên cứu là sản phẩm dầu gội đầu Romano, nội dung của đề tài khóa luận
tập trung vào những vấn đề chính sau:
– Hệ thống những lý luận cơ bản về cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, ước
lượng và dự báo cầu.
– Thực trạng cầu và phân tích ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố tác động đến cầu
sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông thông qua điều tra
khảo sát và mô hình kinh tế lượng.
– Tiến hành dự báo cầu về dầu gội đầu Romano trên địa bàn thành phố Hải
Phòng đến năm 2020 bằng phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian.
– Đánh giá thành công và hạn chế mà công ty TNHH Trung Đông đã làm được
trong công tác ước lượng và dự báo cầu. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và
kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty Trung
Đông trong những năm tới.


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Trung Đông, em đã nhận được sự giúp


đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và các phòng ban trong công ty, đặc biệt là phòng kinh
doanh. Khi tham gia làm việc tại khâu tiêu thụ sản phẩm dầu gội đầu Romano của
công ty, em đã hiểu phần nào hoạt động của công ty ngoài thực tế, thấy rõ hơn về
những khó khăn trong kinh doanh khi tình hình kinh tế biến động và thực tế các yếu tố
về giá cả, thị hiếu, thu nhập… có ảnh hưởng như thế nào tới cầu về một sản phẩm.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu về cầu sản phẩm dầu gội đầu
Romano của công ty TNHH Trung Đông và các tài liệu tham khảo cho đề tài khóa
luận, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ Lương Nguyệt Ánh, Bộ môn
Kinh tế vi mô, Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Thương mại, đã trực tiếp hướng
dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng
tới Ban Giám đốc và các phòng ban trong công ty TNHH Trung Đông đã cung cấp cho
em những số liệu về kết quả kinh doanh của công ty nhằm phục vụ cho đề tài khóa
luận.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và hiểu biết của bản thân về vấn đề
nghiên cứu còn có những hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo cũng như các bạn sinh viên khác có
quan tâm tới vấn đề này.
Hà Nội, ngày….tháng…năm
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN................................................................1
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN......................2

3. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI........................................................................................3
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................................4
4.1. Mục tiêu lý luận.........................................................................................................4
4.1. Mục tiêu thực tiễn......................................................................................................4
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................5
5.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................5
5.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................5
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................5
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................................5
6.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp................................................................5
6.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...............................................................6
6.2. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................6
6.2.1. Phương pháp kinh tế lượng................................................................................6
6.2.2. Phương pháp so sánh..........................................................................................7
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN..........................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU.............8
1.1. Một số lý luận cơ bản về cầu....................................................................................8
1.1.1. Khái niệm cầu, lượng cầu...................................................................................8
1.1.2. Phương trình và đồ thị đường cầu.....................................................................8
1.1.3. Các yếu tố tác động đến cầu...............................................................................9
1.1.3.1. Yếu tố giá cả của bản thân hàng hóa (P)......................................................9
1.1.3.2. Thu nhập của người tiêu dùng (M)................................................................9
1.1.3.3. Giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng (Pr)..................................10
1.1.3.4. Thị hiếu người tiêu dùng (T)........................................................................10
1.1.3.5. Số lượng người mua trên thị trường (N).....................................................10


1.1.3.6. Kỳ vọng về giá cả hàng hóa trong tương lai (E) và kỳ vọng về thu nhập.. .11
1.1.3.7. Các yếu tố khác............................................................................................11
1.1.4. Độ co dãn của cầu.............................................................................................11

1.1.4.1. Độ co dãn của cầu theo giá.........................................................................11
1.1.4.2. Độ co dãn của cầu theo thu nhập................................................................12
1.1.4.3. Độ co dãn của cầu theo giá chéo................................................................12
1.2. Một số lý luận cơ bản về ước lượng và dự báo cầu..............................................13
1.2.1. Một số lý luận cơ bản về ước lượng cầu..........................................................13
1.2.1.1. Khái niệm ước lượng cầu............................................................................13
1.2.1.2. Các bước để ước lượng cầu.........................................................................13
1.2.2. Một số lý luận cơ bản về dự báo cầu................................................................14
1.2.2.1. Khái niệm về dự báo cầu.............................................................................14
1.2.2.2. Các bước để dự báo cầu..............................................................................14
1.2.3. Vai trò của ước lượng và dự báo cầu...............................................................15
1.3. Nội dung và nguyên lý ước lượng và dự báo cầu.................................................16
1.3.1. Ước lượng cầu sản phẩm..................................................................................16
1.3.1. Dự báo cầu sản phẩm........................................................................................18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CẦU SẢN PHẨM DẦU GỘI ĐẦU ROMANO CỦA
CÔNG TY TNHH TRUNG ĐÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015...............................................................................19
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các yếu tố đến cầu sản phẩm dầu gội
đầu Romano của công ty................................................................................................19
2.1.1. Tổng quan về công ty TNHH Trung Đông......................................................19
2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Trung Đông...................................19
2.1.1.2. Tình hình kết quả kinh doanh sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty
THHH Trung Đông trong giai đoạn 2012 – 2015....................................................19
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công
ty TNHH Trung Đông.................................................................................................21
2.1.2.1. Giá sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông........21
2.1.2.2. Thu nhập trung bình hàng tháng người dân thành phố Hải Phòng............21
2.1.2.3. Giá sản phẩm dầu gội đầu Clear Men........................................................22
2.1.2.4. Thị hiếu của người tiêu dùng tại thành phố Hải Phòng..............................22
2.1.2.5. Dân số tại thành phố Hải Phòng.................................................................22

2.2. Thực trạng cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung
Đông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.....................................................................23


2.2.1. Thực trạng cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung
Đông thông qua kết quả điều tra khảo sát.................................................................23
2.2.1.1. Đánh giá về yếu tố nhân khẩu học..............................................................23
2.2.1.2. Đánh giá về yếu tố tâm lý của khách hàng..................................................23
2.2.1.3. Sự đánh giá của người tiêu dùng về dầu gội đầu Romano của công ty
TNHH Trung Đông...................................................................................................24
2.2.1.4. Mối tương quan giữa độ tuổi và sở thích dùng loại dầu gội đầu Romano. 25
2.2.2. Thực trạng cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung
Đông thông qua ước lượng cầu..................................................................................25
2.2.2.1. Ước lượng mô hình hàm cầu về sản phẩm dầu gội đầu của công ty TNHH
Trung Đông...............................................................................................................26
2.2.2.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình.............................................................27
2.2.2.4. Phân tích độ co dãn của cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty
TNHH Trung Đông...................................................................................................27
2.3. Dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông
..........................................................................................................................................28
2.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu cầu về sản phẩm dầu gội đầu
Romano của công ty TNHH Trung Đông.....................................................................29
2.3.1. Một số thành công của công ty qua kết quả ước lượng và dự báo cầu sản
phẩm dầu gội đầu Romano.........................................................................................29
2.3.2. Một số hạn chế của công ty và nguyên nhân của hạn chế qua công tác ước
lượng và dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano..........................................30
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU
THỤ MẶT HÀNG DẦU GỘI ĐẦU ROMANO CỦA CÔNG TY TNHH TRUNG
ĐÔNG................................................................................................................................................32
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty TNHH Trung Đông trong

giai đoạn 2016 – 2020.....................................................................................................32
3.1.1. Phương hướng phát triển của công ty.............................................................32
3.1.1. Mục tiêu phát triển của công ty........................................................................32
3.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm dầu gội đầu Romano của công
ty TNHH Trung Đông....................................................................................................33
3.2.1. Một số giải pháp kích cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty
TNHH Trung Đông.....................................................................................................33
3.2.1.1. Giải pháp về chính sách giá........................................................................33
3.2.1.2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản
phẩm của công ty......................................................................................................33
3.2.1.3. Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng................................................34


3.2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ước lượng và dự báo cầu đối với
công ty TNHH Trung Đông........................................................................................35
3.3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng dầu gội đầu Romano của
công ty TNHH Trung Đông...........................................................................................36
3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.......................................................37
KẾT LUẬN......................................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH
Trung Đông trong giai đoạn năm 2012 – 2015

Bảng 2.2: Kết quả đánh giá của người tiêu dùng về dầu gội đầu Romano của công
ty TNHH Trung Đông
Bảng 2.3: Kết quả ước lượng cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty
TNHH Trung Đông
Bảng 2.4: Thống kê về độ tuổi trong mẫu điều tra28


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Đồ thị đường cầu
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sử dụng dầu gội đầu Romano Attitude theo độ
tuổi5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN
CTCP

TNHH
TNTB
USD
VNĐ

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Công ty cổ phần
Nghị định
Trách nhiệm hữu hạn
Thu nhập trung bình
Đô la Mỹ
Việt Nam đồng



LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể trên
con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa. Hòa cùng với xu hướng mở rộng hợp tác
kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang tham gia vào nhiều tổ chức, diễn đàn kinh tế
mang tầm thế giới, đặc biệt là trong năm 2015 vừa qua, nước ta đã trở thành thành viên
của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng chung
ASEAN chính thức thành lập… Đây chính là những động lực thúc đẩy hợp tác và tăng
trưởng kinh tế, GDP năm 2015 tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 2011 – 2015,
vượt chỉ tiêu đề ra và đạt 6,68%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 2300
USD/người, tăng 57 USD so với năm 2014. Hội nhập kinh tế cũng đưa nước ta trở
thành điểm đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau của các tập đoàn, công ty nước ngoài,
trong đó có ngành hàng về sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như dầu gội đầu, sữa tắm,
mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy… Các đại diện tiêu biểu có thể kể đến như Unilever,
Procter & Gamble (P & G), Unza… Có thể thấy, sự hiện diện của những tên tuổi lớn
trong lĩnh vực này đã tạo nên bức tranh sôi động cho thị trường với rất nhiều sản phẩm
đa dạng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng cũng như tạo nguồn hàng phong phú cho các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
Công ty TNHH Trung Đông là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối
các sản phẩm tiêu dùng, trong đó sản phẩm chủ yếu là dầu gội đầu Romano của công
ty TNHH Wipro Unza Việt Nam. Theo báo cáo về kết quả bán hàng của công ty, trong
năm 2015, doanh thu từ dầu gội đầu Romano chiếm khoảng 26% tổng doanh thu của
công ty. Hiện tại, trên thị trường dầu gội đầu dành cho nam giới, sản phẩm dầu gội đầu
mang thương hiệu Romano đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sản phẩm Clear Men
của công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam và sản phẩm X – Men của CTCP Sản
xuất hàng gia dụng Quốc tế (ICP). Theo khảo sát từ Q&Me năm 2015, Clear Men là
sản phẩm dẫn đầu thị phần dầu gội nam (31%), tiếp sau là X – Men (28%) và Romano
(12%). Do vậy, công ty Trung Đông cần phải có chiến lược phát triển thị trường một

cách đúng đắn nhằm giữ vững vị thế trên thị trường, nhất là khi sản phẩm Romano mà
công ty phân phối đang gặp khó khăn trước các đối thủ. Thực tế, những năm qua, công
ty cũng đã sử dụng phương pháp ước lượng và đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng
đối với sản phẩm của mình nhưng kết quả đem lại chưa cao do công ty chưa thực sự
đánh giá cao tầm quan trọng của công tác phân tích cầu do việc thu thập, phân tích và
1


xử lý thông tin thị trường mang nhiều tính định tính. Do vậy, để nâng cao chất lượng
của công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao kết quả tiêu thụ sản phẩm chủ lực này thì
việc thực hiện tốt công tác ước lượng và dự báo cầu là vấn đề mà công ty TNHH
Trung Đông cần chú trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Ước lượng và dự báo cầu là công tác có vai trò hết sức quan trọng cũng như có
tầm ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp. Bởi vậy,
trong những năm qua, ở nước ta cũng như trên thế giới đã có rất nhiều đề tài nghiên
cứu về vấn đề này. Mỗi tác giả, mỗi bài nghiên cứu đều có những cách tiếp cận khác
nhau phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp, có những thành công và có cả những
hạn chế. Dưới đây là một số đề tài nghiên cứu về cầu mà tác giả lựa chọn để tiếp cận
nhằm thực hiện tốt bài nghiên cứu của mình:
Nguyễn Thị Phương Liên (2011), “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm vải nội
ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015”
Trong đề tài, tác giả đã làm rõ được các lý luận cơ bản về cầu, thực trạng cầu sản phẩm
vải nội ngoại thất của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010, từ đó đưa ra một số biện
pháp kích cầu sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty. Tuy nhiên, nguồn số liệu trong
đề tài chưa thật sự phong phú bởi tác giả mới dừng lại ở việc thu thập các số liệu từ
các báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty –
nguồn số liệu thứ cấp, để phục vụ quá trình phân tích, nghiên cứu. Việc thu thập số
liệu sơ cấp thông qua khảo sát thị trường, thu thập ý kiến của khách hàng về sản phẩm,
giá cả, thị hiếu… chưa được thực hiện đã phần nào giảm đi tính hiệu quả của bài

nghiên cứu.
Đào Thị Vân Anh (2011), “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam của
công ty cổ phần May 10 trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2015”. Đề tài tập
trung nghiên cứu về cầu sản phẩm áo sơ mi nam trong giai đoạn 2007 – 2010, và dự
báo cầu đến năm 2015 bằng phương pháp mô hình kinh tế lượng thông qua phần mềm
SPSS và Eview. Tác giả đã sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp trong nghiên cứu đã
giúp công tác ước lượng cầu có độ chính xác và tin cậy hơn. Tuy nhiên trong phần giải
pháp, các giải pháp nhằm kích cầu tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May
10 chưa được phân tích sâu.

2


Vương Đức An (2013), “Ước lượng và dự báo cầu sản phẩm gạch xi măng của
công ty cổ phần xi măng Sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2015”. Trong
đề tài này, tác giả đã đi sâu phân tích các lý luận cơ bản về cầu, xây dựng hàm cầu, vận
dụng phần mềm SPSS để phân tích, xử lý số liệu sơ cấp và phần mềm Eviews để ước
lượng hàm cầu, từ đó tiến hành dự báo cầu mặt hàng này. Tác giả đã thực hiện dự báo
theo hai phương pháp là dự báo theo chuỗi thời gian và dự báo theo chu kỳ - mùa vụ
để có thể so sánh tính chính xác giữa các phương pháp dự báo.
Nguyễn Thị Minh Loan (2013), “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm tóc và da
của công ty TNHH Hoàng Yến trên thị trường Hà Nội cho đến năm 2015”. Đề tài đã đi
sâu nghiên cứu thực trạng cầu về sản phẩm chăm sóc tóc và da của công ty, cũng như
phân tích cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm này. Tác giả cũng sử dụng
phương pháp điều tra chọn mẫu và sử dụng mô hình kinh tế lượng để thực hiện ước
lượng và dự báo cầu. Về cơ bản thì đề tài đã đạt được thành công mục tiêu nghiên cứu
đã đề ra, nhưng phần kiến nghị và giải pháp vẫn chưa cụ thể.
Bên cạnh các bài nghiên cứu trong nước, tác giả còn tiếp cận một số bài viết, bài
báo nước ngoài có liên quan đến đề tài.
“Forecasting of wheat production in Bangladesh”, (Md. Rezaul Karim, Md.

Abdul Awal and M. Akter, 2010). Để dự báo sản lượng lúa mỳ ở Bangladesh, tác giả
đã sử dụng nguồn số liệu thu thập từ Cục thống kê Bangladesh cũng như lựa chọn mẫu
điều tra hành vi của các biến thay đổi theo thời gian trong mô hình tăng trưởng ở 3 khu
vực sản xuất chính là các huyện Dinajpur, Rajshahi và Rangpur. Qua nghiên cứu, tác
giả kết luận: mô hình tuyến tính phù hợp với việc dự báo ở Dinajpur, còn ở Rajshahi
và Rangpur thì mô hình khối có kết quả tốt hơn.
“Demand forecasting in the fashion industry” (Maria Elena Nenni, Luca
Giustiniano and Luca Pirolo, 2013). Bài nghiên cứu đã phân tích về đặc điểm của các
công ty ngành thời trang, đặc điểm chuỗi cung ứng, đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm
của cầu các sản phẩm thời trang như: sự mua sắm tùy hứng cao, tính không ổn định
cao, khó dự đoán, sự lựa chọn đa dạng, cũng như những gì là yếu tố chính thúc đẩy sự
thay đổi nhu cầu. Từ đó, tác giả đánh giá và kết hợp với các nghiên cứu khác trong giai
đoạn gần đây để đưa ra những nhận xét, kết luận về dự báo cầu ngành thời trang.

3


Nghiên cứu cũng chỉ ra những rào cản trong dự báo cầu sản phẩm thời trang là: mùa
bán hàng ngắn và sự không ổn định.
3. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI
Nhận thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác nghiên cứu cầu trong
hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Trung Đông, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH
Trung Đông trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020” để nghiên cứu. Cũng
giống như một số đề tài nghiên cứu trước đó, đề tài của tác giả đã kế thừa những kiến
thức lý luận cơ bản về cầu, sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như SPSS và Eviews
để ước lượng và dự báo cầu. Bên cạnh đó, đề tài cũng có những điểm mới, đó là:
Thứ nhất, công tác ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano
của công ty TNHH Trung Đông chưa có đề tài nào đã từng nghiên cứu trước đó.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu thực trạng cầu và ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố tác

động đến cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông. Phân
tích thực trạng cầu dựa trên phiếu khảo sát với các chỉ tiêu khác nhau như thống kê về
tần suất, đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố, đánh giá dựa trên điểm số trung
bình. Đồng thời, sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng cầu sản phẩm dầu gội
đầu Romano.
Thứ ba, đề tài thực hiện công tác dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano
của công ty TNHH Trung Đông đến năm 2020 qua phương pháp dự báo theo chuỗi
thời gian, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong
thời gian tới.
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu lý luận
Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến kiến thức môn Kinh
tế Vi mô và Kinh tế học quản lý, kiến thức chuyên ngành như khái niệm cầu, các yếu
tố tác động đến cầu, độ co dãn của cầu, khái niệm và vai trò của ước lượng và dự báo
cầu, cũng như các kiến thức về công cụ để ước lượng và dự báo cầu. Qua đó, vận dụng
kiến thức này để thực hiện việc ước lượng và dự báo cầu sản phẩm dầu gội đầu
4


Romano của công ty TNHH Trung Đông trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm
2020.
4.1. Mục tiêu thực tiễn
Đề tài đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm dầu gội
đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông trên thị trường thành phố Hải Phòng
trong giai đoạn 2012 – 2015, phân tích được các yếu tố tác động tới cầu về sản phẩm
dầu gội đầu Romano của công ty. Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu và đánh giá thực
trạng công tác ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty
đến năm 2020 thông qua việc áp dụng mô hình kinh tế lượng trong nghiên cứu. Từ đó
đánh giá những thành tựu và hạn chế trong tiêu thụ sản phẩm của công ty, đưa ra
những giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dầu gội đầu Romano

trên thị trường thành phố Hải Phòng.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với việc thực
hiện nghiên cứu. Nó thể hiện khả năng, tầm hiểu biết của người thực hiện. Bởi vậy, khi
làm đề tài cần phải căn cứ vào năng lực thực tế của bản thân để lựa chọn phạm vi và
đối tượng nghiên cứu cho phù hợp.
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Sản phẩm dầu gội đầu Romano là thương hiệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
doanh thu hàng mỹ phẩm cũng như trong tất cả các mặt hàng mà công ty đang kinh
doanh. Đây cũng là mặt hàng chính mà công ty đang hướng tới trong chiến lược kinh
doanh trong thời gian tới. Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu cầu về sản phẩm dầu gội
đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ước lượng và dự báo cầu sản
phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông trên địa bàn thành phố Hải
Phòng.

5


Phạm vi thời gian: Thực hiện ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu
Romano của công ty TNHH Trung Đông đến năm 2020 thông qua thu thập số liệu
trong giai đoạn 2012 – 2015.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
6.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Trong nghiên cứu có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu sơ cấp
nhưng trong đề tài tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu. Phương pháp điều
tra chọn mẫu là phương pháp thực hiện điều tra một số đơn vị trên tổng thể nhằm tiết
kiệm thời gian, công sức và chi phí. Thông qua những đặc điểm và tính chất của mẫu

điều tra, ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể. Điều quan trọng
nhất là việc đảm bảo mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung.
Tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu trong quá trình nghiên cứu cầu
sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông với mục đích là nhằm
đưa ra được những đánh giá về các yếu tố tác động đến cầu sản phẩm dầu gội đầu
Romano.
Các bước thực hiện phương pháp này gồm:
- Bước 1: Xác định đối tượng điều tra
Đối tượng được lựa chọn điều tra là người tiêu dùng sản phẩm dầu gội đầu
Romano của công ty TNHH Trung Đông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Bước 2: Chuẩn bị phiếu điều tra
Phiếu điều tra được xây dựng với hình thức đơn giản, nội dung dễ hiểu tập trung
vào tìm hiểu về đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm về: giá cả, chất lượng, thái
độ của nhân viên…
- Bước 3: Phát phiếu điều tra
6


Sau khi đã xác định được đối tượng điều tra và hoàn thành mẫu phiếu điều tra về
nội dung và hình thức, tác giả tiến hành phát 100 phiếu cho các đối tượng điều tra.
Trong quá trình phát phiếu tác giả cố gắng hướng dẫn khách hàng trả lời các câu hỏi
trong phiếu cho hợp lệ, giải đáp các thắc mắc nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho
công tác điều tra.
- Bước 4: Thu thập phiếu điếu tra và xử lý phiếu điều tra
Tác giả tiến hành thu phiếu điều tra, xử lý phiếu, từ đó thu được dữ liệu phục vụ
quá trình nghiên cứu đề tài.
6.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Ngoài nguồn số liệu sơ cấp từ công tác điều tra chọn mẫu, tác giả còn sử dụng số
liệu thứ cấp trong đề tài nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu tốt hơn. Số liệu thứ cấp là
số liệu do người khác thu thập, có thể là số liệu chưa xử lý (còn gọi là số liệu thô) hoặc

số liệu đã xử lý, được công bố trên các báo cáo, các bài nghiên cứu hay các phương
tiện thông tin đại chúng. Trong đề tài khóa luận, tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
là các số liệu từ báo cáo kết quả bán hàng, báo cáo tài chính, báo cáo về giá sản phẩm
của công ty qua các năm, cũng như các số liệu về dân số, về thu nhập bình quân đầu
người trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê. Nguồn số liệu này giúp tác
giả phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cũng như phục vụ công tác ước lượng
và dự báo cầu.
6.2. Phương pháp phân tích số liệu
6.2.1. Phương pháp kinh tế lượng
Phương pháp kinh tế lượng là phương pháp phân tích cho phép tác giả lượng hóa
được các mối quan hệ giữa cầu với các yếu tố ảnh hưởng tới cầu. Phương pháp phân
tích kinh tế lượng được sử dụng trong đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ công tác ước
lượng và dự báo cầu gồm các bước:
- Bước 1: Xây dựng hàm cầu thực nghiệm
- Bước 2: Ước lượng hàm cầu

7


- Bước 3: Kiểm định sự phù hợp của mô hình
- Bước 4: Tiến hành công tác dự báo
6.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách
dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để thực
hiện so sánh là các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, đơn
vị đo lường và cùng nội dung kinh tế. Phương pháp này giúp tác giả so sánh được số
liệu thu thập về các chỉ tiêu kinh doanh của công ty qua từng năm, qua đó phân tích sự
thay đổi của các đối tượng, tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi. Ngoài ra, nhằm giúp
việc nghiên cứu đề tài thuận lợi hơn tác giả sử dụng phương pháp so sánh tĩnh để tiến
hành kiểm định mối quan hệ giữa các biến số - là các yếu tố ảnh hưởng đến cầu - với

nhau. Theo đó, khi đánh giá mối quan hệ lượng cầu với số lượng người mua thì các
yếu tố khác là cố định và tương tự với các biến khác.
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Ngoài các phần: Tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh
mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo. Đề tài
khóa luận tốt nghiệp có kết cấu 3 chương bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cầu, ước lượng và dự báo cầu
Chương 2: Thực trạng cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH
Trung Đông trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2012 – 2015
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng
dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông đến năm 2020

8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU
1.1. Một số lý luận cơ bản về cầu
1.1.1. Khái niệm cầu, lượng cầu
Nguyễn Văn Dần (2009, tr.43) cho rằng “Cầu (D) là số lượng hàng hóa hay dịch
vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau
trong khoảng thời gian nhất định, với điều kiện các yếu tố khác không đổi”.
David Begg (2007, tr.34) nêu rõ “Cầu (D) là số lượng hàng hóa mà người mua
muốn mua tại mỗi mức giá chấp nhận được”.
Phan Thế Công (2015, tr.50) cho rằng “Cầu (kí hiệu là D) là số lượng hàng hoá
hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại các mức giá khác nhau
trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi”.
Như vậy, qua các khái niệm trên, ta có thể kết luận: Cầu là số lượng hàng hoá
hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua tại các mức giá
khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, giả sử các yếu tố khác không đổi. Có
thể thấy, hai yếu tố quan trọng nhất trong khái niệm cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó là

khả năng mua và sự sẵn sàng mua của người tiêu dùng. Khả năng mua biểu thị khả
năng có thể thanh toán của người mua. Sẵn sàng mua biểu thị nhu cầu của người tiêu
dùng về một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó. Thực tế cho thấy thiếu một trong hai yếu
tố trên sẽ không thể hình thành nên cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó.
Giữa cầu và lượng cầu có sự khác nhau, theo đó, cầu mô tả hành vi của người
mua tại mọi mức giá, tại một mức giá cụ thể ta có một lượng cầu xác định. Lượng cầu
(QD) là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở
mức giá đã cho trong khoảng thời gian nhất định, (Phan Thế Công, 2014, tr.51). Nói
cách khác, cầu là tập hợp lượng cầu ở các mức giá khác nhau.
1.1.2. Phương trình và đồ thị đường cầu

9


Ngoài giá của bản thân hàng hóa, khi các yếu tố khác ngoài giá thay đổi cũng sẽ
làm thay đổi lượng cầu cho nên có thể viết phương trình đường cầu tổng quát có dạng:

Trong đó: Lượng cầu hàng hóa hoặc dịch vụ
Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ
Thu nhập của người tiêu dùng
Giá của hàng hoá có liên quan
: Thị hiếu của người tiêu dùng
Kỳ vọng về giá hàng hóa trong tương lai
Số lượng người tiêu dùng trên thị trường
Một trong những hàm cầu phổ biến được sử dụng để phân tích là hàm tuyến tính:

Giả sử các yếu tố khác không đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu,
khi đó có thể xây dựng hàm cầu tuyến tính có dạng đơn giản:. Khi đó đường cầu được
hiểu là đường biểu diễn mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lượng cầu và giá. Các điểm nằm
trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của mỗi người mua ở các mức giá nhất định.


10


P

A

P1

B
P2

D

O

Q1

Q2

Q

Hình 1.1: Đồ thị đường cầu
Trên đồ thị ta thấy, đường cầu là một đường dốc xuống, có độ dốc âm. Mỗi điểm
trên đường cầu cho thấy lượng hàng hóa tối đa người tiêu dùng sẽ mua tương ứng với
từng mức giá. Tại mức giá P1 thì lượng cầu là Q1, mức giá P2 thì lượng cầu là Q2, khi
giá giảm từ P1 xuống P2 thì lượng cầu tăng từ Q1 đến Q2.
1.1.3. Các yếu tố tác động đến cầu
1.1.3.1. Yếu tố giá cả của bản thân hàng hóa (P)

Khi giá của bản thân hàng hóa tăng lên (giảm xuống) thì lượng cầu về hàng hóa
đó giảm xuống (tăng lên). Điều này hoàn toàn phù hợp với luật cầu. Theo luật cầu thì
số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng
hóa đó giảm xuống và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi.
1.1.3.2. Thu nhập của người tiêu dùng (M)
Thu nhập là một yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và mua bao nhiêu đối
với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng.
Đối với hàng hóa thông thường và xa xỉ, khi thu nhập tăng sẽ khiến cầu về hàng
hóa tăng và ngược lại. Đối với hàng hóa thiết yếu, khi thu nhập tăng, cầu về hàng hóa
đó có thể tăng hoặc giảm.

11


Đối với hàng hóa thứ cấp, khi thu nhập tăng sẽ khiến cầu về hàng hóa đó giảm và
thu nhập giảm khiến người tiêu dùng có cầu tăng lên.
1.1.3.3. Giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng (Pr)
Có hai loại hàng hóa liên quan tới một hàng hóa nào đó trong tiêu dùng là hàng
hóa bổ sung và hàng hóa thay thế.
Hàng hóa thay thế là những hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu. Thông thường
những hàng hóa thay thế là những hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên
người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các
hàng hóa thay đổi. Cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của
hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Ví dụ, khi giá thịt lợn tăng lên thì cầu thịt gà sẽ tăng, giả sử các yếu tố khác không đổi.
Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau nhằm bổ
sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định. Nếu các yếu tố khác là không
đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của hàng hóa thay
thế của nó tăng (giảm). Ví dụ khi giá bếp ga tăng thì cầu bình ga giảm, giả sử các yếu
tố khác không đổi.

1.1.3.4. Thị hiếu người tiêu dùng (T)
Thị hiếu là ý thích của con người. Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa mà
người tiêu dùng muốn mua. Thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà kinh tế
thường giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hóa và thu nhập của
người tiêu dùng. Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập quán tiêu dùng, tâm lý
lứa tuổi, giới tính, tôn giáo… Thị hiếu cũng có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh
hưởng lớn của quảng cáo. Người tiêu dùng thường sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua các
hàng hóa có nhãn mác nổi tiếng và được quảng cáo nhiều. Thay đổi trong thị hiếu của
người tiêu dùng cũng có thể làm thay đổi cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ. Khi các
biến khác không đổi, thị hiếu của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ tăng
sẽ làm cầu tăng và sở thích của người tiêu dùng giảm sẽ dẫn đến cầu giảm.
1.1.3.5. Số lượng người mua trên thị trường (N)
Số lượng người tiêu dùng là một trong những yếu tố quan trọng xác định lượng
12


tiêu dùng tiềm năng. Chẳng hạn, những mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết người
dân là những mặt hàng thiết yếu nên số lượng người mua trên thị trường những mặt
hàng này rất lớn, vì vậy cầu đối với mặt hàng này rất lớn. Ngược lại có những mặt
hàng chỉ phục vụ cho một nhóm người tiêu dùng, số lượng người tiêu dùng đối với
những mặt hàng này tương đối ít nên cầu đối với những mặt hàng này thấp hơn. Dân
số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường. Cùng
với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều có thể gia tăng.
1.1.3.6. Kỳ vọng về giá cả hàng hóa trong tương lai (E) và kỳ vọng về thu nhập.
Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả trong tương lai của một loại hàng hóa có
thể làm thay đổi quyết định mua hàng hóa ở thời điểm hiện tại của họ. Nếu người tiêu
dùng hy vọng rằng giá cả của hàng hóa nào đó sẽ giảm trong tương lai thì cầu hiện tại
về hàng hóa đó sẽ giảm xuống. Khi người tiêu dùng tin rằng giá hàng hóa đí sẽ tăng
trong tương lai thì cầu hiện tại về hàng hóa đó sẽ tăng lên.
Bên cạnh đó, nếu người tiêu dùng kỳ vọng thu nhập của họ giảm trong tương lai,

cầu hiện tại sẽ giảm xuống, người tiêu dùng sẽ dành tiền để đầu tư và tiêu dùng thêm
trong tương lai.
1.1.3.7. Các yếu tố khác
Ngoài những yếu tố trên, sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ
thuộc vào một số yếu tố khác thuộc về tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay những yếu tố
mà chúng ta không dự đoán trước được. Thí dụ, khi thời tiết lạnh và băng giá, cầu về
chăn gối, ga đệm, lò sưởi,… tăng, còn khi trời nóng cầu về quạt, điều hòa nhiệt độ, tủ
lạnh tăng mạnh.
1.1.4. Độ co dãn của cầu
1.1.4.1. Độ co dãn của cầu theo giá
Độ co dãn của cầu theo giá là hệ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu so
với phần trăm thay đổi trong giá cả của hàng hóa đó. Khi giá cả tăng lên 1% thì lượng
cầu hàng hoá sẽ giảm bao nhiêu phần trăm và ngược lại. Hệ số co dãn của cầu theo giá
đo lường mức độ phản ứng của giá cả so với lượng cầu (các yếu tố khác không đổi).
13


Công thức tính:
%∆Q là phần trăm thay đổi của lượng cầu.
%∆P là phần trăm thay đổi của giá.
- Nếuthì cầu co dãn nhiều.
- Nếu thì cầu kém co dãn.
- Nếu thì cầu co dãn đơn vị.
- Nếu thì cầu không co dãn.
- Nếu thì cầu co dãn hoàn toàn.
Do luật cầu nên luôn là một số âm. Giá trị tuyệt đối của càng lớn thì người mua
càng phản ứng nhiều trước sự thay đổi của giá cả. Đối với doanh nghiệp, việc nghiên
cứu về độ co dãn của cầu theo giá có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp
đề ra chiến lược giá phù hợp để có thể đạt doanh thu cao nhất. Khi thì cầu co dãn
nhiều, doanh nghiệp nên giảm giá để tăng doanh thu và ngược lại khi tăng giá sẽ làm

giảm doanh thu của doanh nghiệp. Khi thì cầu kém co dãn, doanh nghiệp nên tăng giá
bán để tối đa hóa doanh thu. Khi cầu co dãn đơn vị thì tổng doanh thu sẽ đạt giá trị lớn
nhất.
1.1.4.2. Độ co dãn của cầu theo thu nhập
Độ co dãn của cầu theo thu nhập là hế số phản ánh phần trăm thay đổi trong
lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng. Nói cách
khác, khi thu nhập người tiêu dùng thay đổi 1% thì lượng cầu sẽ thay đổi bao nhiêu
phần trăm. Hệ số co dãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của thu
nhập của người tiêu dùng so với lượng cầu (các nhân tố khác không đổi).
Công thức tính:
14


%∆Q là phần trăm thay đổi của lượng cầu.
%∆M là phần trăm thay đổi của thu nhập người tiêu dùng.
- Nếuthì hàng hoá đang xét có thể là hàng hoá xa xỉ hay hàng hoá cao cấp.
- Nếu thì hàng hoá đang xét là hàng hoá thông thường.
- Nếu thì hàng hoá đang xét có thể là hàng hoá thiết yếu.
- Nếu thì hàng hoá đang xét là hàng hoá thứ cấp.
1.1.4.3. Độ co dãn của cầu theo giá chéo
Độ co dãn của cầu theo giá chéo là hệ số phản ánh phần trăm thay đổi trong
lượng cầu của hàng hóa này so với phần trăm thay đổi trong giá cả của hàng hóa kia.
Nói cách khác, khi giá của hàng hóa kia thay đổi 1% thì lượng cầu hàng hoá đang xét
sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm. Hệ số co dãn của cầu theo giá chéo đo lường mức độ
phản ứng của giá cả của hàng hóa kia so với lượng cầu của hàng hóa này (các yếu tố
khác không đổi).
Công thức tính:
%∆QX là phần trăm thay đổi của lượng cầu.
%∆PY là phần trăm thay đổi của giá hàng hóa liên quan.
- Khi thì X và Y là 2 hàng hóa thay thế cho nhau.

- Khi thì X và Y là 2 hàng hoá bổ sung.
- Khi thì X và Y là 2 hàng hoá độc lập nhau.
1.2. Một số lý luận cơ bản về ước lượng và dự báo cầu
15


1.2.1. Một số lý luận cơ bản về ước lượng cầu
1.2.1.1. Khái niệm ước lượng cầu
Vũ Kim Dũng (2003, tr. 93) cho rằng ước lượng cầu là sự cố gắng lượng hóa các
mối quan hệ giữa cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Thông qua các công cụ phân
tích, các mối quan hệ giữa lượng cầu với giá, lượng cầu với thu nhập người tiêu dùng
hay lượng cầu với giá hàng hóa liên quan có thể được lượng hóa dựa trên số liệu thu
thập được và kết quả của ước lượng cầu.
1.2.1.2. Các bước để ước lượng cầu
Để ước lượng cầu, ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định hàm cầu thực nghiệm
Hàm cầu tổng quát:
Trong đó:

Lượng cầu hàng hóa hoặc dịch vụ.
Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ.
Thu nhập của người tiêu dùng.
Giá của hàng hoá có liên quan.
: Thị hiếu của người tiêu dùng.
Kỳ vọng về giá hàng hóa trong tương lai.
Số lượng người tiêu dùng trên thị trường.

16



×