Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

skkn áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phát triển vốn từ cho trẻ 4 5 tuổi trong trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.29 KB, 18 trang )

Áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi
trong trong trường mầm non.
PHẦN 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là sự sang tạo kỳ diệu của con người. Sự tuyệt vời của ngôn
ngữ là do ngôn ngữ ngay từ khi hình thành đã trở thành phương tiện giao tiếp cơ
bản nhất, hữu hiệu nhất của loài người. Hơn thế ngôn ngữ là công cụ để chúng
ta tư duy, là chìa khóa vạn năng thông minh nhất để chúng ta mở kho tàng tri
thức khổng lồ của nhân loại.
Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò
quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Vốn từ được sử dụng trong lối nói được coi là một phương tiện tác động rất tinh
tế trong hệ thống xây dựng môi trường sư phạm có đinh hướng, bởi trong ngôn
ngữ nói không chỉ có thông tin mà còn có cả ý nghĩa tình cảm.
Trên con đường tiến lên chủ nghĩa hội, một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa cần
tạo ra những con người hoàn thiện về mọi mặt. Trong đó phát triển ngôn ngữ
mạch lạc cho trẻ là một yêu cầu bức thiết cần đưa vào nội dung giáo dục mầm
non.
Người ta cho rằng sự phát triển vốn từ của trẻ phụ thuộc phần lớn vào tính tích
cự nói của cô giáo, cha mẹ và những người xung quanh “ hãy thường xuyên nói
với trẻ càng nhiều càng tốt”
Trong trường mầm non các cô giáo còn quan tâm đến việc trẻ nói như thế nào?
Có biết giao tiếp hay không? Có biết tìm đúng từ để thể hiện nhu cầu mong
muốn, suy nghĩ của mình không?
Trẻ 4 tuổi ngôn ngữ đã phát triển phong phú. Tuy vậy cần quan tâm tiếp xúc,
trò chuyện…để làm tăng thêm vốn từ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Nhằm mở rộng, phát triển vốn từ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
4-5 tuổi.
Dạy cho trẻ biết ghép các danh từ, động từ, tính từ theo câu hoàn chỉnh.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ 4 tuổi lớp nhỡ 4 trường mầm non Tràng An


3. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
Trẻ 4 tuổi lớp nhỡ 4 trường mầm non Tràng An


4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp trò chơi
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Vì thời gian nghiên cứu không nhiều .Rất mong sự đóng góp của Ban giám
hiệu, hội đồng thi đua của nhà trường để tôi có được những biện pháp hoàn
thiện hơn, thiết thực hơn
PHẦN 2- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2 .1. Cơ sở lý luận
Trẻ mẫu giáo có nhu cầu rất lớn về mặt nhận thức, trẻ khao khát được tìm hiểu
khám phá thế giới xung quanh mình trong đó có ngôn ngữ là công cụ của tư
duy.
V.I Lê nin nói: “ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con
người”, sống trong xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp. Khi giao tiếp phải
sử dụng vốn từ để biểu đạt với những người xung quanh.
Theo tinh thần đổi mới đã được nêu trong nghị quyết của Bộ chính trị về cải
cách giáo dục lần thứ III ( 1979 ) để nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ cần phải
phát triển vốn từ đặt nền móng đầu tiên hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo
tiền đề cho trẻ bước vào những lớp cao hơn.Giáo dục mầm non với vị trí là bậc
học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân mà phát triển vốn từ cho trẻ là
hết sức quan trọng, là một hoạt động tân lý mà ở đó có một hoặc nhiều chủ thể
cùng tham gia hoạt động mà ngôn ngữ mới hình thành được các chức năng:
 Chức năng giao lưu
 Chức năng truyền đạt, tiếp thu, ghi nhận.



Dựa vào thuyết vùng phát triển của Vưgotski thì các tiền đề của các cơ
quan sinh lý, sự phát triển trưởng thành của các cơ quan sinh lý, sự phát
triển, trưởng thành và chin muồi của các cơ quan sinh lý là tiền đề của
việc phát triển vốn từ cho trẻ:

 Đặc điểm bộ máy phát âm


 Cơ quan thính giác các vùng miền bộ não.


Vốn từ của những người xung quanh trẻ và môi trường giáo dục là điều
kiện để phát triển vốn từ. Trẻ giao tiếp với những người xung quanh, học
qua bạn, cha mẹ, người thân, thầy cô.



Vốn từ được cấu tạo từ các hệ thống đó là âm thanh, ngữ nghĩa. Nó phụ
thuộc và các thành tố:

 Phát âm: hệ thống âm thanh của từ.
 Ngữ nghĩa: ý nghĩa của từ.
 Ngữ pháp: gồm cú pháp ( quy luật mà từ được liên kết trong câu ) và hình
thái là cách sử dụng các quy luật ngữ pháp để biểu đạt.
 Tình hình sử dụng vốn từ gắn với thực tiễn và thực tế giao tiếp.Phát triển
vốn từ cho trẻ trong giờ hoạt động “ Tìm hiểu khám phá ” là hết sức thuận
lợi. Bằng vốn từ của mình trẻ sẽ biểu đạt những gì mình muốn nói và
giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp. Đây là thời kì “ Phát

cảm về ngôn ngữ”, “ Trẻ lên ba cả nhà tập nói ”. Đây là giai đoạn phát
triển vốn từ cực nhanh và sau này khi lớn lên khó có giai đoạn nào sánh
bằng.
Qua hoạt động “Tìm hiểu khám phá” trẻ không chỉ được nói, được phát
biểu mà trẻ còn được trải nghiệm, nhờ đó trẻ có thể trả lời được các câu
hỏi: Ai? Cái gì? Vì sao?
Vì những cơ sở và lí do trên nên tôi xin bổ sung một số biện pháp phát
triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động Tìm hiểu
khám phá về môi trường xung quanh.
2 .2 Cơ sở thực tiễn
* BGH: Được Ban giám hiệu và tổ chuyên môn luôn góp ý tạo điều kiện
về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học giúp tôi có điều kiện thực hiện tốt bộ
môn t×m hiÓu kh¸m ph¸ môi trường xung quanh .
* Phụ huynh: Nhiều phụ huynh quan tâm, nhiệt tình với việc dạy và học
của cô và trẻ. Đã có nhiều phụ huynh nhiệt tình ủng hộ những nguyên vật
liệu giúp cô giáo tận dụng để cùng trẻ làm đồ dùng phục vụ cho bộ môn
tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh
* Trẻ: Khả năng nhận thức của trẻ khá đồng đều, hầu hết đã qua lớp nhà
trẻ và mẫu giáo bé nên đã được làm quen với các hoạt động của bộ môn
t×m hiÓu kh¸m ph¸ môi trường xung quanh


* Giáo viên: Giáo viên nhiệt tình, có khả năng sư phạm.
b. Khó khăn:
- Khả năng ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, cách phát âm còn chưa được
rõ ràng.
- Một số trẻ chưa tập trung, chăm phát biểu ý kiến của mình trong giờ
học.
- Một số trẻ còn nói ngọng một số từ.
Các bài học, trò chơi mở rộng từ vựng, cách hướng dẫn kỹ năng cho trẻ

còn mới lạ.
2.3. Khảo sát thực tế
Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng tìm
hiểu khám phá của trẻ lớp mình. Kết quả khảo sát như sau.
Bảng 1: Kết quả đánh giá giờ hoạt động khám phá của trẻ trước khi làm
thực nghiệm (Tổng số trẻ là 52):
Kết quả
STT

Nhận thức của trẻ về thế giới xung
quanh

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Loại tốt

8

15.3

2

Loại khá

18


34.6

3

Loại TB

22

42.3

4

Loại yếu

4

7.6

Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để
hoạt động khám phá môi trường xung quanh đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó
nâng dần khả năng quan sát, so sánh và phân loại cho trẻ, làm phong phú
biểu tượng về môi trường xung quanh trong mỗi trẻ.
PHẦN 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
VỐN TỪ


Căn cứ vào lý luận và thực tiễn có một số biện pháp giúp trẻ
phát triển vốn thông qua hoạt động khám phá xung quanh nhsau:
1.Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh


 Khi tiếp xúc người lớn cần gợi ý cho trẻ nêu tên, đặc điểm, cấu tạo.


2. Cô, mẹ và người thân luôn luôn trò chuyện với trẻ.
Hình thành ở trẻ các từ, các khái niệm, các kí hiệu tượng trưng của sự vật,
hiện tượng…
Ví dụ: a) Quả chuối màu gì? Quả chuối có hình dáng như thế nào? Quả
chuối có vị gì?
b)Con hổ kêu như thế nào?
Con hổ sống ở đâu?
Con hổ thích ăn gì?
c) Trong bức tranh này cô giáo đang làm gì?
Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
Bác sĩ đang làm gì?
Con gà trống đang làm gì?
 Người lớn cần nêu các câu hỏi để phát triển vốn từ cho trẻ như:
+ Đây là cái gì?
+ Nó có màu gì?
+ Hình dáng nó như thế nào?
+ Nó dùng để làm gì?
 Trong tiết học cô giáo phải tạo tình huống để trẻ phát triển vốn từ…
Ví dụ: a) Hãy nhìn tranh và nói cho cô biết:
Đây là cái gì?
Đây là quả gì?
Đây là con gì?
Trông nó như thế nào?
b) Hãy bắt chước tiếng kêu của một số con vật và một số phương
tiện giao thông sau: ô tô, tàu hỏa, xe đạp, xe máy, con hổ, con mèo, con
gà, co chó, con sư tử…
c) Hãy kể tên các loại hoa màu vàng?

Hãy kể tên các loại hoa màu đỏ? .v.v..
3. Người lớn luôn lắng nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho


trẻ.


 Khi trẻ phát âm , trả lời câu hỏi thì cô giáo và cha mẹ phải chú ý lắng
nghe xem trẻ phát âm chính xác hay chưa, nếu trẻ phát âm còn chưa
chính xác, ngọng thì người lớn phải có biện pháp giải thích, sửa sai cho
trẻ.
 4. Cho trẻ tiếp xúc với nhau, với cộng đồng một cách thường xuyên
qua tiết học với hình thức như dạo chơi, tham quan.
 Cho trẻ chuyền tay nhau vật thật và nêu nhận xét của mình.
 Ví dụ: Giờ hoạt động chung nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi hiểu
một số con vật nuôi trong gia đình.
I.

Mục đích:

 Giúp trẻ nhớ tên các con vật nuôi trong gia đình. Trẻ nói được đặc điểm,
cấu tạo, thức ăn, cách sinh sản của một số con vật quen thuộc.
I.

Nội dung:

 Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dung tình huống sư phạm, trò chơi cho trẻ
gọi tên các con vật. Ghép từ thành câu và khả năng sử dụng từ với tình
huống giao tiếp cho đúng.
I.


Chuẩn bị:

 Sa bàn cảnh sân vườn trong gia đình
 Một số con vật mô hình: mèo,chó, gà, lợn, vịt, bò, trâu…
I.

Tiến hành:

Bước 1: Cho trẻ tiếp xúc với các con vật và gọi tên
 Cho trẻ ngồi thành hình chữ U, đưa các con vật cho trẻ gọi tên
+ Đây là con gì?
+ Nó kêu như thế nào?
Bước 2: Cho trẻ tri giác từng con vật và nêu đặc điểm
Phát cho mỗi trẻ một con vật và hỏi:
+ Đây là con gì?
+ Nó có những bộ phận gì?


+ Màu lông của nó như thế nào?
+ Nó kêu như thế nào?
+ Nó thích ăn gì?
+ Nó đẻ trứng hay đẻ con?
 Cho trẻ so sánh giữa con gà và con chó
+ Giống nhau: Đều là con vật nuôi trong gia đình.
+ Khác nhau:
Con gà
Con chó
- Gà có hai chân, lông màu vàng tía
- Gà kêu cục ta cục tác, ò ó o

- Gà ăn thóc
- Gà đẻ trứng
- Chó có bốn chân, lông màu đen
- Chó sủa Gâu! Gâu!
- Chó ăn cơm, thức ăn
- Chó đẻ con
 Trò chơi: Con gì biến mất?
+ Luật chơi; Ai nói sai tên con vật thì hát bài hát tên một con vật.
+ Cách chơi: Cô bày các con vật trên bàn ( 5 con khác nhau)
Trẻ gọi tên con vật mà cô cất dần đi.
 Trò chơi chiếc túi kì lạ
+ Luật chơi: Ai lấy nhầm con vật phải nhảy lò cò
+ Cách chơi: Cô miêu tả con vật rồi cho trẻ thò tay vào túi lấy con vật đó
mà không nhìn vào túi. Lấy xong gọi to tên con vật đó.
Bước 3: Luyện tập:
 Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.


 Củng cố giáo dục:
+ Chúng mình vừa làm quen các con vật nào?
+ Cách chăm sóc con vật đó?
+ Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ các con vật.
5. Cô giáo sử dụng trò chơi trong hoạt động “ Tìm hiểu khám phá "
Đối với trẻ mầm non thì việc '' Chơi mà học, học mà chơi '' sẽ giúp trẻ
tiếp thu những kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất. Sau thời gian
trò chuyện, đàm thoại với cô trẻ được hoạt động, được tham gia vào các
trò chơi hứng thú. Qua đó, trẻ không chỉ ngồi nghe cô nói và trả lời các
câu hỏi của cô mà trẻ còn có cơ hội để bộc lộ các hiểu biết của mình
thông qua các trò chơi. Ngoài ra trò chơi còn có tác dụng củng cố, bổ
sung và phát triển thêm các tri thức mà trẻ vừa lĩnh hội, tái tạo lại

biểu tượng toán học thông qua những hoạt động thực tiễn. Do đó trò chơi
củng cố trong giờ hoạt động khám phḠlà rất quan trọng.Trò chơi càng
phong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ lĩnh hội càng sâu sắc và
trẻ càng nhớ lâu bấy nhiêu.
 Dưới đây là một số trò chơi tôi đã tổ chức và thu được kết quả tốt:
 Trò chơi: Chiếc túi kì lạ
I.
II.

Mục đích: Giúp trẻ phân biệt và rèn phát âm
Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với các đối tượng qua các giác quan.

III.

Chuẩn bị: Các loại đồ chơi hoặc vật thật.

IV.

Cách tiến hành:
 + Lần đầu: Cô cho trẻ nhắm mắt, không nhìn vào túi lấy vật theo
yêu cầu của cô ra khỏi túi và phát âm.

+ Lần sau: Mức độ chơi bằng cách cô miêu tả vật để trẻ tưởng tượng xem
đó là vật gì? Sau đó trẻ lấy vật theo yêu cầu của cô và gọi tên.
+ Lần 1: Cô cho trẻ ngồi vòng cung và hái quả theo yêu cầu của cô, sau
đó trẻ nói tên quả, màu sắc, mùi vị.
+ Lần 2: Cô miêu tả rồi yêu cầu trẻ lấy quả theo yêu cầu của cô. Sau đó
trẻ nói tên, màu sắc, mùi vị.
Tranh có hình các phương tiện giao thông.
 Cách tiến hành:



+ Cô cho trẻ ngồi hình vòng cung rồi giới thiệu cách chơi:
Cô đưa phương tiện giao thông ra rồi hỏi trẻ: Đây là cái gì? Nó kêu như
thế nào?
+ Cô cả lớp, tổ, các nhân bắt chước tiếng kêu của các phương tiện giao
thông.
+ Cô cho trẻ xếp thành hai tổ thi đua với nhau. Lần lượt từng trẻ bật qua 5
ô vòng thể dục để đưa các con thú về rừng. Đến đích trẻ nói to tên con
thú, tiếng kêu của con thú mà mình vừa chuyển.
Kết thúc cô cho trẻ cùng đếm số con vật đã về rừng của hai đội, đội nào
nhiều con thú hơn sẽ là đội chiến thắng.
* Trò chơi 1: “Bắt cá”
Sử dụng trong các tiết: Một số con vật nuôi trong gia đình (gia cầm, gia
súc, vật nuôi nói chung)


- Chuẩn bị: Cá, bể nước nông, chậu cá

- Cách chơi: Cho trẻ xuống bể bắt cá trong một thời gian là một bản nhạc,
bạn nào bắt được nhiều cá hơn thì bạn ấy chiến thắng.
- Luật chơi: Thi xem ai bắt được nhiều cá hơn thì bạn ấy chiến thắng.
- Nhận xét sau khi chơi: Sau khi trẻ bắt được cá cô hỏi bạn bắt
được nhiều cá bí quyết để bắt được cá và cho trẻ quan sát nhận xét con cá
vừa bắt được.
* Trò chơi 2: “Làm bè trôi trên song”
Sử dụng trong tiết: khám phá khoa học “ vật nổi, vật chìm trong
nước”
- Chuẩn bị: Dọc mùng, Que xiên, chậu hoặc bể nước nhỏ
- Cách chơi: Chia làm hai đội, số lượng trẻ ở mỗi đội bằng nhau.

Chia làm hai vòng:
+ Vòng 1: “Ai khéo hơn ai”
Khi có hiệu lệnh chơi trẻ làm những chiếc bè trong một thời khoản
thời gian đội nào làm được nhiều hơn thì đội đó chiến thăng vòng 1.
+ Vòng 2: “Đội nào nhanh hơn”
Sau khi làm xong bè,hai đội về hai hang và thi đua xem đội nào
thả được nhiều bè hơn thì đội đó chiến thắng trong vòng 2
- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, đội nào thả đươc nhiều bè hơn
thì đội đó dành chiến thắng.


* Trò chơi 3: “Hội thi trồng rau” sử dụng trong giờ: Một số loại rau
- Chuẩn bị: Một số loại rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả; 2 luống cây.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, nhiệm vụ của mỗi đội phải chọn loại rau
cô yêu cầu trồng đúng vào luống rau mà cô đã quy định. Thời gian chơi là
1 bản nhạc. Đội nào trồng được nhiều rau đúng yêu cầu hơn đội đó chiến
thắng.
- Luật chơi: Đội nào trồng được nhiều rau hơn sẽ dành chiến thắng,s rau
trồng sai luống sẽ không được tính.
Trên thực tế lớp tôi có đến 40% trẻ phát âm ngọng âm L- N. Tôi thấy
rằng sau một số lần được các cô sửa sai khi phát âm ngọng âm L- N trẻ
thiếu sự tự tin khi giao tiếp với cô do sợ mình sẽ phát âm nhầm. Và tôi
thiết nghĩ việc trẻ nhỏ phát âm không chính xác (chẳng hạn như: Hoa ly Hoa ly, Củ cà rốt – Củ cà lốt …) chủ yếu là do co quan phát âm của trẻ
chưa linh hoạt, nhạy cảm, trẻ chưa biết cách diều chỉnh hơi thở ngôn ngữ
và giọng nói cho phù hợp với nội dung nói khiến trẻ cũng mất đi sự tự tin
trong giao tiếp. Vì vậy tôi dã sáng tác một số bài thơ ngắn có tác dụng rất
tốt cho việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ của trẻ để trẻ có thể tự tin
khi giao tiếp .
Nhớ lời cô dạy
Nhớ lời cô dạy

Là bé mầm non
Nói năng thưa gửi
Với người lớn tuổi
Lễ phép dạ thưa
Nói với bạn bè
Là lời thân thiết
Nhớ cô
Năm nay Nam
Lên năm tuổi
Học lớp lớn
Lớp cô Linh
Nam luôn nói
Lên lớp một


Nhớ cô nhiều
Những bài thơ này chúng tôi dã áp dụng dạy trẻ trong chủ diểm “
Trường mầm non”, dạy trẻ phân biệt âm L-N. Kết quả là trẻ rất hứng thú
dọc di dọc lại giảm tỉ lệ ngọng âm L- N từ 40% xuống còn 5%. Và trẻ đã
tự tin hơn rất nhiều trong giao tiếp với cô và các bạn trong mọi hoạt động
ở lớp.
Bên cạnh việc hình thành sự tự tin cho trẻ trong giao tiếp thông qua các
bài thơ. Tôi đã xây dựng 1 số trò chơi như: Vượt qua thử thách, Trổ tài
nghệ sĩ, Hỏi xoáy- đáp xoay để rèn luyện sự tự tin cho trẻ.
– Trò chơi: “Gánh lúa qua cầu”
+ Cách chơi: Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang. Lần lượt từng trẻ gánh
quang gánh có đựng lúa đi qua ghế thể dục. Ai ngã khỏi cầu, làm rơi lúa
phải ra ngoài một lần chơi.
Trẻ đứng ở 2 hàng cổ vũ cho bạn và đọc đồng dao do cô sáng tác:
Gánh lúa qua cầu


Lon ton, lật đật

Bạn trước tôi sau

Run rẩy ngã liền

Gánh lúa cho mau

Tự tin, tự tin

Đổ đầy kho thóc

Việc gì cũng dễ

Tự tin vững bước

Nhanh nhanh bạn nhé

Qua hết cây cầu

Gánh về, gánh về

Chân bước khéo sao

Thóc lúa đề huề

Như trên mặt đất

Cả làng no đủ.


6. Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm qua các thí nghiệm
khoa học.
Ngày nay khoa học kỹ thuật đã có những bước tiến quan trọng vì vậy trẻ
mầm non cũng cần trang bị cho mình những kiến thức bao quát và chính
xác về các lĩnh vực của tự nhiên và con người là rất cần thiết. Không phải
thí nghiệm nào cũng là 1 phát minh tuy nhiên không có phát minh nào là
không có thí nghiệm.Những thí nghiệm nhỏ, đơn giản, dễ tiến hành
nhưng lại hiệu quả và đem đến cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung
quanh, từng bước trẻ sẽ có điều kiện để suy nghĩ, khám phá những bí ẩn
của cuộc sống. Dưới đây là một số thí nghiệm tôi đã tiến hành và kết quả
thu được ở các con rất tốt, trẻ rất hứng thú, say mê.
Thí nghiệm 1: Sự phát triển của cây?
* Mục đích yêu cầu


- Trẻ nhận biết sự phát triển của cây từ lúc gieo hạt đến khi ra quả
* Chuẩn bị
- Hạt đậu; Đất; Cốc đựng đất; Nước
* Tiến hành
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị
- Cô hỏi trẻ khi gieo hạt vào đất thì điều gì xảy ra? Muốn biết điều gì xảy
ra và có giống chúng mình dự đoán không thì chúng mình hãy cùng chờ
đợi và hằng ngày quan sát nhé.
- Cô hướng dẫn trẻ cách gieo hạt vào cốc. Cô cho trẻ gieo vào 2 cốc: một
cốc có đất và một cốc không để trẻ so sánh quá trình của 2 hạt đậu.
- Cô cho trẻ hằng ngày quan sát sự phát triển của cây
- Mỗi một quá trình phát triển của hạt đậu cô lại cho trẻ quan sát và nhân
xét.
Ví dụ: Hạt đậu reo xuống đất một thời gian sau nứt ra, lên mầm, ra lá,

phát triển nhiều lá thành cây, ra hoa, kết quả. Ở mỗi quá trình đó cô đều
cho tổ chức cho trẻ xem sự thay đổi và giải thích cho trẻ hiểu. Cô cho trẻ
cùng cô chăm sóc cây để hiểu hơn về sự phát triển của cây và cho trẻ so
sánh với hạt đậu không được gieo trên đất ẩm. Và so sánh với cốc không
có đất. Để so sánh và nhận xét.
- Giải thích: Hạt đậu khi để ngoài thì không thể nảy mầm được, các con
phải ươm vào đất với một độ ẩm nhất định thì cây với mọc mầm, khi cây
mọc mầm ra lá nếu không có ánh sáng thì cây cũng không thể phát triển
và ra hoa được. chính vì vậy trong quá trình cây phát triển các con phải
tưới nước và bón phân cho cây để cây đầy đủ chất dinh dưỡng và có ánh
sáng thì cây mới ta hoa và có quả được.
Thí nghiệm 2: không khí có ở khắp mọi nơi:
* Mục đích:
- Giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm tòi và khám phá
- Giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo nghiên cứu tìm ra cái mới
tích lũy kiến thức
- Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các sự vật, hiện
tượng.
* Chuẩn bị:
- Túi ni lông mỏng, trong, kéo.


* Cách thực hiện:
- Cô gây hứng thú cho trẻ. Cho trẻ chơi trò chơi “ Bịt mũi”
+ Cô cho trẻ bịt mũi lại, hỏi trẻ có thở được không ?-> không thở được.
+ Vậy làm thế nào để thở được?-> thả tay ra sẽ thở được.
+ Cô cho trẻ đứng vào chỗ quy định. Hỏi trẻ có thở được không?
+ Cho cháu đứng góc khác và hỏi trẻ có thở được không?
+ Cho cháu đứng tự do trong lớp và hỏi trẻ có thở được không?
Lúc này tôi mới đặt vấn đề: chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy

không khí có ở đâu=> không khí có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.
Tôi tiếp tục đặt tình huống: thế không khí có bắt được không? Có cháu
nói được, có cháu nói không được.
Tôi hỏi tiếp: làm thế nào để bắt được không khí? Lúc này trẻ đưa ra rất
nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, hộp,…để bắt không khí.
Tôi phát cho mỗi trẻ một túi nilon và yêu cầu: Hãy lấy và bắt không khí vào
túi. Mỗi trẻ thực hiện một cách khác nhau: có trẻ nắm bắt không khí xung
quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi…nhưng các cháu vẫn chưa thấy
gì trong túi.
Tôi tiếp tục gợi ý: các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi!-> Trẻ
phát hiện mình phải thồi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi phaaari buộc
túi lại.
Khi đó tôi giải thích “ không khí đang ở trong túi nilon của các con đấy”
Sau đó tôi cho trẻ chơi trò “ vợt không khí vào túi”
Tiết học sôi nổi, hấp dẫn trẻ hẳn lên và sau đó tôi hướng dẫn trẻ lấy kéo
cắt túi để thấy không khí xì ra.
Sau giờ khám phá trẻ biết được không khí có ở xung quanh chúng ta, nó
có mặt ở khắp mọi nơi và con người thở được là nhờ có không khí, nếu
thiếu không khí con người sẽ không thở được.
7. Cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên thông qua hoạt động tham quan dã
ngoại.
Bậc làm cha làm mẹ nào cũng đều muốn con cái mình chăm chỉ học
hành, học giỏi. Cha mẹ thường không tiếc công sức, tiền bạc để chăm
sóc, đầu tư cho con cái học hành nên người ngay từ những năm đầu đời
của trẻ. Tuy nhiên, đặt nhiệm vụ học tập của con cái lên vị trí ưu tiên
hàng đầu cũng chính là lý do mà cha mẹ nhiều khi không để ý đến hoạt
động vui chơi giải trí, một trong những hoạt động quan trọng của trẻ.


Các chuyên gia Tâm lý cho rằng, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo

của trẻ lứa tuổi mầm non.Là hoạt động mà ở đó trẻ được trải nghiệm,
được khám phá, thể hiện mình, nhập mình vào vai chơi giống xã hội
người lớn. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ sẽ lĩnh hội được nhiều kỹ
năng mới, kinh nghiệm và những xúc cảm, tình cảm mới.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vui chơi giúp tạo ra sự cân bằng
giữa học tập và thư giãn để trẻ em phát triển tốt cả về tinh thần và thể
chất, giữa hoạt động trí óc và vận động cơ thể. Không chỉ là hình thức
tiêu khiển, vui chơi còn góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát
triển trí thông minh, cách bày tỏ cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ.
Vui chơi là cơ hội tốt để trẻ áp dụng những kiến thức trong sách vở, phát
huy sáng kiến, chủ động tạo ra nhiều tình huống phong phú thông qua
cảm nhận từ thực tế. Các hoạt động vui chơi cũng giúp trẻ phát triển các
mối quan hệ, hòa nhập với bạn bè ở các lứa tuổi, tạo điều kiện cho trẻ bộc
lộ bản thân mình và học cách cư xử thân thiện với mọi người.
Trong số các hoạt động vui chơi dành cho trẻ, tham quan dã ngoại là hoạt
động mà trẻ rất thích. Ở nhà trẻ ít có dịp được bố mẹ đưa đi tham quan,
chính vì thế đến trường mầm non trẻ rẩ thích tham gia vào hoạt động này.
Việc kết hợp những chuyến dã ngoại với học tập chính là một trong
những biện pháp giúp trẻ có được sự trải nghiệm cuộc sống tốt nhất.
Với mong muốn cho các bé có thêm những trải nghiệm học tập từ thiên
nhiên với những cơ hội tuyệt vời để học về những loài cây khác nhau từ
cây cảnh, cây ăn quả đến những vườn rau xanh mướt
Không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên, các bé còn được tập làm nhà
khoa học dưới những ống kính hiển vi khám phá những điều kì diệu mà
bé chưa bao giờ được trải nghiệm…Và thích thú hơn cả là các bé được
tập làm các bác ngư dân đánh bắt cá, được chăm sóc đàn lợn con đáng
yêu… Hơn thế nữa các bé còn được tự tay trồng cây, tưới cây và thu
hoạch quả.
Thông qua hoạt động tham quan dã ngoại trẻ còn tích luỹ thêm nhiều kiến
thức về các hiện tượng tự nhiên: Mây, mưa , nắng, gió,.… bầu trời thay

đổi như thế nào? thời tiết ra sao? Sau đó cho trẻ tìm xem những cây con
lớn lên từ hạt mọc ở đâu? Ở những bồn cây có cỏ mọc thì cho trẻ nhổ cỏ
bỏ vào thùng rác. Qua hoạt động này không chỉ cung cấp kiến thức cho
trẻ mà còn giáo dục trẻ ý thức chăm sóc, yêu cây xanh và bảo vệ cây
xanh.
Không chỉ khám phá các môi trường tự nhiên xung quanh trẻ mà các con
còn được khám phá các trò chơi dân gian và các vật dụng của người nông
dân ngày xưa.
PHẦN 3 KẾT LUẬN CHUNG


1. Kêt luận
Phát triển vốn từ cho trẻ giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát
triển ngôn ngữ. Trong công tác giáo dục trẻ mầm non, bồi dưỡng vốn
ngôn ngữ cơ bản là một mặt quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục nhận
thức cho trẻ vì ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ giao tiếp, thích nghi và hòa
nhập dễ dàng với môi trường mới lạ. Hơn nữa ngôn ngữ là công cụ cho tư
duy, cho các mặt nhận thức. Có vốn ngôn ngữ tốt trẻ mạnh dạn, tự tin, thể
hiện được khả năng của mình cho mọi người thấy được. Với tầm quan
trọng đó nên giáo viên mầm non phải là người chủ động thường xuyên
tiến hành việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Các biện pháp đã nêu trong đề tài đóng vai trò quan trọng nên giáo
viên phải là người thường xuyên tiến hành việc phát triển vốn từ cho trẻ.
- Trong các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ thì trò chơi học tập
đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển vốn từ,
bởi lẽ vào lứa tuổi mầm non là “ học bằng chơi”. Song thực tế hiện nay
trong chương trình GDMN thì các hoạt động chung nói chung và hoạt
động chung cho trẻ “ Tìm hiểu khám phá” nói riêng chưa thật chú trọng
phát triển vốn từ cho trẻ.
- Tôi thấy việc sử dụng trò chơi và áp dụng biện pháp để phát triển vốn

từ cho trẻ rất hiệu quả. Nó đã có tác dụng tích cực đến trẻ cả về khả năng
sử dụng từ, khả năng ghép thành câu, khả năng diễn đạt gắn với tình
huống giao tiếp của trẻ 4-5 tuổi. Chính vì vậy việc xây dựng trò chơi học
tập để phát triển vốn từ là rất cần thiết và quan trọng đối với nhiệm vụ
giáo dục lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi
2.Ý kiến đề xuất và giải pháp
a. Đối với nghành học mầm non:
 Trò chơi: Chiếc túi kì lạ
 Mục đích: Giúp trẻ phân biệt và rèn phát âm
 Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với các đối tượng qua các giác quan.
 Chuẩn bị: Các loại đồ chơi hoặc vật thật.
 Cách tiến hành:
 Trò chơi: Hái hoa
 Mục đích: Giúp trẻ phân biệt các loại hoa và phát triển vốn từ.


 Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dung tình huống trò chơi để
phát âm.
 Chuẩn bị: 4 lọ hoa, tranh lô tô một số loại hoa.
 Cách tiến hành:
 + Cô cho trẻ ngồi ghế hình chữ U. Cô đặt các lọ hoa đã chuẩn bị rồi cho
trẻ lên hái hoa theo yêu cầu của cô và gọi tên hoa.
 Trò chơi: Trồng cây hái quả
 Mục đích: Luyện trí nhớ và khả năng phát triển vốn từ cho trẻ.
 Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng bằng tình huống chơi nhớ được
màu sắc , tên hoa quả.
 Chuẩn bị: Các cây nhựa có quả gần gũi với trẻ, tranh chụp một số loại
quả.
 Cách tiến hành:
 Trò chơi: Bắt chước tiếng kêu.

 Mục đích: Rèn cho trẻ phát âm các từ khó như: “ Kính coong! Kính
coong!”…
 Nội dung: Cô dung tình huống trò chơi để dạy trẻ phát triển vốn từ, bắt
chước tiếng kêu của một số phương tiện giao thông.
 Chuẩn bị: Ô tô, tàu hỏa, xe máy, xe đạp, máy bay ( đồ chơi)
 Trò chơi: Chuyển thú về rừng.
 Mục đích: Giúp trẻ phát triển vốn từ, phát âm đúng tên, tiếng kêu các con
vật.
 Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dung tình huống trò chơi để
phát triển vốn từ cho trẻ.
 Chuẩn bị: một số mô hình, tranh ảnh các con thú, rừng cây, vòng thể dục.
 Cách tiến hành:


 Phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với lứa tuổi
mầm non đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo lớn. Vì vậy việc nghiên cứu vốn từ
cũng như biện pháp để nâng cao vốn từ cho trẻ cần được tiếp tục triển
khai sâu rộng hơn.
 Trong chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo cần cụ thể hơn nữa về
nội dung phát triển ngôn ngữ, các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ
và đưa ra cụ thể hơn nữa các tiêu chí đánh giá ngôn ngữ của trẻ.
 Phát triển vốn từ cơ bản cho trẻ là phải tác động vào các mặt trong vốn
ngôn ngữ của trẻ, xong thời gian có hạn tôi mới chỉ đưa vào hoạt động “
Tìm hiểu khám phá ” tác động vào một mặt đó là khả năng sử dụng từ,
hiểu từ. Cần phải có nhiều tác động hơn và tới nhiều mặt hơn mới có thể
thúc đẩy được vốn từ của trẻ bằng cách tác động tới tất cả mọi hoạt động
trong trường mầm non của trẻ.
b.Với giáo viên mầm non:
 Để phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động “ Tìm hiểu khám
phá ” giáo viên cần:

+ Có lòng nhiệt tình, thương yêu, gần gũi trẻ.
+ Cô cần phát huy sang tạo các nội dung để phát triển vốn từ cho trẻ.
+ Có tài liệu hướng dẫn và tập huấn cho giáo viên một cách cụ thể về nội
dung và biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi.
+ Tích cự giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ trẻ sẽ học được cách sử dụng
từ, cách nói năng, phát âm, cách biểu cảm từ người lớn.
+ Cần tích cực sửa sai trong lời nói cho trẻ về phát âm, ngữ pháp, cách
diễn đạt.
+ Lời nói của người lớn phải chuẩn mực, không ngọng, nói rõ rang, dễ
hiểu, dễ nghe, truyền cảm…
+ Tích cực tổ chức các hoạt động như: học tập, dạo chơi, tham quan và
hoạt động vui chơi để giúp trẻ hiểu từ dễ dàng, linh hoạt, sâu sắc. Trẻ diễn
đạt được bằng những tình huống của trò chơi, của vai chơi.
+ Trong trào lưu đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường đại học,
cao đẳng cần phát huy năng lực học tập, tập làm nghiên cứu khoa học
thông qua các báo cáo khoa học.
c.Với cha mẹ trẻ:


 Cần gương mÉu trong lời ăn tiếng nói để trẻ noi theo.
 Chú ý rèn ngôn ngữ cho trẻ: về phát âm, cách dung từ đặt câu, cách diễn
đạt…
Trên đây là một số biện pháp gây hứng thú trong quá trình dạy mẫu giáo
lớn gióp trÎ ph¸t triÓn vèn tõ và vận dụng mà tôi đã đúc kết trong quá trình thực
hiện bộ môn tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và đã thu được kết quả
khả quan. Tôi mạnh dạn trình bày rất mong được sự góp ý của Ban Giám hiệu,
Tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp cho những ý kiến của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.N- Lconchiep – Sự phát triển tâm lý trẻ em- NXB GD 1982
2. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non 1994
Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Chủ biên
Nguyễn Thị Như Mai – Đinh Kim Thoa
3. Những điều cần biết về trẻ thơ – NXB GD 1996
Tiến sĩ Đào Thanh Âm – Chủ biên
Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hòa
4. Mỹ học
Tiến sĩ Đinh Hồng Thái – Chủ biên
Đề cương bài giảng thầy Đinh Hồng Thái.
5. Giao tiếp ứng xử của cô với trẻ 1995
PGS-TS Ngô Công Hoàn.
6. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4-5 tuổi vụ GDMN Hà Nội 1994
7. Tạp chí GDMN số 2, số 3, số 4.



×