Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đề tài nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.84 KB, 34 trang )

Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU:…………………………………………………...Trang 2.
A. PHẦN MỞ ĐẦU:……………………………………………Trang 3.
I. Lí do chọn đề tài:……………………………………………….Trang 3.
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:…………………………… Trang 4.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:……………………………Trang 4.
IV. Phương pháp nghiên cứu:…………………………………….Trang 5.
B. NỘI DUNG:………………………………………………….Trang 6.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN …………………………………..Trang 6.
I. Khái niệm về vẽ tranh đề tài ở trường tiểu học: ……………….Trang 6.
II. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu học về
vẽ tranh đề tài: …………………………………………………………. Trang 6.
III. Những vấn đề cần nắm được khi vẽ tranh đề tài: ……………Trang 7.
PHẦN II: CƠ SỞ THỰC TIỄN:……………………………… Trang 9.
I.Một số phương pháp thường được áp dụng trong dạy vẽ tranh
đề tài ở trường tiểu học:…………………………………………………Trang 9.
1.Phưong pháp phát huy tính độc lập, tích cực suy nghĩ,
tìm tòi của học sinh:…………………………………………………….Trang 9.
2. Phương pháp trực quan:………………………………………Trang 10.
3. Phương pháp quan sát:………………………………………. Trang 10.
4. Phương pháp vấn đáp: ……………………………………….Trang 11.
5. Phương pháp luyện tập: ……………………………………...Trang 12.
6. Phương pháp liên hệ với thực tiễn cuộc sống: ……………….Trang 12.
7. Phương pháp tổ chức dạy học phát huy tính tích cực
hoạt động của học sinh: ………………………………………………. Trang 13.
II. Phương pháp dạy học vẽ tranh đề tài ở trường tiểu học:…….Trang 13.
III. Phương pháp soạn một giáo án cho phân môn vẽ tranh
đề tài ở trường tiểu học:……………………………………………… Trang 17.
IV. Thực trạng việc dạy và học phân nôn vẽ tranh đề tài
lớp 1, 2, và 3 ở trường tiểu học:………………………………………..Trang 21.



Một số bài vẽ điển hình của học sinh lớp 1, 2, và 3
trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm:………………………………..Trang22.
V. Biện pháp khắc phục:………………………………………...Trang 31.
C.PHẦN KẾT LUẬN: ……………………………………… Trang 32.
I.KẾT LUẬN ĐỀ TÀI:………………………………………….Trang 32.
II.ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:……………………………………..Trang 33.
GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên.
1
Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu không có cái đẹp thì cuộc sống của ta
trở nên lạc hậu, đơn điệu biết nhường nào. Cái đẹp xuất hiện trong mỗi chúng
ta, từ cái nhỏ nhất của vật chất đến cái hành vi nhỏ nhất của con người đều có
sự tham gia của cái đẹp. Vì vậy việc sử dụng cái đẹp ở mọi lúc, mọi nơi là một
vấn đề cần phải quan tâm và có hệ thống.
Cái đẹp cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá một dân tộc, một
quốc gia văn minh, là yếu tố văn hóa của dân tộc. Cái đẹp góp phần không nhỏ
trong việc hình thành nền văn hóa trong mỗi người chúng ta.
Đối với học sinh tiểu học việc học mỹ thuật có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc hình thành khả năng thẩm mỹ từ khi còn nhỏ, làm nền tảng văn
hóa cho tương lai của trẻ. Từ các vật dụng đơn giản của trẻ như: quàn áo, giày
dép,… đều phải có tính thẩm mỹ nhất định. Mỹ thuật tạo nền tảng ban đầu cho
học sinh tiểu học biết cảm nhận được cái đẹp, để có thể phân biệt được cái đẹp,
cái xấu; biết tạo ra sản phẩm đẹp, thông qua cái đẹp giúp trẻ biết yêu thương
bạn bè, biết quý trọng ông bà cha mẹ, anh em hòa thuận tạo cho trẻ có cuộc
sống lành mạnh, biết yêu lao động, biết yêu quê hương – đất nước qua đó hình
thành nhân cách cho trẻ.
Với khoảng thời gian nghiên cứu không nhiều, kiến thức thực tế chưa sâu
nên đề tài này khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý

kiến của thầy cô và bạn đọc để đề tài ngày càng hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn Phạm Xuân Trường
và các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thiện đề tài này.
GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên.
2
Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong thực tế giảng dạy chúng ta nhận thấy chương trình mỹ thuật ở tiểu
học không chỉ giúp học sinh biết vẽ đúng, vẽ đẹp mà còn thông qua những kiến
thức sơ đẳng và cơ bản của phân môn vẽ tranh theo đề tài sẽ khơi dậy và phát
huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở tuổi thơ, đồng thời hướng dẫn học sinh một số
phương pháp quan sát tranh, nhìn nhận thế giới xung quanh và đưa vào bài vẽ
của mình một cách sáng tạo. Từ đó gây cho các em niềm say mê, hứng thú tìm
và phát hiện ra cái đẹp, cái hay trong nghệ thuật vẽ tranh đề tài ; từng bước hình
thành thị hiếu thẩm mĩ cho các em.
Qua môn học các em có khả năng bước đầu làm quen với các phương
tiện và ngôn ngữ tạo hình như đường nét, bố cục, màu sắc,…khi vẽ tranh đề tài.
Qua đó rèn luyện óc tư duy, sáng tạo giúp học sinh học tốt các môn học khác
hoặc trong cuộc sống hàng ngày như ứng xử, nói năng,… một cách văn minh
lịch sự.
Cái đẹp trong mỹ thuật rất phong phú sinh động. Hầu như tất cả mọi
người đều yêu thiên nhiên, cảnh vật và luôn muốn xem cảnh vật tự nhiên cũng
như những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường vào tranh đề tài. Vì vậy nhu
cầu vẽ tranh đề tài là rất cần thiết cho thế hệ trẻ thơ hôm nay và mai sau.
Do bản thân rất yêu thích môn vẽ tranh theo đề tài, về lĩnh vực nghệ thuật
có rất nhiều cái hay, tiềm ẩn và đặc biệt tôi rất quan tâm đến nhu cầu vẽ tranh
của các em. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh
đề tài ở lớp 1, 2 và 3”. Đây là một đề tài rất gần gũi với giáo viên và học sinh
tiểu học. Với đề tài này, tôi có cơ hội đi sâu hơn vào loại hình nghệ thuật này.

Đồng thời tích lũy vốn kiến thức tương đối quan trọng, làm nền tảng giúp tôi
nắm vững loại hình nghệ thuật sáng tạo cái đẹp bằng cách sử dụng đường nét,
GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên.
3
Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
màu sắc, bố cục,.. hòa quyện với tư tưởng, tình cảm của người vẽ, tạo nên
những tác phẩm mĩ thuật hoàn hảo.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
1) Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm bước đầu khơi gợi óc tư duy, tưởng tượng, sáng tạo và phát huy
khiếu thẩm mĩ cho học sinh; giúp các em có hứng thú, hăng say học tập đạt kết
quả cao; giúp các em thể hiện tâm tư, tình cảm của mình bằng những sắc màu
của nghệ thuật,, làm cho cuộc sống sinh động hơn.
- Bên cạnh đó còn là dịp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
người giáo viên. Giúp giáo viên hiểu và nắm vững phương pháp rèn luyện kỹ
năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu được những đặc trưng cơ bản của phân môn mỹ thuật vẽ
theo đề tài ở trường tiểu học.
- Nghiên cứu bài vẽ của học sinh tiểu học Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Đăk Song, Đăk Nông để xây dựng phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ
tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
1) Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu việc dạy và học vẽ tranh đề tài lớp 1, 2 và 3 ở Trường tiểu
học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đăk Song, Đăk Nông.
2) Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 1, 2 và 3 ở Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đăk
Song, Đăk Nông.
GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên.

4
Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp quan sát, nhận xét.
- Phương pháp điêu tra thực tế.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp thực hành vận dụng.
- Phương pháp liên hệ thực tế.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên.
5
Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
B.NỘI DUNG
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.Khái niệm về vẽ tranh đề tài ở trường tiểu học:
Vẽ tranh theo đề tài là vẽ theo chủ đề cho trước nhằm ghi lại những hình
ảnh, màu sắc,…. Vẽ tranh đề tài thì phải cô đọng, tập trung, khúc chiết, màu sắc
được vẽ theo cảm xúc của người vẽ. Trong mỗi đề tài có nhiều cách vẽ hoặc có
thể vẽ nhiều tranh về một đề tài. Vì vậy dạng bài này thường có phạm vi rộng
hơn và đòi hỏi các em phải tư duy tưởng tượng nhiều hơn.
II. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu học về vẽ tranh đề tài:
Học sinh tiểu học rất thích vẽ, các em tiếp nhận môn học này một các hồ
hởi, thích thú và học tập có kết quả vì các em được vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ
và sự thích thú của mình, tạo ra cái đẹp theo ý mình.
Đặc biệt học sinh lớp 1 vừa từ mẫu giáo lên cách vẽ , cách nhìn, cách
nghĩ, cách cảm thụ rất chung chung. Hình vẽ còn chung chung, ở dạng sơ đồ,

sắp xếp theo lối liệt kê, kể lể, rời rạc không dám che khuất nhau và thường đồng
đều về số lượng: 1 ngôi nhà, 1 cây, 1 con gà,…sắp xếp hình chưa phù hợp. Lên
lớp 2, 3 các em quen dần với dạng bài vẽ theo đề tài nên các em vẽ mạnh dạn
hơn. Các bài vẽ đã rõ cách sắp xếp hình tượng, có nhiều chi tiết hợp lí, hình vẽ
đã sát với đề tài và có hình dáng, tư thế động tĩnh của người, con vật.
Với các em lớp 4, 5 các thao tác cầm bút vẽ hình, cách vẽ nét đi vào nề
nếp và thuần thục hơn. Hình vẽ rõ ràng, gần thực tế, có nhiều chi tiết hợp lí, bài
vẽ phong phú hơn.
GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên.
6
Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
Nhìn chung ở giai đoạn tiểu học các em tâm hồn ngây thơ, nhìn mọi vật
rất đơn giản vì vậy các em có óc tưởng tượng chưa tốt lắm và cần rất nhiều các
biện pháp hỗ trợ như tranh mẫu, lời gợi ý của giáo viên. Khi học phân môn này
các em thường thiên về vẽ mô phỏng, bắt chước. Việc tự tái tạo lại một bức
tranh đối với các em là hết sức khó khăn đòi hỏi người dạy phải nhiệt tình
hướng dẫn, phải nắm rõ đặc điểm tâm lí của các em qua từng thời kì để sử dụng
các phương pháp giảng dạy phù hợp để các em vẽ được tranh đẹp, theo đúng
chủ đề.
III. Những vấn đề cần nắm được khi vẽ tranh đề tài:
Hướng dẫn học sinh vẽ không phải là áp đặt mà là gợi mở cung cấp
những thông tin cần thiết và sau đó để học sinh tự sử lí thông tin và vẽ bằng
chính mình( bố cục , hình ảnh, màu sắc).
* Muốn học sinh vẽ tốt giáo viên cần lưu ý:
- Các em cần thông tin vì các em chưa hình dung cụ thể đề tài mình sẽ vẽ
để vẽ lại một cách có hồn, vì vậy giáo viên cần cung cấp thông tin.
- Khi sắp xếp các chi tiết thường lộn xộn, bố cục không đều nhìn vào
thấy không cân đối. Giáo viên cần tham gia hướng dẫn cụ thể vào bài vẽ của
các em.
- Các em thường có thói quen cố tình vẽ cho giống thật vì vậy khi nhìn

vào tranh ta thấy khô cứng, gò ép. Giáo viên cần tạo ra các phương án thể hiện
khác nhau và gợi ý cụ thể cho từng em, từng bài.
- Các em thích sử dụng màu tươi sáng, rực rỡ, ít pha trọn, vẽ màu theo ý
thích. Điều này không có hại, miễn sao các màu ( đi được với nhau ) tạo cho bài
vẽ sinh động là được. Tuy nhiên cần khuyến khích các em không nên dùng quá
nhiều màu vào một bài vẽ vì như vậy dễ gây tình trạng “loạn màu”.
GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên.
7
Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
-Các em chưa chú ý đến độ đậm nhạt trong bài vẽ, tô màu theo cảm tính,
khi quá đậm, khi quá nhạt, các màu na ná giống làm bài vẽ bị chìm.
- Khả năng tạo hình ở các em chưa đông đều, đôi khi bất thường. Có em
vẽ khá, vẽ trội đều đặn, có em nay khá mai chưa đạt do một số nguyên nhân
sau:
+ Bài dạy lôi cuốn, hấp dẫn, các em vừa được khem,… cho nên các em
thích vẽ đẹp.
+ Bài khó hình dung với các em đầu cấp hoặc tâm trạng các em không
vui nên bài vẽ chưa đạt.
+ Do ảnh hưởng của môi trường xung quanh, cuộc sống gia đình, bè bạn,
… cũng tác động không nhỏ đến bài vẽ của các em.
Bởi vậy khi hướng dẫn cho các em vẽ cần tạo cho các em không khí vui
vẻ, chờ đón và mong muốn được vẽ, tin tưởng mình sẽ vẽ đẹp, vẽ được.
GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên.
8
Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
PHẦN II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. Một số phương pháp thường được áp dụng trong dạy vẽ tranh đề
tài ở trường tiểu học:
1. Phưong pháp phát huy tính độc lập, tích cực suy nghĩ, tìm tòi của
học sinh:

- phát huy tính độc lập, tính tích cực suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo của học
sinh là phương pháp dạy học quan trọng nhất trong việc dạy vẽ tranh đề tài ở
trường tiểu học. Là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh: Giáo viên
dạy – cung cấp kiến thức. Học sinh học- tiếp nhận kiến thức. Giáo viên dạy tốt-
học sinh học tốt và ngược lại.
- Để phát huy tính độc lập, tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo của
học sinh, giáo viên cần lưu ý:
+ Tạo không khí phấn khởi trong giờ học, thu hút sự chú ý, gây tâm thế
chờ đón hồi hộp cho học sinh. Không nên đi ngay vào nội dung.
+ Cần đặt câu hỏi trước khi học sinh suy nghĩ về nội dung. Ví dụ: Vẽ như
thế nào? Vẽ hình ở đâu?
+ Gợi ý ở mẫu để học sinh tìm ra cách vẽ, cách sửa.
+ Cung cấp thêm tư liệu xung quanh bài giúp học sinh hiểu biết hơn. Ví
dụ: hình ảnh anh bộ đội, các loại cây,…
- Tính tích cực của học sinh thể hiện ở chỗ: chú ý lắng nghe, hăng hái trả
lời, nêu các thắc mắc của bản thân,…
Phương pháp này xuất phát từ mục đích của việc dạy học: học sinh phải
là người chủ động lĩnh hội tri thức, biến cái chung thành cái riêng của mình.
Học sinh có khả năng vận dụng một cách linh hoạt để giải quyết các bài tập và
vận dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
2. Phương pháp trực quan:
GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên.
9
Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
- Phương pháp trực quan là sử dụng đồ dùng dạy học đã chuẩn bị để
minh họa cho nội dung bài dạy, giúp người học hiểu sâu sắc vấn đề. Nhờ
phương pháp trực quan mà những thuật ngữ, khái niệm về mĩ thuật còn trừu
tượng, chung chung được làm sáng tỏ, tạo điều kiện cho người học lĩnh hội tri
thức nhanh và hứng thú hơn trong học tập.
- Là phương pháp luôn được vận dụng trong việc dạy học vẽ theo đề tài ở

bậc tiểu học vì nó phù hợp với đặc điểm của môn học và đặc điểm tri giác của
học sinh.
a) Chuẩn bị đồ dùng trực quan:
- Là tranh ảnh, phiên bản tranh ảnh, ảnh nghệ thuật , các bức vẽ minh họa
của giáo viên,…
- Các hình vẽ minh họa trên bảng.
Đồ dùng trực quan không nên sử dụng tùy tiện, tranh gợi ý phải có bố
cục rõ ràng.
b) trình bày đồ dùng trực quan:
Trình bày hình vẽ lên bảng theo từng phần, có thể ghim bảng( nếu là bức
vẽ sẵn), hoặc dùng phấn phác hình, bố cục( nếu là bước vẽ).
3. Phương pháp quan sát:
- Phương pháp quan sát là thông qua việc nhìn ngắm đối tượng để phân
tích, so sánh,…về cấu trúc, tỉ lệ, màu sắc, hình ảnh,…Giúp học sinh nhận biết
và cảm thụ vẻ đẹp của đối tượng, làm cơ sở tư liệu thực hiện bài tập mĩ thuật.
- Quan sát là để nắm được bố cục, màu sắc, đồng thời cảm nhận được nét
đẹp của tranh.
- Quan sát diễn ra trong suốt quá trình vẽ.
- Quan sát từ bao quát đến chi tiết. So sánh đối chiếu giữa chi tiết nhỏ với
bộ phận lớn để người vẽ không sa vào chi tiết vụn vặt.
GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên.
10
Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
- Khi hướng dẫn học sinh quan sát tránh quan sát theo kiểu kỹ thuật mà
quên đi tính thẩm mỹ của đối tượng qua bố cục, qua tỉ lệ các bộ phận,… như
vậy sẽ không gây được hứng thú cho học sinh.
- Không nên hướng dẫn chung hoặc quá dàn trải sẽ gây sự nhàm chán.
- Không hướng dẫn học sinh quan sát một chiều, cần hướng dẫn các em
đối chiếu, so sánh giữa các đối tượng và bài vẽ để các em nhận ra được ưu-
nhược điểm để chỉnh sửa cho bài vẽ hoàn thiện hơn.

4. Phương pháp vấn đáp:
Là phương pháp giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để thực hiện trao
đổi, gợi mở cho học sinh về nội dung nhằm khai thác một chi tiết, một vấn đề
nào đó của bài học. Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những hiểu biết về đối
tượng. Suy nghĩ, tìm tòi và giải quyết được bài tập hay nâng cao chất lượng bài
vẽ bằng khả năng của mình.
Khi đặt câu hỏi giáo viên cần xác định kĩ đề tài vẽ để đặt câu hỏi khai
thác đơn lẻ một ý, một vấn đề hay câu hỏi có tính hệ thống.
- Câu hỏi cần rõ ràng, sát với nội dung của bài, gợi cho học sinh suy nghĩ
để tìm ra câu trả lời.
- Câu hỏi cần mang tính gợi mở, giúp học sinh suy nghĩ, sáng tạo để tìm
cách giải quyết theo ý của mình dựa trên sự gợi ý của giáo viên. Tùy từng đối
tượng học sinh và năng lực của các em mà dặt câu hỏi chho phù hợp.
- Trước khi đặt câu hỏi giáo viên cần thông báo với học sinh để hướng
các em đến bài học, đón chờ câu hỏi.
Ví dụ: Em lắng nghe và cho cô biết “ Thế nào là bức tranh đẹp?”
- Nhận xét câu trả lời của học sinh cần rõ ràng, mạch lạc, sát nội dung.
- Không nên trả lời câu hỏi chung chung. Không nên sử dụng câu hỏi quá
nhiều làm khả năng tư duy của các em bị han chế, bị đứt quãng dẫn đến bài vẽ
của các em không đạt.
GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên.
11
Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
5. Phương pháp luyện tập:
Là phương pháp thông qua quá trình thực hiện hệ thống bài tập, để rèn
luyện và củng cố kỹ năng cho học sinh. Đối với vẽ tranh đề tài là kỹ năng quan
sát và khả năng thể hiện thực tế sinh động vào bài vẽ, làm cơ sở cho những sáng
tạo sau này.
- Rèn luyện cách nhìn và cách thể hiện đối tượng là hai bước trong một
quá trình dạy học sinh vẽ, có mối quan hệ thống nhất với nhau. Học sinh quan

sát được cái gì, cái đó sẽ được thể hiện trên giấy.
- Trong giờ luyện tập giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ các em. Nếu thấy
nhiều em còn lúng túng khi thể hiện nên cho dừng lại để hướng dẫn lại cách vẽ.
Cần động viên em khá, giúp đỡ em yếu.
- Việc rèn luyện nề nếp học tập như: cách ngồi vẽ, cách để vở vẽ, cách
trình bày trên trang giấy,…cần được nhắc nhở, uốn nắn thường xuyên để tạo nề
nếp học tập cho các em.
6. Phương pháp liên hệ với thực tiễn cuộc sống:
Phương pháp này giúp học sinh hiểu biết cuộc sống sâu sắc hơn, giờ học
trở nên hấp dẫn hơn. Giáo viên nên đưa vào bài giảng những ví dụ đơn giản từ
cuộc sống, gần gũi với học sinh giúp các em hiểu được bài.
- Muốn dạy tốt phân môn vẽ tranh đề tài giáo viên cần nghiên cứu
kĩ bài dạy để tìm ra mối liên hệ từ các môn học khác và thực tiễn cuộc sống với
bài dạy cụ thể.
VD: Giáo viên nhắc lại hình ảnh trong văn học khi giảng về cách xây
dựng hình ảnh trong tranh đề tài. Khi phân tích tranh giáo viên cần lưu ý đến
kiến thức về lịch sử. Nói về đề tài lễ hội giáo viên cần hiểu về phong tục tập
quán ở địa phương đó và mô tả một cách sinh động tạo điều kiện cho học sinh
vẽ đẹp.
GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên.
12
Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 1, 2 và 3.
Vận dụng phương pháp này giáo viên cần ham hiểu biết, quan sát nhiều,
tìm đọc tài liệu để có hiểu biết rộng và cần linh hoạt trọng việc vận dụng.
7. Phương pháp tổ chức dạy học phát huy tính tích cực hoạt động
của học sinh:
Đây là phương pháp được sử dụng ở tẩt cả các môn học. Đối với phân
môn vẽ theo đề tài thì phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực hoạt động
của học sinh tiểu học. Cần tạo điều kiện cho học sinh tự tìm kiếm tri thức và tìm
cách giải quyết vấn đề. Điều đó giúp các em hình thành khả năng suy nghĩ và

sáng tạo độc lập
Có thể tổ chức giờ học theo những hình thức sau:
a) Tổ chức trò chơi: Vào đầu giờ học để tạo hứng thú và kích thích các
em tích cực hoạt động. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi giúp các em có tinh
thần sảng khoái để bước vào bài mới, giúp các em khai thác hình ảnh sinh động
để vẽ.
- Trò chơi giúp các em nắm và mô phỏng bài vẽ rất nhanh, nét vẽ sinh
động,…
- Trò chơi kết thúc trong giờ học tạo hứng thú cho các em xem lại bài vẽ
của mình và các bạn, hình thành khả năng cảm thụ thẩm mỹ cho các em.
b) Tổ chức thảo luận nhóm (ngẫu nhiên hoặc cố định): Giáo viên nên yêu
cầu các nhóm kể trò chơi em tham gia (dạng bài: Em vui chơi trong hè), hết thời
gian đại diện các nhóm lên trình bày – nhận xét.
- Thảo luận nhóm giúp các em tự đưa ra ý kiến đóng góp, giúp các em
nhớ lâu.
II. Phương pháp dạy học vẽ tranh đề tài ở trường tiểu học:
Dạy vẽ tranh đề tài là dạy cho các em tập thể hiện sự suy nghĩ của mình
về một vấn đề đơn giản đối với các em với một đề tài cụ thể bằng hình ảnh, bố
cục và màu sắc.
GVHD: Phạm Xuân Trường. HVTH: Nguyễn Thị Uyên Uyên.
13

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×