Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe đạp điện của người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.93 KB, 6 trang )

Trương Tuấn Linh

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

186(10): 159 - 164

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA XE ĐẠP ĐIỆN
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Trương Tuấn Linh*
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Quá trình đô thị hoá nhanh dẫn đến sức ép giao thông cho đô thị ngày càng lớn, thêm vào đó là các
vấn đề liên quan đến tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường…Do vậy sử dụng xe điện nói chung
và xe đạp điện nói riêng là xu hướng được ưa chuộng trong tương lai, thân thiện với môi trường.
Số lượng xe đạp điện trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng với đối tượng khách hàng
chủ yếu là học sinh, sinh viên. Nghiên cứu này là nghiên cứu định lượng mới với mục tiêu tìm
hiểu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua xe đạp điện của người tiêu dùng. Kết
quả phân tích cho thấy Tuổi, Thương hiệu, Tính thiết yếu, Tham khảo từ người sử dụng khác và
Khả năng di chuyển là các nhân tố có ý nghĩa thống kê cao, ảnh hưởng tới quyết định mua của
khách hàng. Từ kết quả này, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà phân phối xe đạp điện sẽ có thể
tham khảo được các thông tin để đưa ra quyết định sản xuất, chiến lược thị trường, chất lượng sản
phẩm phù hợp với người tiêu dùng để tăng doanh số, doanh thu cho mình.
Từ khoá: Quyết định mua, xe đạp điện, ô nhiễm, thương hiệu, mô hình probit

ĐẶT VẤN ĐỀ *
Số liệu thống kê cho thấy, 85% dân số Việt
Nam đang sử dụng xe máy làm phương tiện
đi lại hàng ngày và để mưu sinh với những
vấn đề về nỗi lo tai nạn, tắc đường, ô nhiễm
tiếng ồn, khói bụi, ô nhiễm không khí do khí


thải gây ra. Cũng theo các con số thống kê, tai
nạn giao thông đối với người đi xe máy chiếm
hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ
tại Việt Nam. Ngoài vấn đề về các vụ tai nạn
giao thông thì tình trạng giao thông, môi
trường tại các thành phố hiện nay là các vấn
đề lớn [1]. Các khí thải độc hại từ xe máy
gồm: CO2, NOx, và một số khí thải độc hại
khác,… Các khí độc hại này không chỉ gây ra
hiệu ứng nhà kính (vấn đề toàn cầu), mà còn
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất
lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư [2].
Quá trình đô thị hóa ngày càng tăng sức ép
lên giao thông đô thị, đặc biệt tại các nước
đang phát triển, vì nhiều những lý do bất tiện
và không an toàn như vậy nên trào lưu sử
dụng phương tiện với động cơ chạy bằng điện
đang được thịnh hành để giảm áp lực đối với
môi trường, và xe đạp điện là một lựa chọn,
một loại phương tiện thay thế trong tương lai
*

Tel: 0986 729 868, Email:

đang được ưa chuộng trên thị trường cả nước
nói chung trong những năm gần đây, với độ
tuổi sử dụng rất đa dạng nhưng đặc biệt sử
dụng nhiều là học sinh, sinh viên. Việc sử
dụng xe đạp điện dễ dàng hơn so với sử dụng
phương tiện chạy bằng xăng rất nhiều, nó

thuận tiện linh hoạt di chuyển các quãng
đường ngắn và trung bình phù hợp trong mọi
khu đô thị [2].
Những năm trở lại đây ở Việt Nam tốc độ
tăng trưởng của ngành xe điện biến đổi thấy
rõ. Năm 2013, doanh số toàn ngành, bao gồm
cả xe máy điện và xe đạp điện đạt khoảng
370.000 xe, tức bằng khoảng 14% sức mua xe
máy chạy xăng thông thường. Đến 2014,
doanh số tăng lên thành 500.000 xe, tức tốc
độ phát triển là 35%. Số liệu khảo sát của
HKbike cho thấy, cả nước hiện nay có gần
1.800 cửa hàng kinh doanh xe điện. Mỗi năm
số cửa hàng đóng cửa là 40%, nhưng số mở
mới còn cao hơn, lên tới 60%. Hầu hết các
cửa hàng đều hình thành tự phát, nhỏ lẻ khi
chủ đầu tư là cá nhân có vốn, thấy ngành
đang lên thì tranh thủ kiếm lãi. Mùa mở mới
nhiều nhất là thời điểm mua sắm cho học
sinh, từ tháng 5 đến tháng 10. Nhưng do chưa
đủ lâu để hiểu ngành cũng như không tập
trung vào dịch vụ, xây dựng uy tín, thích lãi
159


Trương Tuấn Linh

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

nhanh, nên chỉ khoảng trên một năm đến 2

năm, số cửa hàng này lại đi vào lối mòn đóng
cửa. Nguồn hàng tại các cửa hàng lẻ chủ yếu
được cung cấp bởi các doanh nghiệp lắp ráp
và bán buôn số lượng lớn trong ngành, mẫu
mã xe nhập từ Trung Quốc. Một số hãng ở
miền Bắc như Detech, Việt Thái, Sufat, HTC
hay miền Nam có Ashama, Hitasha [3].
Xe đạp điện bắt đầu phát triển vào những năm
2014–2015 tại Thái Nguyên với hàng loạt các
cửa hàng kinh doanh cung cấp các mẫu mã đa
dạng, với đối tượng hướng đến chủ yếu là học
sinh cấp 2, học sinh cấp 3 và sinh viên. Hiện
nay tại thành phố Thái Nguyên có trên dưới 20
cửa hàng bán xe đạp điện và hàng chục các cửa
hàng kinh doanh dịch vụ cho thuê xe đạp điện
ở nhiều địa điểm trong thành phố. Thị trường
xe đạp điện tại Thành phố Thái Nguyên rất đa
dạng về chủng loại của các hãng xe đạp điện
như là Honda, Huyndai, Asama, Giant, Ninja...
Các hãng sản xuất liên tục tung ra những dòng
xe mới, đặc biệt là các loại xe đạp điện với
mức giá nằm trong khoảng từ gần 9 triệu đồng
đến hơn 12 triệu đồng.
Quyết định mua sản phẩm là một giai đoạn mà
người tiêu dùng quyết định mua hay không
mua sản phẩm [4]. Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua sắm của khách hàng là các yếu
tố chính cơ bản quyết định giá trị thỏa mãn của
khách hàng, đó là giá trị chất lượng sản phẩm,
dịch vụ; giá trị nhân sự; giá trị hình ảnh. Bên

cạnh đó, đặc tính cá nhân của khách hàng là
những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định
mua sắm của khách hàng [5]. Căn cứ vào kết
quả nghiên cứu của Philip Kotler [6] và
Zeithaml [7] tác gỉả đã chọn một số biến ảnh
hưởng tới quyết định mua của khách hàng để
đưa vào mô hình.
Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng tới quyết định mua xe đạp điện ở Việt
Nam còn rất ít, thậm chí còn chưa có nghiên
cứu nào ở tỉnh Thái Nguyên. Do vậy bài báo
với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua xe đạp điện của người tiêu
dùng qua điều tra số liệu tại địa bàn thành phố
160

186(10): 159 - 164

Thái Nguyên để từ đó góp phần cho các cơ sở
sản xuất kinh doanh xe đạp điện trên địa bàn
thành phố nói riêng và cả nước nói chung có
giải pháp, chiến lược kinh doanh, cơ chế tác
động phù hợp, tích cực đến khách hàng trên cơ
sở thỏa mãn những mong muốn của họ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu
Biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên
cứu này là quyết định mua xe đạp điện có giá
trị 0 và 1, do vậy mô hình xác suất tuyến tính
biến giả (dummy variable) sẽ được lựa chọn

để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đển quyết
định mua xe đạp điện của người tiêu dùng. Có
nhiều mô hình kinh tế lượng như vậy nhưng
qua phân tích, tác giả lựa chọn mô hình kinh
tế lượng Probit để áp dụng trong nghiên cứu
của mình.
Mô hình có dạng đơn giản:
Y= X1 + X2+…+Xn

(1)

Trong đó, Y là biến phụ thuộc tức là biến
Quyết định mua xe đạp điện; X1, X2,…, Xn là
các biến độc lập.
Y= 1: Có quyết định mua xe đạp điện
Y= 0: Không có quyết định mua xe đạp điện
X1, X2,…, Xn là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua xe đạp điện của khách hàng như độ
tuổi khách hàng, giới tính, thu nhập, …
Mô hình này được tính toán dựa trên phương
pháp ước lượng hợp lý tối đa (Maximum
Likelyhood Estimation-MLE) và được thực
hiện thông qua sử dụng phần mềm thống kê
chuyên dụng Stata.
Số liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập thông qua việc phỏng
vấn ngẫu nhiên, trực tiếp 250 người thuộc các
đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên,
người cao tuổi, phụ nữ nội trợ trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên. Việc điều tra được

tiến hành trong khoảng tháng 4 và tháng 5
năm 2018. Người được phỏng vấn sẽ trả lời
các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân,
nhu cầu mua xe đạp điện, đối tượng tham


Trương Tuấn Linh

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

khảo khi mua, chất lượng và giá trị xe đạp
điện mà họ đang sở hữu, giá trị cảm xúc của
họ khi sử dụng xe đạp điện, quyết định mua
xe đạp điện...

186(10): 159 - 164

Sau khi phân tích, tác giả loại bỏ bớt một số
biến không có giá trị thống kê để xác định và
tính toán mô hình có ý nghĩa nghiên cứu. Các
biến được mô tả chi tiết ở Bảng 1.

Bảng 1. Thống kê mô tả các biến được sử dụng trong mô hình
Tên biến
Tuổi
Nghề nghiệp
Thương hiệu
Thu nhập
Thiết yếu
Bạn bè

Người khác
Êm ái
Di chuyển ngắn
Sạc nhanh
Giá phù hợp
Hài lòng

Mô tả
Tuổi của người được phỏng vấn (Năm)
Nghề nghiệp của người được phỏng vấn (Gồm
10 nhóm)
Thương hiệu xe đạp điện ưa thích (Gồm 5
nhóm)
Thu nhập của người được phỏng vấn (Triệu
đồng/tháng)
Nhận định xe đạp điện là phương tiện di
chuyển trong đô thị thiết yếu của gia đình. Giá
trị là 1 nếu đồng ý, là 0 nếu ý kiến khác
Nhận định bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm là đối
tượng tham khảo chính khi mua xe đạp điện. Giá
trị là 1 nếu đồng ý, là 0 nếu ý kiến khác
Nhận định người sử dụng khác là đối tượng
tham khảo chính khi mua xe đạp điện. Giá trị
là 1 nếu đồng ý, là 0 nếu ý kiến khác
Nhận định xe đạp điện có tiếng máy êm. Giá
trị là 1 nếu đồng ý, là 0 nếu ý kiến khác
Nhận định xe đạp điện di chỉ chuyển được
quãng đường ngắn. Giá trị là 1 nếu đồng ý, là
0 nếu ý kiến khác
Nhận định xe đạp điện có thời gian sạc điện

nhanh. Giá trị là 1 nếu đồng ý, là 0 nếu ý kiến
khác
Nhận định xe đạp điện có giá cả phù hợp với
thu nhập. Giá trị là 1 nếu đồng ý, là 0 nếu ý
kiến khác
Nhận định hài lòng với quyết định mua xe đạp
điện. Giá trị là 1 nếu đồng ý, là 0 nếu ý kiến
khác

Giá
trị
trung
bình
42,3

Độ
lệch
chuẩn
18,23

Giá
trị
nhỏ
nhât
15

Giá
trị
lớn
nhất

69

4,99

2,23

1

10

3,09

0,94

1

5

4,80

3,21

0

12

0,48

0,50


0

1

0,63

0,48

0

1

0,92

0,27

0

1

0,92

0,27

0

1

0,27


0,45

0

1

0,06

0,24

0

1

0,60

0,49

0

1

0,98

0,14

0

1


Nguồn: Số liệu phân tích của tác giả, 2018

Bảng 1 cho thấy độ tuổi trung bình của người được phỏng vấn là 42 tuổi đa phần người được
phỏng vấn là học sinh, sinh viên với thu nhập bình quân là 4,8 triệu đồng/ tháng. Qua phỏng vấn
cho thấy thương hiệu xe đạp điện được người tiêu dùng ưa thích là Honda, đa phần việc mua xe
đạp điện được tham khảo chủ yếu từ bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm hoặc là người đã sử dụng.
Kết quả mô tả cũng cho thấy người được hỏi đánh giá xe đạp điện có tiếng máy êm ái khi sử
dụng và hài lòng với quyết định mua là đa số. Tuy vậy, thực tế nhận định của đa phần người
được hỏi đều cho rằng rằng xe đạp điện không phải là phương tiện di chuyển được quãng đường
xa, cũng như thời gian sạc là dài.

161


Trương Tuấn Linh

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua phân tích mô hình cho thấy giá trị
Prob>chi2=0,03<0,05 chứng tỏ mô hình có ý
nghĩa thống kê, việc sử dụng và đưa 12 biến
độc lập vào mô hình là hợp lý.
Bảng 2. Kết quả phân tích mô hình Probit
Tên biến

Hệ số

Sai số chuẩn


Tuổi
Nghề nghiệp
Thương hiệu
Thu nhập
Thiết yếu
Bạn bè
Người khác
Êm ái

-0,17*
-0,03
0,19*
0,06
-0,47**
0,22
-0,79*
-0,39

0,01
0,04
0,11
0,06
0,22
0,21
0,42
0,39

Di chuyển ngắn
Sạc nhanh
Giá phù hợp


-0,51***
0,34
-0,19

0,19
0,37
0,23

0,29

0,64

1,61**

0,86

Hài lòng
Hằng số
(Constant)
Prob>chi2

0,03

Ghi chú:***,**,* là mức ý nghĩa tương ứng 1%,
5%, 10%
Nguồn: Số liệu phân tích của tác giả, 2018

Bảng 2 cho thấy các biến Tuổi, Thương hiệu,
Thiết yếu, Người khác và Di chuyển ngắn có

ý nghĩa thống kê cao và có dấu đúng như kỳ
vọng. Biến tuổi có ý nghĩa thống kê ở mức
10% cho thấy khi tuổi tăng, người tiêu dùng ít
có xu hướng sử dụng xe đạp điện và ngược
lại. Thực tế cho thấy xe đạp điện chủ yếu
hướng đến thị trường với đối tượng là học
sinh, sinh viên và do giá thành hợp lý, không
yêu cầu bằng lái xe, mũ bảo hiểm…
Tương tự, thương hiệu là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng tới quyết định mua xe đạp điện
của người tiêu dùng. Thương hiệu càng mạnh,
càng có uy tín thì người tiêu dùng càng có xu
hướng lựa chọn để mua, để sử dụng. Kết quả
điều tra đã chứng minh cho nhận định này,
trong 05 hãng xe đạp điện phổ thông được hỏi
là Yamaha, Ninja, Honda, Giant và Asama
162

186(10): 159 - 164

thì tỷ lệ người sử dụng xe đạp điện thương
hiệu Honda là 54%, tiếp sau là Giant (23,2%).
Biến độc lập “Thiết yếu” có ý nghĩa ở mức
thống kê P< 0,05 điều đó cho thấy nhận định
xe đạp điện là phương tiện di chuyển thiết yếu
trong đô thị có ảnh hưởng lớn tới quyết định
mua xe đạp điện. Tuy vậy, dấu âm của hệ số
biến thiết yếu cho thấy khi các yếu tố khác
không đổi, nhận định xe đạp điện là phương
tiện di chuyển thiết yếu tăng thì xác suất

quyết định mua xe đạp điện sẽ giảm. Lý do là
bởi, đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là học
sinh, sinh viên- những người chưa tạo ra thu
nhập và không được quyết định mua sắm
trong gia đình.
Biến độc lập “Người khác” thuộc nhóm các
yếu tố tham khảo có giá trị P=0,056<0,1
chứng tỏ việc tham khảo ý kiến từ người khác
đang sử dụng xe đạp điện có vai trò rất quan
trọng trong việc đưa ra quyết định mua cuối
cùng. Giá trị âm của hệ số này cho thấy, khi
các yếu tố khác không đổi thì việc tham khảo
ý kiến từ người sử dụng xe đạp điện khác
càng nhiều thì xác suất để quyết định mua xe
đạp điện càng giảm. Nguyên do là bởi ngoài
việc tham khảo ý kiến từ người đang sử dụng
xe đạp điện thì người mua còn có thể tham
khảo ý kiến từ Bố, mẹ, anh/chị, họ hàng trong
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm,
nhân viên bán hàng, thợ sửa xe ở hiệu… nên
thông tin càng tham khảo nhiều thì càng bị
nhiễu và làm cho xác suất đưa ra quyết định
mua giảm xuống.
Biến độc lập “Di chuyển ngắn” có giá trị
P=0,008<0,01 cho thấy nhận định quãng
đường có thể di chuyển của xe đạp điện có
ảnh hưởng rất quan trọng đến quyết định mua
của người tiêu dùng. Hệ số có giá trị -0,51
cho thấy khi các yếu tố khác không đổi nếu xe
đạp điện chỉ di chuyển được quãng đường

ngắn thì xác suất quyết định mua sẽ giảm.
Chất lượng xe càng tốt, pin sử dụng được
càng lâu thì sẽ có nhiều người có quyết định
mua và sử dụng xe đạp điện.


Trương Tuấn Linh

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

KẾT LUẬN
Sử dụng số liệu điều tra 250 người thuộc
nhiều nhóm đối tượng khác nhau trên địa bàn
Thành phố Thái Nguyên, nghiên cứu này với
mục tiêu tìm hiểu và phân tích các nhân tố
ảnh hưởng tới quyết định mua xe đạp điện
của người tiêu dùng trên địa bàn. Qua đây,
nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà phân phối
xe đạp điện sẽ có thể tham khảo được các
thông tin để đưa ra quyết định sản xuất, chiến
lược thị trường, chất lượng sản phẩm phù hợp
với người tiêu dùng để tăng doanh số, doanh
thu cho mình.
Kết quả thống kê của mô hình probit chỉ ra
rằng tuổi của người được phỏng vấn, nhận
định thương hiệu xe đạp điện ưa thích, xe đạp
điện là phương tiện di chuyển thiết yếu trong
đô thị, tham khảo ý kiến từ người sử dụng
khác và khả năng di chuyển được xa của xe
đạp điện là các nhân tố chính ảnh hưởng tới

quyết định mua xe đạp điện của người tiêu
dùng. Hệ số biến thương hiệu có giá trị thống
kê dương chỉ ra rằng thương hiệu càng mạnh
thì người tiêu dùng càng có xu hướng sử
dụng, do vậy các nhà kinh doanh cần lưu ý về
chủng loại sản phẩm để có chiến lược phân
phối hiệu quả cao. Nghiên cứu đã phân tích
hiện tại đối tượng chính để mua xe đạp điện
là giới trẻ, do đó nhà sản xuất cần lưu tâm
hơn tới thị trường là các đối tượng trung niên
và cao niên hơn. Đồng thời, kết quả cho thấy
vai trò của marketing, quảng bá thông tin về
xe đạp điện còn chưa đến được đầy đủ tới các
tầng lớp dân chúng, đa phần quyết định mua
hay không phụ thuộc vào người chủ của gia
đình, người tạo ra thu nhập cho gia đình,

186(10): 159 - 164

những người trung tuổi nhưng họ lại có ít
thông tin và đánh giá chưa cao về mức độ
thiết yếu của xe đạp điện. Do vậy, cả nhà sản
xuất và nhà kinh doanh, phân phối cần đẩy
mạnh công tác thông tin, marketing sản phẩm
tới đối tượng có vai trò quyết định trong việc
mua này.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rõ ràng chất
lượng của xe đạp điện thể hiện ở việc pin sử
dụng được lâu, quãng đường di chuyển được
xa thì người tiêu dùng càng dễ đưa ra quyết

định mua. Bởi vậy, nhà sản xuất cần liên tục
cải tiến và nâng cao chất lượng của pin, cấu
trúc của xe để gia tăng thêm thời gian sử dụng
và kéo dài quãng đường di chuyển của xe.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lan Anh (2016), Xe máy tại Việt Nam: Những
con số “giật mình.” Tham khảo từ https://auto
daily.vn/2016/09/xe-may-tai-viet-nam-nhung-conso-giat-minh
2. Nguyễn Hữu Đức (2017), Xu hướng phát triển
xe đạp điện. Tham khảo từ />chi-tiet-tin/xu-huóng-phát-triẻn-xe-dạp-diẹn-3101-2017--20-12175.html
3. Thu Ngân (2015), Kinh doanh xe điện nhiều
tiềm năng tại Việt Nam, Tham khảo từ
/>4. Nguyễn Thị Gấm (2010), Giáo trình hành vi
người tiêu dùng (Consummer Behaviour), Nxb
Đại học Thái Nguyên.
5. Kotler, P. (2004), Marketing cơ bản, Nxb
Thống kê.
6. Kotler, P. (2003), Quản trị Marketing, Nxb
Thống kê.
7. Zeithaml, V. A. (1988), "Consumer Perceptions
of Price, Quality, and Value: A Means-End Model
and Synthesis of Evidence", Journal of Marketing,
52(3), pp. 2–22.

163


Trương Tuấn Linh

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


186(10): 159 - 164

SUMMARY
FACTORS EFFECTING TO BUYER’S DECISSION ON ELECTRIC BICYCLES
Truong Tuan Linh*
TNU - University of Information and Communication Technology

Rapid urbanization has led more and more pressure to urban traffic, in addition is transport
accident, pollution, and so on. Hence, using electrical vehicles in general and electric bicycles in
particular is a favored trend in the future. Recently, the number of electric bicycles is increasing
rapidly, main targeting on students, pupil. This research is a new quantitative study and aims to
identify, analyze factors effecting buying decision of customers on electric bicycles. The results
show that age of respondents, bicycle trademark, essential vehicle, other buyers and moving
distance are statistically significant factors influencing final buying decision of customers. As
such, manufactures, traders and distributors will be able to access information to making
production decisions, market strategies and suitable product quality with customers’ desires to
increase their sales, revenue.
Keywords: Buying decision, electric bicycles, pollution, trademark, probit model

Ngày nhận bài: 17/9/2018; Ngày phản biện: 19/9/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018

*

Tel: 0986 729 868, Email:

164




×