Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP tận DỤNG NGUYÊN vật LIỆU PHẾ THẢI làm đồ DÙNG, đồ CHƠI CHO trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
******************    *****************
TT
I.
1
2
3
4
5
II.
1
2
3
3.1

Tiêu đề
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Thực trạng
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyến vấn đề:
Biện pháp 1 : Sưu tầm, lựa chọn, gom nhặt những
nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi sao cho

Trang
03


03
04
04
04
04
05
05
05
07
08

đảm bảo vệ sinh, an toàn và đẹp mắt.
3.2
3.3
3.4
4
III.
1
2

Biện pháp 2: Xác định mục đích làm đồ dùng, đồ chơi
phải phù hợp với từng nội dung, chủ đề, thời gian.
Biện pháp 3: Xây dựng ý tưởng, nghiên cứu và tiến hành
làm đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ.
Biện pháp 4. Một số đồ dùng đồ chơi tận dụng nguyên
vật liệu phế thải dễ làm.
Kết quả đạt được
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Trang 1

09
11
13
19
20
20
20


Từ thưở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, ai trong chúng ta cũng một lần
chạm tay đến đồ chơi...Có thể nói rằng: Đồ chơi là vật không thể thiếu trong
đời sống của chúng ta. Đặc biệt đối với trẻ Mầm non - đồ chơi là một nhu cầu
thiết yếu của trẻ. Vì đặc điểm tư duy của trẻ ở độ tuổi này là tư duy trực quan
hình tượng nên việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động học và chơi
của trẻ là rất quan trọng. Nếu trong một hoạt động mà cô không sử dụng đồ
dùng, đồ chơi thì sẽ không gây hứng thú cho trẻ và trẻ sẽ nhàm chán; làm cho
chất lượng dạy và học của cô và trẻ cũng bị hạn chế...
Nhưng không phải lúc nào đồ dùng, đồ chơi cho trẻ cũng có sẵn, thiết
thực cho cô và cháu!
Ngày nay, đời sống kinh tế - xã hội phát triển; đồ dùng - đồ chơi của trẻ
cũng rất phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Trong số đó, có một số đồ dùng, đồ
chơi bổ ích mang tính giáo dục nhưng cũng có những đồ dùng, đồ chơi mang
tính bạo lực, phi giáo dục đối với trẻ. Đồ chơi công nghiệp luôn có sẵn nhưng
không phải lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu của cô và trẻ trên một hoạt động cụ

thể và không phải lúc nào gia đình và nhà trường cũng đáp ứng được nhu cầu
về đồ dùng, đồ chơi cần phải có trong một hoạt động cụ thể trong một hoạt
động của cô và trẻ.
Làm sao để giải quyết vấn đề này ?
Trong đời sống hằng ngày, mỗi gia đình chúng ta sau khi sử dụng sản
phẩm còn bỏ lại rất lớn lượng “phế thải” như vỏ hộp sữa, hộp bánh, kẹo, bìa,
giấy, bịch… khá lớn. Đó là nguồn vật liệu rất đa dạng, phong phú.
Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó sẽ là nguồn
nguyên liệu vô tận để làm đồ dùng, đồ chơi. Từ những hộp sữa sẽ tạo thành
chiếc cầu, bập bênh, thành những trống lắc…còn vỏ sữa chua làm thành
những chú chim, chú ngỗng, chú lợn... cũng rất xinh xắn. Tận dụng nguồn
nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi thì sẽ tiết kiệm được tiền mua
đồ dùng, đồ chơi có sẵn mà còn tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng
tạo, hấp dẫn, phong phú cho cô và trẻ. Qua đó hình thành ý thức cho trẻ,
tuyên truyền cho phụ huynh và cộng đồng về việc bảo vệ môi trường. Đồng
Trang 2


thời góp phần giảm thiểu lượng phế thải cũng như giảm chi phí cho việc xử lí
rác cho ngành vệ sinh môi trường; làm cho môi trường sống được cải thiện
đáng kể. Do vậy, “Tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng,
đồ chơi cho cô và trẻ” là một giải pháp cho cô và cháu, cho gia đình và nhà
trường.
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả khi thiết kế đồ dùng,
đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải cho cô và trẻ mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Lớp lá 4 trường mầm non Họa Mi.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã lựa chọn các phương pháp như:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực hành.
5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung nghiên cứu làm đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ ở lớp, ở
trường.

PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:

Trang 3


Mục tiêu của GDMN là giáo dục trẻ phát triển toàn diện thông qua quá
trình cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi từ việc tận dụng nguyên vật liệu phế thải
và chơi với các đồ dùng, đồ chơi tự tạo đó trẻ sẽ được phát triển nhiều mặt:
- Về thể chất : Thông qua làm đồ dùng, đồ chơi và chơi với đồ dùng- đồ
chơi sẽ giúp trẻ vận động các cơ, sự khéo léo của đôi tay như : nắm, kết, cắt,
đi, bật, nhảy...
- Về phát triển trí thông minh, phát triển nhận thức: Thông qua hoạt động
làm đồ dùng, đồ chơi và chơi các đồ dùng đồ chơi mà các giác quan của trẻ
được luyện tập và phối hợp cùng nhau như: so sánh, nêu đặc điểm, định
hướng, giải quyết vấn đề, phân biệt kích thước, màu sắc, tính chất của đồ
dùng...
- Phát triển ngôn ngữ: Trao đổi, bàn bạc cách làm, cách chơi là nhằm
mục đích phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ.
- Phát triển tình cảm - xã hội: Thông qua hoạt động làm và chơi với các
đồ dùng – đồ chơi mà phát triển ở trẻ tinh thần hợp tác, gắn kết, chia sẻ giữa
trẻ với trẻ và giữa trẻ với cô.

- Phát triển thẩm mĩ: Sau khi hoàn thành một đồ dùng – đồ chơi do mình
làm ra trẻ sẽ rất vui vẻ, thỏa mái khi giới thiệu sản phẩm và chơi cùng sản
phẩm của mình. Tôn trọng, giữ gìn sản phẩm do mình và người khác làm ra.
Biết cần phải biết bảo vệ môi trường.
2. Thực trạng:
Năm học 2016-2017, tôi được phân công dạy lớp lá 4. Tổng số 35 cháu,
trong đó 19 nữ. Khi thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, của các cấp Lãnh đạo.
- Tinh thần động viên, cổ vũ của chị em đồng nghiệp.
- Sự đồng thuận, phối hợp của quý Phụ huynh.
- Phế liệu là kho tài nguyên vô tận.
Trang 4


- Bản thân được tạo điều kiện tham khảo, bồi dưỡng từ nhiều “kênh”
thông tin.
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát.
- Cháu thích thú tham gia cùng cô.
- Đa số trẻ biết giữ gìn bảo quản đồ dùng, đồ chơi, biết lấy và cất đồ chơi
đúng nơi quy định.

Hình 1: Hình ảnh cô và trò lớp lá 4
* Khó khăn:
+ Về phía giáo viên:
- Kỹ năng hướng dẫn trẻ tự tạo đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế, còn nặng
về kết quả sản phẩm.
- Thời gian giành cho hoạt động làm đồ dùng tự tạo từ phế thải còn hạn
chế, còn nặng về vấn đề xây dựng kế hoạch.
- Chưa biết tận dụng môi trường để trưng bày sản phẩm để tạo cảm xúc

thẩm mĩ cho trẻ.
- Đồ dùng phục vụ cho hoạt động còn hạn chế.
+ Về phía trẻ:
Trang 5


- Ngôn ngữ của trẻ chưa mạch lạc, chưa biết diễn đạt được những nghĩ
suy của mình với người khác. Một số kỹ năng còn hạn chế.
- Một số trẻ không tích cực hoạt động, chưa tập trung chú ý.
- Đồ dùng, đồ chơi chưa bảo quản tốt.
- Tính sáng tạo chưa có, còn trông chờ vào sự giúp đỡ của cô.
Từ những nguyên nhân trên, tôi khảo sát và đánh giá về đáp ứng nhu cầu
đồ dùng, đồ chơi của trẻ ở lớp đầu năm như sau:
Nội dung

Số học sinh

Đạt %

Đáp ứng nhu cầu đồ dùng, đồ chơi

17/35

48- 50 %

Trẻ hứng thú tham gia

19/35

50- 55 %


Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy nhu cầu về đồ dùng, đồ chơi của cô và trẻ
là rất lớn và không thể đáp ứng vì mỗi cô được quyền chọn một đề tài tùy
thuộc vào điều kiện, nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ (đề tài mở) trong khi đó
đồ dùng - đồ chơi cần cho một hoạt động còn hạn chế nhiều mặt. Cho nên
việc tận dụng nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi là một giải
pháp góp phần tạo điệu kiện cho trẻ được phát triển toàn diện, góp phần bảo
vệ môi trường và tiết kiệm tiền bạc của mình. Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ,
tìm ra một số biện pháp để giải quyết vấn đề như sau.
3.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyến vấn đề:
Hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi không thể thực hiện được nếu không có
nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi. Để hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi
có hiệu quả, việc sử dụng hợp lý các nguyên vật phế thải là rất quan trọng. Sử
dụng và tận dụng nguyên vật liệu phế thải để làm ra một sản phẩm mới góp
phần gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động học; phát triển khả năng
sáng tạo nghệ thuật cho trẻ, góp phần giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí
phải xử lý rác cho ngành tài nguyên môi trường, tiết kiệm được tiền mua sắm
vật liệu. Như biết tiết kiệm, biết thương yêu bố mẹ làm các cháu rất thích thú;
thích tạo ra những đồ dùng đồ chơi từ những vật tưởng chừng như bỏ đi đó!

Trang 6


Tóm lại việc tận dụng nguyên vật liệu sẳn có, đồ phế thải để tạo đồ dùng,
đồ chơi nhằm mục đích ngoài làm đồ dùng – đồ chơi phục vụ cho cô và cháu
mà còn phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ.
Muốn thực hiện được điều này thì chúng ta phải chú ý đến những biên
pháp:
3.1. Biện pháp 1: Sưu tầm, lựa chọn, gom nhặt những nguyên vật
liệu phế thải làm ĐD, ĐC sao cho đảm bảo vệ sinh, an toàn và đẹp mắt:

a/ Định hình sản phẩm:
Trước khi làm một sản phẩm gì thì cô phải định hình phát họa trước đồ
dùng – đồ chơi đó có dạng hình, khối gì, cần phải có những nguyên vật liệu,
phụ liệu gì để làm. Đây là khâu quan trọng để khi thực hiện không bị lúng
túng.
Ấm ủ ý tưởng làm đồ dùng, đồ chơi đã lau nên lúc nào tôi cũng chú ý tìm
nguyên vật liệu phế thải.
b/ Công tác phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng:
Sau khi định hình sản phẩm nếu chưa có hoặc chưa đủ thì có thể kêu gọi
phụ huynh đóng góp như lúc phụ huynh đón, đưa trẻ, hoặc ghi trong vở học
học sinh (công việc thu gom phải tiến hành trước ít nhất là 1 tuần), có thể thu
nhặt khi đi chợ, lúc ở nhà, ở trường...Một mảnh gỗ, một chai nước, lon
bia...cũng là một tài nguyên đối với cô và trẻ.

Hình 2: Cô vận động phụ huynh nộp nguyên vật liệu phế thải

Trang 7


c/ Khâu vệ sinh:
Sau khi thu gom được, thì cô phải bắt tay ngay vào khâu vệ sinh như: lau
chùi, phủi bụi (giấy, báo, tờ lịch cũ, hộp catông..), súc sạch (nếu hũ, chai...vật
không thấm nước), ngâm xà phòng một lát rồi phơi khô. Nếu không làm sạch
thì nguyên liệu sẽ bốc mùi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường, và sức khỏe.
Loại bỏ những phần hư, phần không dùng. Cất giữ cẩn thận.

Hình 3: Cô đang vệ sinh những nguyên vật liệu phế thải thu gom được

3.2. Biện pháp 2: Xác định mục đích làm đồ dùng, đồ chơi phải phù
hợp với từng nội dung, chủ đề, thời gian.

Tuỳ theo từng nội dung, từng chủ đề, thời điểm mà có sự lựa chọn một số
đồ dùng – đồ chơi và nguyên vật liệu để làm phù hợp.
Ví dụ như đầu năm học; khả năng của trẻ còn hạn chế nên cô cần lựa
chọn những nguyên liệu có thể sử dụng luôn như tận dụng hộp thuốc rỗng hay
Trang 8


lon bia và bỏ ít viên sỏi vào và đóng nắp lại là trẻ sẽ có ngay một dụng cụ
phát ra âm thanh nghe vui tai và lạ mắt...

Hình 4: Đồ dùng làm từ nguyên vật liệu lon bia

Còn sau khi trẻ được học một thời gian ( giữa học kì I) trẻ đã quen dần
thì cô có thể sử dụng nguyên vật liệu phế thải tạo hình sẳn và trẻ chỉ cần gắn
kết lại thì sẽ thành một món đồ dùng, đồ chơi ưng ý. Đến gần cuối năm học
thì khả năng của trẻ phát triển hơn thì cô có thể phác hoạ hình còn có thể để
cho cháu tự làm, tự gắn kết (dưới sự chỉ dẫn của cô), trang trí tạo thành một
món đồ dùng, đồ chơi. Việc tận dụng nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng
– đồ chơi phải đi từ đơn giản đến khó dần. phải phù hợp với từng nội dung,
từng chủ đề. Vì mục đích làm đồ dùng, đồ chơi ngoài là để thoả mãn nhu cầu
vui chơi mà còn là để thoả mãn nhu cầu phục vụ cho hoạt động dạy và học
của cô và trẻ. Ví dụ như trong chủ để “ Động vật ” thì cô không thể cho trẻ
Trang 9


khám phá, thiết kế làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho nội dung chủ đề “ Thực
vật”. Điều đó sẽ làm hạn chế tính tích cực, tính hấp dẫn của đồ dùng, đồ chơi.
3.3. Biện pháp 3: Xây dựng ý tưởng, nghiên cứu và tiến hành làm đồ
dùng, đồ chơi cho cô và trẻ:
Căn cứ vào từng nội dung bài dạy mà tôi đã xây dựng ý tưởng và cùng

cháu đàm thoại về cách làm: Với đồ chơi này ta cần phải làm như thế nào và
cần những nguyên vật liệu nào; có thể thay thế nguyên vật liệu khác được
không? Vì sao?
Với loại hình cho trẻ làm đồ dùng – đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải
thì cần tuân thủ các bước như sau và không được đảo ngược trình tự tiến
hành:
- Bước 1: Cho trẻ quan sát mẫu do cô làm ra. Gọi tên đồ dùng – đồ chơi.
Cho trẻ sờ và chơi thử với đồ dùng – đồ chơi đó để gây hứng thú. Gọi tên
nguyên vật liệu đã làm ra đồ dùng – đồ chơi đó.

Hình 5: Cô và trẻ cùng quan sát mẫu những đồ dùng
làm từ nguyên vật liệu phế thải

Trang 10


- Bước 2: Cô làm mẫu. Vừa làm vừa giảng giải cách làm.(Cô càng chi
tiết, dễ hiểu thì trẻ sẽ dễ làm theo)

Hình 6: Trẻ quan sát cô làm mẫu chiếc lồng đèn

- Bước 3: Hướng dẫn trẻ làm từng bước theo cô. Cô cần bao quát trẻ.
Làm xong từng phần này rồi mới bước tiếp sang theo phần khác. Còn những
chi tiết phụ (trang trí, tô điểm thì có thể để trẻ sáng tạo- Có thể làm gì thêm để
đồ dùng – đồ chơi này thêm đẹp mắt?...)

Hình 7: Cô và trẻ cùng làm chiếc lòng đèn từ những NVL phế thải

Trang 11



- Bước 4: Trưng bày sản phẩm. Trẻ nhận xét, đánh giá về sản phẩm vừa
làm ra. Cô nên động viên, khích lệ cháu. Tuyệt đối không chê bai sản phẩm
của cháu làm ra dù là nó không vừa ý. Hướng dẫn trẻ chơi và cất sản phẩm.

Hình 8: Trẻ trưng bày sản phẩm đồ dùng tự làm

* Chú ý thời gian không nên cho trẻ ngồi quá lâu trẻ sẽ chán và mệt mỏi.
3.4. Biện pháp 4: Tận dụng nguyên vật liệu phế thải khác nhau trong
làm đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ:
- Đồ dùng, đồ chơi làm bằng giấy, bìa, lịch và một số phụ liệu khác:
Với nguyên vật liệu này thì cô có thể cùng cháu bắt tay ngay vào việc
làm đồ dùng, đồ chơi đơn giản như:
+ Những con số thân quen: Cắt con số trên tờ lịch cũ (lịch lốc) để phục
vụ hoạt động làm quen với toán.
+ Thẻ lô tô: Cắt những hình ảnh trên tạp chí, quảng cáo (mỗi hình ảnh có
số lượng từ 2 trở lên) dán vào tờ lịch tập cũ, vỏ hộp bánh... sau đó cắt rời ra
thành từng tranh để làm tranh lô tô phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn
ngữ, hoạt động giáo dục thể chất, hoạt động nhận thức, hoạt động phát triển
tình cảm – xã hội, hoạt động thẩm mĩ.
Trang 12


+ Cái hộp kì lạ: Sử dụng hộp cát tông rỗng; cắt, khoét và dán hình thì ta
sẽ có ngay một đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho cô và trẻ trong hoạt động phát
triển ngôn ngữ, hoạt động thể chất, nhận thức, thẩm mĩ..
Sử dụng: Để dùng cho hoạt động tạo hình, toán, văn học.
+ Những đồ dùng phục vụ cho chủ đề nghề nghiệp. ( nghề xây dựng):
Tạo ra những cái cuốc, cái xẻng…)
Chuẩn bị:

- Bìa gạch tông, hồ dán, kéo, giấy màu keo dính, dây kẽm, xốp, hộp sơn
màu…
Cách làm:
- Đồ dùng cái cuốc, xẻng…
Vẽ mẫu lưỡi cuốc hình chữ nhật lên giấy A4.
Lấy mẫu đó đặt trên bìa gạch tông để cắt theo mẫu.
Lấy xốp màu cắt hình chữ nhật dài cuộc lại để làm thành cán cuốc
Gắn lưỡi cuốc và cán cuốc lại với nhau để được cái cuốc.
Lấy keo nước màu sơn vào mặt lưỡi cuốc và dùng giấy màu cắt và trang
trí phần cán cuốc.

Hình 9: Đồ dùng chủ đề nghề nghiệp được làm từ NVL bìa cát tông, ống nhữa, kẽm

Trang 13


- Đồ chơi tận dụng nguyện vật liệu là áo đi mưa cũ:
+ Cửa hàng túi xách:
Chuẩn bị: Áo đi mưa tiện lợi, kim chỉ, cúc áo, phụ liệu khác.
Cách làm: Cắt áo đi mưa cũ ra nhiều dải dài. Cùng cô tết bím. Cô quấn
theo hình tròn để tạo thành cái đáy túi xách; bẻ góc và kết tròn, kết phụ liệu
tạo thành cái túi xách “green” để đựng lược, dây cột tóc hay dụng cụ học tập.
+ Cây xương rồng: Tận dụng áo đi mưa cũ, cắt thành dải dài. Dùng kim
móc, móc chữ i tạo thành cây xương rồng nhỏ. Có thể dùng để học đếm, trang
trí.
- Đồ chơi tận dụng hộp sữa chua: Có thể tận dụng làm rất nhiều đồ
dùng, đồ chơi khác nhau.Ví dụ đơn giản: Làm con lợn:
Chuẩn bị: Hộp sữa chua, xốp, kéo, keo dán, bút lông, hạt đậu.
Cách làm: Định hình trước của con lợn; dán úp chặt 2 hộp sữa vào nhau
và đã cắt 2 hình tam giác nhỏ màu hồng làm cái tai, và một hình tròn nhỏ

phía dưới làm mỏ). Dùng hạt đậu đen làm mắt 2 bên; hoặc có thể vẽ con mắt
bằng bút lông. Hai bên thân hộp sữa ta gắn kết 2 hình tam giác nhỏ màu hồng
để làm 2 cái tai. Phía sau ta làm một cái đuôi nhỏ có dạng hình cong dài đã
được cắt khía cho đẹp. Phía dưới cắt 4 đoạn ống hút hoặc 4 cục đất nặn lăn
dọc dính vào làm bốn cái chân.
Đồ dùng, đồ chơi này dùng để phục vụ cho chủ đề động vật.

Trang 14


* Đồ chơi tận dụng nguyên vật liệu là bít tất, tất len cũ:
- Chú thỏ dễ thương:
Chỉ với một chiếc tất chân cũ là có thể giúp cô làm được một chú thỏ
bông dễ thương cho bé rồi!
Chuẩn bị:
- Bít tất cao cổ: một chú thỏ bông cần một bít tất; bít tất xù càng dễ
thương.
- Kéo, kim, chỉ màu, bông gòn, cúc hoặc hạt phụ liệu làm mắt, mũi thú
bông
Cách làm:
Dùng xốp màu cắt 2 hình tam giác nhọn để làm đôi tai thỏ. Khoét 2 lỗ
nhỏ ở 2 bên mũi chiếc tất cho 2 hình tam giác vào. Cho bông gòn vào tất cho
thật căng tròn. Lấy sợi dây ru băng cột ½ chiều dài chiếc tất để làm đầu mèo.
Gắn 2 cái cúc áo màu đen (hoặc hột hạt) để làm mắt thỏ. Lấy sợi chỉ màu đỏ
hoặc miếng xốp màu đỏ vắt ngang qua 2 bên để làm miệng thỏ. Mũi có thể
dung hột cườm không để làm. Thế là bạn có ngay một chú thỏ cực kì dễ
thương và không “đụng hàng”

Trang 15



Khi sử dụng ta luồn bàn tay vào phần tất còn lại để tạo cử động. Đồ chơi
này có thể để phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ.
- Loại tận dụng nguyên vật liệu tổng hợp:
Rối:
Chuẩn bị: Vải vụn, bóng, hộp nhựa, dây len, dây ru băng. Giấy vẽ, màu
sáp, giấy màu, hồ dán, keo…
Cách làm:
- Cắt và dán các chi tiết phụ của nhân vật vào quả bóng, hộp xê nhựa
(Làm đầu), lấy chai nước hoặc quần áo may sẵn làm thân.Gắn đầu nhân vật
vào quần áo may sẳn. Khi sử dụng ta có thể luồn tay hay que vào để điều
khiển. Dùng để dạy toán, tạo hình, làm quen văn học, giáo dục lễ giáo.
- Với loại rối này, ta có thể sử dụng để làm các nhân vật truyện trong giờ

làm quen văn học hay đưa vào hoạt động góc.

* Sâu con học chữ, học toán:
Chuẩn bị:
- Vỏ lon bia, vỏ hộp sữa, cốc nhựa cũ, bóng nhựa, xốp màu, gai dính, dây
điện, ống hút, thẻ chữ cái, thẻ số…
Cách làm:
- Lấy quả bóng nhựa làm đầu của sâu, cắt xốp màu làm mắt mũi miệng,
chân của sâu.
Trang 16


- Lấy dây điện làm râu của sâu.
- Lấy các vỏ lon bia, vỏ hộp sữa, bóng nhựa, làm thân của con sâu.
- Làm băng dính giữa các thân của con sâu và trên thân sâu để gắn thẻ số
và thẻ chữ cái khi cần thiết.

Cách sử dụng:
Có thể dán lên mỗi đốt thân con sâu một dãy số; hoặc một nhóm chữ
cái....

* Làm con lợn từ quả trứng:
- Chuẩn bị: Vỏ quả trứng vịt, xốp màu, nắp chai xả làm mềm vải. dép lào
cũ.
- Cách làm: Lấy nắp chai xả vải làm mồm; dán 2 hình tròn hồng làm
mũi lợn.
Lấy hộp sữa lên men cắt 2 lỗ tai khum khum, mắt có thể vẽ hoặc cắt xốp
den để làm, 4 chân làm bằng xốp dép lào, đuôi lợn cắt xốp mỏng vuốt xoăn để
gắn vào phía sau.
* Làm con bướm từ thìa nhựa:

Trang 17


- Chuẩn bị: Thìa ăn sữa chua đã được vệ sinh, tẩy sạch, xốp, đề can, keo
dính…
- Cách làm: Lấy hình tròn nhỏ gắn vào phần trên cái thìa làm mắt con
bướm. Vẽ các chi tiết trên khuôn mặt. Cắt 2 cánh bằng giấy hoa, giấy xốp.. .
Chọn hoạt tiết ( hay cắt) để dán vào cánh trang trí cho đẹp. Dùng cây bút chì
vuốt sợi xốp cho xoăn làm râu. Thế là có ngay một chú bướm...

4. Kết quả đạt được:
Qua việc tìm hiểu và vận dụng những biện pháp trên từ đầu năm học đến
nay, kết quả đạt được so với năm học trước như sau:
Nội dung
Đáp ứng nhu cầu đồ dùng,


Trước khi áp dụng

Sau khi áp dụng

biện pháp
48 – 50 %

biện pháp
80 – 85 %

50 - 55%

90%

đồ chơi:
Trẻ hứng thú tham gia
Đối với cô giáo:
- Đáp ứng được nhu cầu đồ dùng, đồ chơi phong phú, phù hợp với từng
chủ đề.
Trang 18


- Đỡ một phần kinh phí.
- Có kĩ năng làm đồ dùng, đồ chơi một cách linh hoạt.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sau khi thực hiện và vận dụng các biện pháp “ Tận dụng nguyên vật
liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ ” tôi có những kết quả sau
đây:
- Những biện pháp đó được Ban giám hiệu đánh giá cao.

- Đảm bảo tính sư phạm (Có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm,
gợi mở, hấp dẫn, lôi cuốn; kích thích trẻ tò mò, cùng một đồ dùng đồ chơi có
thể sử dụng vào nhiều hoạt động học khác nhau)
- Đảm bảo tính an toàn, phù hợp (An toàn không độc hại, không gây
nguy hiểm, kích thước, màu sắc phải phù hợp)
- Đảm bảo tính phổ biến, dễ tìm.
- Đảm bảo tính sáng tạo: từ một nguyên vật liệu có thể chế tạo ra nhiều
đồ dùng, đồ chơi khác nhau.
- Trao đổi, rút kinh nghiệm lẫn nhau để rút ra những mặt mạnh, hạn chế
của đề tài.
- Làm tốt công tác bồi dưỡng và tổ chức hội thi để rút ra những tồn tại để
bồi dưỡng kịp thời.
- Có đầy đủ đồ dùng – đồ chơi, không bị động trong mỗi hoạt động cụ
thể.
- Trẻ hứng thú, tích cực với hoạt động học.
- Phụ huynh ngày càng hiểu thêm về ngành học Mầm non.
2. Kiến nghị:

Trang 19


Tuy nhiên để phát huy tốt việc tận dụng nguyên vật liệu phế thải để làm
đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ lớp lá 4 cũng như trong toàn trường, tôi có
một số đề xuất như sau:
- Hỗ trợ trong việc nghiên cứu, cập nhật các thông tin mới về chuyên đề.
- Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, gợi ý cho giáo viên thực hiện có
kết quả.
Trên đây là một số biện pháp tận dụng nguyên vật liệu phế thải làm đồ
dùng, đồ chơi cho cô và trẻ đã và đang thực hiện và đạt hiệu quả ở lớp tôi,
cũng như các lớp khác trong toàn trường. Rất mong có được những ý kiến

đóng góp chân thành của Ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp
cùng các cấp lãnh đạo giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác chăm sóc và
giáo dục trẻ.
Đăk Drô, ngày 13/ 12/ 2016
Người viết

Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 20


NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

NHẬN XÉT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Trang 21


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Trang 22



×