Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Bài giảng Kinh tế học: Chương 1 - Trương Ngọc Hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 36 trang )

Chương 1:

GiỚI THIỆU KINH TẾ HỌC

“Khoa học chẳng qua chỉ là sự chắc lọc những
tư tưởng thường nhật”
A.Anh-xtanh

Trương Ngọc Hảo


Nội dung chính:
 Kinh tế học
 Kinh tế học là gì?
 Các vấn đề kinh tế cơ bản
 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
 Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc
 Chi phí cơ hội
 Mô hình kinh tế học
 Sơ đồ chu chuyển
 Đường giới hạn khả năng sản xuất
2
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


I.Kinh tế học
1.Kinh tế học là gì?
 Thuật ngữ nền kinh tế bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp

có nghĩa là “người quản gia”
 Một gia đình và một nền kinh tế phải đối mặt với


nhiều quyết định.
Ví dụ:
Người nào sẽ xay lúa và ai sẽ bồng em?
Việt Nam hiện có nên đầu tư phát triển ngành công
nghiệp ô tô?
3
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


I.Kinh tế học
1.Kinh tế học là gì?
 Trong thế giới thực, hầu hết tài nguyên
(nguồn lực) là có giới hạn.
 Trong khi đó, nhu cầu vật chất là vô hạn.
 Quy luật khan hiếm được biểu hiện là mâu
thuẫn giữa nhu cầu vô hạn và khả năng
(nguồn lực) có giới hạn của con người.

4
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


I.Kinh tế học
1.Kinh tế học là gì?
Con người làm thế nào để thỏa mãn nhu
cầu của mình một cách hiệu quả nhất trong
khi các nguồn lực là có hạn?

5
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning



I.Kinh tế học
1.Kinh tế học là gì?
Kinh tế học là bộ môn khoa học nghiên cứu sự
phân bổ các nguồn lực khan hiếm vào những
mục đích sử dụng khác nhau, có tính cạnh tranh
nhau nhằm tối đa hóa lợi ích của các cá nhân và
xã hội.
Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách xã hội
quản lý các nguồn lực khan hiếm. (N.G.Mankiw)

6
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


I.Kinh tế học
2.Các vấn đề kinh tế cơ bản
Các quốc gia đều phải đối diện trước 3 vấn
đề kinh tế cơ bản là:
1
2
3

• Sản xuất cái gì?
• Sản xuất như thế nào?
• Số lượng bao nhiêu?

• Sản xuất cho ai?
7

Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


I.Kinh tế học
2. Các vấn đề kinh tế cơ bản
Cách thức giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ
bản:
 Nền kinh tế thị trường thuần túy
 Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
 Nền kinh tế hỗn hợp

8
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


I.Kinh tế học
3. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô
• Kinh tế học vi mô nghiên cứu các hộ gia đình và
doanh nghiệp ra quyết định như thế nào và
tương tác với nhau ra sao trên các thị trường.
• Đối tượng nghiên cứu chính của kinh tế học vi
mô là:
 Người tiêu dùng
 Hãng sản xuất
 Chính phủ
9
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


I.Kinh tế học

3. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô
 Người tiêu dùng: Lựa chọn tổ hợp hàng hóa
dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu với thu nhập có
hạn.
 Hãng sản xuất: Quyết định sản xuất cái gì, sử
dụng các đầu vào như thế nào, sản lượng bao
nhiêu
 Chính phủ: Sản phẩm nào chính phủ sẽ sản
xuất, đánh thuế hay trợ cấp. Chính phủ đưa ra
những quy chế chính sách cho các ngành sản
xuất, người tiêu dùng
10
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


I.Kinh tế học
3.Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô
• Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các hiện tượng
trong tổng thể nền kinh tế.
• Kinh tế học vĩ mô đề cập đến:
- Sản lượng
- Lạm phát
- Thất nghiệp…

 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô có mối
quan hệ đan xen mật thiết với nhau, tuy nhiên
hai lĩnh vực này vẫn là riêng biệt.
11
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning



I.Kinh tế học
4.Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
• Kinh tế học thực chứng là việc sử dụng các lý
thuyết, mô hình để giải thích, dự báo các vấn đề
kinh tế.
• Kinh tế học thực chứng có tính khoa học và
khách quan.

Ví dụ:
- Học phí cao làm tỷ lệ sinh viên bỏ học tăng.
- Bảo vệ môi trường giúp phát triển bền vững.
12
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


I.Kinh tế học
4.Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
• Kinh tế học chuẩn tắc tiếp cận các vấn đề theo
quan điểm mệnh lệnh.
• Kinh tế học chuẩn tắc có tính chủ quan.
Ví dụ:
- Nhà nước nên giảm học phí cho sinh viên.
- Chúng ta nên bảo vệ môi trường.

13
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


I.Kinh tế học

4.Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
 Kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc về cơ bản
là khác nhau nhưng thường được đan xen trong
hệ thống niềm tin của một con người.
 Ví dụ: Nếu học phí cao làm tỷ lệ sinh viên bỏ học
tăng là “thuyết phục” thì có thể nhiều người sẽ
ủng hộ quan điểm Nhà nước nên giảm học phí
cho sinh viên.

14
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


II. Chi phí cơ hội
 Quy luật khan hiếm đặt con người vào hoàn cảnh

phải lựa chọn.
 Để có được một thứ ưu thích, chúng ta thường
phải từ bỏ một thứ khác mà mình cũng ưu thích.





Đi học hay ngủ
Thực phẩm hay quần áo
Súng hay bánh mì
Hiệu quả hay bình đẳng
15
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning



II. Chi phí cơ hội
 Nguyên lý 1 của kinh tế học:

“Con người đối mặt với sự đánh đổi”

16
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


II. Chi phí cơ hội
• Việc ra quyết định đòi hỏi phải so sánh lợi
ích và chi phí của các hành động khác
nhau.
 Nguyên lý 2 của kinh tế học:

“Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để
có được nó”
17
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


II. Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn
từ bỏ để có được nó. (N.G.Mankiw)
Chi phí cơ hội của một phương án sử
dụng nguồn lực là phần lợi ích bị mất đi do
không đầu tư vào phương án tốt nhất
trong số các phương án còn lại bị bỏ qua.


18
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


III. Mô hình kinh tế học
• Các nhà kinh tế cũng sử dụng mô hình để
tìm hiểu về thế giới.
• Hai mô hình kinh tế cơ bản nhất:
 Sơ đồ chu chuyển
 Đường giới hạn khả năng sản xuất

19
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


III.Mô hình kinh tế học
1.Sơ đồ chu chuyển
Sơ đồ chu chuyển là biểu đồ biểu thị dòng

tiền luân chuyển thông qua các thị trường,
giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp.

20
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


Hình 1: Sơ đồ chu chuyển
Doanh thu
H.hóa &

d.vụ bán ra

Thị trường
hàng hóa và
dịch vụ

Lương, tiền thuê
và lợi nhuận

H.hóa & d.vụ
mua vào

Hộ gia đình

Doanh nhiệp

Các yếu tố
sản xuất

Chi tiêu

Thị trường
các yếu tố
sản xuất

Lao động, đất
đai và vốn
Thu nhập

21


Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


III.Mô hình kinh tế học
2.Đường giới hạn khả năng sản xuất
Đường giới hạn khả năng sản xuất là một đồ thị
biểu thị những phối hợp khác nhau của sản lượng

đầu ra mà nền kinh tế có thể sản xuất khi sử dụng
các yếu tố và công nghệ sản xuất sẵn có.

22
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


III.Mô hình kinh tế học
2. Đường giới hạn khả năng sản xuất
Ví dụ: một nền kinh tế chỉ sản xuất hai sản phẩm là
Súng và Bánh mì. Sản lượng tối đa được tạo ra
như sau:
Phối hợp
A
B
C
D
E

Bánh mì
0

50
100
150
200

Súng
100
90
75
50
0
23
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


Hình 2: Đường giới hạn khả năng sản xuất

Súng

H

100 A B
90
75
F

G
C

D


50

Đường giới hạn
khả năng sản xuất

E
50

100

150

200

Bánh mì
24
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


III.Mô hình kinh tế học
2.Đường giới hạn khả năng sản xuất

 Những ý tưởng kinh tế được thể hiện qua
đường giới hạn khả năng sản xuất:
• Hiệu quả
• Sự đánh đổi
• Chi phí cơ hội
• Chi phí cơ hội có quy luật tăng dần


25
Copyright © 2004 South-Western/Thomson Learning


×