Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

luận văn hệ thống thông tin kinh tế phát triển thƣơng hiệu điện tử cho công ty TNHH ferroli asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.58 KB, 51 trang )

1

1

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành, ngoài vận dụng những kiến thức, kỹ năng trong
suốt bốn năm học, những hiểu biết trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Ferroli
Asean. Em còn nhận sự giúp đỡ to lớn của nhiều thầy cô giáo, anh chị và bạn bè.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn đến các thầy
các cô giảng viên trường đại học Thương Mại đã trang bị cho em những kiến thức nền
tảng về các môn học cơ sở cũng như chuyên ngành thương mại điện tử.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn Th.S.
Vũ Thị Hải Lý, đã hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình làm và hoàn thiện Khóa
luận này.
Đồng thời, em xin cám ơn các cô chú, anh chị trong ban lãnh đạo, phòng
marketing công ty TNHH Ferroli Asean đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực
tập cũng như thu thập số liệu tại công ty.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện khóa luận của mình nhưng do hạn chế về kiến
thức, kinh nghiệm thực tế nên bài khóa luận còn nhiều sai sót, rất mong nhận được
những nhận xét góp ý của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Đinh Hồng Ngọc


2

2


MỤC LỤC


3

3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

CNTT

Công nghệ thông tin

TNHH
TMĐT

Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại điện tử

SEO

Search Engine Optimiziton (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)


4

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng biểu
Bảng 2.1
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.6

Tên bảng biểu
Kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2016-2017
Đánh giá về thương hiệu của công ty TNHH Ferroli Asean trên
thị trường
Sản phẩm được khách hàng biết tới nhiều nhất
Các kênh thông tin truyền thông của Ferroli Asean
Các kênh thông tin trực tuyến của Ferroli Asean
Các dạng thông tin khách hàng muốn nhận được
Một số góp ý cải thiện hoạt động truyền thông của công ty
THNN Ferroli Asean

Trang
21
26
27
29
30
31
32



5

5

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình vẽ
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3

Tên hình vẽ
Logo công ty TNHH Ferroli Asean
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Quy trình kinh doanh của công ty TNHH Ferroli Asean

Trang
17
19
21


6

6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ngày nay, CNTT ngày càng phát triển và các hoạt động thông qua mạng Internet

cũng phát triển theo. Thương mại điện tử (TMĐT) ra đời mở ra một bước ngoặt mới
mang lại cho các doanh nghiệp nhiều thuận lợi trong sản xuất và hoạt động kinh
doanh. Đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài biện pháp phát triển thương hiệu truyền
thống thì họ đã biết tận dụng sự lan truyền của cộng đồng mạng, sử dụng nhiều công
cụ khác nhau của marketing điện tử để thu hút và tìm kiếm khách hàng... . Việc phát
triển thương hiệu điện tử đóng góp rất lớn vào sự phát triển của doạnh nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình tiếp cận tại công ty TNHH FerroliAsean nhận thấy
công ty vẫn chưa có kế hoạch tiếp cận với khách hàng bằng cách phát triển thương
hiệu điện tử một cách bài bản. Bởi lý do công ty hoạt động mạnh trong mảng sản xuất
và phân phối. Việc bán sản phẩm sẽ mang đến các đại lý, siêu thị, cửa hàng. Mặc dù là
công ty với quy mô lớn, tuy nhiên trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ
bão, nếu không đầu tư và theo kịp sẽ bị bỏ lại phía sau. Do đó nắm bắt được tầm quan
trọng của vấn đề trên đối với doanh nghiệp, sau quá trình học tập và rèn luyện tại
trường Đại học Thương Mại, khoa Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế và Thương Mại Điện
Tử, được sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, cùng với những hiểu biết thực tế trong
thời gian thực tập tại Công ty TNHH Ferroli Asean, em đã tìm hiểu được cơ bản những
thông tin về công ty, phát hiện ra ý nghĩ của việc phát triển thương hiệu điện tử. Vì vậy
em xin lựa chọn đề tài khóa luận của mình là: “Phát triển thương hiệu điện tử cho
Công Ty TNHH Ferroli Asean”

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba nội dung chính như sau:
-Thứ nhất: Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hoạt động phát triển thương hiệu
điện tử của Công ty TNHH Feroli Asean.
-Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng về việc phát triển thương hiệu điện tử,
kết quả và ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến việc phát triển
thương hiệu điện tử cho TNHH Ferroli Asean.
-Thứ ba: Từ cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu điện tử
của công ty để đưa ra giải pháp giúp phát triển thương hiệu điện tử củacông ty TNHH

Ferroli Asean.
2.2. Các nhiệm vụ nghiên cứu
Các nhiệm vụ cần giải quyết trong đề tài này bao gồm:
- Xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về hoạt động phát triển thương hiệu điện tử


7

7

- Đánh giá chính xác thực trạng việc phát triển thương hiệuđiện tử tại công ty
TNHH Ferroli Asean
- Đưa ra những cái nhìn tổng quan và hướng phát triển khi tiến hành phát triển
thương hiệu cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Đưa ra những đề xuất và kiến nghị giúp Công ty phát triển thương hiệu điện tử.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về không gian: Tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển thương hiệu điện tử
cho công ty TNHH Ferroli Asean. Chủ yếu thông qua mạng xã hội Facebook và
Website
Về thời gian: Do điều kiện hạn chế về thời gian, nguồn thông tin thu thập từ công
ty và thống kê từ các kênh mạng xã hội như: Facebook, Website nên trong đề tài luận
văn sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính chất cần thiết đối với việc phát
triển thương hiệu điện tử cho công ty trên mạng xã hội Facebook và Website trong 2
năm gần nhất: 2016 – 2017 và dự kiến đến năm 2020
Ý nghĩa của nghiên cứu
- Cung cấp hệ thống những lý luận cơ bản về phát triển thương hiệu điện tử
- Nghiên cứu hoàn thành sẽ là đóng góp tài liệu tham khảo hữu ích cho các
nghiên cứu khác về phát triển thương hiệu điện tử, tăng vị thế của công ty trên thị
trường và trong con mắt của khách hàng.

- Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu
điện tử để đưa ra những đề xuất, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển
thương hiệu của công ty.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu
Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển thương hiệu điện tử, chủ yếu qua mạng xã
hội Facebook và website, tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động
truyền thông của công ty thông qua điều tra dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Đây là hai
nguồn dữ liệu quan trọng, đặc biệt trong nghiên cứu hoạt động truyền thông vì nó
mang tính chính xác, khách quan cao.
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua Phiếu điều tra ý kiến khách hàng và
Phỏng vấn chuyên gia. Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu không có sẵn, do người nghiên
cứu tự thu thập và xử lý để phục vụ cho nghiên cứu của mình.
4.1.1.1. Công cụ phiếu điều tra
Hình thức: Bảng câu hỏi sẽ được thiết kế với 2 loại câu hỏi là: Câu hỏi đóng và
câu hỏi mở dành cho khách hàng hiện đang sử dụng sản phẩm của công ty.


8

8

Nội dung: Để phục vụ cho việc nghiên cứu, các câu hỏi sẽ xoay quanh vấn đề
phát triển thương hiệu và hiệu quả từ các hoạt động phát triển thương hiệu của công ty.
Từ đó sẽ đưa ra kết luận về những yếu tố sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của một hoạt động
phát triển thương hiệu. Từ đó có được các giải pháp tốt nhất để Công ty TNHH Ferroli

Asean phát triển thương hiệu điển tử có hiệu quả cao nhất.
Cách tiến hành: Bảng câu hỏi sẽ được gửi tới 30 khách hàng đang sử dụng sản
phẩm của công ty để thu thập ý kiến. Các câu hỏi được gửi tới khách hàng do đó sẽ
đảm bảo được tính khách quan nhất.
4.1.1.2. Phỏng vấn chuyên gia
Mục đích: Thu thập các thông tin chuyên sâu và chi tiết về hoạt động phát triển
thương hiệu của công ty TNHH Ferroli Asean.
Hình thức: 3 câu hỏi
Nội dung: Các câu hỏi mở để có thể ghi chép câu trả lời
Hình thức tiến hành: Phỏng vấn cá nhân là bà: Lê Hồng Hanh - giám đốc
Marketting
4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có
thể là khác với mục đích nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý hoặc
đã xử lý. Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài chủ yếu được lấy từ hai nguồn chính. Một
là thông tin mở do công ty TNHH Ferroli Asean cung cấp, với hình thức phỏng vấn
chuyên gia được nêu trong phần phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ở trên. Đồng thời
là bảng câu hỏi được gửi đến 30 khách hàng để thu thập dữ liệu, thông tin về hiệu quả
phát triển thương hiệu của công ty TNHH Ferroli Asean.
Hai là từ các thiết bị thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí, giáo trình, luận
văn…
Các dữ liệu thu thập từ nguồn mở của công ty là các báo cáo kinh doanh, các con
số thống kê về thực trạng hoạt động phòng Marketing của công ty. Còn các dữ liệu từ
nguồn sách, báo, internet… thường là các bài báo gắn với thực tế hoặc các giáo trình
có cơ sở lý luận khá bao quát về vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên dữ liệu này thường
không gần với mục tiêu nghiên cứu đề tài, thường phải chọn lọc những trích dẫn và
những ý hay hoặc thông qua xử lý dữ liệu để có được những dữ liệu có áp dụng cho
nghiên cứu.
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
4.2.1 Phương pháp định lượng

Mục tiêu của phương pháp định lượng chính là đưa ra những thông tin và kết quả
quan trọng nhất từ tài liệu thu thập được. Kết quả nghiên cứu sẽ được tổng hợp vào
một bảng riêng. Từ cơ sở đó sẽ đưa ra các kết luận cuối cùng. Tuy nhiên trong bài


9

9

khóa luận này em sẽ sử dụng phương pháp định tính để xử lý số liệu. Dựa vào các
thông tin thu thập được từ bảng hỏi và thông qua các con số có trong giả thiết. Phương
pháp phân tích sẽ có sự hỗ trợ với phần mềm tính toán trên Excel.
4.2.2 Phương pháp định tính
Sử dụng Phương pháp tổng hợp – quy nạp: Hai phương pháp này bổ túc cho
nhau. Phương pháp tổng hợp tập trung trình bày các dữ kiện và giải thích chúng theo
căn nguyên. Sau đó, bằng phương pháp quy nạp người ta đưa ra sự liên quan giữa các
dữ kiện và tạo thành quy tắc.
Sử dụng phương pháp diễn dịch: Là phương pháp từ quy tắc đưa ra ví dụ cụ thể
rất hữu ích để kiểm định lý thuyết và giả thiết. Mục đích của phương pháp này là đi
đến kết luận. Kết luận nhất thiết phải đi theo các lý do cho trước. Các lý do này dẫn
đến kết luận và thể hiện qua các minh chứng cụ thể.

5. NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khóa luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì được kết cấu gồm 3 chương
chính:
Chương 1: Tổng quan lý luận về phát triển thương hiệu điện tử
Chương 2: Thực trạng phát triển thương hiệu điện tử tại công ty TNHH Ferroli
Asean
Chương 3: Các kết luận và đề xuất về việc phát triển thương hiệu điện tử cho
công ty TNHH Ferroli Asean



10

10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU ĐIỆN TỬ
1.1. Thương hiệu
1.1.1. Tiếp cận thương hiệu
Thương hiệu được hiểu với nhiều khái niệm khác nhau. Theo hiệp hội marketing
Hoa Kỳ thì thương hiệu là một cái tên, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ kiểu
thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xây dựng và phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của đối thủ cạnh tranh. Một ví dụ khác theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO thì
thương hiệu là một dấu hiệu đặc biệt để phân biệt, nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay
dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Tuy nhiên với đề tài này mà em lựa chọn thì Thương hiệu sẽ được hiểu là một tập
hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩn, doanh nghiệp, là hình tượng
trong tâm trí người tiêu dùng bao gồm:
- Các dấu hiệu trực giác tác động trực tiếp lên các giác quan, khả năng tiếp cận
nhanh chóng. Lấy ví dụ minh họa: Tên, Logo, Slogan, nhạc hiệu, kiểu dáng, màu
sắc…
- Các dấu hiệu trí giác: Là hình ảnh hiện hữu trong tâm trí người dùng. Lấy ví dụ
minh họa: Cảm nhận được sự tin cậy, an toàn; sự khác biệt về hình ảnh sản phẩm; giá
trị cá nhân khi tiêu dùng sản phẩm.
Có hai khía cạnh gắn với thương hiệu: tâm lý và trải nghiệm. Trải nghiệm về một
thương hiệu là tổng hợp tất cả những gì người tiêu dùng cảm nhận được khi tiếp xúc
với sản phẩm mang thương hiệu đó. Khía cạnh tâm lý, hoặc hình ảnh của một thương
hiệu, là một kiến tạo biểu tượng được tạo ra trong tâm trí người tiêu dùng và gợi lên tất
cả những thông tin và trông đợi gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ có thương hiệu đó.

Xây dựng thương hiệu là đề ra và gây dựng được những trông đợi gắn với trải
nghiệm thương hiệu, tạo ra được ấn tượng rằng thương hiệu đó gắn với một sản phẩm
hoặc dịch vụ với những chất lượng hoặc đặc tính nhất định khiến sản phẩm/dịch vụ đó
trở nên độc đáo hoặc duy nhất. Vì thế thương hiệu là một trong những thành tố có giá
trị nhất trong chủ đề quảng cáo, vì nó cho thấy nhà sản xuất có thể đem lại gì cho thị
trường. Nghệ thuật tạo ra và duy trì thương hiệu được gọi chung là quản lý thương
hiệu. Định hướng toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất nhắm vào phục vụ thương
hiệu chính là tiếp cận thị trường theo lối lồng ghép tổng thể.
Nếu biết quản lý thương hiệu một cách thận trọng, cùng với một chiến dịch
quảng cáo thông minh, có thể thuyết phục được khách hàng trả giá cao hơn rất nhiều
giá thành sản phẩm. Đó là khái niệm tạo ra giá trị. Đó là cách thức vận dụng hình ảnh
của sản phẩm làm sao để người tiêu dùng thấy được rằng sản thẩm đó xứng đáng với


11

11

giá trị mà nhà quảng cáo muốn người tiêu dùng thừa nhận, chứ không phải là giá trị
hợp lý của giá thành sản phẩm (nguyên liệu, công, chuyên chở, v.v…).
Nhưng giá trị của thương hiệu không chỉ là con số chênh lệch giữa giá bán và giá
thành. Nó là tổng hợp những phẩm chất của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Có rất
nhiều giá trị phi vật thể trong làm ăn chứ không chỉ là những gì thể hiện được trong
bảng hạch toán: kỹ năng của một người công nhân lành nghề, từng loại, từng kiểu,
từng cách làm khác nhau, v.v. Đó là những giá trị khó có thể hạch toán được, và những
người mang những tri thức và kỹ năng như thế cần được công ty trân trọng và giữ lại,
vì sự khác biệt mà họ mang lại là không thể so sánh được. Doanh nghiệp nào không
nhìn nhận ra và không biết duy trì những tải sản quý như vậy đều có thể chịu sự thất
bại nặng nề.
Một thương hiệu được thừa nhận rộng rãi trên thị trường tức là đã đạt được sự

khẳng định thương hiệu. Đến một lúc nào đó một thương hiệu được thừa nhận thu hút
được đông đảo người tiêu dùng trên thị trường, nó có thể bắt đầu nhượng quyền
thương hiệu.
Người tiêu dùng thường tìm kiếm trong những sản phẩm hoặc dịch vụ có thương
hiệu những khía cạnh giá trị gia tăng, vì chúng cho thấy một phẩm chất hoặc tính cách
hấp dẫn nào đó. Từ góc độ của nhà sở hữu thương hiệu, các sản phẩm và dịch vụ có
thương hiệu bao giờ cũng bán được giá cao hơn. Khi có hai sản phẩm tương tự như
nhau, nhưng có một sản phẩm có thương hiệu còn một sản phẩm không có thương
hiệu, người tiêu dùng thường chọn sản phẩm có thương hiệu và đắt tiền hơn dựa trên
chất lượng gắn với uy tín của thương hiệu đó.
1.1.2. Thành phần của thương hiệu
1.1.2.1. Tên thương hiệu
Đứng dưới góc độ khi xây dựng và phát triển thươn ghiệu tên gọi là thành tố
quan trọng và cơ bản vì đây là yếu tố chính xác hoặc là liên hệ chính của sản phẩm,
của doanh nghiệp.
Tên gọi là điểm ấn tượng đầu tiên của một doanh nghiệp hay một loại hình sản
phẩm, dịch vụ trong tâm trí của người dùng. Do đó tên thương hiệu là một yếu tố rất
quan trọng giúp người dùng phân biệt được khi nghe thấy, nhìn thấy và cũng là một
yếu tố để nhớ sau này nếu đi mua hàng.
1.1.2.2. Logo
Logo là một yếu tố đồ họa (ký hiệu, chữ biểu thị, biểu tượng, hình tượng...) kết
hợp với cách thức thể hiện nó tạo thành: một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại
diện cho một công ty hay các tổ chức phi thương mại, hình ảnh biểu thị một sự kiện,
một cuộc thi, một phong trào hay một cá nhân nào đó. Thông thường, logo được chủ
thể công nhận ngay sau khi nó được thiết kế xong và mặc nhiên có bản quyền, ít xảy ra


12

12


trường hợp một logo tồn tại một thời gian dài mà không hoặc chưa có bản quyền.
Trong hoạt động quảng bá, logo không phải là thương hiệu, tuy nhiên nó là ấn tượng
bên ngoài để dễ nhận ra thương hiệu.
1.1.2.3. Khẩu hiệu
Khẩu hiệu là một lời văn ngắn gọn diễn tả cô đọng về một vấn đề nào đó mà một
tổ chức hay một công ty muốn thông báo đến cho mọi người hay đơn giản là lấy lại
tinh thần hay phát động một phong trào nội bộ. Trong lĩnh vực chính trị, khẩu hiệu
thường được sử dụng như một công cụ tuyên truyền hiệu quả, có sức thu hút cao.
Trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu khẩu hiệu thường là những câu gợi nhớ tới lợi
ích sản phẩm.
1.1.3. Các công cụ truyền thống phát triển thương hiệu
1.1.3.1. Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng hiện đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển thương
hiệu hiện nay, mục đích của quan hệ công chúng là miêu tả sinh động công việc kinh
doanh của doanh nghiệp theo một hình thức phong phú và tốt nhất. Quan hệ với báo
chí, mà mục đích là đăng tải các thông tin có giá trị trên các phương tiện truyền thông
đại chúng để thu hút sự chú ý đến con người, sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức.
– Tuyên truyền sản phẩm. Tiến hành những nỗ lực khác nhau nhằm công bố về
những sản phẩm cụ thể.
– Truyền thông của doanh nghiệp, bao gồm truyền thông đối nội và đối ngoại
nhằm làm cho mọi người hiểu biết sâu hơn về tổ chức đó.
– Vận động hành lang. Làm việc với các nhà lập pháp và các quan chức chính
phủ để cổ động việc ủng hộ hay hủy bỏ một đạo luật hay một qui định nào đó.
– Tham mưu. Đề xuất với ban lãnh đạo những kiến nghị về các vấn đề có liên
quan đến công chúng và về vị trí và hình ảnh của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Xúc tiến bán
Xúc tiến bán là hình thức khuyến khích ngắn hạn dưới hình thức quầ tặng. Giúp
sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng được dễ dàng hơn. Các hoạt động xúc
tiến bán bao gồm: Phát coupon, hạ giá, sản phẩm mẫu.

Hiện nay, xúc tiến bán hàng là hoạt đông không thể thiếu được trong hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại , xúc tiến
bán hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối quan hệ thương
mại với các bạn hàng trongv và ngoài nước.
Xúc tiến bán hàng là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng
tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường .
Xúc tiến bán hàng là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp thông qua xúc
tiến, các doanh nghiệp có điều kiện nhìn nhận về ưu nhược điểm của hàng hoá, dịch vụ
của doanh nghiệp mình.


13

13

Xúc tiến bán hàng góp phần kích thích lực lượng bán hàng của doanh nghiệp ,
nâng cao hiệu quả bán hàng.
1.2. Thương hiệu điện tử
1.2.1. Khái niệm thương hiệu điện tử
Có nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu điện tử, trong bài viết này, tôi xin
được tiếp cận thương hiệu điện tử theo khía cạnh sau: Thương hiệu điện tử là thương
hiệu được xây dựng, tương tác và thể hiện thông qua internet.
Theo quan điểm trên thì: Thương hiệu điện tử gắn liền với internet. Thương hiệu
điện tử được xây dựng và thể hiện không chỉ thông qua tên miền mà còn giao diện,
nội dung và khả năng tương tác của website, các liên kết trên mạng thông tin toàn cầu
và các liên kết khác. Thương hiệu điện tử được xem như là một hình thái đặc thù của
thương hiệu, hàm chứa các thành tố như thương hiệu theo cách hiểu thông thường và
gắn bó rất mật thiết với thương hiệu thông thường.
Hoàn toàn không nên tách rời thương hiệu điện tử với thương hiệu thông thường.
Thương hiệu điện tử còn là sự thể hiện của thương hiệu thông qua tên miền của

doanh nghiệp”. Hay “Thương hiệu điện tử là thương hiệu thể hiện, tồn tại trên mạng
thông tin toàn cầu”.
Với cách tiếp cận này thương hiệu điện tử được gắn liền với mạng Internet.
Thương hiệu điện tử được xây dựng và thể hiện không chỉ thông qua tên miền mà còn
giao diện, nội dung và khả năng tương tác của website, các liên kết trên mạng thông
tin toàn cầu và các liên kết khác. Theo hướng này, thương hiệu điện tử được xem như
là một hinh thái đặc thù của thương hiệu, hàm chứa các thành tố như thương hiệu theo
cách hiểu thông thường và gắn bó rất mật thiết với thương hiệu thông thường.
1.2.2. Khái niệm phát triển thương hiệu điện tử
Phát triển thương hiệu điện tử là việc tận dụng sức mạnh của thương hiệu điện tử
đã, đang và xe xây dựng trong việc mở rộng sản phẩm, mở rộng thị trường hoặc mở
rộng sang ngành khác. Ví dụ: Adidas là một trường hợp tốt để có thể hiểu rõ hơn việc
phát triển thương hiệu, cũng như thương hiệu điện tử
Từ doanh nghiệp sản xuất giày chuyên trong lĩnh vực thể thao, ngày nay với
thương hiệu đầy tên tuổi của mình Adidas đã lấn sang cả lĩnh vực thời trang, sản xuất
thêm nhiều mặt hàng như: quần áo thể thao, nón, balo…và nổi tiếng trên thị trường
internet.
Tất cả sản phẩm của Adidas đều được đón nhận nhiệt tình từ phía khách hàng,
thương hiệu Adidas trở nên vững chắc hơn, hầu như sản phẩm của hãng đều có mặt
trên tất cả đất nước trên thế giới.
Ngày nay phát triển thương hiệu điện tử cũng rất được quan tâm.


14

14

Mà cốt lõi của việc xây dựng thương hiệu điện tử chính là trang web. Một trang
web được thiết kế tốt đòi hỏi phải có lời giới thiệu độc đáo hơn, một biểu tượng thuyết
phục hơn và cả những đồ họa lôi cuốn hơn. Hay một trang fanpage với sức thu hút

hàng triệu lượt view, share.
Như vậy, nó đòi hỏi những cân nhắc mới trong việc truyền thông với các khách
hàng, các đối tác và cả những nhà cung cấp trong một thị trường toàn cầu năng động.
Để phát triển được mộ thương hiệu điện tử thành công bạn cần có một thiết kế web
hoàn hảo. Một trang fanpage chất lượng và một kênh youtube tốt.
1.2.3. Vai trò thươnghiệu điện tử
1.2.3.1.Vai trò đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp thương hiệu điện tử có vai trò to lớn không thể phủ nhận.
Thương hiệu điện tử giúp doanh nghiệp phát triển trên các kênh khác nhau, trở thành
kênh quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm vô cùng quan trọng. Khách hàng có
nhu cầu sử dụng sản phẩm có thể tìm kiếm một cách nhanh chóng, một website với
nhiều tính năng, được tối ưu sẽ giúp cung cấp nhiều thông tin hữu ích. Lúc này thương
hiệu điện tử được coi là kênh vừa quảng bá, xúc tiến bán hàng và giúp truyền thông
tương tác vô cùng hiệu quả.
Thương hiệu điện tử cũng đóng vai trò quan trọng giúp làm tăng đối thoại thương
hiệu doanh nghiệp, tăng thêm các điểm tiếp xúc, nhận biết thương hiệu và làm tăng
khả năng đối thoại thương hiệu. Giúp khách hàng hiểu được sản phẩm nhiều hơn, đầy
đủ hơn. Nó cũng giúp doanh nghiệp thiết lập được các kênh riêng để phát triển thương
hiệu cho mình: Ví dụ phát triển thương hiệu trên mạng xã hội, phát triển thương hiệu
trên website, phát triển thương hiệu trên youtube…trở thành một kênh quảng bá quan
trọng. Nếu doanh nghiệp phát triển thương hiệu điện tử trên website có nhiều lượt
tương tác cao cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm thì thương hiệu điện tử có thể
được coi là một kênh vừa kết hợp được quảng bá, xúc tiến bán và truyền thông tương
tác thương hiệu.
1.2.3.2.Vai trò đối với người dùng
Thương hiệu điện tử giống như một công cụ đắc lực hỗ trợ cho người mua hàng.
Trong một thị trường với vô số các loại hàng hóa khác nhau nếu thương hiệu điện tử
phát triển mạnh thông qua internet người dùng có thể tìm kiếm sản phẩm mà mình
mong muốn một cách dễ dàng nhất. Thương hiệu điện tử cũng tạo một tâm lý yên tâm
cho khách hàng về chất lượng, giá cả. Giảm đi những rủi ro không đáng có trong quá

trình tiêu dùng sản phẩm.
Nếu người dùng lựa chọn được một thương hiệu uy tín, sẽ giúp người dùng có
được sự an tâm hơn rất nhiều.


15

15

Không chỉ dừng lại ở đó, thương hiệu điện tử còn giúp người tiêu dùng phân biệt
nhanh chóng hàng hóa cần mua trong muôn vàn các hàng hóa cùng loại khác. Góp
phần xác định được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Thông qua internet và các công
cụ tìm kiếm trức tuyến, khách hàng có thể tìm kiếm được sản phẩm mà mình cần mua
với đầy đủ thông tin, chi iết và sản phẩm. Thương hiệu điện tử cũng giúp khách hàng
cảm nhận được sự an toàn và tôn vinh. Lấy ví dụ minh họa về sản phẩm trên website
của IBM, website này cho phép khách hàng tự thiết kế sản phẩm theo mong muốn và
nhu cầu của mình, khách hàng tự lựa chọn linh kiện, phụ kiện và dung lượng cho máy
tính mà họ định đặt mua nâng cao giá trị cá nhận, và dễ dàng nhận được sự hài lòng từ
phía người dùng. Người dùng chỉ thích lựa chọn một sản phẩm mà họ tin tưởng, do đó
một thương hiệu mạnh thì càng giúp người tiêu dùng củng cố được niềm tin và hàng
hóa mà họ sẽ chọn.
1.2.3.3.Vai trò đối với kinh tế
Thương hiệu điện tử cũng được đăng ký độc quyền, được bảo vệ bởi các cơ quan
nhà nước, cơ quan thị trường. Nhờ đó mà các cơ quan quản lý thị trường dễ dàng hơn
trong việc quản lý các doanh nghiệp, tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh.
Khi đăng ký tên miền cho thương hiệu điện tử các mặt hàng được bán đều được
ghi nhãn mác, xuất sứ rõ ràng. Các cơ quan chức năng sẽ quản lý hàng hóa thuận tiện
và dễ dàng hơn, giúp người dùng không bị thiệt, giúp doanh nghiệp phát triển lành
mạnh hơn.
Khi doanh nghiệp xây dựng thương hiệu điện tử, họ sẽ đăng ký bảo hộ độc

quyền, sở hữu công nghiệp với các cơ quan chức năng nhà nước, các cơ quan quản lý
thị trường và nhà nước sẽ có cơ sở pháp lý để tiến hành xử lý việc bán hàng giả, hàng
nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Nhờ vậy cơ quan
quản lý thị trường có thể quản lý hiệu quả hơn, tạo ra môi trường cạnh tranh lành
mạnh cho cá nhân, doanh nghiệp. Việc đăng ký tên miền, bắt buộc hàng hóa bán trên
mạng hay bất cứ nơi đâu đều phải có nhãn mác chỉ rõ xuất xứ hàng hóa, đơn vị sản
xuất sẽ giúp các cơ quan chức năng quản lý hàng hóa hiệu quả hơn, nhằm giảm thiếu
nguy hại cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó đăng ký nhãn hiệu còn giúp các doanh
nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong thời đại công
nghệ thông tin, thị trường cạnh tranh như hiện nay.
1.2.4. Các thành phần thương hiệu điện tử
Các thành phần của phát triển thương hiệu điện tử bao gồm:
1.2.4.1.Tên miền
Tên miền là để cung cấp một hình thức đại diện, hay nói cách khác, dùng những
tên dễ nhận biết, thay cho những tài nguyên Internet mà đa số được đánh địa chỉ bằng
số. Cách nhìn trừu tượng này cho phép bất kỳ tài nguyên nào (ở đây là website) đều có


16

16

thể được di chuyển đến một địa chỉ vật lý khác trong cấu trúc liên kết địa chỉ mạng, có
thể là toàn cầu hoặc chỉ cục bộ trong một mạng intranet, mà trên thực tế là đang làm
thay đổi địa chỉ IP. Việc dịch từ tên miền sang địa chỉ IP (và ngược lại) do hệ thống
DNS trên toàn cầu thực hiện.
Với việc cho phép sử dụng địa chỉ dạng chữ cái không trùng nhau thay cho dãy
số, tên miền cho phép người dùng Internet dễ tìm kiếm và liên lạc với các trang web
và bất kỳ dịch vụ liên lạc dựa trên IP nào khác. Tính uyển chuyển của hệ thống tên
miền cho phép nhiều địa chỉ IP có thể được gán vào một tên miền, hoặc nhiều tên miền

đều cùng chỉ đến một địa chỉ IP. Điều này có nghĩa là một máy chủ có thể có nhiều vai
trò (như lưu trữ nhiều website độc lập), hoặc cùng một vai trò có thể được trải ra trên
nhiều máy chủ. Một địa chỉ IP có thể được gán cho vài máy chủ, như trong mạng
anycast.
1.2.4.2. Tên thương hiệu
Tên thương hiệu, có thể hiểu là một cụm từ hay từ ngắn mà người chủ doanh
nghiệp, đại diện sáng lập doanh nghiệp đặt cho một dòng sản phẩm, dịch vụ mà họ
đang kinh doanh. Tên thương hiệu khác với tên doanh nghiệp ở chỗ nó mang phạm vi
hẹp hơn (chỉ dùng để nói đến một dòng sản phẩm nổi bật hay một sản phẩm đặc trưng
nhất). Tuy nhiên cũng có trường hợp một số công ty có tên thương hiệu và tên doanh
nghiệp trùng nhau (như PepsiCo, tuy nhiên công ty thực phẩm Pepsico cũng có các
thương hiệu nước giải khát khác như Lipton, Sting… và mỗi loại thức uống này lại
mang thông điệp, câu chuyện khác nhau.
Thông qua những cái tên của thương hiệu, doanh nghiệp và công ty có thể gửi
gắm các thông điệp, các ý tưởng và định hướng tiêu thụ của mình đến đại đa số người
tiêu dùng. Giữa thị trường ngày càng đa dạng và cạnh tranh hiện nay, việc gọi tên một
thương hiệu và gán cho nó các đặc thù riêng sẽ giúp cho sản phẩm, dịch vụ tiếp cận
được đến nhiều khách hàng hơn và tăng khả năng tiêu thụ.
1.2.4.3. Logo thương hiệu
Là các hình biểu tượng, tượng trưng cho các sản phẩm hoặc đặc tính hoặc cá tính
của sản phẩm/thương hiệu. Yêu cầu của các hình ảnh này là dễ nhận biết, dễ nhớ và
gây ấn tượng với người xem. Đôi khi, vì mục đích giản tiện, người ta chỉ cần dùng
hình ảnh biểu tượng, chứ không cần cả logo để đưa lên các sản phẩm. Ví dụ hình ảnh
cá sấu được thêu trên áo của thương hiệu lacoste, hay hình hai con bò trên chai của
thương hiệu redbull.
Chữ trên logo thì chúng thường là tên của thương hiệu được viết cách điệu. Nếu
kết hợp với hình ảnh, chữ trên logo cần sử dụng format phù hợp để cùng với phần hình
ảnh, tạo nên 1 dấu hiệu nhận biết phù hợp với doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chọn
phương án chỉ dùng chữ cho logo của mình.



17

17

1.2.4.4. Khẩu hiệu của thương hiệu
Slogan là khẩu hiệu thương mại, nghĩa cổ là tiếng hô trước khi xung trận của
những chiến binh Scotland. Ngày nay, slogan được hiểu như là khẩu hiệu thương mại
của một công ty. Slogan thường được coi là một phần tài sản vô hình của công ty dù
rằng nó chỉ là một câu nói.
Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự đầu tư
về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn. Chính vì vậy, khi có được một
slogan đứng được trong tâm trí khách hàng, slogan đó đã trở thành một tài sản vô giá
được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty.
Ví dụ: Apple là “There’s something in the air”, một cách chơi chữ khi chuẩn bị
tung MacBook Air vào năm 2008, hay “This changes everything. Again” dành cho
iPhone 4, và đặc biệt thú vị là mẩu quảng cáo Apple II với câu “Baked Apple”, sử
dụng một câu chuyện có thật về sự bền bỉ của chiếc máy tính trong một vụ hỏa hoạn.
Ở trường hợp của Nike, đó là câu khẩu hiệu thể hiện một thái độ rất thể thao, dấn bước
khó có thể hay hơn – “Just do it”, mà thương hiệu này đã ưu ái tận dụng đến hơn hai
mươi năm, cho đến lúc phải lấy lại phong độ với slogan “Find your greatness” cho
chiến dịch quảng cáo tung ra đúng vào thời điểm Olympic 2012.
1.2.4.5. Màu sắc thương hiệu
Màu sắc còn khơi dậy cho người ta nhiều cảm xúc, nhanh chóng truyền tải thông
điệp không giống bất cứ một phương tiện giao tiếp nào. Vì vậy, chon một màu phù hợp
cho công ty là một việc làm hết sức quan trong khi xây dưng thương hiệu.
Màu được chọn nên xuất hiện ở trên bất cứ tài liệu quảng bá nào của công ty như
logo và bao bì sản phẩm, tài liệu truyền thông và ấn phẩm tiếp thị... Màu được chọn
nên phù hợp với ngành nghề mà công ty kinh doanh.
Ví dụ trong lĩnh vực cho thuê xe, Hertz thương hiệu số 1 về dịch vụ này đã chọn

màu vàng. Do đó Avis, một thương hiệu hạng nhì đành chọn màu đỏ. Tương tự ở Việt
Nam, thương hiệu taxi Vina đã chọn màu vàng thì Mai Linh cần chọn màu khác đó là
màu xanh là cây.
1.3. Các công cụ phát triển thương hiệu điện tử
Như đã nói ở trên, phát triển thương hiệu điện tử chủ yếu qua các kênh như
Facebook, website, youtube, do đó các công cụ được sử dụng để phát triển thương
hiệu sẽ bao gồm:
1.3.1. Quảng cáo thương hiệu điện tử trên facebook
Facebook là một kênh mạng xã hội rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Trong vài
năm trở lại đây Facebook tại nước ta mới thật sự phát triển, theo những thống kê được
Facebook công bố vào cuối năm 2015, có khoảng 35 triệu người dùng tại Việt Nam,
đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số của nước ta đang sở hữu một tài khoản Facebook.


18

18

Trong số đó, 21 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam truy cập hàng ngày vào mạng
xã hội này thông qua thiết bị di động. Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng lớn
thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á. Facebook cho biết nhiều người dùng tại Đông Nam Á
thường xuyên sử dụng mạng xã hội này như một nguồn khai thác và tìm hiểu tin tức,
các thương hiệu, các dịch vụ và giải trí. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với các doanh
nghiệp và thương hiệu trong việc tiếp cận người dùng tại khu vực Đông Nam Á nói
chung và tại Việt Nam nói riêng thông qua Facebook. Phát triển thương hiệu thông qua
facebook là sự lựa chọn hoàn hảo trong thời gian gần đây.
1.3.2. Phát triển thương hiệu trên website
Có rất nhiều cách để phát triển thành công thương hiệu công ty. Và chiến lược
xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thông qua trang web cũng chỉ là một phần của
phương trình. Nếu bạn đầu tư nhiều thời gian để phát triển cho trang web của mình, có

thể mọi việc sẽ đi đúng hướng ngay từ đầu. Bạn có một website và muốn mọi người
nhớ tới website của bạn, định vị trong suy nghĩ khách hàng, khi họ có nhu cầu về sản
phẩm, dịch vụ sẽ nhớ đến website của bạn. Bạn sẽ phải làm gì? Xây dựng và phát triển
thương hiệu trực tuyến là một nhánh trong chiến lược phát triển thương hiệu chung của
mọi doanh nghiệp. Cũng giống như làm thương hiệu offline, làm thương hiệu online
đòi hỏi một chiến lược tổng thể, kết hợp giữa rất nhiều loại hình khác nhau từ bộ nhận
diện thương hiệu trực tuyến, thiết kế website, tới email markteting và quảng cáo trực
tuyến, từ sự kiện tới tham gia mạng xã hội, quảng cáo từ khóa, làm SEO, Content
marketing ... Và chiến lược xây dựng thương hiệu tập đoàn thông qua trang web cũng
chỉ là một phần của phương trình. Nếu bạn đầu tư nhiều thời gian để phát triển cho
trang web của mình, có thể mọi việc sẽ đi đúng hướng ngay từ đầu.
Là hình thức phát triển thương hiệu thông qua việc quảng bá hình ảnh của mình
lên một website được doanh nghiệp đầu tư cả công sức và tiền bác. Trên website sẽ
bao gồm tất cả các thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp đang
cung cấp đến cho người dùng. Ngoài ra sẽ có các banner quảng cáo điện tử được các
doanh nghiệp đưa lên giống như một thông điệp gửi tới khách hàng, tiếp cận các khách
hàng thông qua internet. Thay vì việc treo băng rôn quảng cáo một cách truyền thống
như trước đây.
1.3.3. Phát triển thương hiệu trên kênh Youtube
Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong kinh doanh cũng như các chương trình
quảng cáo cho sản phẩm buộc các doanh nghiệp phải có hướng đi mới táo bạo hơn cho
khả năng phát triển sản phẩm thương hiệu của mình. Hiện nay thì ngoài các dịch vụ
quảng cáo phổ biến như quảng cáo Facebook, Google, Zalo . . .thì xây dựng kênh
Youtube riêng cho doanh nghiệptrên trang mạng chia sẻ video hàng đầu Thế Giới thực
sự là sự lựa chọn không tồi. Doanh nghiệp sẽ giảm bớt được các khoản chi phí từ các


19

19


dịch vụ quảng cáo mà vẫn có thể cạnh tranh về doanh số sản phẩm với các đối thủ của
mình.
Doanh nghiệp có thể xây dựng những đoạn video để giới thiệu về doanh nghiệp
hoặc giới thiệu về sản phẩm một cách chuyên nghiệp trên kênh youtube, giúp cho
khách hàng biết đến doanh nghiệp trên mọi phương tiện quảng cáo.
1.4. Các loại thương hiệu điện tử
1.4.1. Thương hiệu điện tử tồn tại độc lập, riêng biệt trên internet
Loại thương hiệu điện tử này được hình thành và chỉ tồn tại trên mạng internet.
Ví dụ như: Alibaba.com, hay amazon.com được biết đến là những thương hiệu điện tử
nổi tiếng chuyên bán các sản phẩm trực tuyến qua mạng internet.
1.4.2. Thương hiệu điện tử là sự thể hiện của thương hiệu thông qua tên miền
của doanh nghiệp
Với loại hình thương hiệu điện tử này thì doanh nghiệp xây dựng thương hiệu
điện tử chỉ với một website, cố đăng ký tên miền nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp chứ không có hoạt động mua bán hàng hóa. Điển hình của loại
thương hiệu này là ngân hàng.
Thương hiệu điện tử được xây dựng, tương tác và thể hiện thông qua internet
Với loại hình thương hiệu điện tử được xây dựng để phát triển cùng với thương
hiệu thông thường, có thể phát triển song song với thương hiệu thông thường.
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển hiệu
điện tử
1.5.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện tại các công trình nghiên cứu về phát triển thương hiệu và phát triển thương
hiệu điện tử đồng thời là các giải pháp phát triển thương hiệu điện tử cho các doanh
nghiệp có rất nhiều. Từ đó có thể thấy đây là vấn đề được nhiều người quan tâm và
mong muốn tìm ra được các giải pháp tốt nhất. Thương hiệu là một tài sản vô cùng giá
trị của một doanh nghiệp do đó có rất nhiều công trình, ấn phẩm viết về vấn đề này.
- Nguyễn Trần Hiệp, 2006 “Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp”,
Nhà xuất bản lao động xã hộilà một trong những cuốn sách được nhiều người tìm đọc.

Trong cuốn sách đã đề cập đến tầm quan trọng của thương hiệu. Coi thương hiệu như
một tài sản lớn, vô cùng giá trị.
- Cũng với xu hướng phát triển của internet nhờ đó khái niệm thương hiệu điện
tử cũng được hình thành. Vấn đề đó đã được làm rõ bởi PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh
vàNguyễn Thành Chung, 2005, Thương hiệu với nhà quản lý.
Nắm bắt được xu thế của phát triển thương hiệu điện tử, các sinh viên của Khoa
Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế và Thương Mại Điện Tử trường Đại Học Thương Mại
đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về thương hiệu điện tử như:


20

20

- Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Thảo, lớp k41 i3 nghiên cứu đề tài: “Phát triển
hình ảnh thương hiệu Megabuy của công ty Đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới
thông qua các hoạt động truyền thông Online”. Mục tiêu đề tài đó là giải quyết các hạn
chế còn tồn tại khi truyền thông và tổ chức thông tin ra bên ngoài.
- Sinh viên Lê Anh Đức, K43i1 nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển thương
hiệu cho công ty cổ phần truyền thông và phát triển dịch vụ trực truyến ADViet”.
Trong đề tài này anh đã đánh giá được tổng quát về tình hình quản trị thương hiệu điện
tử của công ty.
- Sinh viên Bùi Ngọc Nghi lớp k41i3 với đề tài: “Quảng bá hình ảnh thương hiệu
điện tử của công ty cổ phẩn công nghệ ETEK”. Mục tiêu của đề tài là hướng đến giải
quyết các vấn đề về quảng bá hình ảnh thương hiệu điện tử của nhóm sản phẩm tự
động hóa, một trong nhiều mặt hàng của công ty.
1.5.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về thương hiệu nói
chung và thương hiệu điện tử nói riêng. Tuy nhiên việc hạn chế về thời gian và khả
năng nghiên cứu do đó em chỉ tiếp cận với một số đề tài, tài liệu về thương mại điện tử

và thương hiệu điện tử.
Tiêu biểu gồm:
- Don E.Schultz & Beth E.Barnes (11.8.1999), Strategic Bran Communication
Camoaigns
Cuốn sách này dự trên nền tảng tác phẩm đã thành công tước đây của họ là
Strategic Advertising Campaigns (Chiến lược quảng cáo), tập trung vào việc vạch ra
các phương thức tiếp cận mới cho truyền thông quảng cáo và Marketing. Cuốn sách
này được phát triển trên góc độ cao về vấn đề tiếp cận người tiêu dùng hơn là tập trung
vào các thông điệp quảng cáo cùng với các trương trình khuyến mại nhàm chán.
Truyền thông thương hiệu sẽ tạo ra mối liên hệ tương tác giữa khách hàng với sản
phẩm, dịch vụ mà phương thức truyền thông thương hiệu hiệu quả nhát hiện nay chính
là thông qua mạng Internet. Đây là một biến đổi lớn so với cách nhìn nhận trước đây
của các chuyên gia về quảng cáo.
- Jean-Noel kapFerer (10.11.1997), Strategic Bran Management
Được liệt vào danh sách bắt buộc nghiên cứu của nhiều chương trình đào tạo
quốc tế. Cuốn sách này được phát triển dựa trên khía cạnh coi thương hiệu là tài sản
đáng quý nhất của doanh nghiệp. Tác giả jean – noel Kapferer một chuyên gia về quản
trị thương hiệu và tiếp thị đã đưa ra hàng trăm những ví dụ và tình huống về xây dựng
thương hiệu trên toàn cầu mà tác giả đã khéo léo đề cập đến để minh họa thật cụ thể
chi tiết về những khía cạnh khác nhau trong việc quản trị thương hiệu. Cuốn sách còn
đề cập đến những mô hình ứng dụng tổng quát thích hợp oviws những chiến lược quản


21

21

trị thương hiệu hiện nay. Đặc biệt là các mô hình sử dụng công cụ trực tuyến với mục
đích phát triển thương hiệu.
- Dave Kerpen, Cuốn sách Truyền thông xã hội: Thông qua cuốn sách này,

những bí mật thú vị của Dave Kerpen trong việc xây dựng một thương hiệu trên
Facebook cũng như những mạng truyền thông xã hội khác sẽ được hé hộ.
- Ph.Kotler & Keller (2009), Maketing Management của là cuốn sách mà bất kì
một Marketer nào cũng cần có. Cuốn sách giúp những người làm Marketing hiểu được
những kiến thức về Marketing, và trong đó không thể thiếu được hoạt động truyền
thông Marketing.


22

22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỆN TỬ
CHO CÔNG TY TNHH FERROLI ASEAN
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Ferroli Asean
2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH FERROLI
ASEAN Việt Nam
Tên công ty: Công Ty TNHH FERROLI ASEAN
Tên tiếng anh: FERROLI INDOCHINA CO., LTD
Mã số doanh nghiệp: 0500579201
Được cấp vào ngày: 01/02/2008
Ngày hoạt động: 25/07/2008
Cơ quan Thuế đang quản lý: Cục Thuế Thành phố Hà Nội
Quy mô công ty: 100-499 nhân viên
Logo công ty:

Nguồn: Website: ferroli.com.vn
Hình 2.1: Logo công ty TNHH Ferroli Asean
Website: />Địa chỉ: Lô CN 7, khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, Xã Phùng Xá,
Huyện Thạch Thất, Hà Nội

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH FERROLI ASEAN thành viên của tập đoàn Ferroli là doanh
nghiệp với 100% vốn đầu tư của Italia.
Khởi đầu vào năm 2005 công ty là một nhà máy lắp ráp có diện tích là 2300m2.
Chuyên sản xuất và lắp ráp bình nước nóng. Địa chỉ nhà máy tại Từ Liêm, Hà Nội.
Bình nước nóng mang thương hiệu Ferroli đã chính thức có mặt tại thị trường Việt
Nam qua hai dòng sản phẩm bình nước nóng mới ϹUBO và DUO với những đặc điểm
nổi trội như Ƅình chứa tráng men, tiết kiệm năng lượng, xốρ cách nhiệt không có hại
cho môi trường và được thị trường chào đón nồng nhiệt.
Với chiến lược tái cấu trúc các hạng mục đầu tư củɑ tập đoàn Ferroli đối với thị
trường Ƭrung Quốc và Đông Nam á, tập đoàn Ferroli có trụ sở tại Ý đã quyết định mở


23

23

rộng sản xuất và đã thuê 10,000 m2 đất tại Khu Ϲông Nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai
để thành lậρ Công ty Sản xuất bình nước nóng mang tên Ferroli Asean công suất sản
xuất 300,000 sản ρhẩm/năm. Kể từ ngày thành lập từ năm 2008, Công ty TNHH
Ferroli Asean đã không ngừng tăng trưởng và ngàу nay đã trở thành một trong hai
người đứng đầu thị trường Ƅình nước nóng Việt Nam với hơn 30 mẫu sản ρhẩm khác
nhau. Ferroli cũng xuất khẩu sản ρhẩm bình nước nóng tới nhiều nước trong khu vực
như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia.
2.1.1.2. Chiến lược, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
- Nâng cao năng lực sản xuất: Giai đoạn phát triển trong 5 năm từ 2015 - 2020
mục tiêu của Ferroli là tăng năng lực sản xuất tại Việt Nam lên gấp 3 lần và đa dạng
hóa các dòng sản phẩm. Không chỉ dừng lại ở thị trường Châu Á, thị trường mục tiêu
của công ty sẽ được mở rộng sang các nước Đông Âu và Mỹ Latinh.
- Thúc đẩy hình thành hệ thống đại lý nhượng quyền tại các tỉnh trên cả nước.

- Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp, nâng cao thu nhập của công nhân viên.
- Củng cố và hoàn thiện thêm hệ thống các văn phòng giúp nhân viên có môi
trường làm việc tốt hơn, và ngày càng mang lại cho khách hàng những sự phục vụ chu
đáo nhất.
- Phát triển mảng kinh doanh online, đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động thương
mại điện tử. Khai thác sâu hơn vào thị trường tiềm năng, các khách hàng thích mua
sắm online trong thời gian tới.
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH FERROLI ASEN
Công ty TNHH Ferroli Asean đã tuyển dụng, đào tạo và xây dựng được đội ngũ
nhân viên có trình độ chuyên môn cao, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm trong
công việc.
Tính đến tháng 1 năm 2016 số lượng cán bộ nhân viên chính thức của công ty là
hơn 400 người. Với chi nhánh, văn phòng đại diện tại các tỉnh trên cả nước.


24

24

Tổng giám đốc
Ông Andrea
Parlanti

Phó Tổng Giám
Đốc
Bà Đặng Thị

Kinh
Doanh


Kinh
Doanh
Tỉnh

Phòng Kế
Toán

Phòng
Marketing

Kho

Phòng
Nhà Máy
Mua Hàng

Phòng
Nhân Sự

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Ferroli Asean
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Từ sơ đồ cấu trúc tổ chức trên, chúng ta có thể thấy công ty đã chọn cho mình
một mô hình trực tuyến - chức năng. Với mô hình này công ty đã linh hoạt trong nhiều
hoạt động, đảm bảo các quyết định quản lý được thực hiện, thông tin giữa các bộ phận
được thông suốt, phối hợp nhịp nhàng trong công việc và giúp công ty hoạt động đạt
hiệu quả cao.
Ưu điểm:
- Cơ cấu đơn giản nên tối giản được chi phí kinh doanh.

- Đảm bảo được hiệu lực quyền hành của Giám Đốc: Bởi Giám Đốc là người
duy nhất trực tiếp điều hành và ra quyết định chỉ đạo xuống cấp dưới. Thông tin mệnh
lệnh được truyền đi theo chiều dọc của cơ cấu tổ chức, đảm bảo thông tin được truyền
đi một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
- Tập trung năng lực chuyên sâu: Mỗi người lãnh đạo chỉ tập trung nghiên cứu
chuyên sâu một việc và chỉ đạo công việc theo chuyên môn của mình. Giúp thu hút và
phát triển tốt năng lực chuyên môn của các nhân viên đồng thời giải quyết các vấn đề
chuyên môn nhanh chóng và thành thạo hơn.


25

-

25

Chức năng cụ thể của từng bộ phận
Giám đốc: giám đốc là người điều hành quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch kinh
doanh và phương án đầu tư của Công ty.
Phó tổng giám đốc: quản lí hoạt động chung các phòng ban
Phòng kinh doanh: phụ trách về các đơn đặt hàng và bán hàng
Phòng nhân sự: tuyển dụng lao động, nhân viên, chính sách lương thưởng.
Phòng kế toán: hoạch toán, quyết toán các công nợ, lương nhân viên.
Phòng marketing:bộ phận chịu trách nghiệm mở rộng thị trường, thực hiện hoạt
động marketing cho công ty, điều tra, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, nhu cầu của thị
trường, phát triển thương hiệu của công ty, xúc tiến, quảng bá và phát triển các sản
phẩm dịch vụ của công ty.
Phòng Mua Hàng:Thực hiện nhiệm vụ tìm mua các sản phẩm phục vụ cho việc lắp
ráp, chế tạo sản phẩm của công ty.
Kho: Có chức nănglưu trữ, dự trữ, bảo quản hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho

các khách hàng nhanh chóng nhất.
Nhà Máy:Nhà máy giữ vai trò chính trong việc sản xuất, lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm
của công ty. Dưới nhà máy còn rất nhiều các bộ phận khác như: phòng như KCS,
phòng QC, kho, sản xuất, xưởng nhựa, xưởng sơn, xưởng ráp,…
2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
2.1.2.1. Lĩnh vực và dịch vụ kinh doanh
Chuyên sản xuất và phân phối các thiết bị về nhiệt và thiết bị điện dân dụng bao
gồm: bình nước nóng trực tiếp, gián tiếp; bình nước nóng năng lượng mặt trời; máy
bơm nhiệt (heatpump), các sản phẩm bếp, hút mùi, lò nướng Ferroli…
Công ty có vô số đại lý trên trên tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, sản phẩm
của Ferroly được người dùng đánh giá rất cao.
Công ty TNHH FERROLI ASEAN hiện không bán hàng trực tuyến. Bởi đây là
công ty sản xuất và phân phối.
Hình thức hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp hiện tại là phân phối
cho hệ thống đại lý và siêu thị. Từ các đại lý và siêu thị sẽ bán xuống các cửa hàng
tuyến nhỏ hơn.


×