Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN 8
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được ứng dụng
trong công tác quản lí và bước đầu ở một số nơi đã đưa CNTT vào trong giảng dạy
các bộ môn ở nhà trường phổ thông, một số nơi đã đạt được những hiệu quả nhất
định. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở ccs trường học
ở nước ta còn một số hạn chế nhất định.
- Việc ƯDCNTT có những tác động mạnh mẽ, nó làm thay đổi pương pháp dạy
học, nó là một phương tiện để tiến tới việc "xã hội hoá học tập". Năm học 2007-2008
và năm học 2008-2009 là năm học mà bộ giáo dục đã đề ra với chủ đề "ứng dụng
công nghệ thông tin" để đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện trong chỉ thị của
năm học. Để thực hiện chủ đề này trong các trường phổ thông hầu hết các bộ môn
đều chú trọng ƯDCNTT vào đổi mới phương pháp dạy học. Đây là một trong những
việc làm cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay của ngành giáo dục.
- Năm học 2008-2009, Đảng và nhà nước đã có quan điểm chỉ đạo về ứng dụng công
nghệ thông tin trong giáo dục, vai trò quan trọng của công nghệ thông tin như sau:
“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác GD&ĐT ở các cấp học,
bậc học, ngành học. Đặc biệt, tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho
GD&ĐT, kết nối Intenet tới tất cả các cơ sở GD&ĐT”.
- Nhiệm vụ năm học 2008- 2009 của Sở Giáo dục- Đào tạo Quảng Ninh và Phòng
giáo dục huyện Đông Triều đã chỉ rõ, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các
nhà trường cần nghiêm túc thực hiện là:
“ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy
học”.
- Đối với các môn học nói chung đặc biệt là bộ môn ngữ văn nói riêng yêu cầu cập
nhật thông tin , khai thác thông tin để đưa tới người học là rất cần thiết mà phương
pháp dạy học truyền thống như bảng đen, phấn trắng, máy chiếu hắt OAERHEAD là
cần thiết nhưng chưa đủ để dấp ứng hết yêu cầu của việc dạy và học.
- Để đổi mới PPDH, việc sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học là một trong những
biện pháp hiệu quả. CNTT là một phương tiện dạy học hiện đại bởi tính năng ưu việt,
sự tiện ích nổi trội của nó so với các phương tiện dạy học khác. Giáo án điện tử là
bước cải tiến lớn giúp giáo viên mang lại cho HS nhiều thông tin hơn và các thông tin
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
1
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
đó có thể được chứa đựng trong nhiều kênh khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm
thanh và các đoạn phim video. Có thể nói, CNTT đã cung cấp điều kiện và phương
tiện thuận lợi hỗ trợ đắc lực cho công việc giảng dạy của giáo viên ở tất cả các bộ
môn.
Vì vậy chỉ có sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại để thu thập thông tin,
thiết kế và trình chiếu trên các phương tiện hiện đại mới đem lại những hiệu quả như
mong muốn. Đó cũng là lý do mà tôi chọn, nghiên cứu đề tài này.
I. 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Qua thực tế giảng dạy môn ngữ văn lớp 8 tôi vẫn thường băn khoăn suy nghĩ
"Làm thế nào để xây dựng được một giờ Ngữ văn tốt nhất vừa đáp ứng được yêu cầu
của môn học, vừa phù hợp với học sinh để học sinh có hứng thú học tập bộ môn này,
các em thấy yêu văn, và tìm thấy niềm say mê bộ môn văn ?"
-Từ năm học 2007-2008 và năm học 2008-2009 nhà trường thực hiện theo chủ đề:
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã được bồi dưỡng tin học và từ những
điều tiếp thu học hỏi được, tôi nhận thấy cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin
vào trong việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy bộ môn Ngữ văn với sự hỗ trợ
của các phần mềm như Powrpoint kết hợp với các phương tiện hiện đại như máy vi
tính, máy chiếu ...làm cho giờ học được hấp dẫn, mới mẻ hơn và cách làm ấy còn có
tác dụng thực sự cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường
THCS
- Đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin để
giảng dạy môn Ngữ văn đồng thời đưa ra một số hình thức kỹ năng phù hợp trong
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Ngữ văn để đem lại hiệu quả
cao trong dạy và học.
I.3 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
- Từ hai năm học gần đây, trong nhà trường đã sử dụng tương đối phổ biến mô
hình giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với trang thiết bị khác như máy tính,
máy chiếu , bài giảng điện tử . Các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy
học đa năng vì vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học truyền thống
(trang vẽ, bản đồ, mô hình, bảng biểu) đến hiện đại (cassette, ti vi, đầu video). Hơn
nữa các bài giảng điện tử mà được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại hiệu quả
hơn hẳn, tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng một cách dễ dàng
hơn.
- Phần mềm powrpoint là công cụ để giáo viên có thể dùng để tạo bài giảng trên
máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các phần mềm khác powerpoint
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
2
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
chú trọng hơn trong việc tạo ra bài giảng có âm thanh hình ảnh chuyển động và tương
tác phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
- Trong phạm vi đề tài này tôi không có tham vọng nói nhiều về tất cả các công
dụng của các phần mềm trong thiết kế giáo án điện tử trong môn Ngữ văn vì trình độ
tin học còn hạn chế. Nhưng với những gì hiểu biết và học tập được tôi mạnh dạn đưa
ra ý kiến để các đồng nghiệp có thể tham khảo, thảo luận, rút kinh nghiệm và vận
dụng có hiệu quả các phương tiện hiện đại vào công tác chuyên môn nghiệp vụ của
mình. Vì vậy tôi chọn đề tài "Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế giảng
dạy môn ngữ văn 8 THCS"
- Đề tài này tôi thử nghiệm và và thực hành trong chương trình môn ngữ văn lớp 8
trường THCS Nguyễn Đức Cảnh năm học 2008 - 2009
I.4. ĐÓNG GÓP VỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
+ Đóng góp về mặt lý luận:
Như đã trình bày ở trên, sử dụng phần mềm trong thiết kế bài giảng điện tử trong
môn Ngữ văn là một trong những phương pháp dạy học mới đem lại hiệu quả cao
trong dạy và học đồng thời cũng là cách để giáo viên và học sinh được tiếp cận với
các phương tiện hiện đại nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, mạnh dạn
tiếp thu và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào trong nhà trường của cả giáo
viên và học sinh.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong soạn giảng môn Ngữ văn còn đem
lại hiệu quả hơn hẳn, gây được hứng thú, tích cực cho học sinh, tạo sự hấp dẫn và học
sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả hơn.
Việc ứng dụng công nhệ thông tin vào thiết kế GAĐT và giảng dạy môn Ngữ văn
trong nhà trường cũng phù hợp với quy luật nhận thức là đi từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
+ Đóng góp về thực tiễn
- Trong hai năm học gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được nói đến
nhiều và đã được áp dụng trong giảng dạy các môn học nói chung và môn ngữ văn
nói riêng. Sử dụng phần mềm cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy
học nhằm tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh với sự trợ giúp của các
phương tiện dạy học hiện đại. Việc sử dụng bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng
kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có thể dó là sự kết hợp của những ưu điểm của
phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại.
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
3
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
- Riêng đối với bộ môn Ngữ văn các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh
minh hoạ trong sách giáo khoa lại tối màu, khó quan sát và cảm nhận được vì vậy để
khắc phục được những tồn tại trên giáo viên phải chuẩn bị, sưu tập tranh ảnh, tài liệu
liên quan đến bài dạy, đồ dùng dạy học rất vất vả, cồng kềnh mà đôi khi không hiệu
quả. Nhưng với bài giảng điện tử có thể thay coi là những công cụ dạy học đa năng vì
nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác mà lại đem lại hiệu quả cao
trong dạy và học. điều đặc biệt là các loại hình bài soạn và dạy bằng GAĐT dễ thành
công và có hiệu quả cao.
- Từ thực tế hiệu quả của bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin đến nay, tôi cảm
thấy sử dụng bài giảng điện tử, có ứng dụng công nghệ thông tin với chức năng ưu
việt của nó làm cho giớ học sinh động, hấp dẫn hơn do có nhiều nguồn cung cấp
thông tin và kiến thức, học sinh hứng thú và say mê với môn học hơn...
II . PHẦN NỘI DUNG
II.1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1 - Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG VIỆC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
2 - MỘT SỐ HÌNH THỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
- Soạn giảng bằng giáo án điện tử.
- Tìm kiếm tài liệu. tra cứu tài liệu, thông tin trên mạng Internet
- Sử dụng các thiết bị điện tử vào dạy học
- Xây dựng thư viện tư liệu
3 - ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ MỘT BÀI
GIẢNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN ( Phần văn bản Ngữ văn 8)
II.2-CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.2.1: Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG VIỆC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông là nhằm cải tiến
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là một trong những công
cụ được sử dụng để thực hiện việc đổi mới trong giáo dục đào tạo. Công cụ này
đang được trong nước và ngoài nước quan tâm ứng dụng.
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
4
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
- Dạy học có ứmg dụng công nghệ thông tin là một trong những phương pháp dạy
học tiên tiến nhằm đẩy mạnh sự tương tác giữa thày và trò, dẫn đến sự thay đổi sâu xa
trong nhận thức của học sinh cũng như hình thức dạy học của giáo viên.
- Dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin , giáo viên trình chiếu trên màn hình
nội dung của bài học là cách dạy và học mới lạ đối với học sinh, vừa giúp cho giáo
viên tiết kiệm được thời gian ghi bảng để tận dụng thời gian vào việc mở rộng kiến
thức, liên hệ những kiến thức khác có liên quan đến bài học làm cho bài học được
phong phú, sinh động hơn, giúp học sinh hiểu bài một cách sâu sắc hơn.
- Khi sử dụng giáo án điện tử, giáo viên có thể đưa và bài học một lượng kiến
thức lớn hơn so với cách dạy truyền thống, bằng những hình ảnh trực quan sinh động,
hoặc những màu sắc, âm thanh, những sơ đồ bảng biểu từ đơn giản đến phức tạp, có
thể liên hệ, củng cố, luyện tập bằng những bài tập, những trò chơi hấp dẫn làm thay
đổi phương pháp dạy học cứng nhắc trước đây, làm cho bài học bớt khô khan, căng
thẳng...
II.2.2: MỘT SỐ HÌNH THỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
II.2.2.1: Soạn giảng bằng giáo án điện tử.
- Bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học nó chỉo trợ giúp cho việc dạy
học của giáo viên . Đối tượng sử dụng là giáo viên chứ không phải là học sinh. Giáo
viên là người trực tiếp sử dụng, điều hành phần mềm đónên có thể khai thác tối đa
những kiến thức cần truyền tải tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp
dạy của giáo viên.
- Khi giảng dạy bằng giáo án điện tử có ưu điểm lớn là tạo hứng thú cho cả thầy và
trò trong suốt giờ học thông qua sự truyền đạt của giáo viên và sự tiếp nhận của học
sinhthông qua những hình thức phong phú đa dạng và giáo viên cũng giảm nhẹ được
việc thuyết giảng.
- Để có được một tiết giáo án điện tử giáo viên phải dành nhiều thời gian cho việc
sưu tầm, chuẩn bị chu đáo về tài liệu, kiến thức để có được những hình ảnh, âm
thanh, ... phục vụ cho bài giảng.
- Sử dụng giáo án điện tử tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên.
Đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các
công nghệ hiện đại. Để soạn đựơc một giáo án điện tử được tốt giáo viên cần tìm
kiếm tài liệu. tra cứu tài liệu, thông tin trên mạng Internet.
II.2.2.2 Tìm kiếm tài liệu. tra cứu tài liệu, thông tin trên mạng Internet
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
5