Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN 8
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được ứng dụng
trong công tác quản lí và bước đầu ở một số nơi đã đưa CNTT vào trong giảng dạy
các bộ môn ở nhà trường phổ thông, một số nơi đã đạt được những hiệu quả nhất
định. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở ccs trường học
ở nước ta còn một số hạn chế nhất định.
- Việc ƯDCNTT có những tác động mạnh mẽ, nó làm thay đổi pương pháp dạy
học, nó là một phương tiện để tiến tới việc "xã hội hoá học tập". Năm học 2007-2008
và năm học 2008-2009 là năm học mà bộ giáo dục đã đề ra với chủ đề "ứng dụng
công nghệ thông tin" để đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện trong chỉ thị của
năm học. Để thực hiện chủ đề này trong các trường phổ thông hầu hết các bộ môn
đều chú trọng ƯDCNTT vào đổi mới phương pháp dạy học. Đây là một trong những
việc làm cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay của ngành giáo dục.
- Năm học 2008-2009, Đảng và nhà nước đã có quan điểm chỉ đạo về ứng dụng công
nghệ thông tin trong giáo dục, vai trò quan trọng của công nghệ thông tin như sau:
“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác GD&ĐT ở các cấp học,
bậc học, ngành học. Đặc biệt, tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho
GD&ĐT, kết nối Intenet tới tất cả các cơ sở GD&ĐT”.
- Nhiệm vụ năm học 2008- 2009 của Sở Giáo dục- Đào tạo Quảng Ninh và Phòng
giáo dục huyện Đông Triều đã chỉ rõ, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các
nhà trường cần nghiêm túc thực hiện là:
“ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy
học”.
- Đối với các môn học nói chung đặc biệt là bộ môn ngữ văn nói riêng yêu cầu cập
nhật thông tin , khai thác thông tin để đưa tới người học là rất cần thiết mà phương
pháp dạy học truyền thống như bảng đen, phấn trắng, máy chiếu hắt OAERHEAD là
cần thiết nhưng chưa đủ để dấp ứng hết yêu cầu của việc dạy và học.
- Để đổi mới PPDH, việc sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học là một trong những
biện pháp hiệu quả. CNTT là một phương tiện dạy học hiện đại bởi tính năng ưu việt,
sự tiện ích nổi trội của nó so với các phương tiện dạy học khác. Giáo án điện tử là
bước cải tiến lớn giúp giáo viên mang lại cho HS nhiều thông tin hơn và các thông tin
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
1
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
đó có thể được chứa đựng trong nhiều kênh khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm
thanh và các đoạn phim video. Có thể nói, CNTT đã cung cấp điều kiện và phương
tiện thuận lợi hỗ trợ đắc lực cho công việc giảng dạy của giáo viên ở tất cả các bộ
môn.
Vì vậy chỉ có sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại để thu thập thông tin,
thiết kế và trình chiếu trên các phương tiện hiện đại mới đem lại những hiệu quả như
mong muốn. Đó cũng là lý do mà tôi chọn, nghiên cứu đề tài này.
I. 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Qua thực tế giảng dạy môn ngữ văn lớp 8 tôi vẫn thường băn khoăn suy nghĩ
"Làm thế nào để xây dựng được một giờ Ngữ văn tốt nhất vừa đáp ứng được yêu cầu
của môn học, vừa phù hợp với học sinh để học sinh có hứng thú học tập bộ môn này,
các em thấy yêu văn, và tìm thấy niềm say mê bộ môn văn ?"
-Từ năm học 2007-2008 và năm học 2008-2009 nhà trường thực hiện theo chủ đề:
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã được bồi dưỡng tin học và từ những
điều tiếp thu học hỏi được, tôi nhận thấy cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin
vào trong việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy bộ môn Ngữ văn với sự hỗ trợ
của các phần mềm như Powrpoint kết hợp với các phương tiện hiện đại như máy vi
tính, máy chiếu ...làm cho giờ học được hấp dẫn, mới mẻ hơn và cách làm ấy còn có
tác dụng thực sự cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường
THCS
- Đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin để
giảng dạy môn Ngữ văn đồng thời đưa ra một số hình thức kỹ năng phù hợp trong
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Ngữ văn để đem lại hiệu quả
cao trong dạy và học.
I.3 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
- Từ hai năm học gần đây, trong nhà trường đã sử dụng tương đối phổ biến mô
hình giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với trang thiết bị khác như máy tính,
máy chiếu , bài giảng điện tử . Các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy
học đa năng vì vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học truyền thống
(trang vẽ, bản đồ, mô hình, bảng biểu) đến hiện đại (cassette, ti vi, đầu video). Hơn
nữa các bài giảng điện tử mà được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại hiệu quả
hơn hẳn, tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng một cách dễ dàng
hơn.
- Phần mềm powrpoint là công cụ để giáo viên có thể dùng để tạo bài giảng trên
máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các phần mềm khác powerpoint
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
2
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
chú trọng hơn trong việc tạo ra bài giảng có âm thanh hình ảnh chuyển động và tương
tác phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
- Trong phạm vi đề tài này tôi không có tham vọng nói nhiều về tất cả các công
dụng của các phần mềm trong thiết kế giáo án điện tử trong môn Ngữ văn vì trình độ
tin học còn hạn chế. Nhưng với những gì hiểu biết và học tập được tôi mạnh dạn đưa
ra ý kiến để các đồng nghiệp có thể tham khảo, thảo luận, rút kinh nghiệm và vận
dụng có hiệu quả các phương tiện hiện đại vào công tác chuyên môn nghiệp vụ của
mình. Vì vậy tôi chọn đề tài "Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế giảng
dạy môn ngữ văn 8 THCS"
- Đề tài này tôi thử nghiệm và và thực hành trong chương trình môn ngữ văn lớp 8
trường THCS Nguyễn Đức Cảnh năm học 2008 - 2009
I.4. ĐÓNG GÓP VỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
+ Đóng góp về mặt lý luận:
Như đã trình bày ở trên, sử dụng phần mềm trong thiết kế bài giảng điện tử trong
môn Ngữ văn là một trong những phương pháp dạy học mới đem lại hiệu quả cao
trong dạy và học đồng thời cũng là cách để giáo viên và học sinh được tiếp cận với
các phương tiện hiện đại nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, mạnh dạn
tiếp thu và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào trong nhà trường của cả giáo
viên và học sinh.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong soạn giảng môn Ngữ văn còn đem
lại hiệu quả hơn hẳn, gây được hứng thú, tích cực cho học sinh, tạo sự hấp dẫn và học
sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả hơn.
Việc ứng dụng công nhệ thông tin vào thiết kế GAĐT và giảng dạy môn Ngữ văn
trong nhà trường cũng phù hợp với quy luật nhận thức là đi từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
+ Đóng góp về thực tiễn
- Trong hai năm học gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được nói đến
nhiều và đã được áp dụng trong giảng dạy các môn học nói chung và môn ngữ văn
nói riêng. Sử dụng phần mềm cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy
học nhằm tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh với sự trợ giúp của các
phương tiện dạy học hiện đại. Việc sử dụng bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng
kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có thể dó là sự kết hợp của những ưu điểm của
phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại.
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
3
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
- Riêng đối với bộ môn Ngữ văn các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh
minh hoạ trong sách giáo khoa lại tối màu, khó quan sát và cảm nhận được vì vậy để
khắc phục được những tồn tại trên giáo viên phải chuẩn bị, sưu tập tranh ảnh, tài liệu
liên quan đến bài dạy, đồ dùng dạy học rất vất vả, cồng kềnh mà đôi khi không hiệu
quả. Nhưng với bài giảng điện tử có thể thay coi là những công cụ dạy học đa năng vì
nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác mà lại đem lại hiệu quả cao
trong dạy và học. điều đặc biệt là các loại hình bài soạn và dạy bằng GAĐT dễ thành
công và có hiệu quả cao.
- Từ thực tế hiệu quả của bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin đến nay, tôi cảm
thấy sử dụng bài giảng điện tử, có ứng dụng công nghệ thông tin với chức năng ưu
việt của nó làm cho giớ học sinh động, hấp dẫn hơn do có nhiều nguồn cung cấp
thông tin và kiến thức, học sinh hứng thú và say mê với môn học hơn...
II . PHẦN NỘI DUNG
II.1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1 - Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG VIỆC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
2 - MỘT SỐ HÌNH THỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
- Soạn giảng bằng giáo án điện tử.
- Tìm kiếm tài liệu. tra cứu tài liệu, thông tin trên mạng Internet
- Sử dụng các thiết bị điện tử vào dạy học
- Xây dựng thư viện tư liệu
3 - ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ MỘT BÀI
GIẢNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN ( Phần văn bản Ngữ văn 8)
II.2-CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.2.1: Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG VIỆC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông là nhằm cải tiến
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là một trong những công
cụ được sử dụng để thực hiện việc đổi mới trong giáo dục đào tạo. Công cụ này
đang được trong nước và ngoài nước quan tâm ứng dụng.
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
4
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
- Dạy học có ứmg dụng công nghệ thông tin là một trong những phương pháp dạy
học tiên tiến nhằm đẩy mạnh sự tương tác giữa thày và trò, dẫn đến sự thay đổi sâu xa
trong nhận thức của học sinh cũng như hình thức dạy học của giáo viên.
- Dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin , giáo viên trình chiếu trên màn hình
nội dung của bài học là cách dạy và học mới lạ đối với học sinh, vừa giúp cho giáo
viên tiết kiệm được thời gian ghi bảng để tận dụng thời gian vào việc mở rộng kiến
thức, liên hệ những kiến thức khác có liên quan đến bài học làm cho bài học được
phong phú, sinh động hơn, giúp học sinh hiểu bài một cách sâu sắc hơn.
- Khi sử dụng giáo án điện tử, giáo viên có thể đưa và bài học một lượng kiến
thức lớn hơn so với cách dạy truyền thống, bằng những hình ảnh trực quan sinh động,
hoặc những màu sắc, âm thanh, những sơ đồ bảng biểu từ đơn giản đến phức tạp, có
thể liên hệ, củng cố, luyện tập bằng những bài tập, những trò chơi hấp dẫn làm thay
đổi phương pháp dạy học cứng nhắc trước đây, làm cho bài học bớt khô khan, căng
thẳng...
II.2.2: MỘT SỐ HÌNH THỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
II.2.2.1: Soạn giảng bằng giáo án điện tử.
- Bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học nó chỉo trợ giúp cho việc dạy
học của giáo viên . Đối tượng sử dụng là giáo viên chứ không phải là học sinh. Giáo
viên là người trực tiếp sử dụng, điều hành phần mềm đónên có thể khai thác tối đa
những kiến thức cần truyền tải tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp
dạy của giáo viên.
- Khi giảng dạy bằng giáo án điện tử có ưu điểm lớn là tạo hứng thú cho cả thầy và
trò trong suốt giờ học thông qua sự truyền đạt của giáo viên và sự tiếp nhận của học
sinhthông qua những hình thức phong phú đa dạng và giáo viên cũng giảm nhẹ được
việc thuyết giảng.
- Để có được một tiết giáo án điện tử giáo viên phải dành nhiều thời gian cho việc
sưu tầm, chuẩn bị chu đáo về tài liệu, kiến thức để có được những hình ảnh, âm
thanh, ... phục vụ cho bài giảng.
- Sử dụng giáo án điện tử tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên.
Đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các
công nghệ hiện đại. Để soạn đựơc một giáo án điện tử được tốt giáo viên cần tìm
kiếm tài liệu. tra cứu tài liệu, thông tin trên mạng Internet.
II.2.2.2 Tìm kiếm tài liệu. tra cứu tài liệu, thông tin trên mạng Internet
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
5
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
- Internet là nguồn kiến thức khổng lồ, là nơi lưu trữ tri thức toàn nhân loại với vô
vàn các tư liệu và các bài viết của nhân loại trong mọi lĩnh vực, luôn được cập nhật
từng ngày, từng giờ. Nhưng vấn đề quan trọng đối với giáo viên là phải biết cách khai
thác thông tin, nguồn tài nguyên phong phú trên Internet để ƯDCNTT trong dạy và
học
Có 2 phương pháp để khai thác các thông tin phục vụ cho việc giảng dạy:
+ Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến.
- Wikipedia.org (trang tiếng Việt là vi.wikipedia.org) là hệ thống bách khoa toàn thư
khổng lồ, do hàng chục triệu tình nguyện viên trên thế giới đóng góp xây dựng. Có
thể tìm ở đây từ các kiến thức khoa học phổ thông đến các nghiên cứu khoa học
chuyên ngành, tìm hiểu về tiểu sử những người nổi tiếng cho đến những vấn đề thời
sự được cập nhật hàng ngày v.v..
- Youtube.com, là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúng ta có thể
dễ dàng tìm được những tư liệu phim phù hợp với mục đích dạy học. Ở Việt Nam
cũng có trang chia sẻ video riêng ở địa chỉ Clip.vn
- Thư viện tư liệu giáo dục ( ) là trang web chia sẻ các tư liệu
phim, ảnh, flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của người Việt Nam.
- Thư viện bài giảng điện tử ( ): Đây là trang web cho phép
giáo viên chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng thời tham khảo các bài
giảng và giáo án của rất nhiều giáo viên khác trên cả nước.
- Thư viện giáo trình điện tử ( .) là trang web tập hợp các
giáo trình bậc đại học và chuyên ngành từ các dự án của Bộ GD&ĐT với các trường
Đại học lớn trên cả nước như Đại học Bách Khoa HN, ĐH Sư phạm HN, Đại học Cần
Thơ ...
- Thư viện tư liệu giáo dục và Thư viện bài giảng điện tử là các hệ thống mở, không
những giúp giáo viên có thể download các tư liệu dạy học và các bài giảng mẫu mà
còn cho phép giáo viên có thể đưa các tư liệu và bài giảng của mình lên để chia sẻ với
mọi người. Việc sử dụng các hệ thống mở như trên hiện nay đang là xu hướng tất yếu
của ngành CNTT, với những ưu điểm vượt trội là: Hoàn toàn miễn phí; Có hệ thống
dữ liệu khổng lồ vì là do cộng đồng cùng xây dựng; Luôn được cập nhật thường
xuyên, từng ngày, từng giờ; Các tư liệu cũng như bài giảng có chất lượng cao vì được
chọn lọc và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
+ Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Baamboo, Monava...
( , , p://monava.com)
II.2.2.3: Sử dụng các thiết bị điện tử vào dạy học
* Phần mềm Powrppoint
- Microsoft Powerpoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn để làm
bài giảng điện tử. Powerpoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo
được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫu giao diện đẹp.
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
6
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
- Phần mềm CNTT được giáo viên Ngữ văn sử dụng phổ biến nhất hiện nay là
phần mềm Powerpoint. Đây là phần mềm đơn giản, dễ thiết kế trình chiếu và có tác
dụng tích cực, rõ nét nhất. Khi giới thiệu, trình bày và khái quát nội dung bài học,
mỗi slide được coi là một bộ phận cũng là một hệ thống con trong hệ thống các nội
dung mà bài học cần thể hiện. Ở mỗi slide, giáo viên có thể chọn hiệu ứng, đưa các tư
liệu (phim, ảnh, nhạc, bài đọc, tác phẩm …) làm cho bài giảng sinh động lôi cuốn
hơn.
- Powerpoint cho phép nhập các dữ liệu, văn bảnm công thức,các file dữ liệu
multimedia( hình ảnh, màu sắc, âm thanh, phim hoạt hình...)sau đó lắp ghép các dữ
liệu, sắp xếp các thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo hiệu ứng chuyển độngvà biến đỏi,
thực hiện các tương tác với người dùng. Với các chức năng đó khi sử dụng bài giảng
được thiết kế với phần mềm này bài giảng trở nên sinh động, thu hút được sự chú ý
của học sinhcĩng là để fọc sinhphát huy tính độc lập, sáng tạo, tích cực học tập ...
- PowerPoint sử dụng linh hoạt nên fon chữ, kiểu chữ trong các sản phẩm đều đẹp,
dễ nhìn và ổn định trên mọi máy tính.
- Trong quá trình soạn PowerPoint ta có thể tạo ra nhiều mẫu bài tập thường được sử
dụng như trong sách giáo khoa và sách bài tập như:
+ Bài tập trắc nghiệm gồm có các loại: Một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, câu hỏi
ghép đôi, chọn đúng/sai
+ Bài tập ô chữ: Học sinh phải trả lời lần lượt các ô chữ hàng ngang để tìm ra ô chữ
hàng dọc
+ Bài tập điền khuyết hoặc bài tập ẩn / hiện...
Khi soạn thảo xong bài giảng trên powerpoint giáo viên có thể xuất bài giảmg ra
thành thư mục chứa file thành một sản phẩm chạy độc lập có thể copy vào đĩa mềm
hoặc USB hay đĩa CD để chạy trên các máy tính khác thông thường qua chương trình
PowerPoint.
* Phần mềm Violet: đây là phần mềm thiết kế bài giảng điện tử của Công ty Bạch
Kim, với giao diện trực quan, dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Việt
rất thuận lợi cho giáo viên. Phần mềm này cũng cung cấp một hệ thống các công cụ
soạn thảo giúp giáo viên soạn bài giảng nhanh chóng. Trong quá trình soạn giáo án,
Violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong sách
giáo khoa, sách bài tập (như bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả
chữ/kéo thả hình ảnh …), ngoài ra Violet còn hỗ trợ nhiều module cho từng môn học
giúp giáo viên tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp. Sau khi soạn thảo
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
7
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
xong, phần mềm cho phép xuất bài giảng ra thành một sản phẩm chạy độc lập có thể
copy vào đĩa mềm, USB hoặc CD để chạy trên các máy tính khác mà không cần
chương trình Violet .…
II.2.2.4 Xây dựng thư viện tư liệu
- Khai thác các thông tin từ Internet, khai thác các tranh ảnh từ báo chí, sách giáo
khoa, tài liệu, báo chí, tạp chí... liên quan đến bài giảng
- Khai thác từ băng hình Video, các phần mềm, tranh ảnh, bảng biểu, hình vẽ thông
qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính
II.2.3: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ MỘT BÀI
GIẢNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN ( Phần văn bản Ngữ văn 8)
II.2.3.1: XÂY DỰNG LOẠI BÀI:
- Các văn bản trong chương trình Ngữ văn 8 có nội dung và thể loại hết sức phong
phú đồng thời cũng mang nội dung thật gần gũi, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong đời
sống hàng ngày vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các văn bản
này cũng vô cùng phong phú. Muốn xây dựng được bài giảng có ứng dụng công nghệ
thông tin thì người dậy phải xây dựng được các loại bài để có kế hoạch chuẩn bị kiến
thức cho bài dạy.
Loại bài Văn bản
Thơ
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Đập đá ở Côn Lôn
Muốn làm thằng Cuội
Hai chữ nước nhà
Nhớ rừng
Ông Đồ
Quê Hương
Khi con tu hú
Tức cảnh Pác Bó
Ngắm trăng, Đi đường
Văn bản nghị luận
Chiếu dời đô
Hịch tướng sĩ
Nước Đại Việt ta
Bàn luận về phép học
Thuế máu
Đi bộ ngao du
Văn bản nước ngoài
Cô bé bán diêm
Đánh nhau với cối xay gió
Chiếc lá cuối cùng
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
8
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
Hai cây phong
Đi bộ ngao du
Văn bản nhật dụng
Thông tin về trái đất năm 2000
Ôn dịch thuốc lá
Bài toán dân số
II.2.3.2: CHUẨN BỊ KIẾN THỨC
Việc thu thập tài liệu cho bài dạy và học ở phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh
cần chú ý: Không những giáo viên sưu tầm tài liệu mà học sinh cũng tham gia tích
cực trong việc chuẩn bị này. Có được sự kết hợp đó, qua mỗi năm giảng dạy, giáo
viên sẽ có nguồn tài liệu vô cùng phong phú, đa dạng và hữu ích. Nguồn tư liệu ấy sẽ
là nguồn tài liệu vô cùng quí giá được sử dụng trong nhiều năm, nhiều khối lớp Ngữ
văn.
Về phía giáo viên, khi thu thập tài liệu cần chọn lọc tư liệu để minh hoạ và
khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tư liệu sưu tầm có thể là:
* Tranh, ảnh ,chân dung tác giả, đền thờ, quê hương, địa điểm được nhắc đến
trong tác phẩm….
Tác phẩm: Xuất bản, tái bản, dịch ra tiếng nước ngoài..
Tranh vẽ to từ SGK
Tranh tự vẽ minh hoạ những chi tiết trọng tâm bài
Tranh sưu tầm từ nhiều nguồn...
* Những câu văn, đoạn văn hay của các nhà văn , nhà phê bình văn học về nội
dung, nghệ thuật của bài dạy .
* Phần chuẩn bị tốt nhất của các tổ, nhóm học sinh trong lớp.
* Băng, đĩa ghi âm bài thơ, bài hát, kịch…
* Đĩa mềm, đĩa CD…
Ví dụ:
* Dạy bài : “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của nhà thơ Phan Bội Châu, giáo
viên cần chuẩn bị các tư liệu:
- Ảnh nhà thơ Phan Bội Châu .
- Tập "Ngục trung thư" ( Thơ viết trong ngục)
...
* Dạy bài: Muốn làm thằng Cuội, giáo viên cần chuẩn bị:
- Ảnh chân dung rác giả
- Các tập thơ của tác giả
- Hình ảnh về chú Cuội cung trăng...
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
9
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS
* Dạy bài Hịch tướng sĩ - của Trần Quốc Tuấn, giáo viên chuẩn bị:
- Ảnh chân dung Trần Quốc Tuấn
- Ảnh chụp tác phẩm
- Đọc diễn cảm.
* Dạy bài Ôn dịch thuốc lá:
Ngoài việc chuẩn bị về tác giả, văn bản giáo viên cần sưu tầm các hình ảnh, số liệu có
liên quan đến thuốc lá, tác hại của thuốc lá với con người, với môi trường...để thấy
được tác hại ghê gớm của loại ôn dịch này
Tất cả những tài liệu sưu tầm từ tranh ảnh, bài thơ, đoạn thơ, đoạn văn đến băng hình
phải phù hợp và có hiệu quả với bài dạy. Đặc biệt những hình ảnh này phải được đưa
vào trong màn hình của máy vi tính, được thiết kế hài hoà giữa hình - âm- sắc- động
thì bài dạy rất sinh động.
II.2.3.3: CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Việc lựa chọn phương tiện dạy học, tranh ảnh, bảng biểu, thông tin phục vụ cho
bài dạy – Lựa chọn các phần mềm (powerpoint, violet, preteaching..), trình diễn,
tạo hiệu ứng để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể là
khâu quan trọng nhất quyết định hiệu quả cũng như thành công của tiết dạy.
- Yêu cầu truyền thông của các văn bản đòi hỏi các hình thức dạy học đáp ứng
cung cấp và khai thác thông tin nhanh và phong phú tới người học. Sách giáo
khoa, bảng đen, phấn trắng, thậm chí cả máy chiếu hắt.Các phương tiện dạy học
truyền thống ấy là cần thiết nhưng tự chúng chưa thể đáp ứng hết được các yêu
cầu của dạy học VB mà chỉ có việc thu thập thông tin, thiết kế và trình chiếu trên
các phương tiện dạy học điện tử hiện đại mới là các phương tiện tạo hiệu ứng tích
cực nhất trong dạy học VB
GV: Phạm Thị Thu Hằng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
10