Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

luận văn tài chính ngân hàng quản trị rủi ro tín dụng tại techcombank chi nhánh trần thái tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.48 KB, 62 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

1

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tại ngân hàng, em đã nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình
của cán bộ hướng dẫn, nhờ đó, những kiến thức đã được học trong chương trình
giảng dạy tại đại học trở nên gần gũi và có tính thực tiễn hơn. Do hạn chế về thời
gian và kiến thức, khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo để bài viết này có thế hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đến từ chi nhánh và sự chỉ
bảo, góp ý nhiệt tình của TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh đã giúp em hoàn thành bản
khóa luận này!
Em xin chân thành cảm ơn!

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

2

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ........................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài...................................................................................................2
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
NGÂN HÀNG..........................................................................................................3
1.1. Rủi ro tín dụng....................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng................................................................................3
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng.................................................................................3
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng..............................................................3
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng..............................................................5
1.1.5.Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động ngân hàng và nền kinh tế..............8
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.............................................9
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng..................................................................9
1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng.................................................................9
1.2.3. Quy trình của quản trị rủi ro tín dụng...........................................................10
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG
TECHCOMBANK CHI NHÁNH TRẦN THÁI TÔNG.....................................14
2.1. Giới thiệu về ngân hàng Techcombank chi nhánh Trần Thái Tông...................14
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng............................14
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng.................................................16
2.1.3. Tình hình taì chính và một số kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Techcombank chi nhánh Trần Thái Tông.................................................................18
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng



Khóa luận tốt nghiệp

3

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

2.2 Thực trạng hoạt động công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng..............................20
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng......................................................................20
2.2.2.Tình hình thực hiện các nội dung quản trị RRTD của ngân hàng Techcombank
chi nhánh Trần Thái Tông.......................................................................................22
2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro của ngân hàng Techcombank chi nhánh Trần
Thái Tông năm 2014 - 2016....................................................................................25
2.3.1.Những kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng................................................................................................................ 25
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng................................................................................................................ 27
2.4. Kết luận............................................................................................................. 34
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦNG CỐ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH TRẦN
THÁI TÔNG..........................................................................................................36
3.1. Định hướng công tác quản trị rủi ro..................................................................36
3.1.1. Định hướng chung cho hoạt động kinh doanh..............................................36
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro........................36
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng....37
3.2.1. Hoàn thiện việc chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng........................37
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định và thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ......38
3.2.3. Thực hiện tốt việc cập nhật và quản lý thông tin khoản vay trên hệ thống
dữ liệu ................................................................................................................... 39

3.2.4.Hoàn thiện quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng............40
3.2.5. Hạn chế việc quan trọng hóa tài sản đảm bảo, quan tâm hơn nữa việc sử
dụng công cụ bảo hiểm............................................................................................40
3.2.6. Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát khoản vay......................................41
3.2.7. Nâng cao năng lực và chất lượng kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát
nội bộ ................................................................................................................... 42
3.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...........................................................43
3.2.9.Các giải pháp hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng............44
3.3. Một số kiến nghị...............................................................................................46
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

4

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

3.3.1. Kiến nghị lên Hội Sở Chính..........................................................................46
3.3.2. Kiến nghị lên Chính Phủ...............................................................................46
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước.......................................................................47
3.3.4. Đối với ngân hàng TMCP Kỹ Thương Vệt Nam............................................50
KẾT LUẬN............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng



Khóa luận tốt nghiệp

5

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ Đ
Bảng 2.1 Báo cáo hoạt động kinh doanh của ngân hàng Techcombank chi nhánh
Trần Thái Tông........................................................................................................18
Bảng 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng Techcombank chi nhánh
Trần Thái Tông năm 2014 – 2016...........................................................................20
Bảng 2.3 – Bảng phân loại nợ của Techcombank chi nhánh Trần Thái Tông giai
đoạn 2014 – 2016....................................................................................................21
Bảng 2.4 - Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Techcombank Trần Thái Tông giai đoạn
2014 – 2016.............................................................................................................23
Bảng 2.5 – Bảng hệ số sử dụng vốn của ngân hàng Techcombank chi nhánh Trần
Thái Tông năm 2014 – 2016.................................................................................23Y
Sơ đồ 2.1 - bộ máy tổ chức của ngân hàng Techcombank chi nhánh Trần Thái Tông...16

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

6


Khoa: Tài chính – Ngân hàng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
NHTM
TMCP
UBND
RR
RRTD
NHNN
TSĐB
WTO
QTRRTD
DN
DNCV
TTS
TS
SX – KD
TCTD
HĐKD
VHĐ
CV
KHCN
KHDN
GDV

Ý nghĩa
Ngân hàng Thương mại
Thương mại cổ phần
Ủy ban Nhân dân

Rủi ro
Rủi ro tín dụng
Ngân hàng Nhà Nước
Tài sản đảm bảo
Tổ chức Thương mại thế giới
Quản trị rủi ro tín dụng
Dư nợ
Dư nợ cho vay
Tổng tài sản
Tài sản
Sản suất – kinh doanh
Tổ chức tín dụng
Hợp đồng kin doanh
Vốn huy động
Chuyên viên
Khách hàng cá nhân
Khách hàng doanh nghiệp
Giao dịch viên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra những cơ
hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam nói chung và của ngành ngân
hàng nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh ñó cũng ñặt ra cho các Ngân hàng thương mại
(NHTM) Việt Nam nhiều thách thức và rủi ro
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong và ngoài nước,
dưới sức ép của tiến trình hội nhập, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ñặc biệt là
hoạt ñộng tín dụng đã và đang diễn ra rất phức tạp và luôn chứa đựng những rủi ro
tiềm ẩn. Đây là hoạt động quan trọng ñối với các NHTM, bởi nó là hoạt động kinh
doanh chính của các NHTM Việt Nam cả về tỷ trọng tài sản có, thu nhập. Vì vậy
nếu kinh doanh tín dụng xảy ra tổn thất sẽ làm tăng chi phí, giảm thu nhập hoặc
thậm chí thất thoát vốn của ngân hàng, từ đó không những ảnh hưởng ñến uy tín
kinh doanh và vị thế của chính ngân hàng mà còn có thể gây ảnh hưởng dây chuyền
trên toàn hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng cần được quản lý và
kiểm soát trong giới hạn cho phép nhằm giảm thiểu các tổn thất, góp phần nâng cao
uy tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, giúp các Ngân hàng tăng trưởng
bền vững.
Thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng Techcombank - Chi nhánh Trần
Thái Tông thời gian qua đã có những bước tiến bộ vượt bậc và đạt những thành tựu
đáng khích lệ, chất lượng tín dụng ngày càng tăng cao, ngày càng tiến sát với các
chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trên thì công tác
quản trị rủi ro tín dụng (QT RRTD) vẫn tiềm ẩn trong nó những nhân tố phát sinh
rủi ro. Trong điều kiện kinh tế không ổn định như hiện nay thì nguy cơ dẫn đến phát
sinh nợ quá hạn có hệ thống là rất cao. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi
ro tín dụng (RRTD) phải được quản lý, kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả,
đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, hỗ trợ việc phân
bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạt ñộng tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh
từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Góp phần
nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế của ngân hàng trong cạnh tranh. Đó là lý do tôi
chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank - Chi Nhánh Trần Thái
Tông”.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, những hạn chế và
tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Chi nhánh
Trần Thái Tông
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về rủi ro tín dụng và thực
trạng quản trị rủi ro tín dụng.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro tín dụng, thực
trạng và các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank Chi
nhánh Trần Thái Tông trên cơ sở dữ liệu từ năm 2013 đến hết năm 2015
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp sử
dụng các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, tổng hợp để nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đề tài sử dụng kết
hợp đồng thời các phương pháp cụ thể của thống kê học ñể tổng hợp, so sánh, phân
tích các vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Chương 1 – Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng
Chương 2 – Thực trạng quản trị rủi ro tại ngân hàng Techcombank chi nhánh
Trần Thái Tông

Chương 3 – Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng Techcombank chi nhánh Trần Thái Tông

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
NGÂN HÀNG
1.1. Rủi ro tín dụng
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng (RRTD) được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng vốn được tạo ra
khi cấp tín dụng cho một khách hàng. Có nghĩa là khả năng khách hàng không trả
được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ. Hay
RRTD là rủi ro mà các dòng tiền được hẹn trả theo hợp đồng (tiền lãi, tiền gốc hoặc
cả hai) từ các khoản cho vay và các chứng khoán đầu tư sẽ không được trả đầy đủ.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc hình thành rủi ro
- Rủi ro giao dịch: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình
giao dịch, xét duyệt cho vay và ñánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi
ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ
- Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý
danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
1.1.2.2. Phân loại theo tính chất của rủi ro tín dụng
- Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách quan gây ra như thiên

tai, dịch bệnh, chiến tranh, hỏa hoạn, người vay bị chết, mất tích,… dẫn đến thất
thoát vốn vay mặc dù ngân hàng cho vay và người đi vay đã thực hiện đầy đủ các
qui định về quản lý và sử dụng khoản vay.
- Rủi ro chủ quan: là rủi ro thuộc về lỗi của ngân hàng hoặc bên ñi vay vì
vô tình hoặc cố ý gây ra dẫn ñến thất thoát vốn vay. Đối với rủi ro chủ quan nếu
có những biện pháp hợp lý có thể khắc phục hoặc hạn chế được loại rủi ro này.
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
1.1.3.1. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi không thu hồi
được đầy đủ và đúng hạn như cam kết trong hợp đồng tín dụng nên đã bị chuyển
sang nợ quá hạn. Theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của
Thống đốc NHNN Việt Nam về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về
việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng, dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động
ngân hàng của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện
chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp
chứng minh được chất lượng tín dụng ngân hàng càng tốt. Hiện nay, NHNN đang
khống chế tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các TCTD ở mức tối đa là 5% trên
tổng dư nợ.
1.1.3.2. Nợ xấu
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN

Việt Nam có quy định nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Và các
nhóm nợ này đã được sửa đổi, bổ sung trong Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN
ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là
tỷ lệ dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD. Hiện nay, NHNN đang
khống chế tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các TCTD ở mức tối đa là 3% trên tổng
dư nợ. TCTD nào khống chế được tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới mức cho phép
của NHNN là 3% thì hoạt động tín dụng của các TCTD đó không đáng lo ngại, chất
lượng tín dụng vẫn đảm bảo, còn TCTD nào có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng
cao thì khả năng thu hồi lãi và gốc của các khoản nợ xấu sẽ rất khó, làm cho nguy
cơ mất vốn
1.1.3.3. Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản
mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời
RRTD cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia
thành 3 nhóm:
 Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: Là những khoản cho
vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân
hàng. Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho
vay của ngân hàng.
 Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: Là những
khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho
ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ
cho vay của ngân hàng.
 Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: Là những khoản cho
vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là
khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

1.1.3.4. Chỉ tiêu hệ số nợ
Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp. Chỉ
tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay.
Hệ số thu nợ =
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.1.4.1. Nguyên nhân khách quan
- Chính sách kinh tế của Nhà nước (như chính sách về tỷ giá, về lãi suất…)
phải thay đổi cho phù hợp với những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới vì
nếu nền kinh tế có biến động mà Nhà nước không có những chính sách điều hành
đúng đắn và kịp thời nhằm can thiệp vào nền kinh tế thì tình hình HĐKD của khách
hàng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến khả năng trả nợ lãi và gốc cho ngân hàng bị hạn
chế và nguy cơ xảy ra RRTD là cao. - Mặc dù luật các TCTD và các văn bản hướng
dẫn thi hành có quy định việc TCTD có quyền xử lý TSĐB của khách hàng khi
khách hàng không trả nợ vay nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực
hiện. Thật vậy, TCTD không có chức năng trực tiếp cưỡng chế mà phải thông qua
Tòa án xử lý. Thời gian chờ Tòa án thụ lý hồ sơ là cả một quá trình và việc tiến
hành phát mãi, xử lý TSĐB vẫn còn nhiêu khê. Điều này gây ra sự chậm trễ
trong việc thu hồi nợ vay. Bởi thực tế, khi có RRTD xảy ra, TCTD sẽ tiến hành
thu hồi nợ bằng nhiều biện pháp và TSĐB là nguồn thu nợ hữu hiệu nhất đối với
các TCTD.
- Những khủng hoảng về kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, biến động của thị
trường, tác động xấu đến hoạt động SX-KD của doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn
đến tình trạng doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay cho ngân
hàng và RRTD xảy ra. - Thiên tai, những thay đổi bất thường về thời tiết, tác động
xấu đến điều kiện SX-KD của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra RRTD cho

ngân hàng. Bởi vì khi doanh nghiệp bị khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, thời
tiết…dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế và nguy cơ mất vốn của
ngân hàng là cao.
1.1.4.2. Nguyên nhân chủ quan
 Từ phía khách hàng vay vốn
 Khách hàng gặp rủi ro trong HĐKD do trình độ và khả năng quản lý còn
yếu kém
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

Việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư SX-KD của doanh
nghiệp không khoa học, việc dự toán chi phí và xác định mức sản lượng không phù
hợp với điều kiện, tình hình thực tế của thị trường.
 Khách hàng vay sử dụng vón vay không đúng mục đích
Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở phương án sử dụng vốn vay
có hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế khi nhận được tiền vay, một số khách hàng không
sử dụng đúng mục đích như phương án đã lập ban đầu, mà đem số tiền đó đầu tư vào
các mục đích khác nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn.
 Thiếu minh bạch và chính xác trong việc cung cấp các báo cáo tài chính
Phần lớn các doanh nghiệp đều có hai đến ba báo cáo với số liệu khác nhau về
tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, một báo cáo là để theo dõi tình hình hoạt
động thực tế của doanh nghiệp, một báo cáo là để nộp cho cơ quan thuế và báo cáo
còn lại là để giải trình cho ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Hầu hết các số liệu
trong báo cáo cung cấp cho ngân hàng không còn tính trung thực, họ đưa ra những

thông tin sai lệch nhằm đảm bảo các điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng. Vì
vậy, khi nhân viên ngân hàng phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
dựa trên số liệu do các doanh nghiệp này cung cấp thì sẽ không chính xác.
 Từ phía ngân hàng
 Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng không hợp lý, ngân hàng không thực hiện
việc phân tán rủi ro mà tập trung cho vay đối với một số nhóm khách hàng, một số
ngành nghề nhất định. Việc cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một
ngành kinh tế nào đó dẫn đến rủi ro rất cao cho ngân hàng khi nhóm khách hàng đó
gặp khó khăn hoặc ngành nghề kinh tế mà doanh nghiệp đó đang hoạt động không
còn hấp dẫn với thị trường.
 Trình độ, năng lực chuyên môn của một số nhân viên ngân hàng còn hạn chế
Trình độ, năng lực chuyên môn của một số nhân viên làm công tác tín dụng
còn hạn chế nên đã làm ảnh hưởng đến việc đánh giá đúng tình hình hoạt động của
khách hàng. Từ đó, không phân tích được các báo cáo tài chính với kết quả chuẩn
xác, không phát hiện ra được những số liệu không phù hợp với tình hình thực tiễn
của doanh nghiệp, không am hiểu về thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích
thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

 Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng còn hạn chế
Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng có nhiệm vụ thường xuyên theo

dõi, kiểm tra và giám sát các khoản vay nhằm kịp thời phát hiện ra những sai sót và
những vấn đề bất hợp lý có thể sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, để có những giải
pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, công việc
kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại dưới dạng hình thức, công
tác kiểm tra, kiểm soát chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, kiểm tra kiểm
soát nội bộ cần phải được xem như một công cụ hữu hiệu trong vấn đề phát hiện,
phòng ngừa RRTD.
 Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay
Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm
định trước khi cho vay mà không chú trọng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát vốn
sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được theo dõi
và giám sát việc sử dụng vốn vay nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục
đích với phương án vay ban đầu. Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chưa
thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần là do yếu tố tâm lý sợ gây phiền hà
cho khách hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các
doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà
NHTM yêu cầu.
 Đạo đực nghề nghiệp của một số nhân viên ngân hàng
Lĩnh vực tín dụng ngân hàng là một lĩnh vực rất nhạy cảm, nhân viên ngân
hàng rất dễ bị cám dỗ bởi những cái lợi trước mắt mà người vay đem đến và sẽ cực
kỳ nguy hiểm khi cán bộ ngân hàng bị tha hóa, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bất
chấp pháp luật, cố tình không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng
quy trình cho vay, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết, không đảm
bảo các nguyên tắc cần thiết của TSĐB… Thực tế, đã có nhiều trường hợp xảy ra là
nhân viên ngân hàng tiếp tay với khách hàng làm giả hồ sơ vay, định giá TSĐB lên
quá cao so với giá trị trên thị trường để rút tiền ngân hàng nhiều.
1.1.4.3. Nguyên nhân từ các tài sản đảm bảo
Rủi ro có thể xảy ra rất lớn khi ngân hàng nhận TSĐB mà không thực hiện đầy
đủ các thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định (như công chứng tài sản, đăng ký giao
dịch bảo đảm tài sản, mua bảo hiểm vật chất cho các TSTC, tài sản cầm cố, tài sản

bào lãnh…); Ngân hàng không tuân thủ quy định hiện hành về định giá TSTC nên
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

đã định giá tài sản quá cao so với giá trị thực tế. Điều này sẽ đem lại rủi ro cao khi
xử lý tài sản để thu hồi nợ. Tóm lại, trên thực tế RRTD có thể phát sinh do rất nhiều
nguyên nhân khách quan, chủ quan. Do vậy, bên cạnh việc đánh giá, nhận định các
yếu tố kinh tế vĩ mô, các NHTM cần phải có những biện pháp phòng ngừa RRTD
ngay từ khi bắt đầu đi thẩm định, kiểm tra tình thực tế để xem xét cho vay và khi
cho vay xong thì trong suốt quá trình thu nợ ngân hàng cũng cần phải quan tâm theo
dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách chặt chẽ, phải có những biện
pháp cụ thể để tránh gặp phải những rủi ro có thể phát sinh do các nguyên nhân trên
gây ra.
1.1.5.Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động ngân
hàng và nền kinh tế
1.1.5.1. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh của ngân hàng
Khi RRTD xảy ra, ngân hàng không thu được lãi và vốn tín dụng đã cấp cho
khách hàng vay, nhưng vẫn phải trả lãi và gốc cho các khoản vốn huy động khi đến
hạn. Điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín
dụng giảm, lợi nhuận giảm thấp. Do đặc thù của NHTM là sử dụng vốn huy động
để cho vay nên khi một khoản cho vay không có khả năng thu hồi, ngân hàng phải
sử dụng các nguồn vốn của mình để hoàn trả cho người gửi tiền, ngân hàng sẽ có
nguy cơ đối diện với rủi ro về thanh khoản. Kết quả là năng lực tài chính giảm sút,
uy tín, sức cạnh tranh giảm, kết quả kinh doanh ngày càng xấu, có thể dẫn đến thua

lỗ hoặc phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
1.1.5.2. Ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội
Đặc điểm hoạt động của hệ thống NHTM là huy động vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế để cấp tín dụng cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu về
vốn. Khi RRTD xảy ra, không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của
người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.
Khi một ngân hàng gặp phải RRTD hay bị phá sản, vì tâm lý lo sợ nên để bảo
toàn tài sản của mình, người gửi tiền ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho
hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề chi trả và có nguy cơ mất khả năng
thanh toán, dẫn đến bị phá sản và nền kinh tế bị tê liệt. Tóm lại, RRTD có thể xảy ra
với nhiều mức độ khác nhau, ngân hàng gặp phải rủi ro về lợi nhuận khi không thu
hồi được lãi cho vay, ngân hàng bị mất vốn khi khách hàng không có khả năng chi
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

trả. Nếu tình trạng này kéo dài mà không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói
chung. Do đó, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng là phải thận trọng và
có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay.
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo
lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa và
quản lý các hoạt ñộng tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp

tín dụng.
1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng
1.2.2.1. RRTD là nguyên nhân chủ yếu tại ra sự tổn thất về vốn của các
NHTM
Thường thu nhập của các NHTM được đem lại chủ yếu là từ nguồn thu nhập
của hoạt động tín dụng. Thực tế, RRTD là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tổn thất
về vốn cho các NHTM. Vì vậy, RRTD được xem là một trong những nhân tố hết
sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và
QTRRTD hiệu quả. Một khi ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có RRTD
cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh
khoản thấp. Điều này có thể làm giảm HĐKD cũng như lợi nhuận của ngân hàng,
thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Cho nên, các NHTM cần phải chú trọng hơn nữa
đến QTRRTD để có những giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa và hạn chế tối đa
RRTD xảy ra.
1.2.2.2. QTRRTD là thước đo năng lực kin doanh của các NHTM
Tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động, thị trường tài chính, tiền tệ và
ngân hàng cũng diễn biến phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là RRTD. Mặc
dù, trước khi cho vay nhân viên ngân hàng đã tìm hiểu thị trường và dự đoán những
rủi ro có thể xảy ra nhưng sự tiên liệu, phát hiện rủi ro tiềm ẩn và ứng phó của nhân
viên ngân hàng là có giới hạn, trên thực tế RRTD phát sinh do nhiều nguyên nhân, có
thể do nguyên nhân khách quan, chủ quan hay do bất khả kháng… Vì vậy, QTRRTD

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng


phải được xem là một nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực kinh doanh của các
NHTM để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những tổn thất do RRTD gây ra.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

1.2.2.3. QTRRTD tốt là một lợi thế cạnh tranh của các NHTM
QTRRTD được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sàn lọc được
những khách hàng có năng lực pháp lý tốt, năng lực tài chính tốt, có tiềm năng phát
triển… nhằm giúp cho việc tài trợ vốn của ngân hàng thực sự mang lại hiệu quả, và
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong quá trình cạnh tranh.
1.2.3. Quy trình của quản trị rủi ro tín dụng
1.2.3.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng
Khái niệm : Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằm
theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống
kê các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và dự báo
được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD.
Phương pháp: Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất
cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng
câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan
tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề, phương pháp nhận biết các dấu hiệu cảnh báo
khoản cấp tín dụng có vấn đề
1.2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Khái niệm: Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để
lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới
hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự
phòng rủi ro.
Phương pháp: sử dụng các mô hình để đo lường rủi ro
1.2.3.2.1. Mô hình định tính ( Mô hình chất lượng 6C)
(1) Tư cách khách hàng: khách hàng phải có mục đích vay vốn rõ ràng và có
thiện chí trả nợ khi đến hạn
(2) Năng lúc của khách hàng: khách hàng phải có năng lực pháp luật và năng
lực hành vi dân sự, là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp
(3) Thu nhập của khách hàng: là cơ sở để xác định nguồn trả nợ
(4) Đảm bảo tiền vay: là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng không còn khả
năng trả nợ
(5) Các điều kiện: tùy theo xu hướng phát triển của nền kinh tế mà ngân hàng
có những chính sách tin dụng, những điều kiện quy định cho khách hàng trong từng
thời kỳ
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

(6) Kiểm soát: đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của pháp luật, quy
chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng
Kết luận: mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên nó lại phụ thuộc quá
nhiều vào mức độ chính xác của nguồn tin thu thập được, khả năng dự báo cũng
như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

1.2.3.2.2. Mô hình lượng hóa
Bên cạnh việc sử dụng mô hình định tính để đo lường RRTD, các ngân hàng còn
áp dụng các mô hình định lượng để đánh giá mức độ RRTD bằng một con số cụ thể.
 Mô hình điểm số Z
Đây là mô hình do E.I.Alman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh
nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối
với người vay và phụ thuộc vào:
(i) Chỉ số các yếu tố tài chính của người vay: X;
(ii)

Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ

của người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 + 0,6X4 +0,1X5 (1)
Trong đó:
X1: tỷ số “vốn lưu động ròng / tổng tài sản”
X2: tỷ số “lợi nhuận tích luỹ / tổng tài sản”
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản”
X4: tỷ số “trị giá cổ phiếu / giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
X5: tỷ số “doanh số / tổng tài sản”
Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại.
Z≤1,8: khách hàng có khả năng rủi ro cao
1,8≤Z≤3: không xác định được
Những công ty nào điểm số Z < 1,81 thường dược xếp vào nhóm có nguy cơ
RRTD cao.
Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường RRTD tương đối đơn giản, rõ ràng và dễ
thực hiện.
Nhược điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi
ro và không có rủi ro. Trong thực tế, mức độ RRTD tiềm ẩn ở mỗi khách hàng là
khác nhau như chậm trả lãi, chậm trả gốc, không trả lãi được và không có khả năng

trả gốc. Do đó, sẽ có một nhóm khách hàng không thể áp dụng được mô hình này để
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

đánh giá. Mô hình này chưa bao quát hết các nhân tố mang tính định tính tác động
đến RRTD của một khách hàng như sự thay đổi của nền kinh tế, mối quan hệ giữa
khách hàng với ngân hàng, những lợi thế thương mại của khách hàng…
 Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor
RRTD trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng
khoản cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư
nhân trong đó có Moody và Standard & Poor là những dịch vụ tốt nhất. Đối với
Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thì cao nhất là AAA.
Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard & Poor) sau đó thấp dần
để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó, những khoản cho vay trong
4 loại đầu được xem như khoản cho vay mà ngân hàng nên đầu tư, còn các khoản
cho vay bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không cho vay. Nhưng
thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những
khoản cho vay tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại có lợi
nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp cho vay
Nguồn
Xếp hạng
Standard & Aaa
Poor
Aa

A
Baa
Ba
B
Caa
Ca
C
Moody
AAA
AA
A
BBB
BB
B
CCC
CC
C

Tình trạng
Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất*
Chất lượng cao*
Chất lượng trên trung bình*
Chất lượng trung bình*
Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ
Chất lượng dưới trung bình
Chất lượng kém
Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ
Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu
Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất*
Chất lượng cao*

Chất lượng trên trung bình*
Chất lượng trung bình*
Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ
Chất lượng dưới trung bình
Chất lượng kém
Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ
Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

1.2.3.3. Kiểm soát và đánh giá rủi ro tín dụng
 Kiểm soát rủi ro tín dụng
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

Khái niệm: Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ,
chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc
né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro,
tổn thất hoặc lợi ích.
Phương pháp: Căn cứ vào mức độ rủi ro đă được tính toán, các hệ số an toàn
tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác
nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại. Các biện pháp bao gồm: ngăn ngừa rủi ro,
bán nợ, phân tán rủi ro, và quản trị rủi ro thông qua công cụ phái sinh.
 Đánh giá rủi ro tín dụng: Chất lượng tín dụng là tiêu chí cơ bản để đánh giá
rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng của ngân hàng. Một khoản vay tốt là khoản vay mà
ngân hàng có thể thu hồi ñầy ñủ cả nợ gốc và lãi.

Một số chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá RRTD
Tỷ lệ nợ xấu =
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ =
Tỷ lệ phân bổ quỹ dự phòng trên tổng dư nợ =
1.2.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng
Khái niệm: Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ
cho chi phí của rủi ro và tổn thất từ hoạt động tín dụng.
Phương pháp: Các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng
cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho
hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, ngân hàng được sử
dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp:
 Đối với các tổn thất đã được lường trước, ngân hàng có thể sử dụng nguồn
vốn từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp.
 Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, ngân hàng phải dùng
vốn tự có làm nguồn dự phòng để bù đắp. Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp khác
để tài trợ rủi ro, gồm: xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, chuyển giao rủi ro…

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG
TECHCOMBANK CHI NHÁNH TRẦN THÁI TÔNG
2.1. Giới thiệu về ngân hàng Techcombank chi nhánh Trần Thái Tông
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng

 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
- Tên doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế: Techcom bank
- Trụ sở chính: 191 Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội
- Loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại cổ phần
- Vốn điều lệ: 8878 tỷ đồng
- Ngày thành lập: 27/09/1993
- Điện thoại/ Fax: 9446368/9446381
- Website:
 Được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 1993, Ngân hàng TMCP Kỹ thương
Việt Nam chính thức ra đời với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, trụ sở chính ban đầu
được đặt tại số 24 Lý Thương Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
 Năm 1998 – 2000 trụ sở chính của Techcombank được chuyển về Tòa nhà
Techcombank, số 15 Đào Duy Từ, Hà Nội, cùng với đó là sự ra đời của một loạt các
chi nhánh, phòng giao dịch tại Đà Nẵng, Hà Nội
 Năm 2001, Techcombamk tăng vốn điều lệ lên 102.345 tỷ VND
 Năm 2004 đánh dấu sự ra đời biểu tượng mới của Ngân hàng
 Năm 2005, HSBC trở thành đối tác chiến lược của Techcombank, cụ thể là
chiếm giữu 10% cổ phần của Ngân hàng. Cùng với đó, Techcombank cũng hoàn
thiên việc nâng cấp phần mềm Globus lên Version T24R5
 Năm 2007 ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới. theo đó Techcombank là Ngân
hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về
ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường
 Năm 2009, nhận giải thưởng “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm
2009” do Việt Nam report trao tặng đông thời nhận giải thưởng

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

 Tháng 4/2010, nhận giải thưởng “ Ngôi sao quốc tế dẫn đầu về quản lý chất
lượng” do BID – Tổ chức sáng kiến Doanh nghiệp quốc tế trao tặng
 Tháng 4/2011, được xếp hạng trong “Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt
Nam” từ tổ chức VNR500 và nhận giải thưởng “Sản phẩm tín dụng của năm” từ
Thời báo kinh tế Việt Nam
 Tháng 5/2012, Nhận 2 gải thưởng là Việt Nam Domestic Cash Management
Bank of the Year – Ngân hàng nội địa quản lý tiền tệ tốt nhất tại Việt Nam năm
2012 và Việt Nam Domestic Trade Finance Bank of the year – Ngân hàng nội địa
tài trợ thương mại tốt nhất tại Việt Nam năm 2012. Đây là 2 lần liên tiếp
techcombank nhận được giải thưởng từ tạp chí Asian Banking & Finance đã quyết
định trao tặng hai giải thưởng cho Ngân hàng Techcombank dựa trên các tiêu chí vè
sự Đổi mới, Năng động và Hiệu quả
 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Trần
Thái Tông
Chi nhánh Techcombank Trần Thái Tông được thành lập năm 2003. Chi
nhánh TMCP Kỹ thương Việt Nam (gọi tắt là chi nhánh Trần Thái Tông) là chi
nhánh Ngân hàng cấp 1, hạng 1 trực thuộc NH TMCP Kỹ thương Việt Nam, được
đánh giá là một trong những Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Thành phố Hà
Nội, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và
ngoài nước
Địa chỉ: Tòa nhà Sunrise - D11 Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy
Điện thoại: 043 795 0505 và 043 795 8245
Trải qua hơn 9 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh Trần Thái Tông đã
tự tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hòa mình với sự phát triển vượt bậc của

hệ thống điện tử hiện đại – an toàn – tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chi nhánh Techcombank Trần Thái Tông được thành lập năm 2003. Chi nhánh
TMCP Kỹ thương Việt Nam (gọi tắt là chi nhánh Trần Thái Tông) là chi nhánh
Ngân hàng cấp 1, hạng 1 trực thuộc NH TMCP Kỹ thương Việt Nam, được đánh giá
là một trong những Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực
hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài
nước
Địa chỉ: Tòa nhà Sunrise - D11 Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

Điện thoại: 043 795 0505 và 043 795 8245
 Mô hình tổ chức của Techcombank chi nhánh Trần Thái Tông
Giám đốc KHCN

Trưởng
nhóm
KHCN

Giám đốc KHDN

Giám đốc DVCN


Trưởng nhóm GDV

RM 1

CV Tư vấn
bảo hiểm

CV Thanh toán quốc tế

RBO2,3
-

RBO1

DV khách hàng ưu
tiên

RM 2,3

RBO 4
PRi 1

PRi 2

ASO
GDV 1

GDV … 4

CSO


CV tư vấn tài chính

Sơ đồ 2.1 - bộ máy tổ chức của ngân hàng Techcombank
chi nhánh Trần Thái Tông
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng
a. Chức năng
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân dưới các
hình thức tiền gửi khồn kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ gia
đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh nhằm đáp ứng tất cả các
nhu cầu vốn trừ những nhu cầu mà pháp luật cấm
- Kinh doanh ngoại tệ
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các Ngân hàng
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo
lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các laoij bảo lãnh khác
- Thực hiện một số dịch vụ Ngân hàng khác với chất lượng cao
GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

SVTH: Chử Hồng Hằng



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa: Tài chính – Ngân hàng

b. Nhiệm vụ
- Huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của cá tổ chức kinh tế và dân cư
trên địa bàn và các vùng lân cận
- Cho vay phục vụ các nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ đời sống với
các tổ chức kinh tế, cá thể hộ gia đình
- Làm trung tâm thanh toán cho khách hàng và các dịch vụ khác của ngân
hàng

GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

SVTH: Chử Hồng Hằng


×