Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.88 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................1
I. Khái niệm bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự...................................1
II. Nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự................2
1. Quy định của pháp luật...........................................................................2
2. Ý nghĩa của nguyên tắc...........................................................................3
III. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự
........................................................................................................................4
1. Đảm bảo về mặt pháp lý.........................................................................4
2. Đảm bảo trong thực tiễn áp dụng............................................................6
KẾT LUẬN......................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................8

1


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

TTDS:
BLTTDS:
LTCTAND:

Tố tụng Dân sự
Bộ Luật Tố tụng Dân sự
Luật tổ chức Tòa án Nhân dân

2


MỞ ĐẦU


Theo Hiến pháp, Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Để phát huy có hiệu quả hoạt
động của Tòa án cũng như để đảm bảo thực hiện chức năng là cán cân công lý
của xã hội thì Nhà nước có đưa ra quy định hệ thống các chuẩn mực, cơ sở tổ
chức, thực hiện hoạt động tố tụng dân sự. Đó là nguyên tắc cơ bản của luật tố
tụng dân sự (TTDS) Việt Nam, là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo,
định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật TTDS và được ghi nhận
trong các văn bản pháp luật TTDS và thể hiện những đặc trưng cơ bản của
ngành luật TTDS. Một trong những nguyên tắc tiêu biểu, điển hình của tố
tụng dân sự hiện đại là nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự.
Trong bài tiểu luận này, tác giả sẽ phân tích làm rõ nguyên tắc bảo đảm quyền
bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự và việc đảm bảo thực hiện nguyên
tắc này.
NỘI DUNG
I. Khái niệm bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự
Thuật ngữ “bảo đảm” trong tiếng Việt là “làm cho chắc chắn thực hiện
được”. Do vậy, bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
trong tố tụng dân sự là làm cho các đương sự chắc chắn thực hiện được quyền
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước tòa án. Việc bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự được thực hiện thông qua việc thực hiện các quyền tố
tụng dân sự như: Quyền đưa ra yêu cầu, thay đổi yêu cầu, cung cấp chứng cứ,
lí lẽ để bảo vệ quyền, lợi ích của mình… Cho nên bảo đảm quyền bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự có nghĩa là bảo
đảm cho đương sự thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. 1

1 Nguyễn Công Bình (2006), “Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học tr.3.

1



II. Nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự
1. Quy định của pháp luật
Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự trước đây đã được quy định ngay từ những văn bản pháp luật đầu
tiên của Nhà nước ta như Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949, Sắc lệnh số
144/SL ngày 22/12/1949, LTCTAND… nhưng chưa được cụ thể.2 Các văn
bản luật sau này đã có những ý tưởng rõ ràng hơn về quy định bảo đảm quyền
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự trước ngày 01/01/2005 được
quy định Điều 9 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 với
nội dung như sau: “Đương sự có thể uỷ quyền cho luật sư hoặc người khác
đại diện cho mình tham gia tố tụng.” Tiếp đến, với sự ban hành BLTTDS
2004 nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự được quy định tại Điều
9 BLTTDS 2004.
Văn bản luật hiện hành, BLTTDS 2015, cũng tại điều 9, kế thừa quy
định về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự tại BLTTDS 2004,
quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự.
“Điều 9. Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự
1. Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều
kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
2. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của
họ.

2 Chủ biên Nguyễn Công Bình (2018), Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam, tr.31

2



3. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo
quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp trước Tòa án.
4. Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự trong tố tụng dân sự.”
Ngoài quyền thì BLTTDS 2015 đã bổ sung thêm “lợi ích hợp pháp” của
đương sự cũng là một đối tượng được bảo đảm bằng pháp luật trong hoạt
động tố tụng.
2. Ý nghĩa của nguyên tắc
Tại Việt Nam, bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự.
Nguyên tắc này từ lâu đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của Việt
Nam, cụ thể là từ Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980. Chỉ đến
Hiến pháp 1992, nguyên tắc này mới được quy định khá cụ thể tại Điều 132:
“Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc
nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp
bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và
góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.” Bản Hiến pháp 2013 sau này
cũng có những kế thừa về quy định bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự.
Việc ghi nhận nguyên tắc này trong pháp luật là sự phản ánh khách
quan của hoạt động tố tụng dân sự vì mục đích của tố tụng dân sự là bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể. Mặt khác, trước tòa án thì quyền lợi
chỉ có nghĩa khi chứng minh được sự tồn tại của nó. Bảo đảm cho các đương
sự thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng là vấn đề rất quan trọng. Vì
chính thông qua việc thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng, các đương

3



sự mới đưa ra được yêu cầu, chứng cứ lí lẽ để bảo vệ quyền, lợi ích của mình
trước tòa án một cách tốt nhất.3
III. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự
1. Đảm bảo về mặt pháp lý
Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự có thể hình thành, tồn tại và được thực hiện hiệu quả hay không phụ
thuộc vào hành lang pháp lý mà Nhà nước xây dựng thông qua các quy định
tại BLTTDS. Căn cứ vào quy định tại BLTTDS 2015 thì trong quá trình tố
tụng dân sự, tòa án phải bảo đảm cho các đương sự thực hiện được đầy đủ các
quyền tại Điều 70 quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự; Điều 71 quy
định về quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn; Điều 72 quy định về quyền và
nghĩa vụ của bị đơn; Điều 73 quy định về quyền và nghĩa vụ của người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nội dung chủ yếu của các quy định này như
sau:
- Bảo đảm quyền khởi kiện, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự
của đương sự.
- Bảo đảm quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn; quyền đưa ra yêu
cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Bảo đảm quyền thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự.
- Bảo đảm quyền chấp nhận, bác bỏ yêu cầu của người khác của đương
sự.
- Bảo đảm quyền cung cấp chứng cứ, chứng minh bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự và quyền được biết, được ghi chép, sao chụp các
chứng cứ, tài liệu do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập.
- Bảo đảm quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
và quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của đương sự.

3 Nguyễn Công Bình (2006), “Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự

trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học tr.3.

4


- Bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và
quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng của
đương sự.
- Bảo đảm quyền thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ việc dân sự của
đương sự.
- Bảo đảm quyền tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự và phiên họp
giải quyết việc dân sự của đương sự.
- Bảo đảm quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật và quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng trái
pháp luật.
Khi tham gia tố tụng, các đương sự được tự mình thực hiện các quyền,
nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nhưng việc thực
hiện có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng
nhận thức, học vấn, sự hiểu biết pháp luật, kinh nghiệm tham gia tố tụng, tâm
lý của đương sự và cả quan điểm của người có thẩm quyền của cơ quan tiến
hành tố tụng. Trên cơ sở đó, BLTTDS tạo điều kiện tốt nhất cho đương sự để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các cá nhân tổ chức
thực hiện hoạt động tố tụng một cách chuyên nghiệp, dày kinh nghiệm, hiểu
biết như luật sư và những người khác theo quy định của pháp luật.
Thực tiễn giải quyết các vụ án của tòa án cho thấy hoạt động tố tụng
dân sự là hoạt động phức tạp, trong nhiều trường hợp đương sự không thể tự
bảo vệ được quyền và lợi ích của mình nếu không có sự giúp đỡ của tòa án và
những người khác. Vì vậy, tại khoản 1, khoản 3 điều 9 BLTTDS 2015 có quy
định nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự bao gồm việc bảo đảm
cho các đương sự thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án và bảo đảm cho đương sự được
ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng, được người khác hỗ trợ pháp lý và
trách nhiệm của tòa án trong việc bảo đảm cho đương sự thực hiện các quyền
đó.
5


Việc bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
trước tòa án luôn gắn liền với trách nhiệm của tòa án. Trong mỗi vụ án cụ thể,
tòa án phải xác định được đầy đủ những ai là đương sự để triệu tập họ đến
tham gia tố tụng. Nếu tòa án xác định thiếu hoặc bỏ xót bất cứ đương sự nào
và không triệu tập họ đến tham gia tố tụng thì đều có thể dẫn đến việc giải
quyết vụ án không đúng. Các đương sự phần lớn lần đầu tiên tham gia tố tụng
nên chưa có kinh nghiệm, không biết mình có những quyền, nghĩa vụ tố tụng
gì. Là cơ quan xét xử, tòa án có nghĩa vụ giải thích giúp đỡ các đương sự biết
và thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ cho có hiệu quả. Tòa án
không được hạn chế đương sựu thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ
đã được pháp luật thừa nhận. Trong tố tụng, nếu có đương sự không có năng
lực hành vi tố tụng, vắng mặt không có tin tức mà không có ai đại diện thì tòa
án phải cử người đại diện cho họ.
2. Đảm bảo trong thực tiễn áp dụng
Ngoài quy định của pháp luật, có thể kể đến một số yếu tố quan trọng
khác liên hệ trực tiếp đến việc đảm bảo thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự. Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền, ở đây là Tòa
án, cần nỗ lực, có trách nhiệm cao trong việc thực thi quy định của pháp luật
trên thực tế. Thứ hai, các cá nhân, cơ quan tổ chức có trách nhiệm thực hiện
hoạt động hỗ trợ đương sự tham gia tố tụng như luật sư, những người khác mà
pháp luật quy định cũng cần nắm rõ vai trò của mình. Thứ ba, cần có cơ chế
giám sát, kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự và điều kiện kinh tế xã hội.
Xét về cơ chế đảm bảo thực hiện nguyên tắc bảo đảm bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của đương sự áp dụng trên thực tiễn, yếu tố con người và
tính chất công việc cần được nhìn nhận.
Trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc này đã đạt nhiều kết quả. Số vụ
việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động có luật
sư hoặc người khác tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho
6


đương sự ngày càng nhiều. Các Tòa án đã tạo điều kiện cho luật sư hay người
khác tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự. Tòa
án đã chỉ định người đại diện cho đương sự trong trường hợp họ không có
năng lực hành vi tố tụng dân sự hay vắng mặt không có tin tức mà không có
ai đại diện. Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ pháp lý bước đầu cũng đã được đẩy
mạnh để giúp đỡ những đương sự không có điều kiện kinh tế tiếp cận với các
dịch vụ pháp lý có thu phí.4
Tuy có những thành tựu, vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất
định. Một số vụ án việc giải quyết kéo dài, gây khó khăn, thiệt hại cho đương
sự.
Thực tế chỉ ra rằng đội ngũ cán bộ xét xử thiếu, chưa được đào tạo đầy
đủ về chuyên môn, nghiệp vụ, số lượng án phải giải quyết nhiều nên không có
thời gian để học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, nghiên cứu hồ sơ
vụ án. Ngoài ra, các tổ chức luật sư phát triển chậm cả về số lượng và chất
lượng, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Số lượng luật sư có chuyên môn nghiệp
vụ cao còn thấp, cơ cấu tại các đoàn luật sư tham gia vào các vụ xét xử còn
chưa hợp lý. Nhiều đoàn luật sư có tỉ lệ luật sư kiêm nhiệm không ít hoặc đã
về hưu nên việc tham gia tố tụng không tránh khỏi những hạn chế.
KẾT LUẬN
Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong những
yêu cầu của thời đại dân chủ hiện nay. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự
trong tố tụng dân sự chứng minh sự hoạt động có hiệu quả một Nhà nước dân

chủ, của dân, do dân và vì dân. Ngành luật tố tụng dân sự Việt Nam đã có sự
quan tâm cần thiết trong việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này, tuy nhiên,
vẫn cần có sự sát sao hơn nữa để nguyên tắc này được thực hiện có hiệu quả
trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển tại Việt Nam.

4 Nguyễn Công Bình (2006), Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chủ biên Nguyễn Công Bình (2018), Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt
Nam
2. Nguyễn Công Bình (2006), “Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học
3. Nguyễn Công Bình (2006), Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

8



×